Quyền con người và quyền súc vật
Đi Tới
(Danlambao) -
Tại các nước dân chủ, chẳng những con người mà ngay súc vật cũng được luật pháp bảo vệ. Dưới chế độ CS, nhân dân VN bị đảng CS cướp hết tự do, bị bóc lột, hành hạ, giết chóc, tù đầy còn thua cả súc vật. Trí thức Việt Nam, anh hùng Việt Nam, thanh niên Việt Nam ở đâu mà để đảng CS hành hạ, bóc lột và ngược đãi nhân dân Việt Nam như thế?
Khi nói tới con người và súc vật, thông thường, người ta nghĩ con người được tôn trọng hơn súc vật. Nhưng ngược lại, trên thế giới có một nơi mà con người bị hành hạ và bị đối xử còn thua cả súc vật. Nơi đây, người dân có thể bị côn đồ công an bắt, tra tấn, bỏ tù, giết chết rồi đổ thừa rằng do tự tử, bị ngã, bất cứ lúc nào. Nơi đó là nước Việt Nam dưới chế độ độc tài CS.
Súc vật tại các nước dân chủ văn minh được đối xử ra sao?
Ngày 8/1/2014, tại New Jersey, cảnh sát đã cứu một con chó bị bỏ rơi trong tuyết khi nó đang đào
hang để giữ hơi ấm. Mặc dù, sau đó, có người đã nhận nuôi con chó, cảnh sát vẫn điều tra và yêu cầu dân chúng cung cấp tin tức liên quan đến chủ con chó để xử phạt về tội tàn ác với súc vật.
Không những Súc vật được bảo vệ tại chính quốc mà còn được bảo vệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài. Trường hợp những con trâu Úc là
ví dụ điển hình. “Sau khi xuất cảng qua vùng Tây Bắc VN 222 con trâu để giết thịt, đích thân Thủ Hiến tiểu bang Bắc Úc, ông Adam Giles, qua VN để kiểm soát xem trâu có
khỏe mạnh không, được chăm sóc ra sao
và bị giết có đúng theo quy định của Úc hay không?”
Khi về Úc, ông Giles đã lên đài báo cáo cho dân chúng biết “... tất cả những con trâu này đều đến nơi an toàn. Chúng được chăm sóc, tuy tôi không nói là hoàn hảo, việc cho ăn và nước uống cùng tất cả các điều kiện khác đều tốt”. Sau đó, Úc mới xuất cảng tiếp số trâu còn lại sang VN. Trong thời gian này, đã có
nhiều bài báo trên mạng so sánh “Lao động VN thua trâu
Úc”. Thật là nhục nhã cho chế độ cộng sản VN!
Nhân dân VN bị đảng cộng sản đối xử thế nào?
Ngày 28/5/2006, với tựa đề “Người phải ăn cứt lợn giữa một chính quyền vô cảm”, tác giả Bùi Tín đã đưa tin trên các diễn đàn và gửi cho quốc hội CSVN mà sự việc vẫn chìm trong im lặng : “…Cô Bùi Thị Thương, 27 tuổi, tìm cách trốn khỏi cảnh “địa ngục” này, nhưng 3 lần “vượt ngục” đều không thoát. Họ cấm cô viết thư. Họ đánh cô rất ác, bỏ đói nhiều ngày.
Chủ quán Hải vốn có nghề là sỹ quan hình sự ngành Công an đã bắt lại cô như tóm một kẻ phạm pháp đang trốn giữa ruộng lúa, trong lò gạch cũ và trên xe khách đi ngược về thị xã Hòa bình. Hải càng thù cô, hắn trói gô cô gái
vào cột, đánh tới tấp bằng roi, gậy, cho chó dữ cắn, vẫn chưa nguôi cơn; ngày 24/4, được vợ cổ vũ, hắn nung que sắt dí vào chỗ kín, còn lấy kìm để kẹp vào nhiều nơi trên người cô, cô ngất đi nhiều lần, khi tỉnh lại bị chúng tra tấn tiếp.
Cô chỉ khóc và rên rỉ. Hải có sáng kiến mới, sau đòn kềm kẹp, hắn lấy dao xúc cứt lợn 2 lần đổ vào mồm cô bắt ăn… Cô ngất xỉu và không tỉnh lại. Tưởng cô sắp chết bọn chúng kéo lê cô
ra ngoài vệ đường. . Khi hơi tỉnh cô được một số người hàng xóm cho uống, cho ăn và đưa đến bệnh xá của huyện…”
Đối với người tu hành, đảng CS cũng không
buông tha. Trong vụ trộm 27 pho tượng Phật cổ tại Bắc Giang, 9 tu sĩ Phật giáo bị vu oan gồm 1 Thượng Tọa, 3 Đại Đức và 5 cư sĩ. Riêng bà Nguyễn Thúy Lan được tại ngoại. Tám tu sĩ còn lại đều bị tra tấn dã man, bị đánh đập liên miên, bị treo ngược và bị tra tấn dương vật như cư sĩ Phạm Mạnh Hùng khai trước tòa : “tôi bị đánh nhiều ngày liền, cứ lột trần, truồng, treo ngược lên cửa sổ để đánh. Khi điều tra viên đánh
chán tay bèn dùng bật lửa đốt cháy lông nách,
lông tay và chỗ kín...”
Thượng Tọa Thích Đức Chính, 70 tuổi, chết sau khi bị giam cầm chưa tới 4 tháng. Giải phẫu các bộ phận nội tạng của TT Thích Đức Chính đều có xung huyết, cổ họng có thức ăn dồn lên, hậu môn có lòi phân,
bộ phận sinh dục có tinh trùng...,
dấu chỉ cho biết chết vì bị siết cổ, hoặc bị tác động bởi ngoại lực mạnh. Bà Nguyễn thị Tâm, 81 tuổi, mẹ liệt sĩ và là mẹ bị can Dương văn Trung, tức Đại Đức Thích Nguyên Kiến, viết thơ ngỏ cho lãnh đạo đảng CS ngày mùng 2
tháng Sáu, nói rằng con bà bị tra tấn, đánh đập dã man hơn thời đế quốc, thực dân.
Công an CS càng ngày
càng đàn áp người dân một cách tàn ác và
man rợ. Tháng 2/2014, “tại quận Bến Lức, tỉnh Long An, nhân
viên công an thuộc đơn vị Cảnh sát 113 dùng gậy cứng, xích sắt, roi, đánh đập một thanh niên 24 tuổi đang cùng bạn ngồi uống nước trong một quán nhỏ. Sau khi dùng điện tra tấn, nhóm 4 nhân viên
cảnh sát này đã dùng ớt cay sát vào mắt và vào hạ bộ của anh thanh niên,
làm anh này gần như phát điên, la hét rồi ngất lịm đi”. Khi tôi viết những dòng này, người dân vẫn còn đang bị bắt bớ, tra tấn. Trên Dân Làm Báo
đăng tin công an CS tra tấn anh Ngô Thanh Kiều--30 tuổi, 1 vợ, 2 con-- đến chết.
Chị Trần Thị Nga bị công an sách nhiễu tình dục... Đọc các bản tin, độc giả dễ dàng nhận ra rằng bọn côn đồ công an có cái sở thích nham nhở là “điều tra” chỗ giữa 2 cái đùi. Công
an đem “bao cao su đã qua sử dụng” vào khách sạn để bắt ông Cù Huy Hà Vũ,
nữ thiếu tá công an Gia Lai ra lệnh lột truồng và bóp “dế” mục sư Nguyễn Công Chính, công
an Bắc Giang dùng dùi cui điện tra tấn dương vật các nhà sư, các bloggers cũng
bi công an xục xạo ở đũng quần... Giữa hai cái đùi có phải là lăng Ba Đình
đâu mà bọn côn đồ công an sốt sắng “làm việc” đến thế!
Như trên cho thấy, tại các nước dân chủ, chẳng những con người mà ngay súc vật cũng được luật pháp bảo vệ. Dưới chế độ CS, nhân dân VN bị đảng CS cướp hết tự do, bị bóc lột, hành hạ, giết chóc, tù đầy còn thua cả súc vật tại các nước dân chủ, văn minh. Trí thức Việt Nam, anh hùng Việt Nam, thanh niên
Việt Nam ở đâu mà để đảng CS hành hạ, bóc lột và ngược đãi nhân dân Việt Nam như thế?
Một nữ doanh nhân vừa
trở về từ hội chợ quốc tế tổ chức ở Hồng Kông, điều chị ấy chia sẻ là cảm giác
xấu hổ.
Đã bỏ ra 500 đô la
Hồng Kông mua vé vào tham quan, với cái phù hiệu ghi rõ người Việt Nam trên
ngực, bỗng nhiên chị bị chặn lại ở cửa vào gian hàng của một công ty kỹ thuật
của Đức, trong khi thành viên của đoàn là người Nhật thì vào tham quan thoải
mái. Nhân viên của công ty này thẳng thừng thông báo không tiếp đón người Việt.
Sau trao đổi, một bạn
Nhật cùng đoàn đưa cho chị cái phù hiệu ghi là người Nhật để chị có thể vào xem
các sản phẩm quan tâm. Tuy nhiên, sự trục trặc đó đã lấy hết sự hưng phấn nhiệt
tình nơi nữ doanh nhân này.
Chị định gặp ban tổ
chức hội chợ để làm cho ra lẽ chuyện phân biệt, nhưng đã phải ngừng ý định khi
người của gian hàng nói rằng, họ không hoan nghênh người Việt bởi vì đã xảy ra
nhiều chuyện phức tạp, trong đó có chuyện "ăn cắp". Hai từ ấy làm cho
một người Việt đang ở nước ngoài giật mình. Nỗi xấu hổ đã ngăn chị phản kháng!
Đã từng có rất nhiều
người nói rằng, khi ra nước ngoài, họ đều từng chịu nỗi xấu hổ đó.
Sau này, để
tâm tìm hiểu về cái nhìn thiếu thiện chí với người Việt, nữ doanh nhân biết
thêm nhiều câu chuyện về hành vi xấu của người Việt ở nước ngoài đã làm hoen ố
hình ảnh của dân tộc mình.
Tại nhiều ga tàu điện
của Nhật, cơ quan quản lý đã để hẳn biển ghi bằng tiếng Việt cảnh báo không nên
trốn vé đi tàu, không được ăn cắp, ở đây có lắp đặt camera theo dõi! Ngay trong
các resort 5 sao tại miền Trung, thỉnh thoảng vẫn thấy một thông báo bằng tiếng
Việt (không có bản thông báo tiếng Anh), rằng nếu khách lấy đi vật dụng trong
phòng, sẽ phải chịu trách nhiệm bồi hoàn gấp ba giá trị!
Nhiều công ty không
muốn hợp tác với người Việt vì đã có kinh nghiệm về chuyện bị ăn cắp công nghệ,
kỹ thuật, mà luật pháp tại Việt Nam chưa quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền sáng
chế.
Đặc biệt trong lĩnh
vực viết phần mềm, không thiếu những kỹ sư công nghệ thông tin chẳng mấy chốc
đã mua nhà, đi xe tiền tỷ nhờ ăn cắp bản quyền phần mềm, thêm thắt và ngang
nhiên đem bán cho khách hàng khác.
Một người Nhật từng
nói: "Các anh cho rằng ăn cắp mấy đồng tiền trong ví ở ga tàu điện là rất
xấu, nhưng lại rất bàng quan với chuyện đồng nghiệp mình ăn cắp bản quyền sáng
tạo trị giá hàng trăm triệu đồng. Chính suy nghĩ đó làm hại hình ảnh dân tộc
các anh đó. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận cộng tác với những người như
vậy".
Mỗi người Việt đi ra
nước ngoài tìm cơ hội đã bao giờ tự hỏi, mình phải làm gì để hình ảnh đất mình
không hoen ố, như để lại một gia tài về uy tín cho thế hệ tương lai?
Và bỗng nhớ lại câu
chuyện của một học sinh lớp 8. Cô bé ấy là lớp trưởng, nhiều năm đạt học sinh
giỏi. Nhưng các bạn trong lớp đều biết rằng gần đây cô bé học sút đi, trong giờ
làm bài kiểm tra thỉnh thoảng vẫn chép bài của bạn. Cuối năm học, cô bé ấy đạt
học sinh giỏi, không quên chụp hình bảng điểm khoe trên Facebook.
Điều kinh khủng là
hàng trăm bạn học của cô bé vào "like" dù biết rõ sự thật. Những biểu
hiện thỏa hiệp với gian dối, bình thường hóa tất cả những mầm mống của cái xấu
đã không gặp phản kháng ngay từ lứa tuổi mà tính cách đang dần định hình sẽ trở
thành một đặc tính của thế hệ hôm nay.
Thỏa hiệp với sự dối
trá là điều nhiều người đang làm, để chứng tỏ mình rộng lượng, nhân hậu, biết
yêu thương. Sự nhầm lẫn lung tung các khái niệm không chỉ xảy ra ở những học
sinh trung học, mà nó còn quẩn quanh biểu hiện trong lối sống của người trưởng
thành.
Các mạng xã hội còn cổ
vũ thêm sự thỏa hiệp đó, cho con người thỏa mãn với cái màu mè giả tạo, tiếp
tay cho sự thành công nhanh chóng nhờ bất cần giữ đạo đức!
Không giật mình với
hiện tượng xấu, cái xấu sẽ bám vào và trở thành đặc tính đại diện cho dân tộc
mình. Sự cố nữ doanh nhân nói trên gặp phải ở hội chợ Hồng Kông mới là hồi
chuông cảnh báo, thức tỉnh một nền giáo dục mang nặng lý thuyết!
BÍCH HỒNG
Ảnh: Tác giả Nomadic
Matt trong một chuyến du lịch
Nomadic Matt, người Mỹ,
là một tay du lịch “phượt” chuyên nghiệp. Từ năm 2006, anh bỏ việc để trở thành
một người lữ hành. Anh lập ra website cùng tên để cổ vũ và đưa ra những lời
khuyên cho những ai thích cuộc sống rong ruổi. Những kinh nghiệm du lịch của
anh đã được giới thiệu trên các hãng tin, tờ báo lớn của thế giới như CNN, BBC,
Yahoo!, Times, New York Times…
Dưới đây là bài viết
“Tại sao tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam” của Nomadic Matt.
Nomadic Matt với
BBC / CNN / The Wall Street Journal / Time / Travellers Mag
Năm 2007, tôi đi du lịch
đến Việt Nam và khi quay về, tôi thề sẽ không bao giờ trở lại. Chỉ khi gặp một
cô gái thực sự muốn đi hoặc phải đi công tác, tôi mới quay lại Việt Nam lần
hai. Ai biết trước tương lai thế nào nhưng hiện tại tôi không hề muốn quay trở
lại. Điều tệ hại nào ở Việt Nam – đất nước duy nhất tôi yêu thích?
Vâng, tôi nghĩ thời gian
sẽ trả lời cho bạn.
Câu trả lời đơn giản là
chẳng ai muốn quay lại nơi mà mình bị đối xử tệ bạc Khi ở Việt Nam, tôi liên
tục bị dân địa phương chèo kéo, chặt chém, lừa gạt và xử tệ.
Người bán hàng rong cố
chặt chém tôi. Cô bán bánh mì không trả lại tiền thối, người bán đồ ăn “chém”
đắt gấp ba lần dù tôi thấy rõ người khách trước mặt trả bao nhiêu tiền, hay các
tài xế taxi gian lận quãng đường đến trạm xe buýt. Khi mua áo thun ở Hội An, ba
phụ nữ giữ cửa hàng lại, kéo áo sơ mi đến lúc tôi mua một món gì đó.
Du ngoạn Vịnh Hạ Long,
những nhà điều hành tour quá số khách và không có nước uống trên thuyền, do đó,
những khách phòng đơn đột nhiên thấy mình có thêm bạn cùng phòng … thỉnh thoảng
cùng giường!
Một trong những trải
nghiệm tệ nhất là đến đồng bằng sông Cửu Long. Tôi đang bắt xe buýt về thành
phố Hồ Chí Minh. Tôi khát nên đi mua một món đồ uống phổ biến ở Việt Nam –
nước, chanh, phụ gia và đường trong một túi nilon, nhưng cô bán nước đã lừa dối
trước mặt tôi.
“Cô ấy nói với bạn bè sẽ
chặt chém và lừa gạt vì anh là người da trắng”, anh bạn Mỹ gốc Việt mới quen
nói. “Cô ấy nghĩ anh không để ý”. “Thứ này thực ra giá bao nhiêu? ” Tôi hỏi
anh. Tôi trả đúng số tiền, nói cô là người xấu và bỏ đi. Thứ tôi quan tâm là
lời nói thiếu tôn trọng, không phải tiền.
Chắc chỉ mình tôi có
trải nghiệm tệ hại và Việt Nam thực sự tuyệt diệu. Chỉ mình tôi xui xẻo, gặp
những người đó vào ngày nghỉ. Tuy nhiên, vô số du khách khác gặp chuyện giống
tôi. Khó ai có chuyện hay có lẽ đã giải thích tại sao 95% du khách không quay
lại. Tất cả đều kể chuyện bị lừa đảo hoặc bịp bợm. Họ cũng cảm thấy không được
chào đón.
Tôi chứng kiến nhiều
người gặp rắc rối ở Việt Nam. Bạn tôi mua chuối và người bán hàng bỏ đi mà
không trả tiền thối. Tại siêu thị, họ trả sô-cô-la thay tiền thối. Hai bạn tôi
đã ở Việt Nam 6 tháng, dù thành “dân địa phương” vẫn cứ nói Việt Nam thô lỗ.
Hàng xóm không thân tình. Họ luôn là người ngoài cuộc. Thậm chí những người gặp
gỡ hàng ngày cũng là xa lạ. Trải nghiệm của tôi hầu như không phải ngoại lệ, dù
đi đến đâu đi nữa.
Rất nhiều người nghĩ
người Việt Nam thực sự tốt. Họ rất thích chuyến đi làm tôi tự hỏi tại sao trải
nghiệm lại khác biệt nhau đến thế. Điểm chú ý là đa số du khách trải nghiệm tốt
đi du lịch sang trọng, còn lại là khách ba lô và khách bình dân. Sự kỳ lạ đó
củng cố câu chuyện tôi nghe
Ở Nha Trang, tôi gặp một
giáo viên tiếng Anh sống tại Việt Nam nhiều năm. Ông nói người Việt được dạy
rằng tất cả các vấn đề đều do người Tây gây ra, đặc biệt là Pháp và Mỹ, và
người phương Tây “nợ” người Việt Nam. Họ mong khách Tây tiêu tiền ở Việt Nam,
nên khi thấy du khách tiết kiệm từng xu, họ buồn bã và nhìn vào trên ba-lô và
đối xử tệ. Những người tiêu tiền, tuy nhiên, có vẻ được đối xử khá tốt. Tôi
không biết điều này có đúng hay không nhưng với những gì tôi thấy, nó có ý
nghĩa nhất định.
Tôi không đánh giá về
đất nước hay con người Việt Nam. Tôi không tin mọi người dân đều xấu xa, thô
lỗ. Tôi chỉ phản ánh trải nghiệm du lịch. Ba tuần tôi ở Việt Nam không thể nói
lên tất cả. Tại sao tôi muốn ở lại đất nước đối xử như thế với tôi? Tại sao tôi
lại muốn quay lại? Tôi không quan tâm mình bị chặt chém. Không phải về tiền.
Tôi rất vui khi trả nhiều tiền hơn – một đô la giúp ích chọ họ nhiều hơn cho
tôi.
Nhưng tôi là một khách
ba lô không có nghĩa tôi đáng được tôn trọng ít hơn người khác. Tôi không mong
được tiếp đãi như ông hoàng, chỉ cần tôn trọng cơ bản mà thôi. Và tôi chưa thấy
mình được tôn trọng ở Việt Nam. Họ nhìn tôi như thể “một con lừa” để lừa bịp.
Người thô lỗ ở khắp mọi và sự bất lương cũng vậy, song tôi không bao giờ trở
lại Việt Nam để mình khỏi phải cảm thấy nó quá tồi tệ.
Momadic Matt họp báo Traveller
Magazine về VN đánh đàn bà nơi chổ hiểm.
Điều quan trọng là tôi
nhìn thấy công an Việt Nam rất thích đánh người biểu tình , phản đối một điều
gì đó với chính phủ.
Như tại Hà Nội , tôi
nhìn thấy một đám đông đang la ó , chống đối Trung Quốc chiếm hải đảo gì đó ngoài
khơi Việt Nam . Tôi hỏi vụ gì thì người kế bên nói là chống Trung Quốc lấn
chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chừng vài phút sau thì
ba xe công an chạy đến . Họ bao vây đám đông , có vài công an mặc thường phục
lẩn vào đám đông.
Họ lôi kéo một số người
đang cầm bảng ghi lớn là Chống Trung quốc chiếm đảo Việt Nam...
Một anh công an thường
phục , đằng sau đi tới , danh dùng sức mạnh thoi vào âm hộ của một phụ nữ trong
đám biểu tình .
Cú thoi mạnh vào âm hộ
của tên công an , làm phụ nữ ôm bụng đau đớn vô cùng , còn anh công an ấy mặt
rất vui , lẩn vào đám đông mất dạng.
Đây là một hành động của
một người bị bệnh cuồng dâm , thích gây đau đớn cho đàn bà trước khi giao hợp .
Người cuồng dâm ấy lại
là công an khu vục bờ Hồ Hoàn Kiếm.
Tôi không biết có nhiều
công an Việt Nam có chứng bệnh nầy hay không , nhưng tôi thấy báo chí có đăng
hình nạn nhân bị công an tra tấn tàn bạo. Họ đánh nạn nhân vào bắp đùi và hạ bộ
rất thường xuyên . Nhiều phụ nữ ấy , bị tra tấn không dám trưng bày cho báo chí
hay thân nhân để chụp hình thưa kiện công an . Họ sợ xấu hổ với xóm làng vị bị công
an đánh vào âm hộ của mình.
Một phụ nữ bị công an đánh
vào hạ bộ và âm hộ . Nạn nhân chết khi về nhà
Phụ nữ Nha Trang bị công
an đánh vào ngực và tay .
Có thể xâm phạm tình dục
nạn nhân .
Công an Việt Nam đa số
mang hội chứng cuồng dâm khi tra tấn phụ nữ, đều được cấp trên bỏ qua không
truy tố ra pháp luật .
Hầu hết những phụ nữ nạn
nhân , khoảng 80 % đều bị công an Việt Nam hãm hiếp hay đánh vào âm hộ phụ nữ
lấy làm vui sướng .
Chưa thấy công an nào bị
ra tòa án xử phạt cả.
Vậy bạn đi du lịch Việt
Nam , nếu là phụ nữ thì rất cẩn thận chuyện công an Việt Nam bị hội chứng cuồng
dâm như kể trên .
Nhưng đừng thấy tôi
không thích Việt Nam mà bạn không đi. Đây là trải nghiệm của tôi, còn bạn nên tự
mình đi thử để trải nghiệm. Và nếu bạn không đi vì bài báo này , tôi sẽ tìm và
lôi bạn đến đó!
T. Ito dịch từ web site
của Normadic Matt .
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền