HRW
đòi thả blogger Trương Duy Nhất
Cập nhật: 09:50 GMT - thứ hai, 3 tháng 3, 2014
Ông Trương Duy Nhất là chủ blog 'Một góc nhìn khác'
Một ngày trước phiên xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất,
tổ chức nhân quyền có tiếng Human Rights Watch (HRW) kêu gọi trả tự do
ngay cho ông.
Ông Trương Duy Nhất sẽ bị xử tội 'Lợi dụng quyền tự do
dân chủ' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự vào ngày 4/3 tại Đà Nẵng.
Các bài liên quan
- Ông Trương Duy Nhất không có
tội
- Cáo trạng blogger Trương Duy
Nhất nói gì?
- Blogger Trương Duy Nhất ra tòa
ngày 4/3
Chủ đề liên quan
Trong thông cáo ra tại New York, HRW nói phiên xử ông Nhất
cho thấy rằng giới chức Việt Nam "không ngơi nghỉ trong quyết tâm
nhắm vào những người chỉ trích một cách ôn hòa".
Tổ chức này nói trong blog "Một góc nhìn khác"
của mình, nhà báo Trương Duy Nhất thường xuyên chỉ trích chính quyền
và nêu quan ngại về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Ông cũng kêu
gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ
chức, đồng thời nói họ phải chịu trách nhiệm về tình trạng
"hỗn loạn chính trị" và "tham nhũng không kiểm soát
nổi" ở trong nước.
Giám đốc khu vực châu Á của HRW, Brad Adams, viết trong
thông cáo: "Vụ xử Trương Duy Nhất là một phần trong nỗ lực vô
ích của chính phủ Việt Nam nhằm bịt miệng cộng đồng blogger ngày
càng sôi động ở trong nước".
Ông Adams viết: “Thay vì tạo ra một người tù chính trị
mới, chính quyền nên thả ông Trương Duy Nhất và tất cả những người
khác, vốn bị giam giữ chỉ vì không đồng ý với chính phủ và Đảng
CSVN".
Theo HRW, kể từ khi ông Nhất và một số blogger khác bị
bắt trong một đợt năm 2013, Mạng lưới Blogger Việt Nam và một số tổ
chức mới thành lập đã vận động chống lại việc sử dụng Điều 258 Bộ
Luật Hình sự để hình sự hóa quyền tự do biểu đạt ý kiến.
Tại phiên xem xét định kỳ về nhân quyền UPR 2014 tháng Hai
vừa qua, một số nước thành viên LHQ cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt
sử dụng Điều 258 để trừng phạt những người chỉ bày tỏ ý kiến một
cách hòa bình.
Thông cáo của HRW viết: “Nếu ông Trương Duy Nhất không
được tự do thì các nhà tài trợ cho Việt Nam cũng như các đối tác
phát triển cần phải cho chính quyền [Việt Nam] thấy rằng họ không
thể tiếp tục bỏ tù người dân mà không bị hậu quả gì như vậy".
Vận động thành lập
'Văn đoàn Độc lập VN'
Cập nhật: 00:41 GMT - thứ ba, 4 tháng 3, 2014
Văn đoàn Độc lập VN được dự kiến là một tổ chức xã hội dân sự
độc lập, ái hữu.
Một tổ chức xã hội dân sự mới thuộc lĩnh vực văn học với tên gọi
‘BấmVăn đoàn độc lập Việt Nam’ vừa được tuyên bố vận động thành lập.
Hôm 03/3/2014, một nhóm 61 cây bút thuộc các lĩnh vực văn học,
thi ca, nghiên cứu, phê bình, kịch tác gia, dịch giả v.v… là người Việt Nam ở
trong và ngoài nước đã công bố một tuyên bố vận động thành lập Văn đoàn.
Các bài liên quan
- Văn đàn mới không đối lập Hội
nhà văn VNNghe17:04
- Các diễn đàn xã hội dân sự ở
Việt Nam
- Đã tới lúc dân VN giành quyền
giám sát?
Chủ đề liên quan
Tuyên bố do Trưởng ban vận động, nhà văn Nguyên Ngọc, cùng nhiều
cây bút khác là thành viên Ban vận động như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc
Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng,
Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân
Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Ý Nhi v.v… đồng ký tên, cho hay
Văn đoàn có ba sứ mạng chính.
Thứ nhất là “đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng
Việt trong và ngoài nước;
Thứ hai là "tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy
sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình
văn học và ngôn ngữ;”
Và thứ ba là “bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính
đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác
phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.”
'Cạnh tranh nhưng
không đối lập'
Văn đoàn độc lập Việt Nam được nhóm vận động xác định và tuyên
bố “là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối
với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.”
Theo tuyên bố, Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn
đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động tổ chức này.
"Sự cạnh tranh đó sẽ trên hoạt động, mà trên hoạt động rồi thì sẽ
thấy cái chuyện cạnh tranh hay không. Chứ không phải mục đích là lập ra hội này
để đối lập với hội kia, để cạnh tranh, thì điều đó, bản thân sự thành lập cũng
đã có cái khác rồi"
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
Trao đổi với BBC hôm 03/3/2014, nhà phê bình văn học, dịch giả
Phạm Xuân Nguyên, thành viên Ban vận động nói Văn đoàn Độc lập không có ý định
'đối lập' với các tổ chức, hiệp hội đang tồn tại ở Việt Nam như Hội nhà văn
Việt Nam, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật, tuy nhiên ông Nguyên cho rằng sẽ
một độ cạnh tranh nhất định.
Nhà phê bình giải thích: "Sự cạnh tranh đó sẽ trên hoạt
động, mà trên hoạt động rồi thì sẽ thấy cái chuyện cạnh tranh hay không,
"Chứ không phải mục đích là lập ra hội này để đối lập với
hội kia, để cạnh tranh, thì điều đó, bản thân sự thành lập cũng đã có cái khác
rồi,
"Sự tồn tại của một sự vật nào đó là nó có lý của nó, thì
tất nhiên nó đã khác rồi."
Ông Nguyên cho hay theo dự kiến của ban vận động, Văn đoàn sẽ là
một tổ chức mở và các hội viên khi tham gia vẫn có thể đồng thời là thành viên,
hội viên của các tổ chức, hội đoàn chuyên môn khác, trừ phi các hội đoàn đó có
yêu cầu khác như yêu cầu hội viên chỉ được tham gia một hội đoàn mà thôi.
Được biết tại Việt Nam hiện nay, Hội nhà văn Việt Nam, hội chính
thức được nhà nước công nhận và cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước,
đã có 57 năm hoạt động.
Tổ chức này là thành viên của Hội Liên hiệp Văn học, Nghệ thuật
Việt Nam và đương kim Chủ tịch Hội, nhà văn Hữu Thỉnh, đã có ba nhiệm kỳ liên
tiếp làm lãnh đạo Hội kể từ năm 2000 tới nay.
THỨ HAI 03 THÁNG BA 2014
Đã đến lúc phải xoá bỏ chế độ hộ khẩu?
Sổ hộ khẩu từ nhiều năm qua vẫn "hành hạ" người dân đủ
mọi mặt (DR)
Việt Nam là một trong số hiếm hoi các quốc gia trên hành
tinh này còn duy trì chế độ hộ khẩu. Hai nước khác còn giữ hộ khẩu là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đang dự tính có thể sẽ bỏ chế độ hộ khẩu.
Vào tháng trước, Đỗ Hồng Sơn, một em học sinh ở trường PTTH Trần Hưng Đạo Hà Nội, đã viết thư cho chủ tịch Nước Trương Tấn Sang để xin can thiệp cho em, bởi vì em vừa bị đình chỉ học do không có hộ khẩu ở Hà Nội. Theo quy định hiện hành, để có thể học trường công lập, học sinh phải có hộ khẩu ở Hà Nội. Gia đình em Sơn thì không đủ khả năng tài chính để em học trường dân lập, vốn có học phí rất cao.
Bức thư của em Sơn gởi chủ tịch Nước được đăng trên báo chí
đã gây sự chú ý của dư luận. Sau đó, nhà trường và Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội đã phải chấp nhận cho em Sơn ghi danh học một trường công lập khác.
Tuy rằng trong chuyện này cũng có phần trách nhiệm của gia đình em Sơn là đã không tích
cực làm hộ khẩu theo đúng hạn định, nhưng một lần nữa, đây là một ví dụ cho thấy tờ hộ khẩu vẫn gây nhiều khó khăn cho cuộc sống người dân. Biết bao học sinh khác như em Sơn đã chịu cảnh học hành dỡ dang chỉ vì gia đình không
có sổ hộ khẩu, nhưng đâu phải ai cũng viết thư cho chủ tịch Nước để được chiếu cố giải quyết ? Có lẽ đã đến lúc phải bãi bỏ chế độ hộ khẩu để thay vào đó bằng một hình thức quản lý cư trú hiệu quả hơn và hiện đại hơn.
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng phương thức quản lý theo hộ khẩu từ thập niên 1950. Sau tháng 04/1975, chế độ hộ khẩu này được áp dụng trên toàn quốc. Trả lời RFI Việt ngữ, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, cho biết là ngay từ khi được thiết lập, chế độ hộ khẩu đã gây nghi ngại cho người dân, vì họ cảm thấy là kể từ nay nhất cử nhất động của họ sẽ bị kiểm soát chặt chẽ:
« Tôi có một kỷ niệm rất là đau xót về chuyện hộ khẩu này. Đó là vào
năm 1955, khi ở Việt Bắc trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội, tôi được xung vào đội kê khai hộ khẩu. Người dân thủ đô hồ hởi đón bộ đội giải phóng trở về, nhưng họ lại nhìn tôi với một ánh mắt đầy lo sợ và nghị ngại. Vì đã là hộ khẩu thì phải ghi nghề nghiệp trước đây anh làm gì, bây giờ anh làm gì. Chỉ riêng chuyện đó đã gây một bầu không khí nặng nề trong toàn xã hội, tức là người ta cảm thấy bắt đầu bị nhốt trong một cái chuồng và từ đây nhất cử nhất động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ.
Còn sau đó thì chúng ta đã biết, sổ hộ khẩu gắn liền với sổ gạo, cho nên người Hà Nội mới có câu là « Sao mà mặt ngệch ra như thằng mất sổ gạo vậy ? » hay « Sao mặt mày thất thần như cái thằng mất sổ hộ khẩu thế kia ? ». Riêng cái
chuyện học hành của các cháu đã là một đại vấn đề. Không có hộ khẩu thì các cháu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mà không chỉ có chuyện học hành, chuyện khám chữa bệnh, đăng ký xin việc làm cũng thế. »
Như Giáo sư Tương Lai nói, vào thời bao cấp, ai cũng biết sổ hộ khẩu quan trọng như thế nào vì nó gắn liền với sổ gạo. Nhưng nay, cho dù sổ gạo đã biến mất từ lâu, sổ hộ khẩu tiếp tục « hành hạ » người dân với biết bao phiền toái, nhiều khê, nhất là đối với dân nông thôn ra thành thị kiếm sống.
