Saturday, March 22, 2014

Cơ quan an ninh đang dở những thủ đoạn hèn hạ, bẩn thỉu đối với Ls Nguyễn Văn Đài


Cơ quan an ninh đang dở những thủ đoạn hèn hạ, bẩn thỉu đối với Ls Nguyễn Văn Đài


Anh đang trong tình trạng nguy hiểm,
Xin mọi người hãy share rộng., 

alt

TÔI ĐANG Ở TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM:

Tôi là người có quan hệ với nhiều bạn sinh viên, luôn giúp đỡ họ để trở thành những công dân hữu ích cho Tổ quốc và nhân dân. Vậy mà cơ quan an ninh đang vạch ra một âm ưu bẩn thỉu nhất trên thế gian này để hãm hại tôi.

Cơ quan an ninh đang gây sức ép với gia đình 1 bạn sinh viên ở Nam Định. Họ ép bố của bạn sinh viên viết đơn tố cáo tôi, rồi gây sức ép để ông lên Hà Nội, tới nhà tôi. Sau đó sẽ đánh tôi, đồng thời hô hoán để cho lực lượng an ninh, công an, dân phòng mật phục bên ngoài xông vào nhà tôi để tiếp tục đánh hội đồng, thậm trí bắt tôi.

Tôi đã gửi thông tin này tới các cơ quan ngoại giao, bạn bè quốc tế, và tất cả Quí vị. Nếu trong thời gian tới, có chuyện này sảy ra với tôi, thì đó là một âm ưu bẩn thỉu đã được vạch kế hoạch từ trước của cơ quan an ninh.

FB/Ls Nguyễn Văn Đài

On Saturday, 22 March 2014 4:27 PM, luu vu <> wrote:
 


2014-03-21 19:05 GMT-07:00 têhát <
Liar

Hảy cùng đến cầu tiêu ba đình để đái và ị cái vào xác thối của thằng chó đẻ, việt gian bán nước,đầu nậu của mấy con chó điên Giáo điếm

9huw3r.gif   picture  by    nagajolokia
Một giai thoại về trường hợp
Y tá cạo gió nhảy lên Thủ tướng
Nguyễn thị Cỏ May

Theo tác giả « Quyền bính », phe « cốt cán theo Tàu » trong Trung ương đảng, như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng và nhứt là Nguyễn văn Linh không thể để cho Ông Võ văn Kiệt nắm Tổng Bí thư đảng bởi họ lo sợ đường lối đổi mới của Ông Kiệt thành công thì đảng cộng sản sẽ không còn chổ đứng . Họ vẫn biết rỏ đổi mới thật sự là hợp lòng dân nhưng họ phải bám theo nguyên lý « thà mất nước hơn mất đảng » . Ông Phan văn Khải gỉải thích tại sao phe cốt cán chống Ông Kiệt « Không chỉ có Ông Linh . Cái gốc của vấn đề là Ông Đỗ Mười và các ông khác đều rất sợ Ông Kiệt làm Tổng Bí thư . Bỡi nếu Ông Kiệt làm Tổng Bí thư, Việt nam sẽ đổi mới nhanh hơn . Tuy không được đào tạo hệ thống nhưng Ông Kiệt luôn nhất quán ủng hộ cái mới . Ông chán đến tận cổ mô hình xã hội chủ nghĩa miền bắc và ông làm tất cả để phá bỏ nó » .

Đến khi ông bị Nguyễn Hà Phan và nhóm đở đầu Phan tấn ông vào tận chưn tường, những đồng chí chí tình với ông mới phản ứng để cứu ông nhưng vẫn không đưa được ông lên ghế Tổng Bí thư . Cái bất hạnh của Việt nam là bị cộng sản và tới lúc mạc vận, bị tên Lê Khả Phiêu và nhóm cốt cán Đỗ Mười, Lê Đức Anh đem đất nước dâng cho Tàu ở Thành đô . Sự can thiệp của các đồng chí của Ông Kiệt chỉ giúp ông không bị kỷ luật và ở tiếp ghế Thủ tướng nhưng lại mở đường cho Nguyễn Tấn Dũng phất cờ, cũng lại phất về phía Bắc kinh .

Nguyễn Hà Phan, tên Nam kỳ gian

Theo Huy Đức, Nguyễn Hà Phan chẳng bao lâu, cơn thèm khát quyền lực đã làm Phan bỏ Kiệt không thương tiếc để kề vai sát cánh với « lũ chim sẻ chim ri ” Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, thậm thụt vào ra với đám “MA vương” Mười – Anh, và Nguyễn Văn Linh .

Khi ông Kiệt chọn Úc thăm dò dầu khí ở mỏ Đại Hùng, ông Phan bảo “miền Nam không ai đồng tình vì bọn Úc đã đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Khi ông Kiệt chủ trương cho Malaysia xây dựng sân bay Nội Bài, Phan đưa lý do “an ninh quốc gia”, không cho nước ngoài đầu tư ở cửa ngõ Thủ đô .

Lúc làm Bí thư Tỉnh Hậu giang,Phan ủng hộ chánh sách đa sở hữu đất đai, công nhận quyền tư hữu về ruộng đất . Nhưng khi ra Hà nội, được vào Ban Bí thư, Phan lập tức bọc sát theo Đỗ Mười, quay lại cực lực chống tư nhân hóa đất đai và trở thành một trong những người lớn tiếng bảo vệ chủ trương « sở hữu toàn dân » . …
Nhờ biết thay đổi quan điểm, Nguyễn Hà Phan rất được lòng Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười và cả Lê Phước Thọ, Trưởng Ban Tổ chức . Phan đã được đề nghị thay thế Ông Kiệt ở chức vụ Thủ tướng .

Tháng 1 năm 1994 tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của chính phủ ông Kiệt (…) để nhằm kết thúc sự nghiệp Ông Kiệt .

Cơ hội lớn đã đến với những đối thủ của ông Kiệt khi ông công bố « Thư gởi Bộ Chính Trị » (…)
Người chống đối lá thư này mạnh nhất là Nguyễn Hà Phan. Phan kết tội ông Kiệt là “nối giáo cho giặc”, « không vững vàng”, “ chệch hướng 100% ” .

Thảm đỏ đã trải ra để ông Phan bước vào leo lên chiếc ghế Thủ tướng chánh phủ ở Hà nội nếu như không có một vụ án “ Nguyễn Hà Phan” » !
Nguyễn văn Linh không chỉ chống Võ văn Kiệt vì chống cánh nam kỳ tiến bộ trong đảng mà chống cả những người nam kỳ khác không trực tiếp tranh quyền lãnh đạo chánh trị với ông . Như truờng hợp Lý Chánh Trung, trí thức nam kỳ, trong vụ « Bảo tố tận diệt mầm mống phản động của những phần tử trong nhóm Những Người Kháng Chiến Củ » (Nguyễn văn Lục, Lý Chánh Trung, đcv) . Linh phải dập tắc ngay mọi mầm móng làm sống lại phong trào kháng chiến trong Nam vì như vậy mới dành trọn công đánh Tây đánh Mỹ về cho đảng cộng sản của cánh miền Bắc lãnh đạo. Trước kia, Hồ Chí Minh cũng đã dẹp Nguyễn Bình, Trần văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, …và Nam bộ kháng chiến để lãnh đạo kháng chiến chỉ còn đảng cộng sản bắc kỳ .

Lê Khả Phiêu phản ứng cực kỳ mạnh bức thư gởi Bộ Chánh trị của Ông Kiệt khi phổ biến trên báo Quân đội nhân dân và nhờ đó được làm Tổng Bí thư, hất văng Kiệt ra xa khỏi cuộc chơi, kế nhiệm Đỗ Mười .

Tại sao Ông Linh chống Ông Kiệt chết bỏ trong lúc đó ông lại chọn ủng hộ Nguyễn Hà Phan cũng cùng dân nam kỳ như nhau và là đàn em của Ông Kiệt đã từng được Ông Kiệt nhiệt tình ủng hộ ? Phải chăng vì ăn cánh hay không ăn cánh với nhau ? Nhưng theo qui luật biện chứng thì cộng sản chỉ tồn tại khi còn dựa được trên những mâu thuẩn . Nên họ nhìn đâu cũng thấy có mâu thuẩn và nếu không, thì cũng phải thường xuyên tạo mâu thuẩn, ngay cả trong nội bô đảng ? Cái mâu thuẩn mà Linh thấy là chủ trương đẩy mạnh « đổi mới » thật sự của Ông Kiệt . Lúc nằm nhà thương chợ Rẩy điều trị cơn bịnh thập tử nhứt sanh, Ông Linh vẫn giử quyết tâm chống Ông Kiệt để ngăn chận Ông Kiệt làm Tổng Bí thư đảng : « Nhiều anh em không hiểu vì sao mình đi đâu cũng nói chuyện Sáu Dân . Trên thực tế, mình lo . Nếu tới đây, Sáu Dân trở thành Tổng Bí thư thì gay lắm . Sáu Dân thông minh, phiếu cao, rất dể thành Tổng Bí thư …. » . Ở cương vị Tổng Bí thư, khi « đổi mới thật sự » thành công thì cánh Linh không có chổ đứng . Kiệt nắm đảng . Lần đầu tiên, cờ lọt vào tay cánh nam kỳ ! Điều này không có một ủy viên Chánh trị bộ nào chấp nhận cả . Nhứt là khi còn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, …nắm đảng .

Bức thư gởi Bộ Chánh trị

Trong bức thư gởi Bộ Chánh trị, Ông Kiệt đưa ra những điểm then chốt . Về tình hình quốc tế, ông cho rằng« tính chất đa dạng, đa cực » đang chi phối quan hệ giữa các quốc gia thay vì « mâu thuẩn đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc » như đảng từng quan niệm . Ông Kiệt nhấn mạnh Việt nam theo chủ nghĩa xã hội vẫn có thể trở thành thành viên của ASEAN, ký hiệp định khung với Liên Hiệp Âu châu . Cũng trong thư, Ông Kiệt nói tiếp, rỏ hơn « Ngày nay, Mỹ và các thế lực phản động khác không thể giương ngọn cờ chống cộng để tranh thủ dư luận và tập họp lực lượng chống lại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam như trước nữa » .

Lại rỏ hơn, cũng trong thư, Ông Kiệt cho rằng không nên kỳ vọng vào sự phục hồi của « phong trào cộng sản và công nhân quốc tế » bởi nó không bao giờ có « giá trị và chất lượng cộng sản như ngày xưa nữa » . Với 4 nước xã hội chủ nghĩa còn lại, Ông Kiệt cũng cho rằng « tính chất quốc gia sẽ lấn át tính chất xã hội chủ nghĩa », thậm chí quan hệ Việt nam-Trung quốc vẫn « tồn tại nhiều điểm nóng » ….

Ông Kiệt còn cảnh báo sẽ là « thảm họa cho đất nước » nếu Đại Hội « rụt rè bỏ lở cơ hội xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh » . Đồng thời, nếu không đáp ứng được đòi hỏi phát triển của đất nước, « đảng sẽ đứng trước nguy cơ bị tước quyền lãnh đạo » !
Về « kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa », Ông Kiệt phê phán « để giử được định hướng xã hội chủ nghĩa,
đòi hỏi bức xúc là phải nâng cao tính hiệu quả của kinh tế quốc doanh, nhằm làm cho nó chiếm một vai trò chủ đạo trong thị trường nước ta chứ không phải dành cho nó « quyền nắm thứ này, thứ khác » …

Lúc bấy giờ, qua một loạt thành công của chánh phủ nhờ sự giúp đở tận tình của một nhóm người Miền nam cũ, họ là những chuyên viên kinh nghiệm về các nghành nghề quản trị đất nước được Ông Kiệt can thiệp ra tù sớm, làm cho uy tín của Ông Kiệt lên cao từ bên trong nước tới bên ngoài, có thể đưa ông lên Tổng Bí thư đảng, điều mà Trung quốc, Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Nguyễn văn Linh, …không có ai muốn cả .

Đến khi Ông Đặng văn Thượng báo tin cho Ông Kiệt là Ông Linh đang ráo riết vận động đưa Nguyễn Hà Phan thay thế Ông Kiệt làm Thủ tướng, vì « Nguyễn Hà Phan là người có lịch sử chánh trị suông sẻ, tận tụy vô tư, sẽ giúp nhân dân đồng bằng sông Cữu long phát triển … », thì bổng có hàng loạt đơn, thư tố cáo Nguyễn Hà Phan đã từng khai báo nghiêm trọng và khi ra tù, nhận làm nội gián cho địch » . Vụ này, Đỗ Mười biết lúc đưa Phan vào Bộ Chánh trị nhưng vì nhiệt tình ủng hộ Phán, chống Kiệt nên Đỗ Mười tuyên bố « không bươi đào quá khứ » . Nay trước khối thư gởi về khui quá khứ đen tối của Phan với những dẩn chứng đầy thuyết phục, Đỗ Mười, Lê Đức Anh phải chấp thuận cho mở cuộc điều tra . Nguyễn văn Linh nhứt định phản đối . Nên nhớ Ông Linh là người biết rỏ Ông Kiệt hơn ai hết vì cùng hoạt động trong nam suốt thời gian dài .

Việc tìm sự thât về Nguyễn Hà Phan trong văn khố của đảng không phải đơn giản vì khối lượng tài liệu quá lớn và tệ hại hơn là có một số giấy tờ bị đốt trong thời gian có những biến cố . Nhưng Ông Kìệt cho biết sẽ tìm thầy lang giỏi cho Ông Nguyễn đình Hương . Thầy lang mà Ông Kiệt nói, đó là một « ông Đại tá lớn tuổi, trước kia ở Khu IX ». Và một người nữa biết khá rỏ Phan là Ông Nguyễn văn Hơn, Bí thư An giang .

Ông Nguyễn đình Hương báo cáo hồ sơ Nguyễn Hà Phan suốt 2 giờ trước Bộ Chánh trị . Nguyễn Hà Phan nhận tội . Linh nghe qua, im lặng . Bộ Chánh trị đề nghị cách chức, không khai trừ khỏi đảng . Nhưng sau đó, Phan bị đuổi ra khỏi đảng và khăn gói ra về lại Miền nam . Lặng nhìn Phan đi như một tên tù vừa ra khỏi khám, Nguyễn văn Linh tím ruột bầm gan .
Ông Kiệt dĩ nhiên làm Thủ tướng cho tới ngày hưu trí chớ không leo lên Tổng Bí thơ được . Mục đích của Ông Linh kéo cẳng Ông Kiệt khỏi chức vụ tột đỉnh của hệ thống cộng sản như vậy là thành công . Nhưng Ông Linh thất bại đã không cấy được con gà của mình vào chức vụ Thủ tướng và Đào Duy Tùng không nắm được chức Tổng Bí thơ vì đột ngột bị tai biến mạch máu nảo, phải qua Singapour cấp cứu .

Nguyễn Tấn Dũng nhảy lên Trung ương

Về vụ Nguyễn Hà Phan theo Huy Đức như trên đây (Quyền Bính, trg 302 tới 315), Cỏ May góp riêng một giai thoại nghe được trực tiếp từ một người biết chuyện kể lại . Ông HQN, vừa học xong Tiểu học ở Cà mau, cùng với em trai HQM, dẩn nhau đi theo kháng chiến . Cả hai anh em bắt đầu sự nghiệp cách mạng cộng sản bằng nghề đặc công . Sau hiệp định đình chiến Genève, cả hai anh em đều tập kết ra Bắc .

Sau 30/04/75, những người nam kỳ tập kết kéo nhau về . Ba N và Tư M cũng về trong những đợt hồi hương này . Về trong niềm hân hoan chiến thắng .
Ba N ở Sài gòn làm Hiệu trưởng Trường Kinh tế vì ông có Phó Tiến sĩ Kinh tế ở Liên-sô . Sau khi chửa bịnh ở Pháp về, ông được cử làm Hiệu trưởng trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở Thủ đức .
Nhơn một hôm nói chuyện về tình hình việt nam và vụ án Nguyễn Hà Phan trong lúc ông còn ở Paris, Ba N mới kể lại vụ Nguyễn Hà Phan vì Phan, trước kia, cùng hoạt động ở Miền Tây với ông . Hai người cùng trang lứa và quen biết nhau .

Theo Ba N, trong một trận đụng độ với bên quốc gia (địa điểm và thời gian, Ba Nhựt có nói rỏ, nhưng lâu ngày đã quên – xin cáo lỗi), bên việt cộng bị tiêu diệt sạch, chỉ còn Nguyễn Hà Phan sống sót nhờ lủi trốn kịp . Sau đó, Phan mới lập hồ sơ báo cáo có lợi cho mình và giành công về mình . Lúc bấy giờ vì giử bí mật do hoạt động trong vùng địch, đảng được tổ chức ngăn cách chặt chẻ . Việc kiểm chứng đúng sai, thiệt giả một sự việc không phải đơn giản . Thế là Phan nhận đủ thành tích về mình .

Thời gian sau, Phan bị phía quốc gia bắt và khai thác . Phan khai thật chỉ ra hết cơ sở, nhờ đó bên quốc gia mới càn quét dọn sạch . Chyện này, Phan giử kín . Bên quốc gia cũng không tiết lộ cho báo chí . Nhờ thành tích đó mà Phan được thăng quan tiến chức mau .

Đến khi Phan, ở Hà nội, say mê vinh quang, dọn mình bước lên ghế Thủ tướng, kết cánh với phe Linh, quay ngược lại phản thùng với người đã từng nâng đở mình là Võ van Kiệt, thì một người trong gia đình của Nguyễn Tấn Dũng (không biết có phải vị Đại tá lớn tuổi trước kia ở Khu IX trên đây không), biết rỏ hai trường hợp gian dối của Nguyễn Hà Phan, không thể giử im lặng được nữa, bèn đưa thông tin về Nguyễn Hà Phan cho Ba Dũng tố cáo phản đòn .
Nhờ đó, Ông Kiệt giử ghế Thủ tướng, Ông Phan văn Khải, rồi Nguyễn Tấn Dũng, từ Thứ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng và sau cùng Thủ tướng cho tới ngày nay . Đúng như Ba Dũng nói chính đảng cử ông làm Thủ tướng chớ ông không xin nên ông không thể từ chức được !

Phải thấy rỏ nếu không nhờ hồ sơ hạ bệ Nguyễn Hà Phan, Ba Dũng khó mà bước chân về tới Sài gòn chớ đừng mơ chức Thủ tướng .

Qua suốt « Quyền Bính », người ta không thấy Ông Kiệt thừa thắng xông lên hạ luôn cánh Nguyễn văn Linh đã vi phạm sai lầm nghiêm trọng ủng hộ vào chức vụ Thủ tướng chánh phủ một cán bộ phản bội đồng đội, đồng chí . Ông Kiệt không phản ứng, lẽ ra phải có một cách bình thường, phải chăng vì sợ ảnh hưởng xấu đến uy tín của đảng ? Hay vì tánh nam kỳ « xuề xà, cực chẳng đả mới làm và như vậy cũng đủ rồi » ?

Khi nhắc lại chuyện củ tới đây, cỏ May chợt nhớ lời của một người bạn cựu Đại tá Quân đội VNCH, quê Long Xuyên, thường nói với bạn bè « Dân nam kỳ đi cờ bạc, bị sạch túi vì không đủ sức với cờ gian bạc lận, đi buôn bán thua lổ vì không lanh lợi, đi làm chánh trị, không bằng ai vì không dám làm hết mình và không biết bám mục tiêu, bị đè đầu . Dân nam kỳ chỉ có ăn nhậu, tức lên, chửi đổng … » .

Thực tế cho thấy Nam Bộ Kháng chiến rồi Mặt trận Giải phóng Miền nam đều bị cộng sản bắc kỳ bóp mủi chết tức tưởi mà không dám ho he ! Chẳng lẽ dân nam kỳ tệ như vậy thiệt sao ?
Còn Ông Linh ? Dỉ nhiên Ông Linh không như Ông Kiệt giử an phận « chuyện xong rồi ! » . Lúc về hưu, ông Linh thề cống hiến cho đảng đến hơi thở cuối cùng. Viêc cống hiến trong hơn mười năm cuối đời này là ông Linh chỉ làm một việc « Mang ông Kiệt ra thui như người ta thui bê làm món nhậu » !

Trường hợp ông Kiệt có giá trị tấm gương cho « việt kiều » ngày nay đem tâm trí và tiền bạc về xây dựng quê hương khi Việt nam còn dưới chế độ cai trị bằng Điều IV Hiến pháp . Họ sẽ được cộng sản chiêu đải bê thui hay chính họ sẽ là bê thui đải các « đồng chí » cộng sản đây ?

Nguyễn thị cỏ May

Gia Cao
To
Today at 5:56 PM

Phản biện của sinh viên Saigon về bài giảng
"Đế quốc Mỹ xâm lược ? ” 

 Thư gửi cô giáo của một sinh viên năm thứ 2 Khoa học, Xã hội, Nhân Văn Sài Gòn.

                                                                    ***

Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình... Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui...

Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rỏ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà! Nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh...”
Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.


Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô! Em nghĩ như vậy…”

Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi... Em nhớ, nghe xong lời em Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại. Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc…” rồi bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người, Cô ra về sau cùng. Không mang theo áo mưa nên em ngồi nán lại. Đi ngang qua, Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay...”


Thưa Cô,
Email này của em chắc chắn không phải là chất liệu để em trông đợi giữ cho chặt lại cái danh hiệu “ưu tú-xuất sắc” ấy, mà đơn giản em muốn chứng minh thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự “trung thực, chân thật”.

Thưa Cô! Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì... không phải vậy...” Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di luỵ nhất định không mong đợi... Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người.” (Abraham Lincoln). Nói lên điều này em biết Cô sẽ phiền lòng. Nhưng... Thưa Cô! Em tìm thấy trong tác phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người làm nên nước Nhật” của Giáo sư Tiến sĩ Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York, năm 1992. Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm 2003.

Trong danh sách “12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10 không phải là người Nhật:

(1) Thái tử: Shotoku,
(2) Chính khách: Hikaru Genji,
(3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo,
(4) Anh Hùng: Oda Nobunaga,
(5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari,
(6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu,
(7) Triết Gia: Ishida Baigan,
(8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi,
(10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur,
(11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato,
(12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.


Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào cho gần hai trăm triệu con cháu “Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của chính phủ Nhật Bản sau đó đại diện cho LHQ và chính phủ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản... trở thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.

Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú của “Thần Nữ Thái Dương”.

“Nhân vô thập toàn” Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay điểm yếu không còn là đáng kể.

Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông Nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh do Tướng MacArthur chỉ huy đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia, giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó từ Nhật lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị Cộng Sản Bắc Hàn nuốt chửng. Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1 cm2 đất đai nào từ các lãnh thổ ấy.

Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đứcmà ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ CNXH thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?

Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản “quốc gia tù binh” của họ. Ông tôn trọng Thiên Hoàng Nhật Bản, không ép buộc thoái vị (dù LHQ và chính phủ Hoa Kỳ không cấm ông truất phế).

Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn, nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.

Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy.

Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình. Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ.

Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông! Vì vậy, Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật” hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.

Thưa cô!
Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân (dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic chút nào khi hiện nay,2012, chính phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình!

Và đạo quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ” về kinh tế hơn hẳn VN nhiều lần. Nhưng điều đáng để người VN suy ngẫm là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một VN nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì, ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch Marshall giúp VN, cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?

Thưa Cô!
Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì:nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn.

Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất.

Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.

Với Đài Loan và Phillipines: năm 1950,
Không Đoàn 13 của Không quân Mỹ đã từng đóng tại Đài Loan. Tháng 12-1954, Mỹ và Đài Loan ký “Hiệp ước phòng thủ chung”, đặt Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ. Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall, Đài Loan được hưởng nhiều quy chế ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời gian dài, đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển ngoạn mục thành một con “Rồng” Châu Á mà ngay chính Trung Quốc cũng phải kiêng dè.

Tại Phillipines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một thời gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subíc là nơi đóng quân, và trước đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Phillipines Manuel L.Quezon yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines. Ông được phong hàm Thống tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine Army). Ông là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines ngày nay. Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng trong quân đội Philippines. Sau đó, tôn trọng quyết định của nhân dân Phillipines vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh SuBíc. Nhưng ngày nay (2012), vì an ninh lãnh thổ đe doạ, Phillipines yêu cầu, quân đội Mỹ vẫn quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương…


Thưa Cô!
Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích luỹ được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói). Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô!

Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô.

Em kính chào Cô.



No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List