Friday, March 21, 2014

17 nhân chứng gặp gỡ các sứ quán tại Hà Nội

17 nhân chứng gặp gỡ các sứ quán tại Hà Nội 
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok


Tham tán Đại sứ quán Đức thăm bà con Phật giáo Hoà Hảo và những người đang đòi tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng tại nhà thờ Thái Hà sáng 19.3 Facebook Lê Phương

Một nhóm 17 người gồm tín đồ Phật giáo Hòa hảo và những nạn nhân cùng vụ với bà Bùi Minh Hằng đã có mặt tại Hà Nội từ bốn ngày qua với mục đích gặp mặt đại diện các đại sứ quán
ngoại quốc để tố cáo công an Lâp Vò giam người trái phép cũng như chính quyền đang đàn áp Phật giáo Hòa Hảo một cách có hệ thống. Mặc Lâm tường trình thêm chi tiết.

Tố cáo đàn áp, đánh đập và bắt dân vô cớ

Vào ngày 16 tháng 3 vừa qua sau ba ngày hành trình từ huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp nhóm 17 người bạn và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã tới Hà Nội tạm trú tại nhà thờ Thái Hà chờ gặp gỡ đại diện các đại sứ quán Đức, Mỹ, Úc và Na Uy như đã sắp xếp từ trước.

Nhóm bạn này gồm một số người từng bị bắt trong ngày 11 tháng 2 chung với bà Bùi Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và blogger Nguyễn Thị Thúy Quỳnh. Họ có hai mục đích trong chuyến đi này thứ nhất là tố cáo sự giam giữ bất hợp pháp, công an hành hung người bất đồng chính kiến bằng cách đội lốt côn đồ và thứ hai là đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa Hảo một cách hệ thống.

Ông Lưu Trọng Kiệt, một người trong nhóm  cho chúng tôi biết:
- Trước mắt tụi tôi ra Hà Nội để gặp các tòa đại sứ yêu cầu họ can thiệp cái vụ 11 tháng 2 cho Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Nhà cầm quyền họ bắt người trái phép giam giữ tới hôm nay nhưng không nghe họ nói gì tới trong khi gia đình các nạn nhân đó đã gửi đơn lên các nơi có thẩm quyền để giải quyết nhưng họ không giải quyết buộc lòng chúng tôi phải nhờ tới thế giới truyền thông và các giới khác can thiệp cho chúng tôi.
Anh Huỳnh Minh Trí, một nạn nhân trong vụ đàn áp này cho biết thêm:
- Chúng tôi ra là để đi nộp đơn kêu oan cho chị Minh Hằng, anh Minh chúng tôi cũng tố cáo rằng chúng tôi bị đánh đập bị chặn đường bị cướp bóc tài sản. Một điều nữa là chúng tôi muốn gặp công luận thế giới, các nước để tố cáo những hành động của đảng cộng sản ngày nay họ dùng những côn đồ nhưng thực chất họ là những an ninh những công an Việt Nam cởi áo ra thôi. Sau khi họ đánh đập chúng tôi thì họ bắt về trại giam Lấp Vò thì toàn là những gương mặt đó không họ là những công an và an ninh.

Riêng ông Tô Văn Mãnh một tù nhân lương tâm vì tranh đấu cho tự do tôn giáo cho biết mục đích chuyến đi này:
- Đi nguyên đoàn 17 người để gặp đại sứ quán ngoại quốc đề mình trình bày cho người ta nắm bắt tình hình Việt Nam sau khi ngồi vào cái ghế nhân quyền rồi nhưng vẫn đàn áp một cách dã man hơn lúc chưa vô ngồi ghế nhân quyền nữa.
Anh Huỳnh Minh Trí kể lại việc nhóm này gặp gỡ Tham tán của tòa đại sứ Đức tại Hà Nội vào hôm qua
- Hồi 8 giờ sáng hôm qua chúng tôi đã gặp ông Tham tán của đại sứ quán Đức vì không có thời gian họ giới hạn chúng tôi làm việc tới 10 giờ 45 thì kết thúc. Họ muốn nghe chúng tôi tường thuật lại nhưng chuyện đánh đập, chặn đường vì chúng tôi là nhân chứng sống và họ cũng muốn tìm hiểu vấn đề đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vì họ không hình dung ra được. Ngày nay có hai tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm và anh Bửu đã trình bày một cách rành mạch. Chúng tôi lật mặt nạ họ vì hiện nay họ đang dùng côn đồ.

Ông Lưu Trọng Kiệt cho biết thêm chi tiết về cuộc gặp này:
- Chúng tôi xoáy vô hai trường hợp một là đàn áp, đánh đập người dân vô cớ. Hành hung và đàn áp nhưng 4 người đấu tranh dân chủ. Đàn áp tôn giáo. Khi nghe chúng tôi trình bày thì ông Than tán của đại sứ quán Đức họ cũng ghi nhận và hỏi chi tiết. Một mặt gặp trực tiếp ngày hôm qua và trình bày tụi tôi cũng đã gửi văn bản từ tiếng Việt dịch sang tiếng Đức cho họ và họ đã tiếp nhận những bộ hồ sơ đó rồi.
Khi được hỏi nhóm bạn tới Hà Nội và được nhà thờ Thái Hà tiếp đãi ra sao anh Trí cho biết:
- Các cha ở nhà thờ Thái Hà thì rất niềm nở khi tôi ra tời thì họ cám ơn tôi rất nhiều vì đã đưa tất cả mọi người ra tới đây. Cũng có một số anh em hỗ trợ như bên “bầu bí tương thân”. Một số anh em dân chủ ở miền Trung, miền Bắc họ tới chào đón chúng tôi rất niềm nở và anh em dân chủ miền Trung và miền Nam cũng vậy họ hỗ trợ chúng tôi bằng mặt thông tin.

Cũng theo anh Trí kể lại sáng hôm qua trước khi Tham tán Đức tới thì công an đã điều động hai xe chở đầy công an sắc phục tới trước cổng nhà thờ nhưng họ không vào chỉ đứng rải rác trước cổng như đang làm công tác điều hành giao thông và vì vậy không có sự đàn áp nào xảy ra.
Vào lúc 2 giờ chiều ngày hôm nay 20 tháng 3 năm 2014 một phái đoàn đại diện của EU, Hoa Kỳ, New Zealand và Na Uy đã tới nhà thờ Thái Hà để làm việc với nhóm này. Một người trong nhóm cho biết:
- Hiện nay có phái đoàn Liên Minh Châu Âu, New Zealand Mỹ Na Uy họ tới lúc hai giờ và chúng tôi đang làm việc với họ. Có 17 nhân chứng và một số anh em dân chủ ở Hà Nội và anh em dân chủ ở miền Trung.

Sau buổi kiểm điểm nhân quyền tại Ủy ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Việt Nam đã có những hoạt động làm cho thế giới rất quan tâm khi liên tục hành hung những người đấu tranh cho nhân quyền cũng như tự do tôn giáo.

Nhóm 17 người có mặt tại Hà Nội hôm nay để tố cáo và kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của các đại sứ quán ngoại quốc là một cách tranh đấu hiệu quả và tùy vào sự chứng minh của họ mà các nước sẽ có những hành động thích hợp hơn.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/17-witnes-mee-for-emb-03202014054752.html



Truyền hình Na-Uy phỏng vấn bà Trần Thị Nga
FB Nguyễn Lân Thắng

Chuyến viếng thăm của Thái Tử Na Uy và phái đoàn nhằm gia tăng thương mại giữa hai nước.

Có những câu chuyện mà nhà nước Việt Nam không tiện kể cho khách như trường hợp của bà Trần Thị Nga, mẹ của hai cháu nhỏ mà nhóm phóng viên chúng tôi tìm cách tiếp xúc tại Hà Nội; và chúng tôi biết đời sống của bà có thể rơi vào tình huống nguy hiểm vì lên tiếng cho quyền làm người và dân chủ (phần trình bày của bà Trần Thị Nga bằng tiếng Việt).

Theo các tổ chức Nhân Quyền cho biết, bà Trần và rất nhiều người khác thường xuyên bị khủng bố, trù dập, quản chế tại gia, bắt bỏ tù... vì nói lên sự phê bình của mình đối với nhà nước độc đảng ở Việt Nam.
Xem đài truyền hình TV2 của Nauy phỏng vấn bà Trần Thị Nga
https://www.youtube.com/watch?v=RoTVj4ze2pM

Bên lề:
Trước chuyến viếng thăm Việt Nam của phái đoàn Thái Tử Na Uy, bà con người Việt tại Na Uy đã có Kiến Nghị Thư trình bày về hiện trạng tại Việt Nam và yêu cầu phái đoàn nên đặt vấn đề Quyền Làm Người và Sinh Hoạt Dân Chủ trong các buổi đối thoại.

Theo yêu cầu của Thái Tử Na Uy, vị cố vấn đã phúc đáp Kiến Nghị Thư với nội dung: Na Uy luôn quan tâm đến Quyền Làm Người, và chuyến đi này sẽ đặt vấn đề Quyền Làm Người tại Việt Nam trong các buổi đối thoại.

Đài Truyền Hình Quốc Gia Na Uy (NRK) có phỏng vấn Thái Tử Na Uy và Thứ Trưởng Ngoại Giao Na Uy về thái độ của đại diện Việt Nam khi Na Uy đặt những vấn đề như Quyền Làm Người và Dân Chủ dựa vào những giá trị của Na Uy (http://www.nrk.no/verden/_-onsker-apnere-samfunn-1.11615274).

Thái Tử Na Uy và Thứ Trưởng Ngoại Giao Na Uy cho biết là đã nêu những vấn đề này trong buổi đối thoại với giới chức nhà nước Việt Nam. Đặc biệt Na Uy mong ước một xã hội cởi mở hơn ở Việt Nam!

Một điểm cần lưu ý: Chính phủ Na Uy đã thay đổi sau lần bầu cử Quốc Hội mùa thu năm 2013 vừa qua. Lập trường của Na Uy về Quyền Làm Người và một xã hội nghiêng về dân chủ càng được quan tâm hơn!

Nguồn: https://www.facebook.com/nkmh2011



Cà phê nhân quyền lần II
An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-03-20


Chủ quán cà phê đóng khu vực có phòng rộng viện ly do sửa chữa nên những người tham dự phải ngồi rải rác ở ngoài hành lang tuy nhiên buổi họp Cà phê Nhân quyền lần 2 vẫn tiến hành tốt đẹp (ngày 20/03/2014)
Danluan.org
 Nghe bài này
Buổi thảo luận về chủ đề quyền tự do đi lại của công dân Việt Nam lần II do Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức tại Joma Bakery Coffee - 22 Lý Quốc Sư - quận Hoàn Kiếm  - Hà Nội vào lúc 9h 30 sáng hôm nay, thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2014 với khoảng 30 người.
Hành xử tùy tiện của an ninh và công an
Chính quyền Việt Nam tham gia ký kết ngày càng nhiều các văn bản quốc tế về quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa với Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế. Trong đó Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, nhưng vẫn tiếp tục gia tăng vi phạm các quyền căn bản của công dân như quyền tự do đi lại.

Trong năm 2013 và đầu 2014 có nhiều nhà bất đồng chính kiến, blogger, facebooker bị cấm xuất cảnh với cùng một lý do mà phía công an xuất nhập cảnh nói với họ “vì an ninh quốc gia”. Cho đến nay, các công dân bị cấm xuất cảnh một cách tuỳ tiện vẫn chưa nhận được lời giải thích hợp lý, đúng thủ tục pháp luật bằng văn bản, vì thế nhóm mạng lưới Blogger Việt Nam đã có tổ chức buổi thảo luận về “quyền tự do đi lại của công dân” lần I tại Sài Gòn vào đầu tháng 3 năm 2014 cùng với các nhà báo nước ngòai, khi đó mạng lưới Blogger thông qua phương tiện truyền thông facebook và website có mời Phòng Bảo vệ Chính trị (PA67) và Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (PA72) tham gia hội thảo, nhưng phía chính quyền đã không hồi đáp và tham dự.
Thì nó bắt nguồn từ cái việc hành xử bên phía an ninh Việt Nam là càng ngày người ta càng hành xử tùy tiện, và vi phạm nhân quyền và cụ thể là vi phạm cái quyền tự do đi lại của người dân.
Blogger Paulo Thành Nguyễn

Cuộc thảo luận "Công dân bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh nhìn từ quan điểm Quốc tế" lần II này, mạng lưới Blogger vẫn tiếp tục mời Đại diện Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (PA72) công khai trên nhiều trang mạng xã hội tham dự cùng với Đại diện các đại sứ quán tại Hà Nội.

Buổi thảo luận sáng hôm nay gồm có các blogger như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Paulo Thành Nguyễn thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Facebooker Gió Lang Thang, Đại diện nhóm Con đường Việt Nam Bạch Hồng Quyền, TS Nguyễn Quang A, Giáo sư Chu Hảo... và có đại diện các đại sứ quán Đức, Úc, đại sứ quán Thụy Điển, liên minh Châu Âu…Blogger Paulo Thành Nguyễn cho biết lý do mọi người cùng ngồi với nhau tại buổi thảo luận:

Khoảng 30 người đã có mặt tại buổi thảo luận. Thành phần tham dự gồm có đại diện các sứ quán Đức, Úc, liên minh Châu Âu, TS Nguyễn Quang A, giáo sư Chu Hảo, ông Nguyễn Hoàng Đức... và các blogger thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam.(ngày 20/03/2014)
“Thì nó bắt nguồn từ cái việc hành xử bên phía an ninh Việt Nam là càng ngày người ta càng hành xử tùy tiện, và vi phạm nhân quyền và cụ thể là vi phạm cái quyền tự do đi lại của người dân. Kể từ sau khi mà nhóm tuyên bố 258 mở rộng hoạt động phạm vi quốc tế thì tố cáo cái ...vi phạm của chính phủ Việt Nam với quốc tế thì họ bắt đầu lo sợ và cái phản ứng của họ là cấm tất cả những người mà họ cho rằng có thể đi nước ngoài mà họ cấm hết với một lí do chung đó là lí do vì lí do an ninh quốc gia, và một lí do mơ hồ như vậy nên nó cấm hàng loạt, tính đến thời điểm này thì có khoảng vài trăm người đã bị cấm xuất cảnh một cách tùy tiện như vậy.”
Tìm hiểu nhân quyền trên thế giới
Blogger Thành Nguyễn cho biết có một điều thú vị trong những người tham dự:
Đại sứ quán người ta mới trả lời là: ở đất nước họ và nói chung là ở những cái nước văn minh đó là người dân có quyền tự do ngôn luận và không bị giới hạn trong vấn đề chính trị...
Blogger Thành Nguyễn

“Đó là có những cái bạn mà gọi là cái bạn phản biện thuộc nhà nước, cái nhóm mà gọi là nhóm phản biện thuộc nhà nước thì là các bạn mặc nguyên cái áo cờ đỏ sao vàng tới, các bạn cũng đặt câu hỏi cho lãnh sự quán, cho Đại sự quán, thì các bạn đặt câu hỏi là người dân có quyền xúc phạm đến nhân phẩm người khác hay không? rồi sau đó lãnh sự quán người ta cũng trả lời về cái quyền tự do ngôn luận tuy nó hơi lạc đề nhưng mình vẫn để cho cái việc đó diễn ra; thì các bạn nói rằng là: nếu mà dùng quyền tự do ngôn luân mà ảnh hưởng đến nhà nước; nói chung là nói theo một cái cách rất là nhà nước là dùng quyền tự do ngôn luận ảnh hưởng đến các lợi ích của nhà nước, thì bên Đại sứ quán người ta mới trả lời là: ở đất nước họ và nói chung là ở những cái nước văn minh đó là người dân có quyền tự do ngôn luận và không bị giới hạn trong vấn đề chính trị, thì Đại sứ quán trả lời rất là dứt khoát như vây, thì các bạn không còn biết nói gì thì đi xuống. ”
Bạn trẻ Lê Hoàng, thành viên nhóm No-U cũng bị cấm xuất cảnh, sáng nay tham dự buổi cà phê nhân quyền cho chúng tôi biết :

“Hôm nay em có tham gia buổi cà phê thảo luận về việc xuất nhập cảnh, quyền đi lại của công dân bị ngăn cản các thứ, em là thành viên nhóm No-U phản đối Trung Quốc đường lưỡi bò lấn chiếm Biển Đông, trong đó 2 năm vừa rồi em có tham gia cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc lấn biển. Cách đây 1, 2 tháng em có đi cửa khẩu Tuyên Quang, giấy thông hành đi trong một ngày, họ chặn họ không cho, cả đòan đi qua được riêng em bị chặn lại, họ nói vấn đề an ninh Anh không thể qua cửa khẩu, trong đó giấy thông hành của tôi đi được từ sáng đến tối trở về Việt Nam được, tôi nghĩ qua gần thôi, nhưng mà họ ngăn chặn.”

Họ (đại sứ quán) trả lời là những cái đối tượng mà để mà áp dụng cái luật vì lí do an ninh để mà cấm xuất cảnh thì thường là phạm pháp rất là nghiêm trọng và cái tội ác đó được tòa án xử qua; và cái cấm đó đi kèm theo rất nhiều mục một người đã phạm tội, còn VN thì là những người cấm không kèm theo bất cứ một tội danh nào mà bị cấm, đó là một cái bất cập ở VN

Blogger Thành

...Họ (đại sứ quán) trả lời là những cái đối tượng mà để mà áp dụng cái luật vì lí do an ninh để mà cấm xuất cảnh thì thường là phạm pháp rất là nghiêm trọng và cái tội ác đó được tòa án xử qua; và cái cấm đó đi kèm theo rất nhiều mục một người đã phạm tội, còn VN thì là những người cấm không kèm theo bất cứ một tội danh nào mà bị cấm, đó là một cái bất cập ở VNBlogger Thành
Theo Blogger Paulo Thành Nguyễn cho biết có một tình huống gây khó khăn cho buổi hội thảo là người chủ quán không cho sử dụng khoảng không gian rộng:
“Chủ quán người ta đóng cái cửa cái khu vực để mà có thể ngồi được đông người thì người ta đóng cái khu vực đó lại và người ta nói là sửa chữa, nên buộc lòng những người tham dự phải ngồi rải rác ở ngoài hành lang, và cái sự cản trở đó nó cũng không ảnh hưởng nhiều mà ngược lại nó khiến nhiều người nhận ra được vấn đề hơn.”
Trong buổi thảo luận, các công dân Việt Nam bị cấm xuất cảnh có đặt câu hỏi với Đại diện của các Đại sứ quán tại Hà Nội. Ở các quốc gia tự do có bị cấm xuất cảnh như ở Việt Nam hay không? Và người công dân đó như thế nào mới bị cấm xuất cảnh, Blogger Thành cho biết các đại diện Đại sứ quán trả lời:
“Thì họ trả lời là những cái đối tượng mà để mà áp dụng cái luật vì lí do an ninh để mà cấm xuất cảnh thì thường là phạm pháp rất là nghiêm trọng và cái tội ác đó được tòa án xử qua; và cái cấm đó đi kèm theo rất nhiều mục một người đã phạm tội, còn Việt Nam thì là những người cấm không kèm theo bất cứ một tội danh nào mà bị cấm, đó là một cái bất cập ở Việt Nam.”
Blogger Thành Nguyễn cho biết tiếp những người đại diện cho các Đại sứ quán, lãnh sự quán ghi nhận rất tích cực buổi hội thảo nhân quyền hôm nay và lên tiếng, sẽ chất vấn chính phủ Việt Nam về vấn đề này.
Bạn trẻ Lê Hoàng cho rằng cần có nhiều những buổi hội thảo về nhân quyền công khai thì rất giúp ích cho những người công dân Việt Nam:

“Em nghĩ là những buổi như thế này, càng nhiều càng tốt để cho mọi người hiểu thêm về nhân quyền, quyền đi đứng, căn bản quyền của con người, con người là phải được như thế nào với một xã hội dân chủ, em nghĩ cần những buổi này nhiều hơn.”

Sau khi kết thúc buổi hội thảo, trên đường chạy xe máy về nhà bạn trẻ Trịnh Tuấn Anh (Facebooker Gió Lang Thang) đã bị 3 người hành hung không biết lý do, không biết họ là ai:

“Em vừa đi dự hội thảo về thì bị bọn nó chặn đánh dọc đường, đang đi dọc đường, họ đạp xe máy té, xe máy ngã xuống, họ lao vào đánh rồi chạy luôn, và em bây giờ đang đau lắm”

Cuộc gặp gặp gỡ, thảo luận về nhân quyền công khai của các blogger, facebooker, các nhà bất đồng chính kiến với các đại diện Đại sứ quán ngay tại thủ đô Hà Nội là một tín hiệu tích cực cho những người dám thẳng thắn bày tỏ chính kiến của mình đối diện với chính quyền Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discu-hrig-at-cafe-03202014071625.html

RSF : Khi kết án Phạm Viết Đào, Việt Nam dấn sâu vào chế độ độc tài

Blogger Phạm Việt Đào tại toà án Hà Nội ngày 19/03/2014
@RSF
Thụy My
Trong thông cáo đề ngày 19/03/2014, Phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã tố cáo bản án 15 tháng tù dành cho blogger Phạm Viết Đào hôm qua vì « tạo ra một hình ảnh xấu về Đảng và Chính phủ » thông qua việc viết và đưa lên mạng 91 bài viết.

Ông Benjamin Ismail, phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên không biên giới tuyên bố : « Bản án mới này cho thấy sự sách nhiễu rõ rệt của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động trong lãnh vực thông tin. Chúng tôi đòi hỏi trả tự do ngay lập tức cho ông Phạm Viết Đào, bị án tù chỉ vì muốn thông tin cho đồng bào mình và chia sẻ quan điểm chính trị trên mạng ».

Ông Phạm Viết Đào bị công an Hà Nội bắt ngày 13/06/2013. Ông bị kết án theo điều 258 Luật Hình sự về việc « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ». Trước đó ông đã từng bị quấy nhiễu trong nhiều tháng trời. Phạm Viết Đào là người cuối cùng trong số các blogger bị bắt giam trong năm 2013 nay được đem ra xét xử.

Tháng 12/2012, ông Phạm Viết Đào tuyên bố mình « không hề vi phạm luật lệ về thông tin » với tư cách là « hội viên Hội Nhà văn và Hội Nhà báo Việt Nam ». Theo ông, « nếu Nhà nước cho phép thành lập các hội này, thì họ phải chịu trách nhiệm bảo vệ công việc của chúng tôi ».

Năm nay 62 tuổi, ông Phạm Viết Đào ngày càng viết nhiều bài chỉ trích chính phủ. Tốt nghiệp về văn chương ở Rumani, ông làm việc ở Bộ Văn hóa Thông tin với tư cách cán bộ thanh tra, đến tháng 6/2012 thì về hưu.
Blog của ông tại địa chỉ phamvietdao3.blogspot.com nhiều lần bị tấn công nhất là vào tháng 3/2013, rồi mở được trở lại, nhưng đến tháng 6/2013 thì đóng hẳn khi ông bị bắt.

Thông cáo của RSF nhắc lại, Việt Nam hiện đứng thứ 174/180 trong bảng xếp hạng về tự do báo chí trên thế giới của tổ chức này. Việt Nam cũng bị Phóng viên không biên giới coi là kẻ thù của internet do chính sách trấn áp các blogger và các nhà ly khai trên mạng.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140320-phong-vien-khong-bien-gioi-viet-nam-dan-sau-vao-doc-tai-voi-ban-an-cho-pham-viet-d

GS. Nguyễn Văn Tuấn: NỖI SỢ VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


Tôi nghĩ rất khó có một bức tranh chính xác về hiện trạng xã hội VN qua nghiên cứu KHXH định lượng. Lí do đơn giản là vì sợ và tính dối trá. Nỗi sợ làm cho người dân không dám nói lên sự thật, thậm chí sẵn sàng nói ngược lại điều mình tin. Thói dối trá làm cho người ta sẵn sàng vặn vẹo dữ liệu, báo cáo không thật, hay báo cáo có chọn lọc. Do đó, các nghiên cứu KHXH định lượng (như chỉ số hạnh phúc chẳng hạn) do người phương Tây thực hiện ở VN có thể chẳng có giá trị khoa học gì.

Thử bàn về nỗi sợ trước. Có lẽ do ảnh hưởng từ thời bao cấp và thể chế police state, nên người dân rất miễn cưỡng nói thật. Trong cái nhìn của họ [có thể sai], người đi thu thập dữ liệu là quan chức của Nhà nước. Mà, quan chức thì – vẫn theo cái nhìn của người dân -- họ có cái gì đó xa rời mình, cái gì đó bí ẩn, cái gì đó nguy hiểm. Đó là cái nhìn “họ” và “ta”. Họ và ta là hai thế giới khác. Họ là kẻ thống trị. Ta là kẻ bị trị. Đa số người dân sợ làm phật lòng kẻ thống trị. Ở một nước mà nói “lơ mơ” là dễ mang nhãn hiệu “phản động” hay “có vấn đề” thì nỗi sợ và sự cảnh giác của người dân lúc nào cũng ở trong đầu.

Từ cái nhìn đó, người dân rất dè dặt cung cấp thông tin thật hay nói lên suy nghĩ thật của mình. Chỉ cần hỏi “dạo này cuộc sống của gia đình ra sao” thì người dân chưa nghĩ đến câu trả lời mà nghĩ đến hệ quả của câu trả lời. Hệ quả là nếu câu trả lời xấu thì có thể sợ bị ghi vào “sổ đen”. Thành ra, dù cuộc sống rất cơ cực, nhưng họ vẫn vui vẻ trả lời “tốt”. Theo quan điểm của đảng (chưa nói đúng sai), cuộc sống tốt là công ơn của đảng và Nhà nước. Trả lời “tốt” như thế đảng sẽ vui, Nhà nước sẽ hài lòng, mà mình thì sẽ an toàn. Tôi nghĩ có lẽ đó là một trong những lời giải thích tại sao người VN dù rất nghèo khổ, nhưng kết quả điều tra xã hội cho thấy họ lại là người hạnh phúc nhất nhì thế giới.

Do đó, trong trường hợp này, số liệu là thật, kết quả cũng thật, nhưng nó không chính xác. Nói theo phương pháp luận của Tây là dữ liệu có độ reliability cao, nhưng độ accuracy thì rất tồi. Như vậy, kết quả nghiên cứu khoa học xã hội định lượng ở VN rất khó phản ảnh đúng bản chất vấn đề.

Nhưng nghiên cứu định tính (qualitative research) ở VN cũng có thể chẳng đi đến đâu. Bởi vì theo định nghĩa, nghiên cứu định tính là một cách để mô tả, giải mã, và diễn giải ý nghĩa của các hiện tượng xã hội, để biết sâu hơn nghiên cứu định lượng. Chính vì “biết sâu hơn” làm cho người tham gia cảm thấy nghi ngờ (không biết họ dùng trả lời và ý kiến của mình làm gì đây), nên họ càng không dám nói thật. Mà, có lẽ họ có lí do chính đáng để sợ, để quan tâm.

Mà, hình như ngành nhân văn học cũng chẳng khá mấy. Nói hơi xa một chút, vụ can thiệp vào luận văn của Nhã Thuyên là một ví dụ. Tôi nghĩ có thể xem luận văn là một nghiên cứu định tính về nhóm văn chương Mở Miệng. Nhóm Mở Miệng hiện hữu ở VN cho dù Nhà nước không công nhận họ. Một số tác phẩm của nhóm có lẽ không hợp gu của Nhà nước. Thành ra, khi có người làm luận văn về nhóm thì Nhà nước … nổi nóng. Từ nổi nóng dẫn đến những lời lẽ đao to búa lớn, kể cả có người tố cáo mạnh rằng nhóm này “mượn văn nghệ để làm ngọn cờ chính trị hòng lật đổ chế độ, thay đổi chế độ.” Trời! Một nhóm chỉ có 4-5 người, chỉ đam mê văn chương, mà lật đổ chế độ thì phải nói là tưởng tượng quá phong phú. Nhưng những cáo buộc nặng nề như thế từ những người trong giới “chính thống” làm chết tự do học thuật.

Người ngoài có thể nhìn vào trường hợp can thiệp đó để tự nhũ rằng: đừng có dính dáng vào những nhóm mà Nhà nước này không công nhận, không nên viết luận văn với những quan điểm và nhận định mà Nhà nước này không ưa. Thế thì cuối cùng nền học thuật sẽ bị lệch (bias), chẳng khác gì trong khoa học người ta chỉ công bố cái gì +ve mà không muốn công bố cái gì -ve. Khoa học như thế là nền khoa học chết. Tương tự, nền học thuật một chiều cũng là một nền học thuật què quặt. Einstein từng nói “Khi nói đến tự do học thuật, tôi hiểu đó là quyền đi tìm sự thật, công bố và giảng dạy những gì được cho là đúng. Quyền này ám chỉ một nghĩa vụ: không được dấu giếm bất cứ cái gì được công nhận là sự thật”.

Nguồn: FB Nguyễn Văn Tuấn.
‘Kleptocracy’ đã đến Việt Nam rồi chăng?

Dinh thự xa hoa của Tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor ở Mezhyhirya, Kiev.
Bùi Tín
20.03.2014
Vấn đề tên gọi một nước rất quan trọng. Mọi người, nhất là các sinh viên ngành Chính trị và Luật học, biết rõ điều đó.

Ở nước ta năm ngoái, khi bàn luận về Hiến pháp 2013, cũng rộ lên vấn đề nên gọi nước ta là gì? Nước Cộng hòa VN? Nước VN Cộng hòa? Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? Cuối cùng Quốc hội đã quyết định để nguyên tên cũ: nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nhưng như thế đã ổn chưa? Chính xác chưa?

Các nhà chính trị Cộng sản thời Stalin, Mao sáng tạo ra chế độ Dân chủ Nhân dân, rồi Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Marx - Lenin. Ở Bắc Âu có những nước được gọi là Nhà nước Phúc Lợi do có những chính sách chăm lo đến cuộc sống của con người từ khi trong bụng người mẹ, trong nôi, học vỡ lòng, lên trung học, đại học, khi đau ốm, khi thất nghiệp, góa bụa, khi nghỉ hưu, khi từ trần. Có nước tên gọi rất hay, rất đẹp, nhưng không thấy chút vẻ đẹp nào trong thực tế, ngược lại.

Những năm gần đây một số nhà xã hội học quốc tế đã dùng lại một số khái niệm xưa cũ để chỉ một số chế độ chính trị thời hiện tại. Ví dụ như khái niệm Kleptocracy được định nghĩa là chế độ , chính quyền tham nhũng tràn lan, rộng khắp, nặng nề.

Gần đây, từ Kleptocracy được dùng để chỉ các chế độ Saddam Hussein ở Irak, Bel Ali ở Tunisia, Muanmar Gaddafi ở Libya, Hosni Mubarak ở Ai Cập…nơi tệ nạn tham nhũng hoành hành rộng khắp và cực kỳ nghiêm trọng. Một số cơ quan truyền thông Việt ngữ như mạng Dân Làm Báo, hoặc báo Người Việt đã dịch từ này là chế độ ‘’ăn cắp‘’, «đạo tặc’’, hay Nhà nước «ăn cắp», Nhà nước «đạo tặc».

Ở Việt Nam đã có một số nhà bình luận lên tiếng báo động về nạn tham nhũng ’’tràn lan’’, ‘’dữ dội’’, ‘’khủng khiếp’’,’’ «một quốc nạn nội xâm», có sức tàn phá đất nước kinh hoàng, làm nhân dân mất niềm tin, và theo lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đang ‘’đe dọa đến sự tồn vong của chế độ’’.

Trên báo Người cao tuổi giữa tháng 2/2014 đã nêu lên nghi vấn về ‘’tài sản khủng’’ kèm theo ảnh biệt thự hoành tráng giữa vùng đất rộng của nguyên Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền ở tỉnh Bến Tre, tiếp theo là tin tức trước ngày nghỉ hưu ông Truyền đã vội ký một lèo hàng 30 quyết định thăng cấp và lên chức cho cán bộ cấp cao, vạch trần bộ mặt của một ông lớn ăn cắp quả tang, vì theo mức tiền lương, ông Truyền phải để hơn 40 năm không ăn tiêu gì mới tích lũy được số tiền để dựng lên ngôi nhà như thế.

Cũng báo Người cao tuổi trong số ra cuối tháng 2 đã nêu lên trường hợp Ngô Văn Khánh, phó Tổng thanh tra chính phủ, cũng ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp cao trước khi nghỉ hưu, kèm theo lời tố cáo ông ta có hàng chục tỷ đồng VN (tương đương với hàng triệu đôla) gửi trong các ngân hàng. Làm sao mà một viên chức cộng sản lại có nhiều đến thế, nếu không ăn cắp của dân ?
Rồi còn vụ thượng tướng quan chức số 2 ngành công an được biết nhận hối lộ nhiều lần, lần thì 20 tỷ đồng, lần thì nửa triệu đôla, lần thì 1 triệu đôla, khiến cho ngay những đảng viên CS cũng phải kêu lên: Ở đâu ra mà nhiều đôla đến thế! Không ăn cắp của ngân sách thì ở đâu?

Hai mươi năm trước nhà thơ Nguyễn Duy đã thét lên, từ gan ruột anh:

Xứ sở từ bi, sao thật lắm thứ ma
Ma quái, ma cô, ma tà, ma mãnh
Quỷ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài !
Xứ sở kỷ cương, sao thật lắm thứ vua
Vua mánh, vua lừa, vua chôm, vua chía
Vua không ngai, vua choai choai, vua nhỏ
Lãnh chúa sứ quân, san sát vùng cát cứ

Đến nay, số ma, số vua ấy, đội ngũ kẻ cắp, kẻ cướp có quyền lực ấy đã phát triển thành những bầy sâu nhung nhúc khắp nơi, cấu kết để bảo vệ nhau tha hồ bòn rút các nguồn viện trợ và đầu tư ODA và FDI.

Trên báo Pháp luật on line đầu tháng 2/2014 nhà bình luận Phạm Chí Dũng và nhà kinh tế Phạm Chi Lan đã nêu lên nguyên nhân của tham nhũng lan tràn là thiếu một cơ chế giám sát tài chính, thanh tra các khoản đầt tư và viện trợ, các cơ quan thu nhận, phân phối, điều hành kinh doanh , thanh toán các khoản tiền cực lớn ấy. Tổng Thanh tra chính phủ, ban Kiểm tra Trung ương đảng, Quốc hội do đảng CS kiểm soát được lệnh không động đến.

Đây chính là những đặc điểm của các chế độ «đạo tặc», các nhà nước «ăn cắp’’.

Theo phân tích về chế độ Kleptocracy, tâm lý các nhà cai trị loại này là tâm lý của «kẻ cắp, kẻ cướp’’, mục tiêu là ăn cắp hay ăn cướp tiền để tiêu xài, hưởng lạc, đua đòi theo kiểu trọc phú, trưởng giả học làm sang, đi tắt để có nhiều tiền, không coi trọng tài kinh bang tế thế, coi khinh người có tài kinh doanh lương thiện biết tôn trọng luật pháp. Họ không chọn trí thức có học thuật, theo nhân cách, khả năng sáng tạo, mà chọn những kẻ theo hình ảnh của chính họ, chuyên mua quan bán chức, mưu ma chước quỷ, mánh mung cửa hậu, tuyển lựa bọn cơ hội, thậm chí hợp tác liên minh với bọn xã hội đen, côn đồ, lưu manh, miễn là có lợi.

Nhiều học giả nêu lên một đặc điểm của chế độ Kleptocracy là nó tàn phá các giá trị văn hóa đạo đức- tôn giáo cố hữu. Theo báo Pháp le Figaro ngày 24/2/2014, các nhà báo nước ngoài đã sửng sốt khi vào xem dinh thự hoành tráng của nguyên tổng thống Ukraine Victor Yanukovitch. Đây là một kiến trúc xa hoa lộng lẫy nhưng cực kỳ phản văn hóa, phô trương một cách lố bịch, tố cáo chủ nhân của nó là một tay trọc phú vô học.

Tâm lý xã hội đòi hỏi công lý, lập luận rằng không có lý gì một tên trộm vặt, một tay móc túi ngoài chợ, một kẻ ăn cắp gà vịt, chó hay trâu bò ở nông thôn thì bị nguyền rủa, săn đuổi, đánh đập không nương tay, trong khi những tên đạo tặc ‘’sang trọng, danh giá» quyền cao chức trọng ăn cắp hàng chục, hàng trăm triệu đôla lại không bị trừng phạt nghiêm khắc tương xứng với mức độ tội ác ‘’ghê gớm, khủng khiếp’’ gấp trăm ngàn lần của chúng.

Ở Việt Nam ai đã tạo nên cái xã hội đồi trụy bệ rạc đầy kẻ cắp kiểu cleptocracy khá là điển hình như thế này. Xin mời các học giả, anh chị em bloggers tư do và các bạn trẻ sinh viên trường Luật, ngành xã hội nhân văn lên tiếng, góp thêm ý kiến.

http://www.voatiengviet.com/content/kleptocracy-den-vietnam-roi-chang/1874897.html



No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List