Riêng tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn, việc nhập hộ khẩu rất gắt gao, nhiều trẻ em sinh ra và lớn lên ở hai thành phố này không được nhập hộ khẩu vì cha mẹ không có hộ tại đây và khi lớn lên không được học gần nhà ( theo tuyến ), mà bố mẹ phải chạy chọt, lo lót ở con học ở trường xa nào đó. Chưa kể là kèm theo chế độ hộ khẩu là các quy định về tạm trú, tạm vắng vẫn còn rất ngặt nghèo, hạn chế nghiêm trọng quyền tự do cư trú và tự do đi lại của người dân, như đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ, Giáo sư Tương Lai cho rằng ở Việt Nam việc duy trì chế độ hộ khẩu chẳng qua là nhằm duy trì chế độ toàn trị, nhằm tiếp tục trói buộc người dân mà thôi:
« Người ta biện minh rằng có hộ khẩu thì mới kiểm soát được dân số. Nhưng duy trì cái đó,
tôi có cảm tưởng như là nhằm duy trì một chế độ toàn trị, muốn thâu tóm toàn bộ quyền sống, những quyền không ai có thể chối bỏ được và đương nhiên phải được.
Với chế độ toàn trị thì người ta ban phát những quyền đó cho dân. Có những điều đã quy định trong Hiến pháp, nhưng mà không thực hiện. Tự do đi lại, tự do cư trú, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do báo chí.., trên
thực tế đều bị xâm phạm một cách rất thô bạo.
Người ta biện hộ rằng trước đây chiến tranh nên không
thực hiện được, điều này có lý. Nhưng chiến tranh đã chấm dứt từ ba mươi mấy năm rồi, vậy thì có lý do gì
mà biện minh cho việc không thực hiện những quyền đã được quy định trong Hiến pháp, trong đó có quyền tự do cư trú, tự do đi lại?
Cái sổ hộ khẩu này chính là một sự trói buộc ( người dân ). Nhiều em ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh chẳng hạn không có quyền như những em mà bố mẹ đã được nhập hộ khẩu. Chỉ riêng chuyện ấy thôi đủ cho thấy là cần phải bãi bỏ chế độ hộ khẩu.
Trong thông điệp ngày 01/01/2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói là phải thay đổi thể chế. Thì trong cái thay đổi thể chế về kinh tế, chính trị..., ông có nêu một ý rằng dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh, thể hiện đặc điểm của hệ thống chính trị hiện đại. Nhưng không Nhà nước nào theo thể chế chính trị hiện đại còn giữ chế độ hộ khẩu cả.
Việt Nam muốn xây dựng một thể chế chính trị hiện đại thì việc gì mà phải lưu giữ một cái hình thức quản lý lạc hậu và ở một chừng mực nào đó thì đây là
một sự vi phạm quyền của con người, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do.
Chính cái sổ hộ khẩu này là biểu hiện sống động nhất của cái tư duy trói buộc và ban phát. Người dân chỉ có thể làm được những điều mà Nhà nước ban phát ».
Vào tháng 6 năm ngoái, khi thảo luận về dự thảo Luật cư trú, một số đại biểu Quốc hội Việt Nam đã nêu ý kiến là nên đề ra phương thức quản lý mới thay thế cho việc quản lý cư trú bằng hộ khẩu, cụ thể là bỏ cách quản lý bằng sổ tạm trú, thường trú như hiện nay.
Nhưng dự thảo Luật cư trú này lại siết chặt hơn nữa điều kiện nhập hộ khẩu vào các thành phố, cụ thể là phải sống tạm trú 2 năm ở quận mới được nhập hộ khẩu thành phố. Khi đề ra quy định này, những người soạn dự thảo cho rằng cần phải chặn đứng sự quá tải về dân cư tập trung ở các đô thị lớn. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu làm như vậy có hạn chế được số người dân ra thành thị kiếm sống hay không ? Đơn giản là vì, dù không có sổ hộ khẩu, nhiều người vẫn kéo lên thành phố sinh sống, do ở nông thôn chẳng có gì để làm. Theo Giáo sư Tương Lai, hoàn toàn
có thể tìm ra những phương thức khác để quản lý cư trú, nhưng phải trên cơ sở từ bỏ cái tư duy ban phát ân huệ cho dân:
« Có nhiều cách để quản lý. Về quản lý hành chính,
chúng ta còn xa mới theo kịp cách quản lý, đặc biệt là quản lý đô thị, của các nước tiên tiến. Người ta đâu có cần sổ hộ khẩu mới quản lý được đâu ?
Dầu sao chúng ta cũng nên đặt mình vào vị trí của những người quản lý đô thị để thấy rằng họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có những biện pháp chế tài về việc người dân đổ xô vào các thành thị để tìm công ăn việc làm, khiến đô thị bị quá tải về mặt cơ sở hạ tầng, gây nên những xáo trộn, biến động rất lớn về trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị, an ninh kinh tế...
Nhưng nghệ thuật lãnh đạo chính là ở chổ này. Không phải là cái gì anh
không quản được thì anh cấm. Đấy là tư duy đã cũ rồi. Bộ máy Nhà nước phải học hỏi tại sao những nước tiên tiến người ta làm được chuyện này ?
Nguyên lý của việc di dân là sức hút và sức đẩy. Ở đâu có sức hút thì dân đổ xô đến, ở nơi nào không sống được thì người ta phải rời đi, thì đó là sức đẩy. Vậy thì phải điều chỉnh sức hút và sức đẩy đó như thế nào, đó là vấn đề đặt ra cho vấn đề quy hoạch chung về kinh tế vĩ mô, và từ đó mà nó thấm nhuần vào trong những bộ luật, trong những quy định về quản lý dân cư.
Nhưng trong tất cả những điều ấy, quan trọng nhất vẫn phải là tư duy không được ràng buộc dân, không được ban phát quyền cho dân. Dân có quyền làm những điều mà Hiến pháp đã quy định. Hiến pháp đã quy định tự do cư trú, tại sao anh lại cấm dân đi vào đô thị. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đâu phải là của riêng người Hà Nội và người Sài Gòn.
Với một cái tư duy rõ ràng như vậy, tự khắc người ta sẽ tìm ra giải pháp, chứ còn nếu còn tư duy ban phát ân huệ, thì không thể có cởi mở trong nhận định về chuyện hộ khẩu và quản lý dân cư đô thị được. »
Trong một bài viết trong mục Diễn Đàn đăng trên
trang mạng Dân Trí ngày 2805/2013, nhân lúc các đại biểu Quốc hội đang thảo luận về dự thảo luật Cư trú, tác giả Đinh Việt Bình đã rất bức xúc với câu hỏi : «
Sổ hộ khẩu còn tồn tại đến bao giờ? ». Tác giả châm biếm : «
Ngày nay, đã qua thập niên đầu của thế kỷ 21. Cả thế giới đã điện tử. Các quốc gia lân cận đã chính phủ điện tử. Họ quản lí công dân thế nào, ai chẳng biết. Thế mà, ta, tự xem là văn minh…vẫn cứ loay hoay hộ khẩu hay không hộ khẩu. Từ sau 1990 không còn sổ gạo, tem phiếu nữa, vậy mà hộ khẩu vẫn tiếp tục sứ mệnh…hành dân, gây
không biết bao nhiêu phiền toái trong giao dịch dân sự. ( ... ). Thật lạ, trong khi Hiến pháp ghi rõ công
dân được quyền tự do cư trú thì cái sổ hộ khẩu vẫn cứ như vòng kim cô kìm
hãm phát triển ở cả từ nghĩa hẹp nhất đến rộng nhất. »
Vào tháng 4 tới đây, theo dự kiến, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét một dự thảo luật của bộ Công an về thẻ căn cước công dân. Thẻ căn cước công dân, tức là thẻ chứng minh nhân dân hiện nay, sẽ có cơ sở dữ liệu thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do bộ Công an quản lý và như vậy thẻ căn cước trong tương lai có thể sẽ thay thế cho sổ hộ khẩu. Nhưng hiện giờ, đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang chờ chính phủ phê duyệt và không biết khi nào mới được thực hiện.
Về phía các đại biểu Quốc hội, họ nghĩ gì về vấn đề hộ khẩu, sau đây là phần phỏng vấn đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc:
|
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền