Vụ xử
Trương Duy Nhất : Pháp kêu gọi
Việt Nam tôn trọng nhân quyền
Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ngày 04/03/2014 ở Đà Nẳng.
REUTERS/Van Son/VNA/Handout via Reuters
Thanh Phương
Bộ
Ngoại giao Pháp chỉ trích Việt
Nam về vụ kết
án hai năm tù blogger Trương
Duy Nhất và kêu gọi Hà Nội
tôn trọng những cam kết
về nhân quyền. Hôm qua, 05/03/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Pháp Romain Nadal tuyên bố
«
lấy làm tiếc » về
việc toà án Đà Nẵng ngày 04/03 vừa
qua kết án 2 năm tù
blogger Trương Duy Nhất với
tội danh « lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước ».
Bị bắt vào tháng
05/2013, nhà báo-blogger Trương Duy Nhất đã lãnh án tù vì những bài viết chỉ trích chế độ đăng trên trang
blog của ông.
Nhân vụ này, phát ngôn
viên bộ Ngoại giao Pháp nhắc lại là Paris vẫn rất coi trọng quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, kể cả trên mạng Internet, theo
đúng tinh thần của bản Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền. Ông Romain Nadal
nhấn mạnh : « Các quyền này được bảo đảm trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, đã ký kết tham gia ».
Vào đầu tháng hai vừa qua, tại phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát về tình hình nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện nhiều quốc gia đã lên án Việt Nam sách nhiễu và cầm tù nhiều người chỉ trích chế độ.
Ngày 04/03, ngay sau phiên xử blogger Trương Duy Nhất, đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo
bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » về việc kết án tù blogger
này, và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ một cách ôn hòa chính
kiến của họ.
Các tổ chức nhân quyền như Phóng viên không
biên giới, Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng đã phản đốì vụ xử blogger Trương Duy Nhất.
Một blogger khác cũng
đang chờ ngày ra tòa đó là ông Phạm Viết Đào, bị bắt ngày 13/06 cũng với cáo buộc « xâm phạm lợi ích Nhà nước ». Theo một nguồn tin từ Việt Nam, blogger Nguyễn Văn Đào sẽ được đưa ra xử sơ thẩm ngày 19/03 tới.
Sao quan chức không
được ở nhà to?
Nguyễn Quảng
Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc
Cập nhật: 11:08 GMT - thứ hai, 3 tháng 3, 2014
Biệt dinh của cựu Chánh thanh tra nhà nước Trần Văn Truyền đang
gây xôn xao dư luận.
Báo chí đang công kích
một ngôi nhà to của một cựu quan chức to, không phải bây giờ, mà trước đây, thi
thoảng tôi đọc báo cũng thấy vài bài công kích một ngôi nhà to của chủ tịch,
hay bí thư.
Tóm lại, với tâm lí của đa số nhân dân, quan chức phải nghèo và
không được ở nhà to.
Các bài liên quan
- Ông Trần
Văn Truyền 'sẵn sàng' giải thích
- Tranh cãi
về tư dinh ông Trần Văn Truyền
- Đồ gỗ và rừng,
so sánh Anh - Việt
Chủ đề liên quan
Nhưng nhà doanh nghiệp buôn bán thì không nằm trong diện công
kích, họ có thể sở hữu một đống nhà, lái xe xịn nhất, và vô khối người giúp
việc, nhưng quan chức thì không được.
Tâm lí ghét quan có lẽ đã có cả ngàn năm, bất kì anh quan nào
cũng bị mặc định ăn bẩn, khoác lác, khệnh cỡm, và thiếu thông minh.
Hãy xem chuyện Trạng Quỳnh chơi xỏ quan bằng những đòn hiểm kiểu
dân gian, anh ba Giai hay Tú Xuất trong Nam kỳ cũng có những kiểu tương tự, mục
tiêu của họ là thỏa mãn sự đố kị với người giàu hơn. Với họ, giàu mặc định là
xấu xa.
Thời bao cấp, quan chức cũng không được coi trọng nhiều lắm, tôi
còn nhớ bài vè :
“Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe.”
'Đâu có thể nghèo
mãi?'
"Nếu công kích các quan
chức giàu, thì đó là một sự lãng phí, đồng tiền, dù tham ô mà có, nếu vẫn ở
Việt nam và sinh lời, tạo thêm công ăn việc làm, kích cầu cho xã hội thì cần
được cổ vũ, hơn là chỉ trích để tạo tiền lệ xấu để các quan chức mua vàng hay đổi
đô gửi ngân hàng nước ngoài, chứ không dám đầu tư hay ăn tiêu trong nước"
Lãnh tụ của Việt nam thời đó là Hồ Chí Minh, ông cũng được cho
là người giản dị, đi dép cao su cắt ra từ lốp xe, mặc bộ bà ba hay ka ki cũ, ăn
cơm với cà muối, và ở nhà sàn, một lãnh tụ lí tưởng cho người nghèo, hoàn toàn
không xa hoa. Và ngay cả khi chết đi, ông vẫn được cho là không có tài sản gì.
Nhưng Việt nam đâu có nghèo mãi, phải dần dần giàu hơn chứ? Cà
muối đâu phải món ăn xuyên thế kỉ?
Tôi cũng nhớ một án tử hình cho anh cục trưởng cục quân nhu thời
ông Hồ mới nắm quyền, anh bị tử hình, vụ việc khởi động là do anh tổ chức một
đám cưới quá xa hoa được tả lại như sau:
“Trên những dãy bàn dài tít tắp (bày tiệc cưới) xếp kín chim
quay, gà tần, vây bóng, giò chả, nấm hương, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy
tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng, hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa
lên, ban nhạc “Cảnh Thân” được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt” ….
Anh bị tử hình, chết có lẽ không nhắm được mắt, vì một đám cưới
kiểu đó thì ở thời điểm hiện tại, đâu cũng có. Và anh chết, do dám ăn tiêu “xa
hoa” khi dân còn nghèo. Tất nhiên, anh bị khép tội tham nhũng sau đó với một
phiên tòa đầy cảm tính.
Cái lý dân còn nghèo thực sự tôi nghe ở khắp, mà quả thế thật,
rất nhiều dân còn nghèo.
Vấn đề là, dân nghèo và nhà to của quan liệu có liên quan đến
nhau không?
Nếu công kích các quan chức giàu, thì đó là một sự lãng phí,
đồng tiền, dù tham ô mà có, nếu vẫn ở Việt nam và sinh lời, tạo thêm công ăn
việc làm, kích cầu cho xã hội thì cần được cổ vũ, hơn là chỉ trích để tạo tiền
lệ xấu để các quan chức mua vàng hay đổi đô gửi ngân hàng nước ngoài, chứ không
dám đầu tư hay ăn tiêu trong nước.
'Quan nghèo là vô
dụng'
"Nếu quan chức mà
nghèo, thì mới làm tôi ngạc nhiên, quan nghèo, tôi mặc định là người vô dụng,
vì muốn nghèo, làm dân là đủ nghèo rồi. Và các quan sẽ dạy dân cách làm giàu
thế nào, trong khi chính anh ta đang nghèo hoặc phải giả vờ nghèo như con ếch
trong ruộng thuốc sâu"
Tôi biết, ở Trung quốc, và thậm chí Việt nam, các quan chức về
hưu hay đương chức, họ bê tiền ra nước ngoài, mua nhà và đầu tư bên đó, họ
hiểu, nếu làm như vậy ở trong nước, họ sẽ bị công kích, giống cái cách ông
Truyền đang bị cùng cái nhà to của ông.
Nhưng thực sự, nhà của ông Truyền to nhưng chưa chắc đã có giá,
nếu bán cả nhà cả đất, ông chỉ mua được cái giường hoàng gia của đại gia Lê Ân
hay không đến một zerô mét vuông đất phố cổ Hà nội hay quận nhất Sài gòn.
Lý của nhân dân cũng rất hợp lý, họ nhìn vào lương tháng của
ông, và khẳng định, với mức lương đó, ông không thể xây được cái nhà to như
thế!
Nhưng ai cũng biết, quan chức không ai sống bằng lương, nếu bạn
là quan chức, bạn có thể khẳng định giúp tôi điều này. Rất nhiều nhân viên làm
việc ở các bộ ngành lái ô tô riêng đi làm, nếu chỉ trông vào lương, tất nhiên
họ không thể mua những chiếc xe tiền tỷ như vậy.
Làm quan to, chỉ cần một thông tin sớm về cổ phiếu, hay một dự
án về con đường mới mở v.v…, thì quan chức có thể bổ sung thêm vài hàng số không
vào tài khoản mà không cần đến lương hay nhận hối lộ.
Tôi tin rằng, ở một chức vị cao, chỉ cần nhìn món đồ nào đó hơi
lâu, thì khi về nhà, món đồ đó đã ở nhà rồi, do các đàn em cung tiến.
Vậy quy ra tiền lương chỉ là trò cười, đã làm được đến chức quan,
thì thiếu gì mánh kiếm tiền, nếu quan chức mà nghèo, thì mới làm tôi ngạc
nhiên, quan nghèo, tôi mặc định là người vô dụng, vì muốn nghèo, làm dân là đủ
nghèo rồi.
Và các quan sẽ dạy dân cách làm giàu thế nào, trong khi chính
anh ta đang nghèo hoặc phải giả vờ nghèo như con ếch trong ruộng thuốc sâu?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền