Monday, March 3, 2014

Dư luận sau Phúc trình Nhân quyền Thế giới 2013

Dư luận sau Phúc trình Nhân quyền Thế giới 2013



Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-03-01

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
thanhtruc03012014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
kerry-305.jpg
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014.
RFA PHOTO





Phúc Trình Nhân Quyền Thế Giới 2013 mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm với những ngôn từ tương đối mạnh mẽ và dứt khoát, đã gợi sự chú ý sâu sắc nơi những người hằng quan tâm đến tình trạng quyền căn bản của công dân dưới một thể chế toàn trị độc đảng. Đó là phản ứng của người Việt bên ngoài và bên trong Việt Nam sau khi đọc phúc trình thường niên này.

Khẳng định

Báo cáo về tình trạng nhân quyền năm 2013 của Bộ Ngại Giao Mỹ đã có những từ ngữ không còn ngoại giao nữa mà có tính chất khẳng định, là phát biểu của ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam ở Thụy Sĩ, xin tị nạn tại đây tháng Mười năm 2013, tháng Mười Hai 2013 chính thức gởi đơn tuyên bố ra khỏi đảng. Được hỏi về phản ứng của ông trước phần phúc trình về Việt Nam, nhà cựu ngoại giao từng tham dự cuộc vận động nhân quyền trước ngày Việt Nam giải trình UPR tại Geneve, kế đó là đọc bài tham luận về nhân quyền Việt Nam do UN Watch tổ chức ở Geneve hôm 25 tháng này. Theo ông Đặng Xương Hùng, đây là kết quả cụ thể của những hoạt động quốc tế cũng như hoạt động của các phong trào dân chủ từ trong nước:
Họ cũng phải tính toán cái liều lượng, không đẩy VN vào thế khó mà làm sao thúc đẩy được nhân quyền nhưng mà cũng không tạo ra một sức ép nào đó để VN lại ngã về phía TQ.
-Đặng Xương Hùng
“Tôi nhất trí với những thông tin như vậy. Tôi cũng thêm một bình luận nhỏ thế này, tức là trong quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam thì nhiều khi Mỹ lo là nếu làm căng thì sẽ đẩy Việt Nam vào với Trung Quốc. Tất nhiên họ cũng phải tính toán cái liều lượng, không đẩy Việt Nam vào thế khó mà làm sao thúc đẩy được nhân quyền nhưng mà cũng không tạo ra một sức ép nào đó để Việt Nam lại ngã về phía Trung Quốc hơn.
Một liên quan nữa là song song với nhân quyền thì Việt Nam rất mong đợi sẽ có những dấu hiệu tốt về TPP Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương sau chuyến đi Việt Nam của ông Kerry. Sau đó, những phản ứng của các thượng nghị sĩ Mỹ thì ngay trong dư luận Việt Nam cũng đã thất vọng về chuyện TPP không thành công.”
Việt Nam thường sử dụng nhân quyền để mặc cả hơn thua với những lợi ích về kinh tế và thương mại, ông Đặng Xương Hùng nhận định tiếp, chính vì thế Hà Nội mạnh tay xoáy vào những đối tượng những vấn đề Hoa Kỳ đang lưu tâm, chẳng hạn việc y án đối với luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, việc đe dọa hành hung gia đình blogger Huỳnh Ngọc Tuấn, việc đánh đập nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Bắc Truyển vân vân:
“Cách ứng xử của Việt Nam về vấn đề nhân quyền đều phải nằm trong tình hình như vậy để có thể mặc cả cho TPP.”
20140227_114941-305
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014.
Từ trong nước, blogger Nguyễn Lân Thắng đánh giá cao phần thẩm định về Việt Nam trong Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013 của Bộ Ngoại Giao Mỹ  vì đây là lần đầu tiên anh nghe thấy một bản phúc trình nêu bật được vấn đề tổ chức dân sự, đầu mối của sự thay đổi thể chế và xã hội:
“Theo sự hiểu biết của tôi về tình hình Việt Nam thì tôi khẳng định bản đánh giá này là chính xác. Tôi nghĩ việc họ nhấn mạnh vào sự phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam vì họ đã hiểu được rằng nếu bây giờ muốn có sự thay đổi thì trước hết Việt Nam phải có các phong trào dân sự phát triển. Mà ai là người thúc đẩy các phong trào xã hội dân sự phát triển? Chính là người dân thông qua các hội, nhóm, tổ chức của ho tự thành lập.
Sự phát triển của các xã hội dân sự sẽ là mầm mống cho các đảng phái chính trị ra đời từ trong lòng quần chúng ở Việt Nam. Từ trước đến nay thì các đảng phái các tổ chức tranh đấu cho tự do nhân quyền Việt Nam ở bên ngoài thì rất nhiều, thế nhưng hiệu quả thì phải nói chưa thực sự được bao nhiêu. Quan trọng là sự thức tỉnh sự tham gia của toàn bộ 90 triệu người dân Việt Nam.”

Chú trọng xã hội dân sự

Trong công cuộc tranh đấu nhân quyền cho đất nước,không chỉ dân mà thậm chí cả những đảng viên cộng sản, cả viên chức nhà nước, cả bộ đội, cả công an… đều có thể tham gia vào những cuộc vận động xã hội dân sự. Đó là điều mà trong tương lai sẽ là hướng mở ra cho phong trào đấu tranh đòi nhân quyền ở Việt Nam, blogger Nguyễn Lân Thắng kết luận.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, một người bỏ đảng mà hồi đầu tháng này bị cấm xuất cảnh sang Thụy Sĩ để tham gia thuyết trình về nhân quyền Việt Nam trước khi đoàn Việt Nam ra trình bày về trách nhiệm của mình trong tư cách thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc:
“Cảm nhận đầu tiên của tôi về Phúc Trình Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 khá kỳ lạ. Tôi nhớ một câu nói của ông David Shear, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, hồi tháng Tư 2013, là “Đi một đường mỏng manh, a delicate line”. Đi một đường mỏng manh là khái niệm mà ông David Shear đặt trong ngoặc kép, nói về nhân quyền ở Việt Nam. Và dường như kỳ này Nhà Nước và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đang đặt vấn đề liệu Việt Nam có thể đi một đường mỏng manh hay theo ngôn ngữ của Việt Nam là đi dây giữa Trung Quốc và Việt Nam hay là không.
Việc họ nhấn mạnh vào sự phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam vì họ đã hiểu được rằng nếu bây giờ muốn có sự thay đổi thì trước hết Việt Nam phải có các phong trào dân sự phát triển.
-Nguyễn Lân Thắng
Bản phúc trình nhân quyền này về mặt từ ngữ rõ ràng có những điểm ấn tượng hơn nhiều so với năm 2011, 2012, đó là từ ngữ “độc trị” và “toàn trị”. Có thể nói đây là phần hiếm hoi mà Hoa Kỳ nêu ra với Việt Nam. Càng ngày nhà nước Hoa Kỳ và khối cộng đồng chung phương Tây càng quan tâm tới vấn đề nhân quyền Việt Nam. Tình hình cho thấy Nhà Nước Việt Nam không thể đứng giữa hai giòng nước. Dường như đây là lúc Việt Nam lâm vào tình trạng có thể nói khái quát như bà Uzra Zeya quyền trợ lý ngoại trưởng về nhân quyền, dân chủ, lao động của Bộ Ngoại Giao Mỹ, hoặc nói như ông John Kerry là phải có tiến bộ có thể chứng minh được về mặt nhân quyền. Kết cục vấn để chỉ còn là phải làm sao để có được TPP nếu không có nhân quyền, hoặc không thể có TPP nếu không có nhân quyền.”
Từ California, Hoa Kỳ, ông Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam:
“Năm nay tôi thấy lời lẽ mạnh hơn những năm trước, đặt biệt về vấn đề quyền chính trị, cuộc bầu cử năm 2011 đã qua nhưng cũng đã được nhắc lại như một dấu hiệu độc quyền chính trị và nguồn gốc của sự vi phạm nhân quyền. Điều này thì Mạng Lưới Nhân Quyền đã nêu lên trong hai bản báo cáo vừa qua, đặc biệt nói đến quyền chính trị, thì năm nay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã thấy được và đã đưa vào báo cáo một cách chính thức. Từ đó người ta cũng thấy những quyền khác mà bị vi phạm cũng được nêu lên.”
Một lý do khác, ông Nguyễn Bá Tùng giải thích tiếp, vì Việt Nam đang giữ một ghế trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì Hoa Kỳ cũng có nhiệm vụ khuyến cáo và nhắc nhở Việt Nam là đừng tiếp tục vi phạm quyền con người cũng như hãy tôn trọng quyền dân sự và quyền chính trị của người dân:
“Rõ ràng Việt Nam phải làm tròn nhiệm vụ đó. Thiện chí của Việt Nam thì mình không tin tưởng lắm bởi vì giữa vấn đề tôn trọng nhân quyền và vấn đề độc quyền lãnh đạo nó mâu thuẩn nhau. Nếu họ tôn trọng nhân quyền thì vấn đề lãnh đạo gặp khó khăn, tôi nghĩ đó là một chọn lựa sống chết của chế độ Hà Nội.”
Tóm lại, ông Nguyễn Bá Tùng của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tin rằng không nhất thiết phải đối diện với Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền 2013 của Bộ Ngoại Giao Mỹ thì cũng đã đến lúc Việt Nam phải chọn lựa giữa nhân quyền đích thực và độc quyền đảng trị, mối mâu thuẩn trường kỳ và nội tại của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

Người Việt nghĩ gì sau phiên toà xét xử phúc thẩm LS Lê Quốc Quân

Tuần hành ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội, ngày 18/2/2014. Tuần hành ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội, ngày 18/2/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Lãnh đạo Bắc Mỹ kết thúc hội nghị thượng đỉnh, cam kết tiếp tục ủng hộ TPP
  • Bà Nancy Pelosi gây thêm trở ngại cho hiệp định TPP
  • VN cáo buộc Mỹ ‘can thiệp chuyện nội bộ’ trong vụ án LS Lê Quốc Quân
  • Nghe Quốc tế bất bình về việc Việt Nam y án luật sư Lê Quốc Quân
  • Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân: ‘Bản án không bình thường’
  • Tòa phúc thẩm Hà Nội y án luật sư Lê Quốc Quân
  • Nhiều ủng hộ cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân trước phiên phúc thẩm
  • Luật sư Lê Quốc Quân ‘tuyệt thực’ trong khi Mỹ kêu gọi trả tự do
  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ CHỮ 
27.02.2014













“Những áp lực quốc tế không phải hành động cụ thề, chẳng hạn như đưa Việt Nam vào vấn đề cấm vận hay áp dụng các biện pháp chế tài thì không có. Thành ra CSVN, bản chất của họ lì lợm, họ không ái ngại bất cứ một cái áp lực nào mà nó không tạo nên những cái kết quả cụ thể, do đó họ coi thường chuyện đó."



“Những nhà đấu tranh dân chủ, những người đấu tranh về nhân quyền, lại là những con tin và những nhân tố, để cho họ dùng trong chánh sách đối ngoại của họ. Trước khi đi vào WTO, cộng sản cũng đã thả ra một số người tranh đấu nhân quyền, để được vào WTO. Đây là giai đoạn mà họ đang còn muốn vào TPP, mà muốn vào TPP thì một trong những yếu tố là vấn đề nhân quyền phải được giải quyết. Tôi nghĩ rằng đây cũng sẽ là một phương tiện để cho họ có những cái trao đổi để vào TPP cuối năm 2014”.



“Việc làm của nhà cầm quyền CSVN thì lúc nào họ cũng có những tính toán chính trị rất là kỹ lưỡng. Lúc nào họ cũng muốn lấn tới, nghĩa là họ đàn áp một cách khốc liệt, hơn mức dự trù, rồi khi mà có sự lên tiếng của quốc tế, đặc biệt là sự lên tiếng thương lượng của Hoa Kỳ, thì họ sẽ sẵn sàng lùi một bước để chứng tỏ thiện chí, để đạt được mục tiêu họ đặt ra”.



“Đối với CSVN, thì họ cho rằng những người được Hoa Kỳ đào tạo là những người mà có thể mang ảnh hưởng Hoa Kỳ vào Việt Nam. Như vậy để chứng tỏ cái ý hướng là không chạy theo Hoa Kỳ, theo lời yêu cầu của Trung Cộng, thì nhà cầm quyền CSVN cố tình gây khó khăn cho những người được Hoa Kỳ ủng hộ”.



“LS Lê Quốc Quân hôm đó sức khoẻ rất yếu nhưng vẫn đứng thẳng người để trả lời tất cả những câu hỏi của nhà nước cộng sản Việt Nam và không chấp nhận tất cả kết án của nhà nước CSVN. Đây là một tinh thần rất bất khuất. Chúng ta cần phải hỗ trợ mạnh mẽ, không những cho cá nhân LS Lê Quốc Quân mà cho tất cả những nhà tranh đấu ở trong nuớc”.



“Nhà Cầm quyền CSVN vẫn còn xem Trung Cộng là một thứ quyền lực bảo hộ cho vị thế chính trị của đảng CSVN cho nên họ chưa có sự chọn lựa nào khác hơn. Đối với Hoa Kỳ, nhà cầm quyền CS tại VN cũng thừa hiều là Hoa Kỳ không bao giờ xem CSVN là một đồng minh, mà chỉ là một đối tác chiến lược mà thôi."



“Hoa Kỳ cũng sẽ có những cái tương nhượng về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam. Tôi nghĩ, Hoa Kỳ, trong cái nhu cầu chiến lược của họ và trong sách lược đối ngoại của Việt Nam, thì Việt Nam sẽ vào TPP trong thời gian sắp tới."



“Nếu cộng đồng Việt Nam mà tích cực hỗ trợ phối hợp cùng đồng bào trong nước thì chắc chắn trong năm 2014, 2015 Việt Nam sẽ có những biến chuyển thuận lợi cho công cuộc đấu tranh”.

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List