Monday, March 10, 2014

DB Loretta Sanchez: Bà Bùi Thị Minh Hằng cần sự quan tâm của chúng ta

DB Loretta Sanchez: Bà Bùi Thị Minh Hằng cần sự quan tâm của chúng ta

RFA 08.03.2014


Loretta Sanchez official photo.jpgBà Loretta Sanchez
Cũng nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/ 3, hôm qua nữ dân biểu Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez đưa lên trang facebook cá nhân quan điểm về trường hợp nhà hoạt động nữ Bùi Thị Minh Hằng hiện đang bị công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp giam giữ với cáo buộc cản trở giao thông.
Hình ảnh: QUÀ 8.3 CHO MẸ BÙI THỊ MINH HẰNG

Mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé!

RFA

Tình hình sức khỏe của nhà hoạt động cho dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam, bà Bùi thị Minh Hằng, và hai người khác đang bị giam giữ tại trại giam Công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hiện đang được nhiều người quan tâm.

Hai người con của bà hiện cũng đang tích cực đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người mẹ. Và việc làm của bà được con cái tôn trọng cũng như giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về tình hình tại Việt Nam hiện nay.

Tình mẫu tử

Trong quá trình hoạt động chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hay sau đó tự lên tiếng chống lại những hành xử sai luật của chính quyền cũng như hỗ trợ những người đấu tranh khác và tham gia tuyên truyền về quyền con người, bà Bùi thị Minh Hằng có đôi lần nói đến chuyện gia đình.

Trong một lá thư viết cho các con khi đang bị giam giữ tại Trại Giáo dục Thanh Hà vào dịp tết Nhâm Thìn, 2012 bà viết như sau:
“…Mẹ sinh được ba chị em các con, đứa nào cũng là máu thịt của mẹ, cho dù nhiều khi mẹ rất đau buồn khi có đứa không nghe lời mẹ, hay có đứa không biết phân biệt đúng sai. Song giờ đây, các con đều đã lớn, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm trước cuộc đời nên mẹ sẽ tôn trọng những lựa chọn, suy nghĩ của các con.”

Khi đọc những dòng chữ đó người ta liên tưởng đến những bài viết trên báo chí Hà Nội và các đoạn phóng sự trên Truyền hình Nhà nước vào dịp bà bị bắt giam ở Trại Thanh Hà sau những lần tích cực tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Nội dung những bài viết đó có phần đưa ra những chuyện mà họ cho là ‘mâu thuẫn lớn’ trong gia đình của Bà Bùi thị Minh Hằng, giữa mẹ con… Chị Đặng thị Quỳnh Anh, con gái lớn của bà Bùi Thị Minh Hằng khi được hỏi đến vấn đề đó đã cho biết:

“Từ trước đến giờ trong gia đình mẹ con tôi không hề mâu thuẫn, chỉ có tính cách hai mẹ con không hợp nhau nên cũng ít khi tôi và mẹ ngồi lại nói chuyện với nhau nhiều; thế nhưng còn đưa đến những mâu thuẫn thì chưa bao giờ có.”

Chị này cũng cho biết luôn tôn trọng những việc mà mẹ của chị làm lâu nay:

“Thực ra mỗi con người ai cũng thế thôi, mẹ tôi có lý tưởng riêng và theo đuổi thì chúng tôi hoàn toàn tôn trọng. Mặc dù chúng tôi không giúp được gì cho mẹ, nhưng đó là lý tưởng sống của mẹ tôi. Tất cả chị em trong nhà đều thể hiện tôn trọng lý tưởng sống của mẹ. Và chúng tôi nghĩ việc làm của mẹ chúng tôi không có gì sai trái.”

Hồi ngày 5 tháng 3 vừa rồi, chị Đặng thị Quỳnh Anh đưa lên mạng bức tâm thư do chị viết gửi đến tất cả đồng bào trong và ngoài nước. Bức tâm thư trình bày lại sự việc mẹ chị là bà Bùi thị Minh Hằng bị công an huyện Lấp Vò Đồng Tháp bắt giữ trong lần mới nhất. Chị cũng trình bày quá trình đấu tranh đòi quyền lợi cho người khác của mẹ chị. Và chị cũng lên tiếng xin được giúp đỡ vật chất từ mọi người để có thể trang trải các khoản chi phí cho quá trình đòi hỏi lại quyền lợi chính đáng của bà mẹ đang bị giam giữ.

Cảm hóa từ mẹ

Ngoài người chị là Đặng thi Quỳnh Anh, một người con khác của bà Bùi thị Minh Hằng là anh Trần Bùi Trung trong những ngày sau khi mẹ bị bắt giam cũng đã lặn lội xuống Đồng Tháp cũng như ra Hà Nội để tìm công lý cho bà trong vụ việc này.

Hôm 26 tháng 2, anh Trần Bùi Trung, 24 tuổi, viết trên facebook một bài với tựa ‘Mẹ là tất cả’. Trong đó, anh Trần Bùi Trung thú nhận “Mẹ à! Con nhớ Mẹ lắm! Những việc mẹ làm, con đã từng không thích vì nó nguy hiểm và con cho đó là vô ích. Những gì mẹ muốn con làm con đều không thích. Có thể con và mẹ luôn không hợp nhau, nhưng con vẫn yêu thương mẹ. Bởi vì đơn giản, ‘Con là con trai Mẹ, và Mẹ là Mẹ của con’!!!”

Trong quá trình đi đòi hỏi quyền lợi hợp pháp cho bà mẹ, anh vỡ ra được nhiều điều và chia sẽ như sau:

“Bộ mặt xấu xa,những góc tối của chế độ này từ rất lâu tôi đã thấy từ lâu rồi, nhưng từ sau khi mẹ tôi dấn thân vào con đường này càng ngày tôi càng nhận ra được bản chất quá (không biết phải dùng từ gì cho đúng) thối nát đi rồi của chế độ!

Tôi thấy những hành động của mẹ tôi không có gì quá đáng ví dụ mẹ tôi không bạo động. Mẹ tôi chỉ đi biểu tình thôi mà họ có những hành động như vậy; đến hôm nay theo nhận định của tôi việc bắt mẹ ở huyện Đồng Tháp này là có sự chỉ đạo, nhúng tay vào của cấp cao hơn Công an tỉnh Đồng Tháp. Giống như họ đã giăng bẫy mẹ tôi để khép vào một tội không hề có thực, để hợp thức hóa việc bắt giữ; sau đó giữ mẹ tôi như bao nhiêu nhà đấu tranh dân chủ khác.”

Trong bài viết trên facebook, anh Trần Bùi Trung viết rõ: “Mẹ cũng hãy yên tâm, hằng ngày con ham chơi nhưng trong giờ phút này, con tuyệt đối không làm gì để mẹ phải thất vọng đâu! Và mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé! Ý chí của mẹ sẽ không lụi tàn bởi song sắt nhà tù hay sự bào tàn đâu. Lý tưởng và con đường của mẹ, con sẽ thay mẹ tiếp bước.”

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/b-hang-s-children-whole-heartedly-support-gm-03072014131305.html
Theo nữ dân biểu Loretta Sanchez thì những phụ nữ can đảm như bà Bùi Thị Minh Hằng cần sự quan tâm ngay của chúng ta. Bà Loretta Sanchez nhắc lại là bà Bùi Thị Minh Hằng từng bị giam giữ sau  khi tham gia những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối những hoạt động tại Biển Đông của phía Trung Quốc. Cách đây gần một tháng bà lại bị đánh đập và giam giữ bất hợp pháp khi trên đường đến thăm một cựu tù chính trị tại Đồng Tháp.
Bà dân biểu Loretta Sanchez cũng nhắc lại chủ đề của ngày quốc tế phụ nữ năm nay ‘bình đẳng cho phụ nữ là sự tiến bộ cho tất cả mọi người. Theo bà này thì chủ đề đó nhấn mạnh đến quyền của phụ nữ, việc nữ giới được hưởng trọn vẹn nhân quyền và vai trò quan yếu của phụ nữ làm tác nhân cho thay đổi xã hội.

Văn bút Quốc tế quan ngại sức khỏe tù nhân lương tâm VN

RFA 08.03.2014


0000081161-3-305
Thầy Đinh Đăng Định tại bệnh viện hôm 17/10/2013.
Hình do gia đình cung cấp
Ủy ban Văn bút Quốc tế Bênh vực Nhà văn bị đàn áp hôm ngày 7 tháng 3 vừa qua ra kháng nghị thư trong đó bảy tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng sức khỏe được ủy ban này cho là suy kiệt của ba tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đó là ông Nguyễn Hữu Cầu, nhà giáo Đinh Đăng Định và linh mục Nguyễn Văn Lý.
Ủy ban này lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho cả ba người vừa nói vì theo Ủy ban Văn bút Quốc tế Bênh vực Nhà văn Bị đàn áp thì sự an toàn nhân cách và thân thể của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, thường được gọi là tù nhân lương tâm thế kỷ vì ông phải thụ án tù quá lâu. Sau lần đi cải tạo sau năm 1975, ông bị bắt lại vào năm 1982 và bị kết ản tử hình hồi năm 1983. Đến năm 1985 án tử hình đổi thành tù chung thân. Hồi trước tết năm nay gia đình ông được hứa là ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được trả tự do vào dịp Tết nhưng lời hứa đó không được thực hiện.
Linh mục Nguyễn Văn Lý, sinh năm 1964, bị kết án lần gần nhất là vào năm 2007 với bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Hồi năm 2009, ông bị tai biến mạch náu não. Ông được cho ra chữa bệnh một thời gian từ tháng 3 năm 2010; nhưng đến tháng 7 năm 2011 ông bị đưa vào trại giam trở lại.
Nhà giáo Đinh Đăng Định, sinh năm 1963. Ông công khai lên tiếng chống dự án khai tác bô xít ở Tây Nguyên và kêu gọi đa nguyên - đa đảng cho Việt Nam. Ông bị bắt hồi năm 2011 và bị tuyên án 6 năm tù hồi năm 2012. Hiện ông đang được tạm hoãn thi hành án một năm để chữa bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.


Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Đồng hành tuyệt thực cùng Bùi Thị Minh Hằng

VRNs (08.03.2014) – Sài Gòn
Cô Lilly Nguyen kêu gọi:
”chúng ta hãy thể hiện sự đoàn kết với bà Hằng”

Thể theo lời mời gọi được loan đi từ facebook của cô Lilly Nguyen, nhiều cá nhân trong và ngoài nước đang cùng nhau tham gia một chiến dịch nhân ngày Quốc tế Phụ nữ (QTPN) ‘tuyệt thực 24 giờ để cùng đồng hành với bà Bùi Thị Minh Hằng’, người cũng đang tuyệt thực để phản đối sự giam giữ trái pháp luật của nhà cầm quyền tỉnh Đồng Tháp.
Tính đến ngày hôm nay 8/3, bà Bùi Thị Minh Hằng, bị công an huyện Lấp Vò bắt giữ từ hôm 11.2, đã tuyệt thực được 26 ngày, cô Đặng Thị Quỳnh Anh khẳng định với BBC.
Viết trên facebook cá nhân, cô Lilly Nguyen kêu gọi: “Ngày mai, chúng ta sẽ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Chủ đề của năm nay được quốc tế công nhận là ‘Bình đẳng cho phụ nữ là sự tiến bộ cho tất cả,’ … nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ như một tác nhân thay đổi trong xã hội.”

“Trong ngày Quốc tế Phụ nữ 2014, chúng ta hãy thể hiện sự đoàn kết với bà Hằng, người đã nhịn ăn 25 ngày để phản đối [việc mình] bị giam giữ trái pháp luật.” Cô viết tiếp, “Người phụ nữ dũng cảm như Bùi Thị Minh Hằng (Việt Nam) cần sự chú ý ngay lập tức của chúng ta.”

Tuyệt thực là khi ánh sáng của tự do, công bằng, của hy vọng đã bị che khuất

Hưởng ứng lời kêu gọi trên, facebook Lạc Việt chia sẻ cảm xúc: “ngày QTPN, tôi cũng muốn đến với em [tức bà Hằng] để ôm vai, chúc mừng người phụ nữ can trường này, nhưng không được, tôi chỉ còn cách này [tuyệt thực] để chia sẻ với em nỗi nhục nhằn trong tù thôi.
Facebook Lạc Việt chia sẻ: “tôi chỉ còn cách này [tuyệt thực] 
để chia sẻ với em nỗi nhục nhằn trong tù thôi.”

Facebook Vi K. Tran cũng cho biết: “nhận lời kêu gọi từ FB của Lilly Nguyen, tôi đồng hành cùng một số cô, chị, em phụ nữ tham gia tuyệt thực 24 giờ… tuy tôi chưa bao giờ tiếp xúc với cô Bùi Hằng, nhưng tôi biết về cuộc đời của cô và những sự đấu tranh chống lại sự bất công sai trái của chính quyền cộng sản Việt Nam và cho quyền con người của người dân Việt Nam của cô. Vì lẽ đó, tôi ủng hộ tự do cho cô.”

Bên cạnh đó, anh Nguyễn Đức Quốc (facebook Thanh Hoang), người từng tố cáo bị công an phường Hòa Minh, Đà Nẵng hành hung, bày tỏ: “Hôm nay tôi tuyệt thực 24 giờ để ủng hộ tinh thần chị Bùi Thị Minh Hằng, và cầu nguyện cho chị… tôi muốn nói với chị Hằng: ‘Chị Hằng ơi, tôi luôn ở bên chị.’”

Facebook Paulo Thành Nguyễn thì nhấn mạnh thông điệp: “Khi con người dùng cả sinh mạng mình để phản đối sự bất công bằng cách tuyệt thực chính là lúc mọi ánh sáng của tự do, của công bằng, của hy vọng đã bị che khuất hoàn toàn bởi bóng tối của sự dữ.”
Facebook Paulo Thành Nguyễn viết: 
“hãy hành động trong giới hạn của mình [vì bà Bùi Hằng]“
“Tôi hy vọng những người đang nhớ, đang mong cô Bùi Hằng cũng hãy làm gì đó, hãy hành động trong giới hạn của mình”, anh viết tiếp: “trong khả năng yếu ớt của mình, tôi chỉ có thể tuyệt thực trong 24 giờ như một tâm tình và ý nguyện của tôi gửi đến cô cùng những tù nhân khác qua một trung gian, mà trong Đức tin tôi tin chắc Thiên Chúa sẽ nhận lời.”

Bùi Thị Minh Hằng và ngày Quốc tế Phụ nữ

Bà Bùi Thị Minh Hằng, một nhà hoạt động vì dân oan và là người tham gia nhiều cuộc biểu tình đấu tranh ở trong nước, hiện đang bị giam giữ cùng với 2 người khác là ông Nguyễn Văn Minh và cô Thúy Quỳnh, tại trại tạm giam tỉnh Đồng Tháp. Hai người bị giam cùng bà Hằng cũng đang tuyệt thực để bày tỏ sự phản kháng.
Trước đó, bà Hằng cùng một đoàn gần 20 người đã xuống nhà ông Nguyễn Bắc Truyển (huyện huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) để thăm hỏi sau khi nghe tin ông này bị bắt hôm 09.02. Tuy nhiên, khi đang trên đường đi tới nhà ông Truyển thì bà cùng với đoàn người trên bị bắt, lúc 10 giờ sáng ngày 11/02.
Nhiều người trong đoàn sau đó đã được thả, tuy nhiên bà Hằng cùng 2 người nữa vẫn tiếp tục bị giam giữ.

Được biết, bà Hằng bị công an khép vào điều 203 về tội ‘cản trở giao thông nghiêm trọng’. Anh Phạm Nhật Thịnh, người bị bắt trong cùng chuyến đi khẳng định với RFA, “nếu mà nói ‘cản trở giao thông’ thì chính họ [lực lượng công quyền] mới là người cản trở giao thông… Tại vì tụi em đi với tốc độ bình thường và đi hàng một. Khi đến cầu Nông Trại thì họ chặn xe chúng em và cầm gậy gộc đánh chúng em nữa.”

Theo Wikipedia tiếng Việt, ngày QTPN là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.

Lịch sử của ngày QTPN bắt đầu từ năm 1857 đến 1911, được đánh dấu bởi nhiều cuộc diễu hành và đấu tranh đòi quyền lợi của phụ nữ như vào ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy.

Về hình thức kỷ niệm ngày này tại một số quốc gia hiện nay, ngày QTPN được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội.
Trong khi đó tại Việt Nam, Wikipedia nhận xét: “ngày này thường là ngày phái nam chiều phụ nữ, tặng hoa, quà, nhưng ít nói đến chuyện bình đẳng giới bền vững, lâu dài.”

Tôn Vân Anh, một facebooker nói: “Bạn nào muốn chúc ngày phụ nữ thì hãy chúc tôi sớm nhận được tin vui rằng các chị em tù nhân lương tâm được tự do vô điều kiện, cho Việt Nam nhanh dân chủ. Chúc những thứ khác sẽ khiến mình cám ơn hơi miễn cưỡng (thật!).”

Thiết nghĩ, bà Bùi Thị Minh Hằng, một nhà hoạt động vì dân oan, là một nhân vật đáng để suy nghĩ tới trong ngày QTPN 2014 này.

Một hoạt động khác cũng đáng ghi nhận trong ngày 8/3 hôm nay là rất nhiều phụ nữ dân oan đã đến khu vực nhà thờ Đức Bà và bưu điện Sài Gòn căng biểu ngữ đòi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả lại đất sống cho họ.

Phong trào dân oan vừa cho biết: “Trần Ngọc Anh và các dân oan khác vừa bị công an, an ninh, dân phòng bạo hành rất đau đớn. Riêng bà Trần Ngọc Anh bị công an điểm huyệt, cơ thể tay chân đang đau tê dại”. 

Các nữ dân oan đòi nhà cầm quyền trả lại đất sống cho mình và gia đình tại khu vực trung tâm Sài Gòn

Pv.VRNs



Bánh Mì và Hoa Hồng trong ước mơ của Mẹ

Nguyệt Quỳnh

Cùng tác giả:

Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.
Ai coi, lên núi mà coi Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
Tiếng ru của mẹ ngọt ngào đưa con vào giấc ngủ yên lành. Lời ru có tiếng mưa đêm, tiếng sóng biển, có núi cao sông dài. Và bé ngủ say cùng cánh cò cánh vạc bay êm đềm trên đồng lúa quê hương. Bé làm sao biết tại sao mẹ phải gánh nước rửa bành ông voi, bé làm sao biết tại sao bà Triệu lại cưỡi voi đánh cồng. Chỉ khi lớn lên một chút bé mới biết nỗi thao thức của mẹ của cha trên cánh đồng có cánh cò bay lả đó. Và chỉ khi biết đau, biết nhục, biết tiếc thương từng tấc biển, tất đất mất đi người ta mới hiểu được lời ru, người ta mới hiểu được tiếng ru ngày nào đã đưa mình yên giấc trong những ngày lửa đạn.

Ở một đất nước bị lệ thuộc, cuộc cách mạng đầu tiên được khởi xướng bởi hai người phụ nữ trẻ là một điều khác thường. Mấy ngàn năm sau, điều khác thường đó được lập lại nơi thái độ của một người mẹ. Bà đứng giữa phiên toà đại hình của thực dân Pháp trong vụ xử con trai Lương Ngọc Quyến. Thay vì khuyên răn con như đã được phủ dụ, người mẹ quay lại hỏi quan tòa: “Con tôi theo đuổi mục đích cứu nước là hợp đạo lý của gia đình và của đất nước chúng tôi, sao lại gọi là phản loạn?” Rồi nén đớn đau bà quay qua nói với con: “Mẹ chỉ mong con xứng đáng là con dân của nước Việt đến hơi thở cuối cùng”. Người anh hùng Lương Ngọc Quyến đã hành xử đúng như điều bà nói. Bảy ngày độc lập cho Thái Nguyên được khởi đi từ lời nói của một người mẹ, đất nước tôi khởi đi từ những lời ru.

Lời ru đã nuôi lớn những Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên…Cứ nhìn sâu hơn, người ta sẽ thấy phía sau những phụ nữ kiên cường của quê hương tôi luôn luôn thấp thoáng bóng dáng của một người mẹ. Người mẹ và những câu chuyện đẹp lạ lùng! Phạm Thanh Nghiên kể rằng trong lúc gia đình túng quẩn nhất, mẹ chị đã từng nhịn đói để nhường cơm cho một người ăn mày, bà cũng đã từng mang một người đàn bà điên về nhà rồi tự tay tắm rửa, chăm sóc cho bà ấy.
Có một thi sĩ viết rằng cổ tích của cuộc đời bắt đầu bằng một vị vua hay một nàng công chúa, cổ tích của con bắt đầu khi có mẹ. Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ, tôi muốn nhắc đến những người mẹ phía sau những nhà hoạt động nữ. Và tôi tin rằng dù với những nét rất mờ nhạt, chúng ta có thể kể những câu chuyện thật dài về họ. Tựa như chúng ta chưa từng gặp gỡ bà Tú Xương mà vẫn thấy rõ chân dung người vợ quanh năm tần tảo ven sông của nhà thơ sông Vị.

Ít ai biết rằng một cô gái can trường như Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã nhớ mẹ như thế nào! Chị lãnh bản án chín năm tù, bản án nặng thứ hai trong số các thanh niên yêu nước bị bắt vào khoảng cuối năm 2011. Người thiếu nữ đã làm tù nhân suốt hai dãy tù cùng quản giáo trại giam phải cúi đầu nể phục, một hôm đã viết trên cái bo cơm dòng chữ “bé Ti nhớ mẹ wá”. Bé Ti biết rằng mẹ chị, bà Đặng Thị Ngọc Minh, cũng đang bị nhốt trên lầu và nỗi nhớ nhung mẹ đã được viết trên cái bo cơm bất kể luật lệ ngăn cấm của trại giam. Chị bị biệt giam một tháng, nhưng người mẹ đã dạy con gái đứng thẳng cho những khát vọng chính đáng của mình và dân mình. Bà Đặng thị Ngọc Minh bị bắt giam trong cùng một ngày với con trai và con gái.

Người mẹ khác là chị Nhung, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Nhiều người khi theo dõi phiên toà của Phương Uyên đã ngạc nhiên vì sự bình tĩnh của chị Nhung. Trên khuôn mặt cương nghị, với đôi mắt sáng long lanh là cả một niềm thương yêu và hãnh diện. Đó là khuôn mặt của một người mẹ sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả khi biết đứa con gái bé bỏng của chị đã trưởng thành. Đi bên cạnh chị là bà Nguyễn thị Kim Liên. Không biết hai người mẹ này đã tựa vào nhau để vượt qua giai đoạn gian nan như thế nào. Chỉ biết qua lời bà Liên khi nghe Đinh Nguyên Kha khóc và xin lỗi vì đã làm khổ mẹ, bà đã từ tốn nói với con rằng: “Con đã chọn thì mẹ đi theo con”. Bà là một phụ nữ thông minh và rất đặc biệt. Bà không những không chùn chân trước mọi đe doạ, bà còn làm được một điều vô cùng khó đối với tuổi đời và khả năng của mình. Khi Đinh Nhật Uy bị bắt, vì hai con, người mẹ đó đã biến từ một phụ nữ thôn quê quanh năm chỉ biết ruộng vườn trở thành một người sử dụng thành thạo trang mạng facebook như bất cứ một người trẻ nào.

Bất cứ chúng ta đi đâu, về đâu, làm điều gì đúng hay sai nơi ẩn náu yên ổn nhất vẫn là vòng tay của mẹ. Có một người vừa mất nơi ẩn náu ấy, bà Nguyễn Thị Lợi mẹ chị Phạm Thanh Nghiên vừa qua đời ngày 24 tháng 2 vừa qua. Xin tiếc thương chia tay một người mẹ và chia sẻ nỗi đau cùng chị Phạm Thanh Nghiên. Cách đây hai năm, cái chết của một người mẹ cũng làm rúng động nhiều người trên thế giới. Báo chí, truyền thông ngoại quốc khắp nơi đều đưa tin về cái chết đau thương của mẹ chị Tạ Phong Tần. Bà Đặng Kim Liêng đã tự thiêu trước khi diễn ra phiên toà xử con gái, và ngay trước trụ sở của những kẻ cầm quyền tại thành phố Bạc Liêu. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch đã gọi đây không chỉ là chuyện bi thảm của một gia đình, mà của cả một đất nước.

Trong Ngày Quốc Tế Phụ Nữ trên khắp thế giới người ta hay nhắc đến từ ngữ “Bánh Mì và Hoa Hồng”, tức Miếng cơm manh áo và Danh dự nhân phẩm, mà phụ nữ đã và đang phải tiếp tục tranh đấu để đòi các quyền chính đáng đó cho mình. Nhưng tại Việt Nam hôm nay, những bà mẹ phải tự thiêu như cụ Kim Liêng, hay phải rời quê hương như bà Ngọc Minh để vận động công lý cho con là Đỗ Thị Minh Hạnh, v.v. không hề đòi “Bánh Mì và Hoa Hồng” cho mình, mà chỉ muốn giành lại quyền sống và nhân phẩm cho những đứa con của họ.

Thật vậy, cả những bà mẹ còn ở nửa phần đầu của cuộc đời như chị Bùi Minh Hằng, chị Trần Thị Nga, chị Lê Thị Công Nhân, ... phải lớn tiếng xông ra giữa đời chỉ vì họ không muốn thấy những đứa con yêu thương của mình lớn lên, nói tiếng Việt trên đất nước đã thành một tỉnh của Tàu; hay lớn lên trong một xã hội của những con thú hoang đã mất dần hết tính người.
Ở bất kỳ nơi chốn nào, khi có những người đàn bà dù cô thế vẫn không chùn bước trước đàn áp và bạo lực thì đó chỉ có thể là những người mẹ. Những người mẹ từ năm ngàn năm trước, những người mẹ của năm ngàn năm sau, và những người mẹ của hàng ngàn năm sau nữa.

Và trong gian khổ họ đã ước mơ!

Ước mơ một đất nước đầy cơm áo và nhân phẩm cho những đứa con yêu thương của mình.


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List