Những tiếng kêu cứu cho bà Bùi Hằng
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-03-18
2014-03-18
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của
Bạn
- Email
Bà Bùi Hằng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc.
Courtesy of dantri
Người có tiếng hoạt động phổ biến các tài liệu về quyền con người cũng như tùng tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, bà Bùi Thị Minh Hằng bị công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp bắt giam hơn một tháng nay cùng
hai người khác với lý do chống người thi hành công vụ.
Con trai bà Bùi thị Minh Hằng, một số đạo hữu Phật giáo Hòa Hảo và thân hữu hôm ngày 18
tháng 3 đã đến cơ quan Công an tại Hà Nội nộp đơn khiếu nại về các trường hợp bị bắt giữ và bị mớm cung, ép cung tại Đồng Tháp.
Kêu đến Bộ Công An
Con trai của bà Bùi Thị Minh Hằng, cháu Trần Bùi Trung 24 tuổi cho biết ngày 18 tháng 3
vừa qua là lần thứ hai cháu đến tại các cơ quan thuộc Bộ Công An tại Hà Nội để nộp đơn yêu cầu về trường hợp của bà mẹ đang bị giam giữ tại Trại giam Công an Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Cháu Trần Bùi Trung tường thuật lại lần thứ hai phải ra tận Hà Nội đệ đơn về trường hợp bà Bùi thị Minh Hằng như sau:
“Hôm nay cháu cùng 17 người là nhân chứng sống trong vụ việc vừa qua ở huyện Lấp Vò mà đã ra Hà Nội và tập trung tại đây cùng nhờ các chú, bác hoạt động dân chủ ngoài này hôm nay cháu soạn được những đơn thư tố cáo của riêng cháu, của 21 người và của 5 người bị công an Lấp Vò mời lên làm việc và mớm cung, ép cung để đổ lỗi cho mẹ cháu. Tất cả đến Bộ Công An tại 44 Yết Kiêu, Hà Nội. Tại đó đoàn người gồm thêm các bác ở Hà Nội, các bác ở Hội Bầu Bí đến thì họ từ chối tiếp với lý do Bộ Công an ở số 44 Yết Kiêu không có
phòng tiếp dân. Họ chỉ qua số 3 Nguyễn Thượng Hiền, đó là văn phòng
của Thanh Tra Bộ Công An.
Đoàn người hôm nay đi rất bức xúc vì nhiều lần làm việc không được nên đã giăng băng rôn, biểu ngữ- nói nôm na là có
một cuộc xuống đường, biểu tình nhỏ để thể hiện ý chí và quyết tâm lần này của cháu và của mọi người về việc đấu tranh đòi công
lý cho mẹ cháu và hai người bạn bị bắt.
Họ nhận đơn của gia đình, đơn của 21 người và họ hứa sẽ làm việc một cách nhanh chóng
nhất và thông báo lại cho gia đình.
- Anh Trần Bùi Trung
- Anh Trần Bùi Trung
Trên đường đi có đông lực lượng an ninh mặc thường phục và công an mặc sắc phục ở sẵn trên đường, họ bao vây. Sau đó họ thấy đoàn người vừa đi vừa cầm băng rôn như vậy và người dân xem rất nhiều, thì họ đã huy động các lực lượng xe chuyên dụng để dẹp đường, rồi lực lượng công an để giải tán đám đông, giải tán những người dân đó.
Sau đó cháu có vào nộp đơn và trình bày với Thanh Tra Công
an, họ cho ba người đại diện vào làm việc thôi chứ không cho hết vào. Hôm nay ‘may mắn, không biết do tác dụng của việc đi đông người hô hào, hay do thế nào nhưng họ đã làm việc một cách rất nghiêm túc.Họ nhận đơn của gia đình, đơn của 21 người và họ hứa sẽ làm việc một cách nhanh chóng
nhất và thông báo lại cho gia đình.”
Một nhà hoạt động tại Hà Nội, blogger Nguyễn Tường Thụy, có mặt cùng đoàn người tháp tùng cháu
Trần Bùi Trung và các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong lần đi nộp đơn ở Bộ Công An vào ngày
18 tháng 3 cũng cho biết:
“Hôm nay chúng tôi gồm khoảng 20 người thôi chứ không đông. Anh
em chúng tôi khoảng 10 người, và cháu Trung
cùng một số bà con Hòa Hảo đến đưa đơn. Cháu Trung nộp đơn tố cáo về việc bắt giam mẹ cháu trái pháp luật mà không có
thông tin gì ngoài một thông báo lây rồi và không được gặp mẹ.
Chúng tôi đến Bộ Công An và họ chỉ sang Thanh Tra
nên phải sang Thanh
Tra. Còn một đơn nữa là của bà con Hòa Hảo. Họ do đại diện chứ không được vào hết, bác đại diện cho 5 người mà họ thẩm vấn mà có biểu hiện mớm cung, ép cung-
chẳng hạn như bà con cho biết là những điều bà con nói ra thì ( công an) lại không ghi mà muốn bà con xác nhận ghi vào những điều không đúng thực tế.
Đoạn đường từ Bộ Công an sang
Thanh Tra của bộ này là một đoạn đường ngắn chưa đến 1 cây số. Khi đến chúng tôi cũng đứng trước cửa Bộ Công An, chụp ảnh và đưa lên những biểu ngữ ‘Đả đảo công an bắt người trái pháp luật’, ‘Đả đảo công an bắt người vô cớ’, ‘Đả đảo công bán bắt Bùi thị Minh Hằng’…”
Bị sách nhiễu
Trong lần đi nộp đơn về trường hợp của bà Bùi thị Minh Hằng cùng một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại Bộ Công An hôm ngày
18 tháng 3, những người tham gia cũng gặp một số sách nhiễu như lời của blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết như sau:
“Lúc chúng tôi về có một cô xưng là dân, nhưng chúng tôi biết là người của mật vụ thôi. Khi cháu Lê
thị Phương Anh chụp ảnh, thì cô ấy ra nói cấm. Tôi bảo đây là ngoài đường, cô không thể cấm chúng tôi. Lúc đang giằng co giữa anh Trương Văn Dũng và một số người ở đó thì tôi giơ điện thoại ra quay phim. Cô ấy xông vào giật máy điện thoại chụp ảnh của tôi; nhưng tôi đã phòng ngừa rồi và giữ máy thật chắc, và tôi đẩy cô ấy ra. Lúc bấy giờ có 5,6 người mà quay phim
chúng tôi từ đầu đến cuối, họ chỉ mặc thường phục nhưng chúng tôi không
lạ. Tất cả hùng hổ xông vào bảo rằng tôi ‘gây rối trật tự công cộng’.Tôi phản ứng lại nói rằng tôi bị cô này- kẻ cướp, cướp điện thoại của tôi nên tôi phải đẩy ra mà lại tru tréo lên là tôi gây rối trật tự công cọng. Anh em vào can
thiệp thì họ thôi. Lúc đó tôi
nghĩ nếu họ bắt tôi là hoàn toàn
bậy bạ vì khi cô ấy xông vào cướp, tôi có quyền tự vệ, bảo vệ tài sản của tôi. Nhưng nếu họ tru tréo lên tôi gây rối trật tự để bắt tôi thì đó là kịch bản Bùi Hằng lặp lại.
Lúc chúng tôi về có một cô xưng là dân, nhưng chúng tôi biết là người của mật vụ thôi. Khi cháu Lê
thị Phương Anh chụp ảnh, thì cô ấy ra nói cấm. Tôi bảo đây là ngoài đường, cô không thể cấm chúng tôi.
- Blogger Nguyễn Tường Thụy
- Blogger Nguyễn Tường Thụy
Cũng may cho cả hai bên, cuối cùng rồi cũng thôi, và
chúng tôi lên taxi ra về.”
Theo cháu Trần Bùi Trung cho biết thì trong những lần một thân một mình đi nộp đơn hay xin được gặp người thân đang bị giam giữ, các cơ quan chức năng đều từ chối không giải quyết yêu cầu của cháu.
Thế nhưng lần đến tại Bộ Công An ở Hà Nội hôm ngày 18
tháng 3 cùng với những người khác thì việc nộp đơn được thuận tiện hơn, cơ quan chủ quản đã tiếp nhận đơn thư và có hứa hẹn. Dù rằng không biết lời hứa giải quyết vụ việc trong thời gian sớm nhất như đưa ra có được thực hiện hay không.
Thực tế cho thấy nhiều trường hợp như đơn thư của tù nhân chính trị Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và gia đình gửi đến các cơ quan chức năng cao nhất ở Hà Nội lâu nay không hề được giải quyết.
March 9, 2014
Ngày
Quốc tế Phụ nữ 8/3: Đồng
hành tuyệt thực cùng Bùi Thị Minh Hằng Comments
Một hoạt động khác cũng đáng
ghi nhận trong ngày 8/3 hôm nay là rất nhiều phụ nữ dân oan đã đến khu vực nhà thờ Đức Bà và bưu điện Sài Gòn căng biểu ngữ đòi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả lại đất sống cho họ
Cô Lilly Nguyen kêu gọi:”chúng ta hãy thể hiện sự đoàn kết với bà Hằng”
VRNs
| 08.03.2014
Sài Gòn – Thể theo lời mời gọi được loan đi từ facebook của cô Lilly Nguyen,
nhiều cá nhân trong và ngoài nước đang cùng nhau
tham gia một chiến dịch nhân ngày Quốc tế Phụ nữ (QTPN) ‘tuyệt thực 24 giờ để cùng đồng hành với bà Bùi Thị Minh Hằng’, người cũng đang tuyệt thực để phản đối sự giam giữ trái pháp luật của nhà cầm quyền tỉnh Đồng Tháp.
Tính đến ngày hôm nay 8/3, bà Bùi Thị Minh Hằng, bị công an huyện Lấp Vò bắt giữ từ hôm 11.2, đã tuyệt thực được 26 ngày, cô Đặng Thị Quỳnh Anh khẳng định với BBC.
Viết trên facebook cá nhân, cô Lilly
Nguyen kêu gọi: “Ngày mai, chúng ta sẽ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Chủ đề của năm nay được quốc tế công nhận là ‘Bình đẳng cho phụ nữ là sự tiến bộ cho tất cả,’ … nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ như một tác nhân thay đổi trong xã hội.”
“Trong ngày Quốc tế Phụ nữ 2014, chúng ta
hãy thể hiện sự đoàn kết với bà Hằng, người đã nhịn ăn 25 ngày để phản đối [việc mình] bị giam giữ trái pháp luật.” Cô viết tiếp, “Người phụ nữ dũng cảm như Bùi Thị Minh Hằng (Việt Nam) cần sự chú ý ngay lập tức của chúng ta.”
Tuyệt thực là khi ánh sáng
của tự do, công bằng, của hy vọng đã bị che khuất
Hưởng ứng lời kêu gọi trên, facebook Lạc Việt chia sẻ cảm xúc: “ngày QTPN,
tôi cũng muốn đến với em [tức bà Hằng] để ôm vai, chúc mừng người phụ nữ can trường này, nhưng không được, tôi chỉ còn cách này [tuyệt thực] để chia sẻ với em nỗi nhục nhằn trong tù thôi.”
Facebook Lạc Việt chia sẻ: “tôi chỉ còn cách này [tuyệt thực] để chia sẻ với em nỗi nhục nhằn trong tù thôi.”
Facebook Vi
K. Tran cũng cho biết: “nhận lời kêu gọi từ FB của Lilly Nguyen,
tôi đồng hành cùng một số cô, chị, em phụ nữ tham gia tuyệt thực 24 giờ… tuy tôi chưa bao giờ tiếp xúc với cô Bùi Hằng, nhưng tôi biết về cuộc đời của cô và những sự đấu tranh chống lại sự bất công sai trái của chính quyền cộng sản Việt Nam và cho quyền con người của người dân Việt Nam của cô. Vì lẽ đó, tôi ủng hộ tự do cho cô.”
Bên cạnh đó, anh Nguyễn Đức Quốc (facebook Thanh
Hoang), người từng tố cáo bị công an phường Hòa Minh, Đà Nẵng hành hung, bày tỏ: “Hôm nay tôi tuyệt thực 24 giờ để ủng hộ tinh thần chị Bùi Thị Minh Hằng, và cầu nguyện cho chị… tôi muốn nói với chị Hằng: ‘Chị Hằng ơi, tôi luôn ở bên chị.’”
Facebook Paulo Thành Nguyễn thì nhấn mạnh thông điệp: “Khi con người dùng cả sinh mạng mình để phản đối sự bất công bằng cách tuyệt thực chính là lúc mọi ánh sáng của tự do, của công bằng, của hy vọng đã bị che khuất hoàn toàn bởi bóng tối của sự dữ.”
Facebook Paulo Thành Nguyễn viết: “hãy hành động trong giới hạn của mình [vì bà Bùi
Hằng]“
“Tôi hy vọng những người đang nhớ, đang mong cô Bùi
Hằng cũng hãy làm gì đó, hãy hành động trong giới hạn của mình”, anh viết tiếp: “trong khả năng yếu ớt của mình, tôi chỉ có thể tuyệt thực trong 24 giờ như một tâm tình và ý nguyện của tôi gửi đến cô cùng những tù nhân khác qua một trung gian, mà trong Đức tin tôi tin chắc Thiên Chúa sẽ nhận lời.”
Bùi Thị Minh Hằng và ngày Quốc tế Phụ nữ
Bà Bùi Thị Minh Hằng, một nhà hoạt động vì dân oan và
là người tham gia nhiều cuộc biểu tình đấu tranh ở trong nước, hiện đang bị giam giữ cùng với 2 người khác là ông Nguyễn Văn Minh và cô
Thúy Quỳnh, tại trại tạm giam tỉnh Đồng Tháp. Hai người bị giam cùng bà Hằng cũng đang tuyệt thực để bày tỏ sự phản kháng.
Trước đó, bà Hằng cùng một đoàn gần 20 người đã xuống nhà ông Nguyễn Bắc Truyển (huyện huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) để thăm hỏi sau khi nghe tin ông này bị bắt hôm 09.02. Tuy
nhiên, khi đang trên đường đi tới nhà ông Truyển thì bà cùng với đoàn người trên bị bắt, lúc 10 giờ sáng ngày 11/02.
Nhiều người trong đoàn sau đó đã được thả, tuy nhiên bà Hằng cùng 2 người nữa vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Được biết, bà Hằng bị công an khép vào
điều 203 về tội ‘cản trở giao thông nghiêm trọng’. Anh Phạm Nhật Thịnh, người bị bắt trong cùng chuyến đi khẳng định với RFA, “nếu mà nói ‘cản trở giao thông’ thì
chính họ [lực lượng công quyền] mới là người cản trở giao thông… Tại vì tụi em đi với tốc độ bình thường và đi hàng một. Khi đến cầu Nông Trại thì họ chặn xe chúng em và cầm gậy gộc đánh chúng em nữa.”
Theo Wikipedia tiếng Việt,
ngày QTPN là thành quả đấu tranh lâu dài và
lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.
Lịch sử của ngày QTPN bắt đầu từ năm 1857 đến 1911, được đánh dấu bởi nhiều cuộc diễu hành và đấu tranh đòi quyền lợi của phụ nữ như vào ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy.
Về hình thức kỷ niệm ngày này tại một số quốc gia hiện nay, ngày QTPN được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội.
Trong khi đó tại Việt Nam, Wikipedia
nhận xét: “ngày này thường là ngày phái nam chiều phụ nữ, tặng hoa, quà, nhưng ít nói đến chuyện bình đẳng giới bền vững, lâu dài.”
Tôn Vân Anh, một facebooker nói: “Bạn nào muốn chúc ngày phụ nữ thì hãy chúc tôi sớm nhận được tin vui rằng các chị em tù nhân lương tâm được tự do vô điều kiện, cho Việt Nam nhanh dân chủ. Chúc những thứ khác sẽ khiến mình cám ơn hơi miễn cưỡng (thật!).”
Thiết nghĩ, bà Bùi Thị Minh Hằng, một nhà hoạt động vì dân oan, là một nhân vật đáng để suy nghĩ tới trong ngày QTPN
2014 này.
Một hoạt động khác cũng đáng
ghi nhận trong ngày 8/3 hôm nay là rất nhiều phụ nữ dân oan đã đến khu vực nhà thờ Đức Bà và bưu điện Sài Gòn căng biểu ngữ đòi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả lại đất sống cho họ.
Phong trào dân oan vừa cho biết: “Trân Ngọc Anh và các dân
oan khác vừa bị công an, an ninh,
dân phòng bạo hành rất đau đớn. Riêng bà Trân Ngoc Anh bị công an điểm huyệt, cơ thể tay chân đang đau
tê dại”.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền