Tâm và Tầm Của Lãnh Đạo Việt Nam Chưa Cao.
Lý thái Hùng
Sau gần 1 năm bị bắt giữ, ngày 4/3/2014,
Tòa án thành phố Đà Nẵng sẽ xét xử Blogger Trương Duy Nhất về cái gọi là tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” được qui
định tại điều 258, khoản 2 của bộ luật Hình sự.
Đây không phải là vụ án đầu tiên xét xử về điều 258 nhưng phải nói là khá hiếm. Hiếm là vì nội dung quy định của tội danh này không bình thường trong một xã hội tôn trọng Quyền Con Người, mà chỉ là thủ đoạn của giới lãnh đạo nhằm bịp miệng những ai muốn phản biện lại những điều sai trái của chế độ.
Nhà cầm quyền CSVN đã dựa trên 12 bài viết đăng trên Blog Một Góc Nhìn Khác của ông Trương Duy Nhất và cáo buộc là có những nội dung “không đúng sự thật, xuyên tạc và nhất là bôi nhọ các lãnh đạo đảng, nhà nước khiến cho uy tín của lãnh đạo suy yếu nghiêm trọng.” Nếu bị kết án thì ông Nhất có thể bị từ 2 năm đến 7 năm tù.
Dư luận chung cho rằng việc Hà Nội bắt giữ và đưa ông Trương Duy Nhất ra xử về điều 258 là phản tiến bộ. Đồng thời nhà cầm quyền CSVN tự tố cáo mình đã chà đạp lên Quyền Con Người.
Khi một chính quyền cam kết tôn trọng Quyền Con Người trong Hiến pháp, tức là đã mặc nhiên tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do phê bình của mọi công dân.
Lấy lý cớ bị phê bình và bị chỉ trích, lãnh đạo CSVN quyết định truy tố và kết tội Blogger Trương Duy Nhất chỉ cho thấy là Tâm và Tầm của các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng chưa cao.
Việt Nam chưa có văn hóa chấp nhận sự phê bình, chỉ trích của cấp lãnh đạo. Vì thế mà Việt Nam còn lâu mới thật sự tôn trọng Quyền Con Người một cách đúng nghĩa theo tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Đây không phải là vụ án đầu tiên xét xử về điều 258 nhưng phải nói là khá hiếm. Hiếm là vì nội dung quy định của tội danh này không bình thường trong một xã hội tôn trọng Quyền Con Người, mà chỉ là thủ đoạn của giới lãnh đạo nhằm bịp miệng những ai muốn phản biện lại những điều sai trái của chế độ.
Nhà cầm quyền CSVN đã dựa trên 12 bài viết đăng trên Blog Một Góc Nhìn Khác của ông Trương Duy Nhất và cáo buộc là có những nội dung “không đúng sự thật, xuyên tạc và nhất là bôi nhọ các lãnh đạo đảng, nhà nước khiến cho uy tín của lãnh đạo suy yếu nghiêm trọng.” Nếu bị kết án thì ông Nhất có thể bị từ 2 năm đến 7 năm tù.
Dư luận chung cho rằng việc Hà Nội bắt giữ và đưa ông Trương Duy Nhất ra xử về điều 258 là phản tiến bộ. Đồng thời nhà cầm quyền CSVN tự tố cáo mình đã chà đạp lên Quyền Con Người.
Khi một chính quyền cam kết tôn trọng Quyền Con Người trong Hiến pháp, tức là đã mặc nhiên tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do phê bình của mọi công dân.
Lấy lý cớ bị phê bình và bị chỉ trích, lãnh đạo CSVN quyết định truy tố và kết tội Blogger Trương Duy Nhất chỉ cho thấy là Tâm và Tầm của các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng chưa cao.
Việt Nam chưa có văn hóa chấp nhận sự phê bình, chỉ trích của cấp lãnh đạo. Vì thế mà Việt Nam còn lâu mới thật sự tôn trọng Quyền Con Người một cách đúng nghĩa theo tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền