MỸ- TRUNG QUỐC - NHÂN QUYỀN -
Bài đăng : Thứ năm 27 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 27 Tháng Hai
2014
Đại sứ Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền
Đại sứ Mỹ Gary Locke trong
cuộc họp báo kết thúc nhiệm kỳ tại Trung Quốc, Bắc Kinh, 27/02/2014
REUTERS
Mai Vân RFI
Trong cuộc tiếp xúc với báo chí vào hôm
nay 27/02/2014 tại Bắc Kinh, Đại sứ Mỹ mãn nhiệm, ông Gary Locke, đã thúc giục Bắc Kinh nỗ lực hơn nữa trong lãnh vực nhân quyền. Theo ông Gary Locke, « nhân quyền có giá trị phổ quát », quý giá hơn là các món lợi nhuận kinh tế và Hoa Kỳ « kêu gọi Trung Quốc hãy nỗ lực cải thiện các kết quả của mình trong lãnh vực này ».
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc công nhận là đã có sự trù phú ở Trung Quốc, đời sống người dân rất tốt, phẩm chất cuộc sống tăng lên, nhưng nhân quyền là một điều quý hơn cả sự trù phú kinh tế, điều kiện kinh tế của dân chúng, đồng thời đó là quyền cơ bản phổ quát.
Ông Gary Locke tỏ thái độ rất quan ngại trước những vụ bắt bớ gần đây, bắt giữ nhà báo, bắt giam những người khiếu tố ôn hòa.
Dĩ nhiên phát biểu của ông Gary Locke
đã làm dấy lên những phản ứng gay gắt từ phía chính quyền Bắc Kinh. Phát ngôn
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh cho là chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến nhân quyền : « Đã có những thành tựu lớn trên mặt xã hội ở Trung Quốc . Những ai không có cái
nhìn lệch lạc đều thấy rõ điều này ». Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh là Bắc Kinh cực lực phản đối bất kỳ ai can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc.
Đại sứ Gary Locke đã đưa ra những lời kêu gọi nói trên trong bối cảnh ông chuẩn bị rời Trung Quốc, sau khi mãn nhiệm kỳ. Đến nhậm chức tại Bắc Kinh vào tháng
8/2011, ông đã không ngần ngại đến các vùng nhậy cảm đối với chế độ như Tây Tạng và các vùng của người Duy Ngô Nhĩ.
Vào năm 2012, ông đã có liên can đến hai sự kiện ngoại giao nóng bỏng, khiến cho Hoa Kỳ phải đàm phán căng thẳng với chính quyền Trung Quốc. Đó là vụ ông Vương Lập Quân, cánh tay
phải của Bạc Hy Lai trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô vào
tháng 2 năm 2012, khơi nguồn cho vụ bê bối liên quan đến Bạc Hy Lai.
Vài tháng sau đó, đến lượt nhà ly khai mù
Trần Quang Thành, trốn khỏi nơi ông bị quản chế tại Sơn Đông và vào lánh
nạn tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Vụ việc sau đó đã được dàn xếp ổn thỏa và ông Thành
cùng người thân được qua Mỹ tỵ nạn.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền