BPSOS – Bích Chương cho Ngày Vận
Động Cho VN
Hãy Dấy Lên Tình Yêu Dân Tộc
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 14 tháng 2, 2014
Đầu năm nay, ban tổ chức Ngày Vận Động Cho Việt Nam 2014 quyết
định thực hiện tấm bích chương để quảng bá cuộc tổng vận động hàng năm lần thứ
3 này.
Mục đích gần là kêu gọi những người quan tâm đến vận nước kéo
nhau về thủ đô Hoa Kỳ trong hai ngày 26 và 27 tháng 3 để cùng góp phần cho cuộc
tổng vận động có một không hai trong 39 năm lịch sử của người Việt tị nạn ở Hoa
Kỳ. Sau hai năm diễn tập và chuẩn bị, 2014 là thời điểm chúng ta chuyển từ phản
ứng sang chủ động trong cuộc đấu tranh nhân quyền và dân chủ cho dân tộc.
Mục đích xa là tạo ý thức nơi người dân ở mỗi địa phương về
trách nhiệm đối với quê hương, khi đồng bào vẫn còn lầm than, khi vận mạng của
tổ quốc ngày càng bấp bênh, khi những con người cương trực đang bị đàn áp và tù
đày. Với nhịp sống tất tả, với quá khứ trôi xa, tấm lòng với đồng bào và tinh
thần trách nhiệm với đất nước phai nhạt dần; thao thức của thuở nào rời bỏ quê
hương cũng rơi dần vào quên lãng. Đó là lẽ thường ở đời.
Nay đã đến lúc đánh thức lương tri và tấm lòng của mỗi người con
của Mẹ Việt Nam, dù đang ở đâu đâu trên thế gian này. Đã đến lúc réo gọi nhau
quay về, nhập cuộc, và chung vai đẩy con thuyền lịch sử của nước nhà sang một
hướng khác, đến một tương lai sáng lạn.
Ngày xưa chúng ta là
người tị nạn nương nhờ tấm lòng bao dung của các xứ sở tự do. Sau mấy thập
niên, chúng ta ngày nay phần lớn đã là công dân của chính những xứ sở tự do đã
một thời cưu mang mình. Vị thế của chúng ta đã thay đổi từ khách thành chủ.
Một anh bạn từng ví von sâu sắc: Ngàn năm trước chúng ta thuộc
giòng Bách Việt; nhưng rồi giặc phương Bắc tràn xuống đánh tan và đồng hoá Bách
Việt; duy chỉ có nhánh Lạc Việt sống thoát và dời về phương Nam lập quốc. Lạ
lùng thay, thảm hoạ năm 1975 đưa lịch sử dân tộc xoay đúng một vòng, và chúng
ta lại thành Bách Việt: Mỹ-Việt, Pháp-Việt, Nhật-Việt, Úc-Việt, Canada-Việt… Mà
Bách Việt thời nay mạnh gấp nghìn lần thời cổ đại: Chúng ta đã bám trụ ở những
đất nước tân tiến nhất, dân chủ nhất và hùng mạnh nhất hành tinh, mà chế độ độc
tài trong nước đang cầu cạnh, quỵ luỵ.
Nếu biết tận dụng thế quốc tế này, những người bỏ nước ra đi năm
xưa có thể góp phần mình với đồng bào trong nước để đem lại vận hội mới cho dân
tộc. Và chúng ta đang chứng minh điều này qua các chiến dịch được thực hiện có
quy củ và quy mô trong những năm gần đây.
Trong tinh thần ấy, chúng tôi xin mọi và mỗi người Việt còn quan
tâm đến dân tộc và đất nước hãy giúp phổ biến tấm bích chương đính kèm, bằng
cách chuyển qua email đến bạn bè, tải lên các trang blog và Facebook, hoặc dán
ở những nơi đông người Việt lui tới. Dù chỉ mới gợi sự tò mò, thì đó cũng là
bước đầu mời gọi ý thức, đánh động lương tâm.
Con đường vạn dặm phải khởi hành bằng bước chân đầu tiên.
Xin trân trọng cảm ơn.
Dien bien hoa binh
To
Today at 1:40 PM
Dân chủ là gì?
Phan Thành Đạt
Định nghĩa đơn giản về dân chủ: Dân chủ là chế độ chính trị thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Người dân thực hiện các quyền của mình bằng cách trực tiếp hoặc bằng cách chọn ra các đại biểu để đảm nhiệm các công việc trong bộ máy nhà nước. Dân chủ gồm hai loại dân chủ trực tiếp thể hiện quyền tham gia trực tiếp của các công dân vào
các công việc quan trọng. Dân chủ gián tiếp thông qua bầu cử những người đại diện.
So sánh ba thể chế dân chủ ở Na Uy, Pháp và Bắc Triều Tiên.
Na Uy và toàn bộ các nước thuộc khu vực Bắc Âu được đánh giá là những nền dân chủ tiêu biểu nhất và là mô hình lí
tưởng cho nhiều nước học theo. Các quyền tự do cơ bản như tự do ngôn luận, quyền bình đẳng, quyền tự do đi lại… được Nhà nước đặc biệt chú ý. Chỉ số phát triển về con người và mức độ tự do báo chí của Na Uy luôn đứng ở đầu bảng xếp hạng.
Pháp được xếp là nền dân chủ lâu đời, nhưng trên bảng xếp hạng của các nước, Pháp không đứng ở vị trí đầu, tự do đồng nghĩa với việc làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm. Điều 4 của Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền, ngày 26 tháng 8 năm
1789 quy định: “Tự do là làm tất cả những gì không hại đến người khác, nghĩa là
quyền tự nhiên của mỗi người cần có những giới hạn. Những giới hạn đó nhằm đảm bảo cho những người khác trong xã hội cũng được hưởng các quyền tương tự. Những quy định về giới hạn chỉ có thể được luật pháp quy định”.
Bắc Triều Tiên không phải là chế độ dân chủ, đây là chế độ gia đình trị và đã truyền ngôi được ba thế hệ. Người dân Triều Tiên phải sống theo nhịp sống của gia đình nhà họ Kim. Khi gia đình
này muốn nhân dân nhảy múa, chào mừng sinh nhật các lãnh tụ, người dân sẽ nhảy múa, ca hát. Khi
nhà họ Kim có chuyện buồn, người dân phải khóc thương lãnh tụ. Ở Triều Tiên, dù người dân bụng vẫn đói nhưng vẫn phải nhảy múa và hát ca để tỏ lòng biết ơn lãnh tụ. Người dân không có quyền bầu cử, không được bàn luận chính trị, không hiểu rõ các quyền cơ bản của mình. Mọi việc đã do lãnh tụ anh minh tính hết.
Tổng thống Obama nói với các nhà độc tài châu Phi:
“Hãy nói cho tôi biết dân chủ đang suy thoái ở nơi nào ở châu Phi?”. Họ trả lời: “Sẽ có lí và suy nghĩ
nhanh hơn, khi chúng tôi cùng trả lời ông, dân chủ đang có những bước tiến ở đâu”.
Trong các chính thể độc tài, sẽ thật buồn cười khi bàn về dân chủ, khi chính họ thích sử dụng bạo lực để đàn áp mà không cần đối thoại (hình tượng thanh kiếm), hoặc không có dấu hiệu nào hứa hẹn cho dân chủ từ phía họ.
Dân chủ ở Mỹ: Nhân dân muốn tôi (Tổng thống Mỹ là người được nhân dân tín nhiệm, thông qua bầu cử cạnh tranh). Dân chủ ở Trung Quốc: Nhân dân sẽ có tôi (thông qua
sự sắp xếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dù nhân dân có
muốn hay không, Chủ tịch Nước đồng thời là Chủ tịch Đảng vẫn có quyền lãnh đạo nhân dân. Nhân
dân không có quyền phản đối hay phế truất).
Dân chủ ở Mỹ gắn với quyền dân, còn dân chủ ở Trung Quốc gắn với quyền đảng, cao hơn cả quyền dân. Việt Nam vẫn theo cách lãnh đạo của Trung Quốc hay theo thể chế dân chủ trong tương lai? Câu trả lời xin dành cho những nhà lãnh đạo đang chèo lái
con thuyền Việt Nam.
Bức tranh Tự do dẫn đường cho nhân dân (La liberté guidant
le peuple) của Eugène Delacroix, 1830
Tự do dẫn đường cho nhân dân là bức tranh sơn dầu nổi tiếng của họa sĩ Eugène Delacroix, được vẽ năm 1830, miêu tả sự kiện chính trị ở Paris diễn ra trong ba ngày
27, 28, 29 tháng 7 năm 1830, vào thời điểm đó, quần chúng Paris nổi dậy, nhằm xóa bỏ chế độ quân chủ thiết lập nền cộng hòa. Họ dựng các chiến lũy trên đường phố, chiến đấu chống lại quân đội. Vua Charles X
và toàn bộ gia đình phải bỏ chạy.
Bức tranh nổi tiếng này hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre. Nó
được coi là biểu tượng của nền cộng hòa và cũng là
biểu tượng của nền dân chủ ở Pháp. Bức tranh được triển lãm ở nhiều nơi trên thế giới, mới đây, Trung Quốc đã đề nghị Pháp mượn bức tranh này để trưng bày. Nhiều người lo ngại cho việc bảo quản bức tranh, mỗi khi nó bị chuyển ra nước ngoài để triển lãm.
Để xây dựng thành công nền dân chủ, nước Pháp phải đi qua một chặng đường dài: Từ khi nền cộng hòa được thiết lập năm 1793, sau đó
đến đế chế của Napoléon được thiết lập năm 1799, người Pháp lại trở về với chế độ quân chủ, nền cộng hòa được thiết lập trở lại tử năm 1873. Sau gần một thế kỷ, nền cộng hòa thực sự mới được thiết lập bằng nền móng dân chủ vững chắc. Trong khi đó, nền dân chủ ở Mỹ và Anh được thiết lập từ khá sớm. Ở Mỹ, quyền lực được tổ chức hợp lí nhờ thương lượng và có cơ chế giám sát từ sớm; quyền lực ở cấp quốc gia và các bang
được Hiến pháp phân công cụ thể. Nền dân chủ ở Anh cũng được xây dựng và củng cố trong ổn định nhờ kết hợp hài hòa giữa quyền lực mang tính biểu tượng của hoàng gia và quyền lực thực tế của Nghị viện. Ở Pháp, ít có thương lượng vì mỗi khi một thế lực lên nắm quyền đều muốn xây dựng một thể chế theo ý mình, thế lực nắm quyền phủ định những nguyên tắc được chế độ cũ xây dựng. Do vậy con đường đến với dân chủ lâu hơn vì mọi xung đột và bất đồng không được giải quyết triệt để, hoặc giải pháp đưa ra lại là biện pháp bạo lực.
“Độc tài có nghĩa là
hãy im miệng đi, dân chủ là thoải mái được nói” là câu nói
nổi tiếng của nghệ sĩ Jean-Louis
Barrault, sau này nghệ sĩ hài Coluche cũng nhắc lại câu này khi bàn
về dân chủ. Coluche là người sáng lập ra các tiệm ăn vì tấm lòng (les restaurants du
coeur), dành cho người nghèo và những người vô gia cư. Ông cũng là người đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, với câu nói nổi tiếng: “Đừng đụng đến bạn tôi” (ne touche
pas à mon pote).
Dân chủ đồng nghĩa với quyền tự do ngôn luận, mỗi người được nói ra những suy nghĩ của mình mà không sợ bị bắt bớ đe dọa. Điểm khác biệt trong chính thể dân chủ và độc tài hay độc đoán ở chỗ con người được nói theo suy
nghĩ của mình và con người nghĩ một đằng nhưng phải nói một nẻo. Người Trung Quốc có câu tục ngữ: “Ở triều đình người ta hát, sau đó được thưởng rượu để uống, còn ở vùng quê, người ta uống sau đó tự hát”. Báo chí tự do thuộc quyền sở hữu tư nhân và thông tin
đa chiều sẽ đảm bảo tốt các giá trị dân chủ và nâng cao trình
độ hiểu biết cho con người.
P. T. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền