'Việt Nam giam tù chính trị nhiều
nhất Đông Nam Á'
Lính Nga Bắn Thẳng Vào
Dân Ukraine
·
In
·
Ý kiến (10)
·
Chia
sẻ:
·
·
·
·
Tin liên hệ
·
Dùng vn1975.info,
vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
·
Giới bảo vệ nhân quyền phẫn nộ về bản án của
blogger Trương Duy Nhất
·
Blogger Trương Duy
Nhất bị tuyên án 2 năm tù
·
HRW kêu gọi Việt Nam
phóng thích blogger Trương Duy Nhất
·
Hà Nội phản bác phúc
trình của Bộ Ngoại giao Mỹ về nhân quyền VN
·
Mỹ nêu nhiều trường
hợp vi phạm nhân quyền của Việt Nam
·
Người Việt nghĩ gì
sau phiên toà xét xử phúc thẩm LS Lê Quốc Quân
Ðường dẫn
·
Ông Đinh Đăng Định: Nhà nước Việt Nam là công cụ của chế độ CS
độc tài
CỠ
CHỮ
Trà Mi-VOA
06.03.2014
Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông
Nam Á giam giữ tù nhân chính trị, theo thống kê được Liên đoàn Quốc tế Nhân
quyền FIDH có trụ sở tại Châu Âu công bố hôm nay.
FIDH nói ước tính hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội
giam cầm và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.
Trong số này có những luật sư, các blogger, các nhà hoạt động vì quyền đất đai,
các nhà sư Phật giáo, ký giả, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động công đoàn, các nhà
vận động dân chủ, thành viên các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số như Hmong,
Phật giáo Khmer Krom, và người Thượng Cơ Đốc giáo.
FIDH, Liên đoàn gồm 178 tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại hơn 100
quốc gia trên thế giới, chỉ ra rằng nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam
đang phải thi hành các bản án tù dài hạn trong các điều kiện giam giữ hết sức
tồi tệ, sức khỏe bị suy kiệt, rất cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Trong môi trường tù tội, không hề có
nhân quyền. Việc thực hiện tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ
tra tấn bằng cách chẳng hạn như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn,
đời sống văn hóa không có. Đấy cũng là các hình thức tra tấn.
Nhà giáo bất đồng chính
kiến Ðinh Ðăng Ðịnh.
FIDH
và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam ngày 6/3 ra thông cáo chung kêu gọi
chính phủ Hà Nội phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các tù nhân chính
trị để chứng minh tôn trọng nhân quyền và các cam kết với quốc tế.
Hồ sơ 17 tù nhân chính trị cần đặc biệt quan tâm do hai tổ chức này cùng công
bố hôm nay bao gồm trường hợp của nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định,
người đang bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối; Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng
thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; blogger Điếu Cày Nguyễn Văn
Hải; luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân; tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ; nhà hoạt động
công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh; nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức; nhạc sĩ
Việt Khang; và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Ông Đinh Đăng Định, người lãnh án 6 năm tù về
tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hiện đang đượchoãn thi hành án một năm vì
căn bệnh nan y, cho biết ông phát hiện bệnh rất sớm nhưng trại ‘kiên quyết
không cho đi’ khám chữa mãi đến nửa năm sau, khi căn bệnh ung thư của ông đã
bước sang giai đoạn 3. Tuy được nhiều quốc gia đồng lên tiếng hỗ trợ can thiệp,
nhưng thỉnh cầu của người thân ông Định xin cho ông về để được nhắm mắt trong
vòng tay gia đình chỉ được Việt Nam chấp thuận khi bệnh ông chuyển qua giai
đoạn 4. Ông Định chia sẻ:
“Chế độ của trại giam vô cùng khốc liệt. Sự chăm sóc về ăn uống, về sức khỏe
vô cùng giới hạn. Thuốc men không có. Qua buổi tiếp xúc này với đài VOA, tôi
muốn được gửi lời đến thế giới bên ngoài rằng thế giới cần phải biết một điều:
nhân quyền ở Việt Nam mới chỉ là nhân quyền một nửa, chưa thể gọi là nhân
quyền. Đặc biệt trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện
tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn
như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có.
Đấy cũng là các hình thức tra tấn. Dù Công ước Chống tra tấn họ vừa ký chưa ráo
mực, nhưng trên thực tế nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện và không
biết đến bao giờ sẽ được thực hiện. Có lẽ các cơ quan, phái bộ giám sát nhân
quyền Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ cần phải được mở cửa vào các
trại tù kể cả tù chính trị hay tù hình sự để xem xét sự thật này.”
Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền cho biết thống kê về
số tù nhân lương tâm tại Việt Nam được công bố hôm nay do tổ chức thành viên
trong FIDH là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam nghiên cứu, thu thập qua
mạng lưới các nhà quan sát cả trong và ngoài nước. Ông Andrea Giorgetta nói với
VOA Việt ngữ:
“Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp
quốc như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu
vực Đông Nam Á.”
Từ khi Miến Điện bắt đầu dân chủ hóa
đất nước, Việt Nam đã thế chỗ nước này đội sổ trong khu vực về vi phạm nhân
quyền và giam cầm tù nhân chính trị.
Giám đốc khu vực Châu Á của
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền Andrea Giorgetta.
Ông Giorgetta nói khó có được con số cụ thể các
tù nhân chính trị tại Việt Nam, đặc biệt đối với các trường hợp người Thượng Cơ
Đốc giáo bị giam cầm. Vẫn theo lời ông, danh sách trên 200 tù nhân chính trị
này là những trường hợp đã được Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam xác
minh, kiểm chứng.
Hồi đáp trước những quan ngại nhân quyền từ quốc tế, Việt Nam lâu nay vẫn tuyên
bố tại Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm. Hà Nội nói
chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý theo đúng pháp luật.
Đại diện Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền phản bác:
“Các luật lệ này rõ ràng không phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền căn bản
của quốc tế cho nên lập luận của Hà Nội hoàn toàn vô lý.”
Ông
Giorgetta cho biết ngoài việc công bố danh sách tù nhân chính trị tại Việt Nam,
Liên đoàn FIDH sẽ có các hành động cụ thể kêu gọi phóng thích cho họ. Ông nói:
“FIDH chúng tôi sẽ tiếp tục nêu lên các trường hợp bị bắt bớ giam cầm tùy
tiện trước các cơ chế của Liên hiệp quốc, mở các chiến dịch vận động công khai
cho các tù nhân chính trị này, và nêu bật thực tế rằng kể từ khi Miến Điện bắt
đầu dân chủ hóa đất nước, Việt Nam đã thế chỗ nước này đội sổ trong khu vực về
vi phạm nhân quyền và giam cầm tù nhân chính trị.”
Việt
Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á
·
Danh
mục
·
Tải
FIDH
nhấn mạnh đã đến lúc cộng đồng thế giới phải huy động và đòi hỏi Hà Nội phải
chấm dứt đàn áp những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, phóng thích tất cả tù
nhân chính trị.
Tại kỳ Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR trước Liên hiệp quốc hôm 5/2
vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Hà Kim Ngọc, nói ‘chính sách cơ bản’
của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến nhân quyền.
Những tội danh kỳ lạ
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-03-06
2014-03-06
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Chi
Bùi thị Minh Hằng và bà con Phật Giáo Hoà Hảo trước khi bị công an đánh và bắt
Courtesy binhtrung.org
Hôm nay đúng 24 ngày công
an Đồng Tháp vẫn giam giữ ba công dân một cách bất hợp pháp tại trại tạm giam
tỉnh Đồng Tháp. Ba người đó là bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và cô
Thúy Quỳnh. Mặc Lâm tìm hiểu câu chuyện qua lời kể của người trong cuộc.
Câu
chuyện xảy ra vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 11 tháng Hai khi một nhóm bạn hữu và
đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn
về ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để thăm gia đình
anh thì bị công an bao vây tại cầu Nông Trại và bắt giữ đem về trụ sở công an
huyện.
Những người ngồi trên xe đã bị công an và an ninh lên xe tấn
công bằng gậy gộc, một số bị thương trong đó có bà Bùi Hằng và nhiều đạo hữu
Phật Giáo Hòa Hảo.
Chị Bùi Thị Kim Phượng là vợ của anh Nguyễn Bắc Truyển xác nhận
việc bà Bùi Thị Minh Hằng bị đánh khi trên đường tới thăm gia đình chị tại Lấp
Vò:
Trên đoạn đường đi thì họ bị công an Lấp Vò bắt đánh rất dữ dội
trong đó có thầy trụ trì chùa Quang Minh Tự là thầy Võ Văn Thanh Liêm bị đánh
và chị Bùi Thị Minh Hằng cũng bị đánh.
-Chị Bùi Thị Kim Phượng
-Chị Bùi Thị Kim Phượng
“Tôi được nghe các anh chị ở Sài Gòn kéo xuống trong đó có chị
Bùi Thị Minh Hằng và một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cùng với phái đoàn trên
Sài Gòn xuống để thăm nhà tôi ở Lấp Vò, Đồng Tháp. Trên đoạn đường đi thì họ bị
công an Lấp Vò bắt đánh rất dữ dội trong đó có thầy trụ trì chùa Quang Minh Tự
là thầy Võ Văn Thanh Liêm bị đánh và chị Bùi Thị Minh Hằng cũng bị đánh rất dữ
dội, có người bị ngất xỉu. Họ bị áp giải về đồn công an Lấp Vò.”
Anh Phạm Nhật Thịnh, một người ngồi chung xe chứng kiến những
việc xảy ra và cũng bị bắt về công an huyện Lấp Vò sau đó, anh kể lại:
“Em mến chị Hằng chứ không phải là Phật Giáo Hòa Hảo hay Công
giáo. Em là cộng tác viên của Văn phòng Công lý và Hòa bình. Mục đích của em
thứ nhất là đi chơi thứ hai là thăm nhà của bà Bắc Truyển. Chị Hằng không có
một biểu hiện gì chống lại chính quyền hết. Chị ấy chỉ phản đối lại việc làm
của những người công an mặc thường phục đánh đập và giựt đồ của chúng tôi khi
phản đối những việc làm đó. Em nhìn thấy chị bị đánh mấy cái vô gáy rồi khi
người ta còng tay chị ấy rồi đưa chỉ lên xe người ta cũng còn đánh nữa.”
Có 22 người đã bị bắt trong ngày hôm ấy nhưng 19 người đã được
thả chỉ còn lại bà Bùi Minh Hằng, blogger Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh vẫn
còn bị giam giữ cho tới hôm nay.
Giam giữ bí mật, tại
sao?
Trong 24 ngày bị giam cả ba người đều phản đối việc bắt giữ mình
trái phép bằng cách cùng tuyệt thực và tới hôm nay thân nhân của bà Hằng và anh
Minh đã cố gằng nhiều lần nhưng đều bị trại tạm giam từ chối không cho gặp mặt.
Chị Bùi Thị Diễm Thúy vợ của anh Nguyễn Văn Minh cũng bị bắt
chung với chồng nhưng đã được thả ra cho biết:
“Tôi hỏi nguyên nhân tại sao mà bắt giữ chồng tôi hoài mà không
thả, tại sao bắt chung mà thả tôi ra còn chồng tôi thì không thả thì nó nói là
trong vòng điều tra bây giờ chưa biết để từ từ người ta điều tra rồi mới cho
hay. Nó không cho gặp mặt gì hết trơn.”
Chị Quỳnh Anh con ruột của bà Bùi Thị Minh Hằng cho biết trường
hợp của mẹ:
“Chưa ai được gặp có nghĩa là bây giờ công an huyện Lấp Vò nó
một mực nó bảo là đang trong quá trình điều tra nên chưa cho gặp. Sau chín ngày
đầu tiên Trung nhà con có xuống yêu cầu nó cấp giấy thì nó cấp cho tờ giấy là
thông báo tạm giữ, hôm 25 tháng Hai vừa rồi Trung nhà con lại yêu cầu nó tại
sao bây giờ giam giữ quá 9 ngày rồi mà vẫn không có bất cứ một cái gì hết. Thế
là nó đưa cho Trung một giấy thông báo tạm giam mà cũng chỉ là thông báo chứ
hoàn toàn không có quyết định hay là gì cả.
Sau khi nó đưa chắc nó cũng muốn làm cho kín kẽ nó gửi về cho
con một cái thông báo tạm giam. Cả hai lần chỉ là thông báo chứ không có quyết
định hay lệnh gì cả.”
Quỳnh Anh kể lại chi tiết những lần thăm mẹ rất khó khăn của gia
đình chị:
“Từ hôm mẹ con bị bắt lần đầu tiên con xuống là tuần vừa rồi khi
vào đến trại giam thì người ta bảo con là ở đây người ta chỉ có trách nhiệm
giam giữ còn muốn thăm thì phải sang công an tỉnh xin giấy vì bên tỉnh người ta
thụ lý. Con chạy sang công an tỉnh thì họ bảo là họ chỉ hỗ trợ cho huyện chứ
người ta không điều tra vụ này. Thế là bọn con lại xuống huyện Lấp Vò chỗ bắt
mẹ con thì người ta cũng không cho vào. Chiều hôm ấy khi con xuống đến nơi thì
anh công an trực ban chận con lại từ cửa và có vẻ như đồng chí điều tra viên
không muốn gặp con thế là hai vợ chồng con lại về.
May mắn hôm nay con đi thì mặc dù không gặp được mẹ đâu tại vì
nó vẫn trả lời là trong quá trình điều tra nên không cho gặp nhưng được cái là
con mua đồ gửi vào cho mẹ và tấm hình của con bé và được đồng chí giám thị trại
giam cho biết mẹ vẫn còn tuyệt thực chỉ uống nước chứ không ăn uống gì.”
Tội “cản trở giao
thông”?
Đối với bà Bùi Minh Hằng có tin công an khép bà vào điều 203 tội
gây cản trở giao thông và tội danh này có mức án từ ba tháng đến ba năm tù
giam. Anh Phạm Nhật Thịnh làm chứng cho sự gán ghép này, anh nói:
Chưa ai được gặp có nghĩa là bây giờ công an huyện Lấp Vò nó một
mực nó bảo là đang trong quá trình điều tra nên chưa cho gặp.
-Chị Quỳnh Anh
-Chị Quỳnh Anh
“Nếu mà nói “cản trở giao thông” thì chính họ mới là người cản
trở giao thông chứ không phải tụi em. Tại vì tụi em đi với tốc độ bình thường
và đi hàng một. Khi đến cầu Nông Trại thì họ chặn xe chúng em và cầm gậy gộc
đánh chúng em nữa. Họ chặn hai đầu không cho đi và không cho về đó là những
điều em nhìn và nghe thấy như vậy chứ hoàn toàn chị Hằng không chống đối mà
cũng không cản trở giao thông.”
Riêng anh Nguyễn Văn Minh thì bị quy tội “chống người thi hành
công vụ”, chị Bùi Thị Diễm Thúy vợ của anh Minh cho biết:
“Nó thấy chồng con buôn bán được lo cho gia đình và lo thăm nuôi
cha và em con trong tù thành ra bây giờ nó bắt. Nó muốn làm cho gia đình con
không còn ai lo nữa đặng cho khổ sở không có đồng tiền thì sẽ bỏ đạo, họ đàn áp
mình vậy đó chú.”
Chống người thi hành
công vụ?
Chị Thúy kể lại chuyện cha ruột của chị là ông Bùi Văn Trung và
em ruột là Bùi Văn Thanh cả hai cũng bị cáo buộc tội chống người thi hành công
vụ và hiện đang thụ những án tù bất công mà nguyên nhân sâu xa chỉ vỉ họ theo
Phật giáo Hòa Hảo:
“Em con thì nó bắt năm 2012 cha con thì nó bắt năm 2013. Nó bắt
em con trước, khi nó đang đi bỏ giá. Gia đình con thì có em con nó làm ra tiền
nhờ đi bỏ giá mà sống. Mấy tháng sau nó bắt cha con luôn tới hôm nay nó bắt
chồng con nữa. Trong gia đình con nó đã bắt như vậy là ba người rồi.
Nó ghép cha con vô tội chống người thi hành công vụ. Thật sự thì
cha con đang đi trên đường bị bắt cóc rồi ghép tội chớ cha con hỏng chống gì
hết trơn. Em con nó cũng ghép chống người thi hành công vụ luôn. Bây giờ tới
chồng con con nghe nói nó cũng ghép chống người thi hành công vụ.
Đã ra tòa rối, cha con thì 4 năm còn em con thì 2 năm rưỡi.
Chống cái gì bây giờ mình có gì đâu mà chống? Mình chỉ có A di đà Phật thôi chứ
chống gì bây giờ, chú thử nghĩ đi. Tại vì mình là người tu, người Hòa Hảo nó
chỉ bắt vì đàn áp tôn giáo mình thôi chứ thật sự không có chuyện gì xảy ra hết.”
Trong lần tìm mẹ mới nhất Quỳnh Anh kể lại việc công an trại
giam đã khuyến khích chị động viên mẹ khi bà đã tuyệt thực đến ngày thứ 24 chị
kể:
“Khi nghe con bảo con muốn viết cho mẹ mấy chữ thì người ta đồng
ý ngay và còn bảo là viết thư động viên tinh thần của mẹ. Thế là con gửi tấm
hình của cháu mà bà thương nó nhất và mấy chữ mong bà ăn uống gì để giữ sức
khỏe đã hai mấy ngày rồi nếu không khi có chuyện gì thì nó lại bảo do mình
tuyệt thực.”
Cho
tới nay vẫn không ai biết được tình trạng của Nguyễn Thúy Quỳnh người cùng bị
bắt với bà Bùi Minh Hằng và Nguyễn Văn Minh. Blogger Thúy Quỳnh thường trú tại
Q. 8 và là người gửi hình ảnh bà Bùi Minh Hằng ca bài Việt Nam tôi đâu của Việt
Khang trong nhà giam khi cô bị giam chung với bà. Có lẽ vì thế nên công an đã
giam giữ cô gái này mà không cần cho biết cô phạm tội gì.
On Thursday, March 6, 2014 5:51 PM, Nien Ho wrote:
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền