Đoàn đại diện dân sự độc lập Việt Nam tường
trình nhân quyền tại Brussels
Bài Chửi Mất Nước - Giọng
đọc: Cát Bụi
10 thành viên quốc gia của 2 tổ chức EU với 87
thành viên cá nhân tham dự
Dân Làm Báo - Sau khi buổi sinh
hoạt đầu tiên của chặng đường Brussels - Geneva với bà Annemie
Neyts-Uyttebroeck, Nghị viên châu Âu và bà Therese
Murdock thuộc Liên minh Dân chủ và Tự do châu Âu vào
ngày 28 tháng 1 năm 2014 (1), các đại diện của Mạng Lưới
Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Voice, No-U Việt Nam, Con Đường Việt Nam, Hội
Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt
Namđã có nhiều buổi làm việc khác nhau với nhiều tổ chức quốc tế vào
ngày hôm sau - 29 tháng 1, 2014 tại Brussels, Bỉ.
9am-10.30 am, tại trụ sở chính của Hội đồng Châu
âu - EU Council: Tổ chức một buổi
điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với Nhóm làm việc về
Nhân quyền và Nhóm làm việc về Châu Á và Châu Úc của Hội
đồng châu Âu.
Hai nhóm này là cơ chế
được thành lập bởi Hội đồng châu Âu vào năm 1987, gồm đại diện từ tất cả các
nước thành viên của Liên minh châu Âu. Tổng cộng có 10 thành viên quốc gia với
87 thành viên cá nhân tham dự buổi điều trần này của phái đoàn dân sự độc lập
của Việt Nam.
Bắt đầu cho buổi sinh
hoạt, 3 đại diện của đoàn Việt Nam có mặt tại Bỉ (các thành viên khác trên
đường đến Geneva để chuẩn bị cho UPR) đã trình bày tổng quát về tình hình nhân
quyền Việt Nam, xu hướng đàn áp của nhà nước Việt Nam đối với các quyền tự do
cơ bản của người dân. Đoàn cũng đã trình bày về sự phát triển của xã hội dân
sự, của truyền thông độc lập và hoạt động ngày càng mạnh mẽ về Nhân quyền tại
Việt Nam.
Sau phần trình bày, đoàn
Việt Nam đã nhận được khoảng 30 câu hỏi từ 10 nước thành viên bao gồm các lĩnh
vực nhân quyền, đặc biệt tập trung vào các quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam.
Cụ thể là Pháp hỏi về việc thay đổi Hiến Pháp có tạo không gian cho sự thay đổi
không? Hòa Lan hỏi về quyền của những người đồng tính. Ba Lan hỏi về các rủi ro
của phái đoàn có thể gặp sau khi trở về Việt Nam. Anh hỏi về tự do ngôn luận,
tự do internet và án tử hình. Đức hỏi về các hoạt động hậu UPR và đặc biệt đã
đánh giá cao cuộc gặp của phái đoàn trong nước với sứ quán Đức tại Hà Nội trước
thềm UPR vào tháng 1 vừa rồi. (2)
Tất cả phần trình bày,
câu hỏi, trả lời đã được thực hiện bằng tiếng Anh.
Sự tham dự của 10 nước
thành viên với hơn 80 người và những câu hỏi được đặt ra chứng tỏ Liên minh
châu Âu rất quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Chính vì
thế, thời gian buổi làm việc đã kéo dài hơn dự định 30 phút.
Bên cạnh Danlambao đưa
tin, tổ chức Frontline cũng cho Danlambao biết là họ cũng sẽ thực hiện một
phóng sự về buổi sinh hoạt này trên trang nhà của họ.
Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hội, ông Engelbert
Theuermann, chủ tịch Nhóm làm việc về Nhân quyền của Hội đồng Châu Âu, Đoan
Trang và ông Boguslaw Majewski, chủ tịch Nhóm làm việc về châu Á và châu Úc của
Hội đồng Châu Âu.
Ghi chú: Đây là một buổi điều trần "kín" - closed hearing cho nên nguyên tắc của BTC là không chụp hình bên trong hiện trường.
11am - 1 pm, tại văn
phòng của tổ chức Nhân quyền Frontline Defenders - Những người Bảo
vệ Tuyến đầu. Làm việc với Human Rights and Democracy Network (Mạng
lưới Dân chủ và Nhân quyền), chuyên vận động EU về dân chủ và nhân
quyền.
Các tổ chức tham dự gồm
có Liên đoàn Quốc tế Nhân Quyền (International
Federation for Human Rights - FIDH), Christian Solidarity Worldwide, Ân
xá Quốc tế (Amnesty International), Theo dõi Nhân quyền (Human
Rights Wathch), Tổ chức Những người Bảo vệ Tuyến đầu (Front
Line Defenders), BROT (Bread for the World).
Tương tự như những lần trước, các bạn đại diện đã trình bày các
hoạt động của phái đoàn trong cuộc vận động kéo dài 1 tháng qua. Xin được nói
thêm đây là những tổ chức, đặc biệt là HRW, FIDH, FLD đã luôn luôn quan tâm,
theo dõi và thông tin những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam rất nhanh chóng.
Các bạn đại diện của
VN chụp hình lưu niệm chung
với đại diện các NGOs
trước trụ sở của Front Line Defenders
Trong dịp này các bạn
đại diện đã thay mặt anh chị em blogger, các bạn hoạt động về nhân quyền ngỏ
lời cám ơn đến các tổ chức đồng thời có những trao đổi để gia tăng những nỗ lực
phối hợp chung trong tương lai.
Đây là một số các sinh
hoạt tại Bỉ trước khi các bạn Việt Nam đến Geneva, Thụy Sĩ và đã tổ chức thành
công Ngày Việt Nam (3) cũng như đang hoàn tất một số các chương trình
vận động khác tại Liên Hiệp Quốc.
__________________________
Ngày Việt Nam tại Geneva
Vietnam UPR - Trong lúc mọi người ở Việt Nam đang
chuẩn bị đón giao thừa, phái đoàn đã vừa tổ chức thành công sự kiện Ngày Việt
Nam tại Phòng họp XXIV trong khuôn viên trụ sở Liên Hiệp Quốc.
Sự kiện này được các
nhóm hội dân sự độc lập trong nước (VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt
Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính
trị và Tôn giáo Việt Nam) phối hợp cùng Tổ chức Ân
xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch,International Service for Human Rights và CIVICUS đứng ra tổ chức.
Đến dự sự kiện có Phái
bộ các nước Hoa Kỳ, Na Uy, Thụy Sĩ, Liên Hiệp Châu Âu cùng đại diện các tổ chức
quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva như Văn bút Quốc tế (PEN
International), HRW, ISHR...
Ngay sau sự kiện Ngày
Việt Nam, phái đoàn đã chia thành hai nhóm. Một nhóm tiếp xúc với Phái bộ Hoa
Kỳ, Hungary và Costa Rica (là một trong ba nước troika trong phiên UPR của Việt
Nam). Nhóm còn lại làm việc với Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và văn phòng
các Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của tổ chức này.
Chạnh
lòng mẹ anh hùng chúc tết chủ tịch nước
HRW : Cần
gây áp lực để Việt Nam tôn trọng các cam kết nhân quyền
Cảnh phát Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền ngày 5/05 ở công viên 30 Tháng 4, Sài Gòn
© Dan Lam Bao 2013
Thụy My
Theo Human Rights Watch hôm nay 31/01/2014, các thành viên Liên
Hiệp Quốc cần gây áp lực đối với Việt Nam để nước này cam kết cải thiện tình
trạng nhân quyền đang rất ảm đạm, tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân
quyền (UPR) diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ ngày 5/2 tới. Đây là tiến trình kiểm
điểm bốn năm một lần để đánh giá tình hình nhân quyền của từng quốc gia.
Các báo cáo của Human Rights Watch về thực tế tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 20/06/2013, cũng như báo cáo thường niên của tổ chức phi chính phủ này về Việt Nam công bố hôm 21/01/2014, đều kết luận rằng chính phủ Hà Nội tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, quyền của người lao động, quyền sử dụng đất và quyền được xét xử một cách công bằng.
Chính quyền bắt giam những người chỉ trích chính sách Nhà nước và các nhà hoạt động dân chủ, kể cả thành viên các tổ chức xã hội dân sự mới được thành lập.
Bà Juliette de Rivero, một nhân vật có trách nhiệm của HRW tuyên bố : « Chính phủ Việt Nam hứa hẹn rất nhiều về nhân quyền, nhưng thực hiện thì rất ít. Bây giờ là lúc để các quốc gia thành viên Liên
Hiệp Quốc nói rõ rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được, và gây áp lực để Hà Nội phải cải thiện đáng kể cách xử sự với người dân ».
Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 12/11/2013, và đã chấp nhận nghĩa vụ « duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền », theo như quy định trong nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
HRW nhắc lại, trong chiến dịch ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã cam kết tôn trọng các quyền con người thông qua việc thực hiện cụ thể Hiến pháp và các bộ luật đã có. Hôm 07/11/2013, Việt Nam đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn nhưng chưa phê chuẩn.
Theo HRW, các công dân Việt Nam kêu gọi cải cách đã bị trù dập thẳng thừng. Nhiều nhóm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền mới được thành lập như nhóm Kiến nghị 72, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đã công khai tố cáo việc leo thang trấn áp trong những năm qua.
Vào đầu tháng 12/2013, lực lượng an ninh đã giải tán thô bạo các cuộc tập họp ôn hòa tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền, trong lúc các nhà hoạt động cố gắng phân phát các bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước chống tra tấn. Tiếp theo là một loạt tấn công vào các blogger, các
nhà hoạt động dân chủ và dân oan khiếu kiện đất, đôi khi ngay tại nhà của họ. Chính phủ cũng ngăn trở các thành viên xã hội dân sự rời Việt Nam để đến Genève tham dự cuộc điều trần UPR.
Bà Juliette de Rivero khuyến cáo : « Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cần đứng bên cạnh các nhà hoạt động dũng cảm, dám thách thức chính quyền độc đảng để chấm dứt các vụ lạm dụng. Các chính phủ cũng nên công khai gây áp lực đối với Việt Nam để cùng với xã hội dân sự thực hiện những nghĩa vụ về nhân quyền, và cho phép người dân Việt đòi hỏi những thay đổi căn bản một cách ôn hòa ».
Liệu Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đến được Genève dự điều trần về nhân quyền?
Nhà bình luận Phạm Chí
Dũng.
DR
Thụy My
Nhận lời mời từ UN Watch, một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, nhà báo độc lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng dự kiến sẽ có chuyến đi Genève vào ngày 01/02/2014
từ sân bay Tân Sơn Nhất để tham dự một cuộc hội thảo về dân chủ và nhân quyền, bên cạnh cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền tại Việt Nam diễn ra tại Genève ngày 05/ 02/2014.
Được giới thiệu như một trong những diễn giả chính của cuộc hội thảo trên, bài tham luận của tiến sĩ Phạm Chí Dũng sẽ đặt vấn đề về “Vai trò của các NGO nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam”. Bài tham luận này là bức tranh phác thảo về hiện tình kinh tế - xã hội - chính trị ở Việt Nam cùng những tiền đề cho xã hội dân sự tại quốc gia này. Đồng thời nêu ra một số dự báo cho năm 2014 và xu hướng những năm sau đó, đặt vấn đề về sự cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người.
Ngày 29/01/2014, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã gửi văn thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện thường trực của Chính phủ Việt Nam tại Genève và đại sứ Việt Nam tại Bangkok, đề nghị hỗ trợ đầy đủ cho chuyến đi của TS Phạm Chí Dũng. Văn thư này cũng nêu rõ một trong những yêu cầu chủ yếu của cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền Việt Nam là sự tham gia của xã hội dân sự, và Liên Hiệp Quốc khuyến khích các nhóm dân sự và cá nhân Việt Nam tham dự cuộc kiểm điểm này.
Được biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam tạo thuận lợi cho chuyến đi Genève của tiến sĩ Phạm Chí Dũng.
Tuy nhiên, một câu hỏi thách đố đối với cá nhân tiến sĩ Phạm Chí Dũng và giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam nói chung là
liệu ông có được xuất cảnh theo lời mời của UN Watch đến Genève hay không.
Vào lần này, cũng đã xuất hiện tín hiệu “vận động” của cơ quan an ninh Sài Gòn đối với gia đình TS Phạm Chí Dũng về việc ông “không nên
đi Thụy Sĩ để tránh bị lợi dụng”. Đến ngày 31/01/2014
(mùng một tết), một nhân viên công an của phường 1, quận Tân Bình là địa bàn TS Phạm Chí Dũng cư trú, đã đến nhà ông để đưa giấy mời ông đến trụ sở công an phường với lý do “làm việc” vào sáng ngày 01/02/2014 (mùng 2 tết). Người ký giấy mời là đại tá Nguyễn Thành Dân - trưởng phòng PA81 thuộc Công an TP.HCM.
Cần nhắc lại, vào tháng 8/2012 tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị một cơ quan an ninh Việt Nam khuyến cáo “không nên
đi” khi ông được mời dự hội thảo mùa hè ở Singapore về cải cách kinh tế Việt Nam. Việc không đồng ý với khuyến cáo của cơ quan an ninh cũng được hiểu là đương sự hoàn toàn có thể bị ngăn chặn tại sân bay, nếu vẫn giữ nguyên kế hoạch xuất cảnh.
Gần đây nhất, vào khoảng giữa tháng Giêng năm 2014, một blogger ở Sài Gòn là Paulo Thành Nguyễn đã bị an ninh cửa khẩu ách chuyến bay sang Mỹ, dù blogger này đã được tòa lãnh sự Hoa Kỳ cấp visa. Theo blogger Thành Nguyễn, phía cơ quan an ninh chỉ đưa ra một lý do rất mơ hồ trong việc ngăn chặn là “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội’.
Theo Hiến pháp Việt nam, một trong những quyền con người được quy định là quyền tự do đi lại, trong đó ghi rõ “Công
dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước”.
Hành động “mời làm việc” của cơ quan công an Sài Gòn ngay trước chuyến đi Thụy Sĩ cho thấy vẫn có thể xảy ra việc cố tình ngăn chặn TS Phạm Chí Dũng, thậm chí ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất, bất chấp mối quan tâm đặc biệt của các cơ quan quốc tế về nhân quyền. Nếu xảy ra, hành động ngăn chặn như vậy rõ ràng sẽ trái với các cam kết về nhân quyền của Nhà nước Việt Nam trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, khi quốc gia này được chấp thuận là thành viên chính thức của Hội đồng nhân quyền vào tháng 12/2013.
TS Phạm Chí Dũng cho biết, nếu chuyến đi Thụy Sĩ bị ngăn chận bất hợp pháp, ông sẽ chính thức khiếu nại đến Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, đồng thời thông tin rộng rãi cho Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế về vụ việc này.
Phùng Hoài Ngọc: Thông
báo nghỉ sinh hoạt đảng
Phùng Hoài Ngọc - Thực ra, tôi đã hạ bút viết
và nộp bản Thông báo này chiều hôm qua 30 Tết, hôm nay chỉ Khai bút đầu xuân
bằng Lời tự giới thiệu và giải thích đôi chút.
Tôi chỉ băn khoăn
giữa các từ “ra khỏi Đảng”, “rút tên khỏi Đảng”, “từ bỏ Đảng”, “nghỉ sinh hoạt Đảng.”
v.v... Nội hàm nói chung giống nhau, chỉ khác nhau ở sắc thái biểu cảm.
Cuối cùng tôi chọn
“nghỉ sinh hoạt” theo ý thích riêng.
GNLT Phùng Hoài
Ngọc
*
THÔNG BÁO NGHỈ
SINH HOẠT ĐẢNG
Kính gửi: Chi bộ khóm Đông Thành,
Phường Đông Xuyên, Tp. Long Xuyên,
tỉnh An Giang.
Tôi tên Phùng Hoài Ngọc sinh ngày
16/11/1951 tại xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội, gia nhập Đảng Cộng Sản Việt
Nam ngày 22/12/1976.
Nghề nghiệp: giảng viên đại học, đã
nghỉ hưu.
Thẻ đảng viên số: 31.018890
Năm nay 38 tuổi đảng, tôi xin thông
báo với chi bộ, đề nghị xóa tên tôi khỏi Danh sách đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam. Bởi ít nhất các lý do sau:
1. Tôi chứng kiến sự suy thoái trầm
trọng của Đảng dẫn đến hậu quả đất nước khủng hoảng toàn diện, đời sống đại bộ
phận nhân dân, công chức khó khăn, tệ nạn xã hội tràn lan, đạo đức xã hội xuống
cấp. Tôi nhận thấy nguyên nhân trực tiếp là do sự lãnh đạo của trung ương mắc
nhiều sai lầm to lớn, không ít đảng viên có chức trọng quyền cao suy thoái phẩm
chất đạo đức, ngay cả Nghị quyết 4 của đảng cũng thừa nhận điều đó. Tuy nhiên
khi tôi cùng nhiều đảng viên, cán bộ, trí thức nhiều lần góp ý, kiến nghị với
trung ương về những sai lầm của Đảng và hướng giải quyết thì không được tiếp
thu.
2. Trong sinh hoạt ở chi bộ cơ sở
địa phương, tôi nhận thấy góp ý xây dựng của đảng viên không được cấp trên tiếp
nhận, tức là việc sinh hoạt đảng ở cơ sở không có ích gì cho đất nước ngoại trừ
việc đóng đảng phí. Không ít đảng viên lặng lẽ tự nghỉ sinh hoạt đảng không cần
thông báo với tổ chức đảng hoặc nại ra lý do này khác – thực chất đó là sự
thoái đảng không chính thức. Riêng tôi không muốn làm như vậy, nên thấy cần có
thông báo chính thức bằng văn bản này.
Tôi đã đóng đảng phí hết ngày 31
tháng 12 năm 2013.
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn
chi ủy Đông Thành đã đối xử tốt với tôi trong thời gian sinh hoạt.
Trân trọng.
Long Xuyên, ngày 30 tháng Giêng năm
2014
Phùng Hoài Ngọc
Ký tên
*********
Đọc thêm:
Huyền thoại: chất dinh dưỡng
của độc tài
Tin liên hệ
- Sự
mù quáng vô tận
- Trận
chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
- Bản án
dành cho chế độ
- Xu
hướng chính trị năm 2014
- Nhìn
tới năm 2014: Lo
- Hộ
chiếu của nhà văn
- Nhìn
lại năm 2013: Buồn
Ðường dẫn
- Blog Nguyễn Hưng Quốc
CỠ CHỮ
25.01.2014
Viết bài “Sự
mù quáng vô tận”, tôi không nhắm đến mục tiêu phê phán người dân Trung Quốc. Tôi
chỉ muốn chứng minh hai điều:
Một, dù có nhiều điểm tương đồng, giữa độc tài phát-xít và độc tài Mác-xít vẫn có một điểm khác biệt lớn: Trong khi chủ nghĩa phát-xít dựa trên một số niềm tin gắn liền với một số thành kiến về chủng tộc và với một thứ chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa Mác-xít lại dựa trên một nền tảng triết học có vẻ rất đồ sộ và nguy nga, nhờ thế, một mặt, nó dễ dàng thuyết phục được giới trí thức, và mặt khác, cũng rất dễ được huyền thoại hóa.
Hai, vì yếu tố huyền thoại ấy, độc tài Mác-xít sống dai dẳng hơn hẳn độc tài phát-xít. Chủ nghĩa phát-xít, lúc còn mạnh, không làm dấy lên một phong trào văn học nghệ thuật tương ứng nào, và khi bị sụp đổ, là sụp đổ hoàn toàn, cả trong hiện thực lẫn trong ký ức. Chủ nghĩa Mác-xít, ngược lại, ngay từ đầu, đã gắn liền với cả một phong trào văn nghệ rộng lớn dưới nhãn hiệu chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, qua đó, thấm nhiễm sâu sắc vào đáy sâu tâm thức của từng người; hậu quả là, ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản, với tư cách một thể chế và một ý thức hệ, đã bị phá sản, dư âm của nó vẫn còn lại. Sự kéo dài của dư âm ấy cũng đồng thời là sự kéo dài của họa độc tài.
Sự sùng bái của nhiều người dân Trung Quốc hiện nay đối với thần tượng Mao Trạch Đông của họ chính là một minh chứng hùng hồn cho sự kéo dài ấy.
Hiện tượng ấy lại cho thấy sự khó khăn và gập ghềnh trong tiến trình dân chủ hóa ở khắp nơi, đặc biệt, ở các nước độc tài từng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác.
Liên quan đến vấn đề dân chủ hóa, nói chung, có mấy đặc điểm chính: Một, đó là một xu hướng chung của thế giới. Giới nghiên cứu - đi tiên phong và tiêu biểu nhất là Samuel Huntington - chia tiến trình dân chủ hóa ấy thành từng đợt, giống như đợt sóng, hết đợt thứ nhất (từ khoảng 1810 đến khoảng 1922) đến đợt thứ hai (khoảng 1944-1957), thứ ba (khoảng từ 1974 đến đầu thập niên 1990), và gần đây, với sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài ở Trung Đông và châu Phi, nhiều người lại nói đến đợt sóng dân chủ thứ tư. Hai, tuy nhìn chung, các đợt sóng dân chủ hóa ấy có sức mạnh mãnh liệt, hết càn quét chế độ độc tài ở nước này lại càn quét chế độ độc tài ở nước khác, tiến trình dân chủ hóa vẫn có những thoái trào nhất định: thay vì phát triển theo đường thẳng, nó lại chạy lòng vòng hoặc theo những đường cong đầy khúc khuỷu, như những gì chúng ta đang nhìn thấy ở các nước Hồi giáo Trung Đông và Bắc Phi. Ba, trong sự phát triển của dân chủ, có một số nơi dường như may mắn, ở đó, dân chủ một khi đã xuất hiện cứ ngày một nảy nở xum xuê; ở một số nơi khác, ngược lại, nó cứ còi cọc, quặt quẹo, lúc nào cũng có nguy cơ bị chết héo.
Đặc điểm thứ ba vừa nêu thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu. Họ đặt câu hỏi: Tại sao? Tại sao dân chủ có thể phát triển dễ dàng ở nơi này hơn ở nơi khác? Tại sao, trên lý thuyết, dân chủ nhắm đến việc phát huy quyền tự do của mỗi người, đáng lẽ mọi người phải hân hoan đón nhận, thế nhưng, ngược lại, nhiều người, rất nhiều người, kể cả những người thiếu tự do nhất, lại dửng dưng, thậm chí, run sợ, muốn quay mặt đi? Tại sao?
Tất cả những câu hỏi tại sao ấy lại dẫn đến một câu hỏi khác: Vậy, điều kiện, hoặc những điều kiện chính của dân chủ là gì?
Câu hỏi này sẽ dẫn đến một câu hỏi khác có tính thực dụng và thực tiễn hơn: Để xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, yếu tố nào cần được xây dựng trước?
Trong cuốn Người Đông Á quan niệm về dân chủ như thế nào (How East Asians View Democracy) do Columbia University Press xuất bản năm 2010, các nhà biên tập, Yun-han Chu, Larry Diamond, Andrew J. Nathan và Doh Chull Shin, trong lời giới thiệu, đã chia cuộc hành trình nhận thức về dân chủ thành ba giai đoạn chính:
Thứ nhất, giai đoạn đầu, từ thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970, các lý thuyết gia cho rằng có nhiều yếu tố tác động đến quá trình tiến hóa của dân chủ, trong đó, có yếu tố văn hóa chính trị. Đi tiên phong trong giai đoạn này là Dankwart Rustow, người cho rằng cuộc dân chủ hóa nào cũng bắt đầu, trước hết, bằng sự thống nhất của quốc gia, sau đó, bằng việc tranh đấu để chấm dứt sự bất bình đẳng về các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội, sau đó, là quyết định xây dựng các thiết chế cần thiết cho dân chủ; và cuối cùng, mọi người, từ trí thức đến bình dân, dần dần làm quen với dân chủ để ứng xử theo các nguyên tắc dân chủ.
Thứ hai, suốt thập niên 1970 và thập niên 1980, không hiểu sao giới nghiên cứu lại xao nhãng yếu tố văn hóa chính trị. Mọi người đều chỉ tập trung vào cấu trúc xã hội, những thay đổi trong giới trí thức và các thiết chế chính trị.
Thứ ba, từ thập niên 1990 đến nay, người ta lại chú ý đến văn hóa chính trị, hơn nữa, xem văn hóa chính trị như là yếu tố trung tâm trong tiến trình dân chủ hóa. Trong cái gọi là văn hóa chính trị ấy, người ta không những chỉ tập trung vào giới trí thức mà còn cả giới bình dân, nếu không muốn nói, đặc biệt là giới bình dân: Chính niềm tin và thái độ của giới bình dân là một trong những yếu tố quyết định vận mệnh của dân chủ.
Nói một cách tóm tắt, hiện nay, phần lớn giới nghiên cứu về chính trị học đều tin là, để có dân chủ, người ta cần có nhiều thứ, ví dụ, một, sự thức tỉnh và dấn thân của giới trí thức; hai, sự phát triển của kinh tế phải đến một mức độ nào đó, để, một mặt, có một tầng lớp trung lưu tương đối mạnh, mặt khác, để mọi người không còn chỉ biết hùng hục lo cho miếng cơm manh áo, những nhu cầu sơ đẳng và nhỏ nhặt hằng ngày; ba, một môi trường quốc tế thích hợp và có tác động tích cực đến xu hướng dân chủ hóa; và bốn, quan trọng nhất, là thái độ của quần chúng.
Nhìn vào tình hình chính trị ở châu Á những năm gầy đây, các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết các nền dân chủ non trẻ ở đây đều gặp thử thách nghiêm trọng. Không kể Trung Quốc, nơi chưa có dân chủ, từ Hong Kong đến Đài Loan, từ Thái Lan đến Mông Cổ, từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, ở đâu cũng có những đợt khủng hoảng, với những mức độ khác nhau, về dân chủ.
Lý do chính, theo các tác giả của cuốn Người Đông Á quan niệm về dân chủ như thế nào là vì nền tảng của tính chính đáng của dân chủ ở đó còn rất yếu ớt và mong manh. Một mặt, nhiều người dân vẫn nuối tiếc cái thời độc tài đã qua. Tự do gắn liền với cạnh tranh; cạnh tranh cần sự quyết liệt và có sự hơn thua rõ ràng: Những người thua cuộc, nhất là trong cuộc chạy đua về kinh tế và quyền lực, dễ có tâm lý bất mãn. Tâm lý này, thật ra, cũng rất dễ nhìn thấy ở Nga và Đông Âu hiện nay: người ta thấy cuộc sống dưới chế độ độc tài cộng sản trước đây có vẻ dễ dàng hơn, ở đó, ai an phận nấy, cứ đến tháng lại cầm sổ lương thực đi mua thịt mua cá, không phải tính toán hay cố gắng gì nhiều, dù với cái giá người ta phải trả là mất tự do. Mặt khác, người ta vẫn chưa quen với trò chơi dân chủ, chưa phục tùng quyết định của đa số, vẫn muốn dùng sức mạnh, hoặc bằng bạo lực hoặc của đám đông qua các cuộc xuống đường biểu tình để xóa bỏ kết quả của các cuộc bầu cử.
Điều cuối cùng vừa nêu thấy rõ nhất là ở Thái Lan. Cứ bất mãn chính phủ điều gì là người ta lại xuống đường biểu tình để đòi thay chính phủ, bất chấp sự kiện chính phủ ấy đã chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu trước đó. Xin lưu ý là ở các quốc gia có truyền thống dân chủ lâu dài và vững chắc ở Tây phương, người ta cũng thường xuống đường biểu tình nhưng mục tiêu của các cuộc biểu tình ấy là nhằm để gây sức ép làm thay đổi một số chính sách nào đó chứ không phải là thay đổi bản thân chính phủ. Việc thay đổi chính phủ, người ta để các lá phiếu quyết định.
Ở đây, chúng ta thấy có sự khác biệt quan trọng trong nội dung của văn hóa chính trị ở các nước đã có dân chủ, dù là dân chủ non trẻ và ở các nước chưa có dân chủ. Điều kiện để nuôi dưỡng dân chủ, ở các nước đã ít nhiều có dân chủ, là sự tin tưởng vào thể chế và giới hạn mục tiêu tranh đấu vào lãnh vực chính sách, trong khi đó, ở các nước chưa có dân chủ, điều kiện thiết yếu là sự bất tín nhiệm đối với thể chế hiện hữu và nhắm đến mục tiêu thay đổi thể chế.
Trong trường hợp thứ hai, tiến trình dân chủ hóa ở các nước chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác gặp nhiều khó khăn hơn, chủ yếu, vì áp lực của các huyền thoại giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp vốn được hệ thống tuyên truyền của nhà nước nuôi dưỡng quá lâu. Với các huyền thoại ấy, người ta hoặc vẫn tiếp tục có ảo tưởng vào một tương lai tươi sáng nào đó hoặc đâm ra dễ dàng tha thứ cho các tội ác trong hiện tại, xem chúng như những cái giá cần phải trả cho một thiên đường mai hậu. Đó là chưa kể, vì sống quá lâu dưới ách độc tài, chỉ cần một lời hứa hẹn hoặc một sự thay đổi nho nhỏ, người ta đã thấy thỏa mãn.
Chính sự thỏa mãn ấy là dưỡng khí cần thiết của các chế độ độc tài.
Một, dù có nhiều điểm tương đồng, giữa độc tài phát-xít và độc tài Mác-xít vẫn có một điểm khác biệt lớn: Trong khi chủ nghĩa phát-xít dựa trên một số niềm tin gắn liền với một số thành kiến về chủng tộc và với một thứ chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa Mác-xít lại dựa trên một nền tảng triết học có vẻ rất đồ sộ và nguy nga, nhờ thế, một mặt, nó dễ dàng thuyết phục được giới trí thức, và mặt khác, cũng rất dễ được huyền thoại hóa.
Hai, vì yếu tố huyền thoại ấy, độc tài Mác-xít sống dai dẳng hơn hẳn độc tài phát-xít. Chủ nghĩa phát-xít, lúc còn mạnh, không làm dấy lên một phong trào văn học nghệ thuật tương ứng nào, và khi bị sụp đổ, là sụp đổ hoàn toàn, cả trong hiện thực lẫn trong ký ức. Chủ nghĩa Mác-xít, ngược lại, ngay từ đầu, đã gắn liền với cả một phong trào văn nghệ rộng lớn dưới nhãn hiệu chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, qua đó, thấm nhiễm sâu sắc vào đáy sâu tâm thức của từng người; hậu quả là, ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản, với tư cách một thể chế và một ý thức hệ, đã bị phá sản, dư âm của nó vẫn còn lại. Sự kéo dài của dư âm ấy cũng đồng thời là sự kéo dài của họa độc tài.
Sự sùng bái của nhiều người dân Trung Quốc hiện nay đối với thần tượng Mao Trạch Đông của họ chính là một minh chứng hùng hồn cho sự kéo dài ấy.
Hiện tượng ấy lại cho thấy sự khó khăn và gập ghềnh trong tiến trình dân chủ hóa ở khắp nơi, đặc biệt, ở các nước độc tài từng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác.
Liên quan đến vấn đề dân chủ hóa, nói chung, có mấy đặc điểm chính: Một, đó là một xu hướng chung của thế giới. Giới nghiên cứu - đi tiên phong và tiêu biểu nhất là Samuel Huntington - chia tiến trình dân chủ hóa ấy thành từng đợt, giống như đợt sóng, hết đợt thứ nhất (từ khoảng 1810 đến khoảng 1922) đến đợt thứ hai (khoảng 1944-1957), thứ ba (khoảng từ 1974 đến đầu thập niên 1990), và gần đây, với sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài ở Trung Đông và châu Phi, nhiều người lại nói đến đợt sóng dân chủ thứ tư. Hai, tuy nhìn chung, các đợt sóng dân chủ hóa ấy có sức mạnh mãnh liệt, hết càn quét chế độ độc tài ở nước này lại càn quét chế độ độc tài ở nước khác, tiến trình dân chủ hóa vẫn có những thoái trào nhất định: thay vì phát triển theo đường thẳng, nó lại chạy lòng vòng hoặc theo những đường cong đầy khúc khuỷu, như những gì chúng ta đang nhìn thấy ở các nước Hồi giáo Trung Đông và Bắc Phi. Ba, trong sự phát triển của dân chủ, có một số nơi dường như may mắn, ở đó, dân chủ một khi đã xuất hiện cứ ngày một nảy nở xum xuê; ở một số nơi khác, ngược lại, nó cứ còi cọc, quặt quẹo, lúc nào cũng có nguy cơ bị chết héo.
Đặc điểm thứ ba vừa nêu thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu. Họ đặt câu hỏi: Tại sao? Tại sao dân chủ có thể phát triển dễ dàng ở nơi này hơn ở nơi khác? Tại sao, trên lý thuyết, dân chủ nhắm đến việc phát huy quyền tự do của mỗi người, đáng lẽ mọi người phải hân hoan đón nhận, thế nhưng, ngược lại, nhiều người, rất nhiều người, kể cả những người thiếu tự do nhất, lại dửng dưng, thậm chí, run sợ, muốn quay mặt đi? Tại sao?
Tất cả những câu hỏi tại sao ấy lại dẫn đến một câu hỏi khác: Vậy, điều kiện, hoặc những điều kiện chính của dân chủ là gì?
Câu hỏi này sẽ dẫn đến một câu hỏi khác có tính thực dụng và thực tiễn hơn: Để xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, yếu tố nào cần được xây dựng trước?
Trong cuốn Người Đông Á quan niệm về dân chủ như thế nào (How East Asians View Democracy) do Columbia University Press xuất bản năm 2010, các nhà biên tập, Yun-han Chu, Larry Diamond, Andrew J. Nathan và Doh Chull Shin, trong lời giới thiệu, đã chia cuộc hành trình nhận thức về dân chủ thành ba giai đoạn chính:
Thứ nhất, giai đoạn đầu, từ thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970, các lý thuyết gia cho rằng có nhiều yếu tố tác động đến quá trình tiến hóa của dân chủ, trong đó, có yếu tố văn hóa chính trị. Đi tiên phong trong giai đoạn này là Dankwart Rustow, người cho rằng cuộc dân chủ hóa nào cũng bắt đầu, trước hết, bằng sự thống nhất của quốc gia, sau đó, bằng việc tranh đấu để chấm dứt sự bất bình đẳng về các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội, sau đó, là quyết định xây dựng các thiết chế cần thiết cho dân chủ; và cuối cùng, mọi người, từ trí thức đến bình dân, dần dần làm quen với dân chủ để ứng xử theo các nguyên tắc dân chủ.
Thứ hai, suốt thập niên 1970 và thập niên 1980, không hiểu sao giới nghiên cứu lại xao nhãng yếu tố văn hóa chính trị. Mọi người đều chỉ tập trung vào cấu trúc xã hội, những thay đổi trong giới trí thức và các thiết chế chính trị.
Thứ ba, từ thập niên 1990 đến nay, người ta lại chú ý đến văn hóa chính trị, hơn nữa, xem văn hóa chính trị như là yếu tố trung tâm trong tiến trình dân chủ hóa. Trong cái gọi là văn hóa chính trị ấy, người ta không những chỉ tập trung vào giới trí thức mà còn cả giới bình dân, nếu không muốn nói, đặc biệt là giới bình dân: Chính niềm tin và thái độ của giới bình dân là một trong những yếu tố quyết định vận mệnh của dân chủ.
Nói một cách tóm tắt, hiện nay, phần lớn giới nghiên cứu về chính trị học đều tin là, để có dân chủ, người ta cần có nhiều thứ, ví dụ, một, sự thức tỉnh và dấn thân của giới trí thức; hai, sự phát triển của kinh tế phải đến một mức độ nào đó, để, một mặt, có một tầng lớp trung lưu tương đối mạnh, mặt khác, để mọi người không còn chỉ biết hùng hục lo cho miếng cơm manh áo, những nhu cầu sơ đẳng và nhỏ nhặt hằng ngày; ba, một môi trường quốc tế thích hợp và có tác động tích cực đến xu hướng dân chủ hóa; và bốn, quan trọng nhất, là thái độ của quần chúng.
Nhìn vào tình hình chính trị ở châu Á những năm gầy đây, các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết các nền dân chủ non trẻ ở đây đều gặp thử thách nghiêm trọng. Không kể Trung Quốc, nơi chưa có dân chủ, từ Hong Kong đến Đài Loan, từ Thái Lan đến Mông Cổ, từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, ở đâu cũng có những đợt khủng hoảng, với những mức độ khác nhau, về dân chủ.
Lý do chính, theo các tác giả của cuốn Người Đông Á quan niệm về dân chủ như thế nào là vì nền tảng của tính chính đáng của dân chủ ở đó còn rất yếu ớt và mong manh. Một mặt, nhiều người dân vẫn nuối tiếc cái thời độc tài đã qua. Tự do gắn liền với cạnh tranh; cạnh tranh cần sự quyết liệt và có sự hơn thua rõ ràng: Những người thua cuộc, nhất là trong cuộc chạy đua về kinh tế và quyền lực, dễ có tâm lý bất mãn. Tâm lý này, thật ra, cũng rất dễ nhìn thấy ở Nga và Đông Âu hiện nay: người ta thấy cuộc sống dưới chế độ độc tài cộng sản trước đây có vẻ dễ dàng hơn, ở đó, ai an phận nấy, cứ đến tháng lại cầm sổ lương thực đi mua thịt mua cá, không phải tính toán hay cố gắng gì nhiều, dù với cái giá người ta phải trả là mất tự do. Mặt khác, người ta vẫn chưa quen với trò chơi dân chủ, chưa phục tùng quyết định của đa số, vẫn muốn dùng sức mạnh, hoặc bằng bạo lực hoặc của đám đông qua các cuộc xuống đường biểu tình để xóa bỏ kết quả của các cuộc bầu cử.
Điều cuối cùng vừa nêu thấy rõ nhất là ở Thái Lan. Cứ bất mãn chính phủ điều gì là người ta lại xuống đường biểu tình để đòi thay chính phủ, bất chấp sự kiện chính phủ ấy đã chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu trước đó. Xin lưu ý là ở các quốc gia có truyền thống dân chủ lâu dài và vững chắc ở Tây phương, người ta cũng thường xuống đường biểu tình nhưng mục tiêu của các cuộc biểu tình ấy là nhằm để gây sức ép làm thay đổi một số chính sách nào đó chứ không phải là thay đổi bản thân chính phủ. Việc thay đổi chính phủ, người ta để các lá phiếu quyết định.
Ở đây, chúng ta thấy có sự khác biệt quan trọng trong nội dung của văn hóa chính trị ở các nước đã có dân chủ, dù là dân chủ non trẻ và ở các nước chưa có dân chủ. Điều kiện để nuôi dưỡng dân chủ, ở các nước đã ít nhiều có dân chủ, là sự tin tưởng vào thể chế và giới hạn mục tiêu tranh đấu vào lãnh vực chính sách, trong khi đó, ở các nước chưa có dân chủ, điều kiện thiết yếu là sự bất tín nhiệm đối với thể chế hiện hữu và nhắm đến mục tiêu thay đổi thể chế.
Trong trường hợp thứ hai, tiến trình dân chủ hóa ở các nước chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác gặp nhiều khó khăn hơn, chủ yếu, vì áp lực của các huyền thoại giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp vốn được hệ thống tuyên truyền của nhà nước nuôi dưỡng quá lâu. Với các huyền thoại ấy, người ta hoặc vẫn tiếp tục có ảo tưởng vào một tương lai tươi sáng nào đó hoặc đâm ra dễ dàng tha thứ cho các tội ác trong hiện tại, xem chúng như những cái giá cần phải trả cho một thiên đường mai hậu. Đó là chưa kể, vì sống quá lâu dưới ách độc tài, chỉ cần một lời hứa hẹn hoặc một sự thay đổi nho nhỏ, người ta đã thấy thỏa mãn.
Chính sự thỏa mãn ấy là dưỡng khí cần thiết của các chế độ độc tài.
Cơ hội cho Việt Nam
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2014-01-30
2014-01-30
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Một tiệm bán lịch Tết ở Hà Nội hôm 27/12/2013.
AFP photo
Như mục Diễn đàn Kinh
tế đã trình bày nhiều lần trong năm qua, việc các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài triệt thoái dần dần khỏi thị trường Trung Quốc đang mở ra cơ hội cho
nhiều quốc gia khác. Nhưng Việt Nam lại có thể để lỡ những cơ hội này.
Vũ
Hoàng: Xin kính chào
ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong một chương trình phát thanh ngày 14
Tháng Tám năm ngoái, chúng tôi đã nêu vấn đề như trên đây để nói đến những cơ
hội mới khi các doanh nghiệp quốc tế triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc.
Bước qua năm 2014, và trước khi qua năm Giáp Ngọ, sự thể ấy đã rõ rệt nên chúng
ta có gắng nhìn lại toàn cảnh và cả cơ hội cho Việt Nam, ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: Chúng ta biết là
phải nêu vấn đề và còn nhắc lại nhiều lần mỗi khi có dịp vì quả thật là thế giới
đang bước qua hoàn cảnh mà nhiều người có thể gọi là "thoái Trung" là
triệt thoái khỏi Trung Quốc. Mình sẽ bắt đầu từ đó rồi tìm hiểu xem là nếu rút
khỏi Trung Quốc thì giới đầu tư quốc tế sẽ tìm đến nơi nào khác, theo điều kiện
gì.
Vũ
Hoàng: Chúng ta khởi sự
từ chuyện "thoái Trung" này vì tuần qua thì tạp chí chuyên đề về kinh
tế là tờ The Economist của Anh đã đưa một chủ đề lên trang bìa của số báo là
Trung Quốc mấy sự hấp dẫn và các doanh nghiệp nước ngoài khó làm ăn hơn xưa. Vì
sao lại như vậy?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: Hiện tượng này
đã có từ nhiều năm qua mà chương trình chuyên đề của chúng ta liên tục nhắc
nhở, với nhiều đánh giá rất bi quan về thực trạng và tiềm lực kinh tế của Trung
Quốc khi thiên hạ vẫn nói về phép lạ của xứ này. Đến năm qua thì đa số dư luận
đã thấy ra những điều ấy. Thứ nhất, đà tăng trưởng của Trung Quốc thiếu phẩm
chất và không thể kéo dài. Thứ hai là họ phải chuyển hướng để tránh khủng hoảng
và thứ ba, thế giới thấy Trung Quốc hết là hãng xưởng cho các ngành ráp chế nhờ
nhân công nhiều và rẻ như trước.
Vì vậy, khi doanh
nghiệp đầu tư lần lượt rút chạy thì ta phải hỏi là chạy đi đâu? Và làm sao các
nước có thể thu hút được nguồn cung cấp tư bản và kỹ thuật đang rút chạy của
thiên hạ làm sức đẩy cho mình? Như mọi nước nghèo vừa bước vào giai đoạn khởi
phát hay "cất cánh", Việt Nam cần vốn và kỹ thuật nên phải huy động
từ bên ngoài. Các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, đều trải qua giai đoạn ấy.
Khi đó, vấn đề chủ yếu là ta có gì hấp dẫn hơn xứ khác để thu hút đầu tư?
Như mọi nước nghèo vừa bước vào giai đoạn khởi phát hay
"cất cánh", Việt Nam cần vốn và kỹ thuật nên phải huy động từ bên
ngoài.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ
Hoàng: Thưa ông, kỳ này
thì ta sẽ tập trung vào những điều kiện ông gọi là hấp dẫn đó và nói đến một
ngành sản xuất quan trọng cho Việt Nam là dệt sợi và may mặc.
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: Tôi thiển nghĩ
đấy là một thí dụ tiêu biểu nhất cho thấy Việt Nam có thể đã để lỡ cơ hội vì
trong khi thiên hạ đang rút vốn khỏi Trung Quốc và tìm nơi đầu tư có lợi hơn
thì năm qua ngành may mặc để xuất khẩu của Việt Nam lại sa sút vì yếu kém nội
tại của mình.
Trước tiên, ngay trong
ngắn hạn là năm nay thì Việt Nam cần thấy trước nhiều rủi ro biến động trên thế
giới khi toàn cầu đang bước qua giai đoạn điều chỉnh và luồng tư bản có thể
chảy ngược. Một cách cụ thể thì nền kinh tế phải có quân bình vĩ mô mà Việt Nam
lại chưa có vì mắc nợ nước ngoài quá nhiều, dự trữ ngoại tệ quá mỏng, thuộc
loại thấp nhất Đông Nam Á.
Điều kiện thứ hai là
phải có hạ tầng cơ sở bền vững để tiếp nhận đầu tư về tư bản lẫn kỹ thuật. Hạ
tầng cơ sở ấy gồm có nhiều loại. Là vật chất như đường xá cầu cống và cả hệ
thống bảo vệ môi sinh, hủy thải phế vật và giữ gìn điều kiện lao động lành mạnh
cho công nhân. Hạ tầng đó cũng gồm có bộ máy hành chính công quyền hữu hiệu và
liêm minh và hệ thống ngân hàng có thể giải quyết các dịch vụ cần thiết cho sản
xuất và xuất khẩu. Trong cả chu trình sản xuất thì hạ tầng cơ sở còn có ý nghĩa
tiếp liệu là lấy nguyên nhiên và vật liệu ở đâu để có sản phẩm hoàn tất tung ra
thị trường nội địa hay xuất cảng? Và sau cùng, hạ tầng cơ sơ vô hình mà quan
trọng nhất là nền tảng luật lệ công khai minh bạch để bảo đảm sân chơi bình
đẳng cho mọi doanh nghiệp.
Phụ thuộc Trung Quốc
Vũ
Hoàng: Ông nêu ra những điều
kiện hay tiêu chuẩn hấp dẫn từ nền tảng để thu hút đầu tư trong khi nhiều người
cứ nghĩ rằng Việt Nam có sự hấp dẫn riêng là nhân công tương đối còn rẻ. Sự
thật thì có như vậy hay chăng?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: Tôi nghĩ là nên
hỏi lại rằng "rẻ so với cái gì"? Thí dụ như phải rẻ nếu so với tay
nghề hay hiệu năng cao thấp của công nhân thợ thuyền trong một môi trường ổn
định và so với công nhân của các thị trường khác. Một cách thiết thực thì ta có
thể so mức lương tối thiểu hàng tháng của công nhân các nước. Giả dụ như đang ở
khoảng 100 đô la một tháng tại một xứ bất ổn bên cạnh Việt Nam là Cam Bốt, hoặc
chưa tới 40 đô la ở tại Bangladesh, chưa tới 80 đô la bên Lào và khoảng 130 đô
la ở Việt Nam. So với quãng 250 hay 300 đô la tối thiểu phải trả cho công nhân
Trung Quốc thì Việt Nam có lợi thế rẻ hơn thật, nhưng vẫn kém Lào hay
Bangladesh.
Ngoài ra, mình còn
phải xét đến nhiều tiêu chuẩn khác trong cả chu trình sản xuất. Hãy tạm nghĩ
rộng ra phí tổn của các phương tiện sử dụng là đất đai, máy móc thiết bị, và
nguyên nhiên vật liệu lẫn gánh nặng thuế khóa. Người ta cứ cho là nếu giảm thuế
hay giữ mức lương thấp thì sẽ thu hút được đầu tư của nước ngoài. Sự thật thì
thuế suất cao thấp và trong thời hạn dăm ba năm đầu không là tiêu chuẩn đáng
quan tâm nếu công chức tham nhũng và công nhân kém tay nghề và thiếu kỷ luật.
Quan trọng hơn cả trong chu trình sản xuất là chuyện lấy vật liệu ở đâu?
Vũ
Hoàng: Riêng về chuyện
ấy thì ngành may mặc của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu vật liệu chính là vải vóc
từ Trung Quốc nên thật ra kiếm lời rất ít. Ông nghĩ sao về sự kiện này?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: Tôi cho rằng đấy
là nhược điểm tiêu biểu của hệ thống lãnh đạo.
Xin bắt đầu từ việc
phân định ra từng công đoạn sản xuất thí dụ như áo quần để bán cho các thị
trường Âu Mỹ theo kiểu dáng và mẫu mã của họ. Qua mỗi công đoạn thì ta có thêm
một phần trị giá gia tăng, rồi tổng cộng lại ngần ấy trị giá đóng góp thì mình mới
có mức lời về kinh tế cho quốc gia và kinh doanh cho doanh gia. Muốn sản xuất
áo quần thì ta không chỉ cần mẫu mã, máy móc hay tay nghề rất rẻ của công nhân
mà còn cần nguyên liệu, cơ bản như bông vải chẳng hạn.
Việt Nam thiếu cả khu
vực phù trợ ngành sản xuất hàng may mặc, cụ thể là bông nội địa chỉ đủ cho 1%
của yêu cầu và vải nội địa chỉ đủ cho 10% nên vẫn phải nhập. Nguồn cung cấp
chính yếu lại là Trung Quốc. Từ bông sang vải qua tới áo quần đạt tiêu chuẩn
của quốc tế thì Việt Nam chỉ nắm được công đoạn cuối nên hưởng phần trị giá gia
tăng rất giới hạn. Ngoài ra, phải nói thêm rằng bông vải do Việt Nam sản xuất
lấy vẫn kém về phẩm chất và thật ra lại đắt hơn bông vải của Trung Quốc nên
doanh nghiệp làm gia công của Việt Nam vẫn ưa nguyên liệu Trung Quốc hơn và
ngành may mặc của Việt Nam vì vậy vẫn lệ thuộc vào Trung Quốc.
Vũ
Hoàng: Nhưng vì sao ông
lại cho rằng đó là nhược điểm tiêu biểu của hệ thống lãnh đạo?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: Người ta cứ nói rằng
lãnh đạo là tiên liệu, lãnh đạo Việt Nam không biết tiên liệu nên chẳng thúc
đẩy sự hình thành của cả khu vực phù trợ các ngành sản xuất hàng tiêu dùng có
khả năng tuyển dụng cao. Chính quyền và các tập đoàn kinh tế nhà nước không mấy
thiết tha xây dựng cả chu trình sản xuất qua từng bước cải tiến vì tay chân của
nhà nước kiếm ra bổng lộc quá ít trong từng công đoạn ấy, thí dụ như từ trồng
bông đến xe chỉ và dệt vải. Họ dồn sức vào các dự án lớn loại Vinashin hay
Vinalines vì kiếm được nhiều tiền hơn mà quên hẳn số phận của cả triệu nông dân
và công nhân ở dưới.
Ngoài ra, khi nhìn qua
viễn ảnh phát triển ngoại thương nhờ hiệp định đối tác Xuyên Thái bình dương
TPP có hy vọng thành hình trong năm nay thì ta không quên là các nước trong
khối TPP đều nhìn vào xuất xứ của sản phẩm được lọt ải thuế quan. Hàng hóa Việt
Nam mà có tỷ trọng xuất xứ quá lớn từ một nước bên ngoài khối TPP như Trung
Quốc thì sẽ bị gạt ra ngoài. Chuyện ấy quả là đáng buồn cho Việt Nam và lãnh
đạo xứ này phải duyệt lại chính sách của họ.
Vũ
Hoàng: Thưa ông, chúng ta còn
vài ngày nữa là bước qua năm Giáp Ngọ. Nếu có vài lời tâm nguyện hay cầu chúc
cho Việt Nam trong năm mới thì ông muốn gửi gấm những gì?
Người
ta cứ nói rằng lãnh đạo là tiên liệu, lãnh đạo Việt Nam không biết tiên liệu
nên chẳng thúc đẩy sự hình thành của cả khu vực phù trợ các ngành sản xuất hàng
tiêu dùng có khả năng tuyển dụng cao.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: Nói về năm Ngọ
và con ngựa thì tôi nghĩ rằng trong gần trăm năm qua, Việt Nam phạm một sai lầm
lớn là mặc nhiên làm con ngựa chiến thành Troy cho Trung Quốc. Ngựa chiến thành
Troy là một truyền thuyết của Hy Lạp thời cổ khi một phe để lại con ngựa gỗ,
bên trong có những chiến binh nửa đêm bước ra ngoài mở cổng thành cho địch xâm
nhập.
Việt Nam đã gây cảnh
tương tàn Quốc Cộng rồi Nam Bắc trong ba chục năm, tới khi chiến tranh kết thúc
thì mới thấy Trung Quốc chiếm lợi rất lớn và chiếm luôn chủ quyền trên đất liền
và biển đảo ngoài khơi qua nhiều đợt xung đột vào các năm 1974, 1979 và 1988.
Trong lĩnh vực kinh tế ngày nay, Việt Nam tiếp tục làm con chiến mã cho Trung
Quốc khi doanh nghiệp Việt Nam mua hàng Trung Quốc và dán nhãn "Made in
Vietnam" lên trên để bán cho thiên hạ.
Thế giới có thiện cảm
với dân tộc Việt Nam nên sẵn sàng nâng đỡ kinh tế xứ này nhưng sẽ ngần ngại nếu
Việt Nam tiếp tục sai lầm cũ. Ta cũng không quên rằng Á Châu còn nhiều quốc gia
khác ngoài Trung Quốc và giới trẻ tại Việt Nam có tiềm năng hợp tác và học hỏi
từ các quốc gia này chứ sẽ không mãi mãi cúi đầu. Vì vậy, lời cầu chúc đầu năm
của tôi là người Việt sớm thoát khỏi cái kiếp trâu ngựa cho một xứ lân bang có
quá nhiều ảnh hưởng lên lãnh đạo ở Hà Nội.
Vũ
Hoàng: Xin cảm tạ ông
về cuộc phỏng vấn này và kính chúc ông qua năm mới được an lạc.
VN có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản
từ 100 đến 300 triệu đô la
Một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt - Mỹ tiết
lộ đảng CSVN được xem là một tỉ phú hàng đầu của thế giới vào năm 1995 với tài
sản ước lượng lên đến 20 tỉ đôla…VN hiện nay có khoảng từ 80 đến 100 người có
tài sản trên 300 triệu đô la, tất cả các tỉ phú này đều là cán bộ cao cấp của
đảng.
|
__.
Người Nga chết sớm vì vodka?
Cập nhật: 07:16 GMT - thứ sáu, 31 tháng 1, 2014
Nghiên cứu khoa học mới cho thấy con số người Nga chết
sớm chủ yếu do uống rượu nhiều, nhất là vodka.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet
nói 25% đàn ông Nga chết trước tuổi 55, và đa số trường hợp tử vong
là vì rượu chè. Con số của nhóm tuổi tương tự ở Anh là 7%.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong số các nguyên nhân trực tiếp gây tử
vong là bệnh gan và ngộ độc cồn. Nhiều người khác chết vì tai nạn
hoặc đánh nhau.
Đây là một trong các nghiên cứu quy mô
nhất trong lĩnh vực này từ trước tới nay tại Nga.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Ung bướu
Nga ở Moscow, Đại học Oxford của Anh và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư thuộc
Tổ chức Y tế Thế giới đã tìm hiểu thói quen uống rượu của 151.000
người lớn tại ba thành phố ở Nga trong thời gian tới 10 năm.
Trong thời gian này, 8.000 trong số đó
chết.
Một trong các đồng chủ trì, giáo sư Sir
Richard Peto, Đại học Oxford, nói: "Các con số tử vong ở Nga thay
đổi trong 30 năm nay tùy theo thay đổi của chính sách và ổn định xã
hội dưới thời Gorbachev, Yeltsin, và Putin; và yếu tố chính đằng sau
các thay đổi đó là rượu vodka."
Năm 1985, ông Mikhail Gorbachev đã cắt giảm
mạnh lượng vodka sản xuất trong nước và cấm bán rượu trước 12 giờ
trưa.
Sau đó, khi Liên Xô sụp đổ, người dân
uống rượu trở lại và con số người chết cũng tăng lên.
Phụ nữ được cho là uống rượu ít hơn và
tỷ lệ tử vong vì rượu cũng thấp hơn.
Nga đưa ra một số quy định ngặt nghèo hơn
về rượu vào năm 2006, như tăng thuế và hạn chế bán rượu.
Các nhà nghiên cứu nói lượng rượu người
Nga tiêu thụ giảm đi khoảng 1/3 kể từ đó và số người Nga chết trước
55 tuổi giảm từ 37% xuống 25%.
Nửa lít vodka ở Nga giá khoảng 150 rúp,
khoảng 90.000 đồng. Người uống nhiều trong nghiên cứu này mỗi tuần
tiêu thụ ít nhất một lít rưỡi.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo nhiều
người Nga uống rượu quá đà. "Đôi khi họ viện lý do là thời tiết
lạnh nhưng thực ra không phải".
"Người Nga cần thay đổi cách sống
của mình."
Tình hình cướp giật tại Hồ chí Minh do chính
quyền ghi nhận:
Xem nạn trộm cướp
ở Hồ chí Minh thật kinh hoàng lo sợ:
Vu That
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền