Dân biểu Ed Royce đệ trình dự
luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam
6/3/14 - SBTN MORNING với Đỗ Dzũng & Mai
Phi Long
·
·
·
Tin liên hệ
- Máy bay Malaysia mất tích thử thách khả năng hợp tác của các chính
phủ
- Phát hiện chấn động dưới đáy biển có thể liên hệ tới máy bay
Malaysia mất tích
- Việt Nam điều chỉnh nỗ lực tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích
CỠ CHỮ
14.03.2014
Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, hôm
14/3 ra thông cáo cho biết ông đã đệ trình Dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam,
số hiệu H.R. 4254, áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức
chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người
dân Việt Nam.”
Thông cáo cho biết đây là một dự luật lưỡng đảng, nhắm mục tiêu vào những quan chức chính phủ, công an, và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính.
Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ.
Trong phần dẫn nhập, Dân biểu Ed Royce nói dự luật này “làm mạnh thêm tiếng nói của những người dũng cảm lên tiếng chống lại chính quyền Cộng sản ở Việt Nam.” Ông nói, giữa lúc chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng và chính quyền Tổng thống Obama im lặng trước những vi phạm nhân quyền, dự luật này “cho người dân yêu tự do của Việt Nam biết rằng Quốc hội Mỹ đứng về phía họ.”
Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Mỹ cổ xúy mạnh mẽ nhất cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Ông là tác giả của dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Ông cũng là người đồng bảo trợ chính cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013 nhưng bị chặn ở Thượng viện.
Nguồn: Thông cáo Báo chí Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Thông cáo cho biết đây là một dự luật lưỡng đảng, nhắm mục tiêu vào những quan chức chính phủ, công an, và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính.
Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ.
Trong phần dẫn nhập, Dân biểu Ed Royce nói dự luật này “làm mạnh thêm tiếng nói của những người dũng cảm lên tiếng chống lại chính quyền Cộng sản ở Việt Nam.” Ông nói, giữa lúc chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng và chính quyền Tổng thống Obama im lặng trước những vi phạm nhân quyền, dự luật này “cho người dân yêu tự do của Việt Nam biết rằng Quốc hội Mỹ đứng về phía họ.”
Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Mỹ cổ xúy mạnh mẽ nhất cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Ông là tác giả của dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Ông cũng là người đồng bảo trợ chính cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013 nhưng bị chặn ở Thượng viện.
Nguồn: Thông cáo Báo chí Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
RSF gọi Bộ Thông tin
Việt Nam là 'kẻ thù Internet'
·
·
·
Tin liên hệ
CỠ CHỮ
12.03.2014
Hôm 11 tháng 3, Tổ chức Ký giả không Biên giới RSF công bố báo cáo
thường niên “Kẻ thù của Internet năm 2014” tập trung chú ý vào những cơ quan,
tổ chức của chính phủ thực hiện việc kiểm duyệt và do thám trên Internet.
Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam là một trong những cơ quan được RSF đưa ra báo cáo cụ thể về việc theo dõi và kiểm duyệt nhà báo, blogger và những người cung cấp thông tin khác.
RSF nói chính phủ Việt Nam không dung chấp bất kỳ cuộc tranh luận chính trị nào trên Internet và “trấn áp không thương tiếc” những người bất đồng chính kiến trên mạng bằng chính sách kiểm duyệt mà RSF mô tả là “ngày càng tinh vi và với lực lượng hùng hậu.”
RSF dẫn ra việc chính quyền Việt Nam ban hành nhiều nghị định kiểm soát truyền thông càng lúc càng chặt, điển hình là nghị quyết 72 hạn chế truyền thông xã hội chỉ được “cung cấp và chia sẻ những thông tin mang tính cá nhân” và cấm chia sẻ tin tức được báo chí loan tải.
Ngoài ra, RSF còn đề cập đến những cách thức hạn chế thông tin của nhà nước như việc thường xuyên chặn tường lửa đối với những trang web có nội dung mang tính đối lập chính trị hay cổ vũ cho nhân quyền, xâm nhập password và làm chậm kết nối internet, hay gửi email đính kèm virus hay phần mềm độc hại để phá máy của những người bất đồng chính kiến.
Đầu năm nay, RSF cũng công bố báo cáo “Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2014” mà trong đó Việt Nam xếp hạng 174 trên 179 nước được khảo sát về mức độ tự do báo chí.
Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam là một trong những cơ quan được RSF đưa ra báo cáo cụ thể về việc theo dõi và kiểm duyệt nhà báo, blogger và những người cung cấp thông tin khác.
RSF nói chính phủ Việt Nam không dung chấp bất kỳ cuộc tranh luận chính trị nào trên Internet và “trấn áp không thương tiếc” những người bất đồng chính kiến trên mạng bằng chính sách kiểm duyệt mà RSF mô tả là “ngày càng tinh vi và với lực lượng hùng hậu.”
RSF dẫn ra việc chính quyền Việt Nam ban hành nhiều nghị định kiểm soát truyền thông càng lúc càng chặt, điển hình là nghị quyết 72 hạn chế truyền thông xã hội chỉ được “cung cấp và chia sẻ những thông tin mang tính cá nhân” và cấm chia sẻ tin tức được báo chí loan tải.
Ngoài ra, RSF còn đề cập đến những cách thức hạn chế thông tin của nhà nước như việc thường xuyên chặn tường lửa đối với những trang web có nội dung mang tính đối lập chính trị hay cổ vũ cho nhân quyền, xâm nhập password và làm chậm kết nối internet, hay gửi email đính kèm virus hay phần mềm độc hại để phá máy của những người bất đồng chính kiến.
Đầu năm nay, RSF cũng công bố báo cáo “Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2014” mà trong đó Việt Nam xếp hạng 174 trên 179 nước được khảo sát về mức độ tự do báo chí.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền