Monday, February 3, 2014

HRW kêu gọi gia tăng áp lực với VN

HRW kêu gọi gia tăng áp lực với VN

Tuyên Ngôn Của Một Người Dân - Giọng đọc: Cát Bụi

Cập nhật: 08:05 GMT - thứ sáu, 31 tháng 1, 2014
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vừa ra thông cáo kêu gọi quốc tế tăng áp lực với Việt Nam tại phiên Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền ngày 5/2 tới.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Thông cáo ra ngày 31/1 tại New York viết: "Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần tăng áp lực để Việt Nam đưa ra các cam kết có thể chứng thực cải thiện nhân quyền tại phiên Kiểm điểm định kỳ (UPR) ở Geneva ngày 5/2/2014.
Các thành viên LHQ cứ bốn năm một lần phải làm thủ tục UPR để xem xét tình hình nhân quyền ở các nơi.
Một đánh giá ban đầu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã được nộp cho Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 20/6/2013, sau đó công bố tháng 12/2013.
Human Rights Watch cũng ra phúc trình hàng năm về Việt Nam ngày 21/1/2014.
Trong các đánh giá, Việt Nam đều bị cho là tiếp tục vi phạm nhân quyền trong các khía cạnh quan trọng như tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập, tôn giáo, quyền lao động, thuê đất và được xét xử công bằng.
Juliette de Rivero, phụ trách vận động tại Geneva của Human Rights Watch, nói: "Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều hứa hẹn cải thiện nhân quyền, nhưng chưa làm được gì nhiều.
Bà de Rivero cho rằng các nước cần "chỉ rõ rằng hiện trạng nhân quyền [ở Việt Nam] là không thể chấp nhận được và yêu cầu Hà Nội đối xử với người dân tốt đẹp hơn".
Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 12/11/2013.
Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền nói rằng họ chưa ghi nhận có điều gì tiến bộ vì Việt Nam vẫn hạn chế quyền hợp pháp của người dân, tấn công các nhà hoạt động, blogger, dân oan và mới đây là ngăn cản đại diện các nhóm dân sự xuất cảnh tới Geneva tham dự phiên UPR sắp tới.


'VN ưa ổn định hơn là đột biến'

Cập nhật: 17:20 GMT - thứ sáu, 31 tháng 1, 2014

Media Player

GS Trần Ngọc Thêm
GS Thêm nhấn mạnh Việt Nam luôn muốn 'ổn định' hơn là "đột biến".
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Trao đổi với BBC hôm 31/1/2013, Giáo sư Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tiếp tục khẳng định cơ sở của nhận định này nằm ở chỗ Việt Nam xuất phát từ một xã hội có tính chất "âm tính", không ưa "xáo trộn".
Ông nói với BBC: "Đặc biệt với Việt Nam, nó là nền văn hóa âm tính, và cách biến đổi của nó là từ từ, không xáo trộn, không gây những đổ vỡ lớn.
"Trừ những giai đoạn xung đột bên trong bên ngoài, ví dụ như chống giặc ngoại xâm, thì nó lại là chuyện khác, còn khi nội bộ với nhau thì nó là sự biến đổi từ từ."
Nhận xét về những chuyển động gần đây trong xã hội Việt Nam của một số phong trào xã hội dân sự và công dân, Giáo sư Thêm nói:
"Sự xuất hiện của các phong trào đó, tôi cho rằng đó cũng là một sự thay đổi, nó có tác động, có tiếng nói gọi là phản biện nhất định, tuy nhiên, những lực lượng đó là chưa đủ,
Theo giáo sư Thêm, về mặt số lượng, các phong trào này vẫn còn 'ít ỏi' và không mang tính 'đại diện'.
Ông nói: "Số lượng nó còn rất ít ỏi, nó không đủ đại diện cho một bộ phận nào cả và cái thứ hai về mặt chất lượng thì ở đó cũng thiếu những gương mặt có thể thu hút được những người quan tâm."

'Khái niệm lý thuyết'

""Đặc biệt với Việt Nam, nó là nền văn hóa âm tính, và cách biến đổi của nó là từ từ, không xáo trộn, không gây những đổ vỡ lớn. Trừ những giai đoạn xung đột bên trong bên ngoài, ví dụ như chống giặc ngoại xâm, thì nó lại là chuyện khác, còn khi nội bộ với nhau thì nó là sự biến đổi từ từ"
Đề cập tới mô hình được gọi là 'xã hội chủ nghĩa' ở Việt Nam mà chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam vẫn đề cao và đặt ra là mục tiêu 'phấn đấu', đồng thời là lý do 'biện minh' cho việc nắm giữ quyền lực độc tôn lâu nay, Giáo sư Thêm nói:
"Cái mà Marx nêu ra, rồi sau đó ở Liên Xô và một loạt nước hướng tới, cái khái niệm đó, cái "Chủ nghĩa Xã hội" thì chưa ai đến cả,
"Nó là một khái niệm lý thuyết và do đó, nó phải được cụ thể hóa qua từng bước một. Thế và nói chủ nghĩa xã hội lập tức sẽ có những cách tiếp cận khác nhau, từ những lập trường tư tưởng khác nhau."
Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng và thời điểm Việt Nam có thể chuyển sang một mô hình "đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị" ôn hòa và lành mạnh trong tương lai, nhà nghiên cứu cho rằng chưa có đủ cơ sở để dự đoán.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm mùng Một Tết Giáp Ngọ, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cũng bình luận một số vấn đề liên quan vai trò trí thức với cải tổ đất nước, việc sửa đổi Hiến pháp trong năm 2013.
Nhưng trước tiên, ông bình luận về việc người dân Việt Nam hiện nay đang ăn Tết ra sao, với những đặc điểm, xu thế nổi bật nào.
Đặc biệt, ông giành thời gian phân tích tính lợi hại của việc người dân Việt Nam hiện đang "ăn cả hai loại Tết" là tết Dương lịch và tết Âm lịch, trong tình hình kinh tế như hiện nay.


'Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết'

Cập nhật: 17:09 GMT - thứ bảy, 1 tháng 2, 2014
LS Lê Quốc Quân tại phiên tòa sơ thẩm
LS Lê Quốc Quân (đầu tiên, bên phải) tại phiên tòa sơ thẩm ngày 02/10/2013.
Một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, ông Lê Quốc Quân, vừa gửi thư từ trong tù khẳng định khát vọng tranh đấu đến cùng cho tự do và dân chủ cho đất nước, đồng thời bày tỏ lòng 'từ bi', 'tha thứ' cho những ai đã gây đau khổ cho ông và gia đình ông.
Trong bức thư viết tay được chuyển về cho gia đình của ông đúng hôm 30 Tết nguyên đán Giáp Ngọ, tức ngày 30/1/2014, ông Quân bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả những ai đã quan tâm tới vụ án mà chính quyền Việt Nam đã xét xử và sắp tiến hành phúc thẩm với ông.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Luật sư bất đồng chính kiến bày tỏ hy vọng sẽ có 'sự đột biến' ở phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra vào ngày 18/2 tới đây và mong mỏi nhận được sự ủng hộ của người dân và các giới.
Bức thư từ trong tù của ông Quân viết:
"Tôi hy vọng sẽ có được sự đột biến ở phiên tòa phúc thẩm sắp tới và rất mong có được sự ủng hộ của đồng bào. Sự ủng hộ bên ngoài có ‎ý nghĩa quyết định đến chiến thắng của tự do và công l‎ý tại tòa"
"Từ nhà tù Hỏa Lò, giữa bao vây và trở ngại đến nghẹt thở, tôi hy vọng mảnh giấy này đến được với truyền thông và công luận,
"Sự thực luôn có đường đi riêng và lòng tốt thì có ở khắp mọi nơi. Xin chân thành cảm ơn tất cả đồng bào đã yêu thương giúp đỡ tôi và gia đình trong lúc khó khăn này. Trong nhà tù lạnh lẽo tôi thấy ấm lòng."
Hôm 01/2, ông Lê Quốc Quyết, em ruột của luật sư Quân xác nhận với BBC bằng văn bản và điện thoại các bức thư là của anh ruột của ông.
Ông Quyết nói: "Đúng đêm 30 Tết, có một người mà chúng tôi đoán là anh em tù trong số mới được ân xá, đã chuyển những bức thư viết tay của anh Quân đến cho ra đình chúng tôi,
"Đó đúng là chữ, là văn, là tư tưởng và là chữ ký của anh ấy, những dòng chữ được viết trên những mảnh giấy cóp nhặt, có chỗ viết trên mặt trong của một vỏ bao thuốc lá,
"Anh em tù ấy chắc cũng đã rất vất vả mới chuyển được lá thư ấy đến kịp dịp Tết cho gia đình chúng tôi, và chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc!"

'Sẵn sàng ngồi tù đến chết'

Lá thư Tết Giáp Ngọ của LS Lê Quốc Quân
Lá thư Tết Giáp Ngọ của LS Lê Quốc Quân
Bức thư của luật sư Quân viết tiếp:
"Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết nếu điều đó là tốt đẹp hơn cho Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam anh hùng,
"Tôi có một mong muốn tột bậc là tự do – dân chủ - nhân quyền được có thật trên quê hương yêu dấu này. Đó là nền tảng cho ấm no và hạnh phúc bền lâu cho Đồng bào."
Về phiên tòa phúc thẩm dự kiến vào hôm 18 tháng này, lá thư viết:
"Tôi hy vọng sẽ có được sự đột biến ở phiên tòa phúc thẩm sắp tới và rất mong có được sự ủng hộ của đồng bào. Sự ủng hộ bên ngoài có ‎ý nghĩa quyết định đến chiến thắng của tự do và công l‎ý tại tòa."
Luật sư Quân khẳng định bản án 30 tháng dành cho ông là "bất công và vi phạm pháp luật", đồng thời cho hay ông đã kháng cáo lên tòa án Tối cao và đã tố cáo thẩm phán vi phạm điều 295 Bộ luật Hình sự vì đã ra bản án trái với pháp luật.
Ông viết: "Mỗi ngày tôi còn bị giam (cầm) là một ngày cực khổ đối với tôi và gia đình, quan trọng hơn, là một ngày Luật pháp Việt Nam tiếp tục bị chà đạp."
"Điều tốt sẽ lớn lên, điều xấu sẽ nhỏ lại. Dân chủ sẽ được mở rộng, độc tài sẽ phải co vòi. Nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ xứng đáng được sống phồn vinh, hạnh phúc. Nhân dân sẽ tự biết cách và sẽ tự làm. Không ai được quyền và có thể làm thay"
Mặt khác, luật sư Quân cũng bày tỏ ông đã tha thứ cho những ai làm cho ông và gia đình ông đau khổ. Ông viết:
"Tôi chân thành xin lỗi tất cả những ai đã buồn phiền hoặc khổ cực vì hành vi, lý tưởng, lời nói, việc làm của tôi và tôi cũng tha thứ cho bất cứ ai đã gây ra lỗi và đau khổ cho tôi và gia đình tôi, dù họ có đứng trên quan điểm nào."

'Niềm tin vào nhân dân'

Cuối cùng, ông Quân bày tỏ niềm tin vào tương lai của đất nước và vai trò của nhân dân trong viễn cảnh mà ông chia sẻ trong lá thư dịp Tết Giáp Ngọ.
Ông viết:
Lá thư của luật sư Quân Tết Giáp Ngọ
Bài thơ viết trên giấy từ vỏ bao thuốc lá trong dịp Tết Giáp Ngọ của LS Quân
"Điều tốt sẽ lớn lên, điều xấu sẽ nhỏ lại. Dân chủ sẽ được mở rộng, độc tài sẽ phải co vòi.
"Nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ xứng đáng được sống phồn vinh, hạnh phúc. Nhân dân sẽ tự biết cách và sẽ tự làm. Không ai được quyền và có thể làm thay. Việt Nam muôn năm."
Luật sư Lê Quốc Quân sinh 1971 là một blogger và nhân vật bất đồng chính kiến tranh đấu cho tự do và nhân quyền ở Việt Nam.
Ông bị Tòa án Nhân dân TP Hà Nội kết án 30 tháng tù giam vào ngày 02/10 năm ngoái với tội danh "trốn thuế", nhiều người trong gia đình của ông cũng đã bị bắt giữ, hoặc bị sách nhiễu.
Một số quốc gia như Hoa Kỳ cũng như Liên minh châu Âu, cùng các tổ chức theo dõi nhân quyền, phi chính phủ quốc tế và khu vực đã yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ bản án và trao trả tự do vô điều kiện, ngay lập tức cho ông Quân.


Điếu cày hỏi thăm 'tất cả mọi người'

Cập nhật: 13:47 GMT - thứ năm, 30 tháng 1, 2014

Media Player

Ông Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, gửi lời hỏi thăm chúc tết đến bạn bè ở bên ngoài và tất cả mọi người nhân dịp năm mới.
Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với khoảng thời gian cho phép chỉ khoảng năm phút, con trai ông Hải cho ông biết nhiều bạn bè cô bác và các tổ chức nước ngoài đã gửi lời hỏi thăm và thiệp chúc mừng tới ông.
Ông Hải cho biết ông đang bị giam chung cùng hai người và rằng ông đã gửi hai đơn kháng nghị lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao thực hiện việc kháng nghị trước đó của ông.
Tuy nhiên ông cho biết giới chức nhà giam có nhận đơn nhưng không ký xác nhận đơn.
Hôm 30/01/2014, gia đình ông Hải nói với BBC rằng blogger này đã nhiều lần gửi đơn kháng nghị vì các điều kiện trong tù mà ông đấu tranh qua các lần tuyệt thực, cũng như kiến nghị đòi chuyển bản án và các hồ sơ xét xử của ông theo luật định cho đại diện gia đình của ông đã không được đáp ứng.


Phùng Hoài Ngọc: Thông báo nghỉ sinh hoạt đảng


Phùng Hoài Ngọc - Thực ra, tôi đã hạ bút viết và nộp bản Thông báo này chiều hôm qua 30 Tết, hôm nay chỉ Khai bút đầu xuân bằng Lời tự giới thiệu và giải thích đôi chút. 

Tôi chỉ băn khoăn giữa các từ “ra khỏi Đảng”, “rút tên khỏi Đảng”, “từ bỏ Đảng”, “nghỉ sinh hoạt Đảng.” v.v... Nội hàm nói chung giống nhau, chỉ khác nhau ở sắc thái biểu cảm. 

Cuối cùng tôi chọn “nghỉ sinh hoạt” theo ý thích riêng. 

GNLT Phùng Hoài Ngọc 

*
THÔNG BÁO NGHỈ SINH HOẠT ĐẢNG 

Kính gửi: Chi bộ khóm Đông Thành, 

Phường Đông Xuyên, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. 

Tôi tên Phùng Hoài Ngọc sinh ngày 16/11/1951 tại xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội, gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 22/12/1976. 

Nghề nghiệp: giảng viên đại học, đã nghỉ hưu. 

Thẻ đảng viên số: 31.018890 

Năm nay 38 tuổi đảng, tôi xin thông báo với chi bộ, đề nghị xóa tên tôi khỏi Danh sách đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi ít nhất các lý do sau: 

1. Tôi chứng kiến sự suy thoái trầm trọng của Đảng dẫn đến hậu quả đất nước khủng hoảng toàn diện, đời sống đại bộ phận nhân dân, công chức khó khăn, tệ nạn xã hội tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp. Tôi nhận thấy nguyên nhân trực tiếp là do sự lãnh đạo của trung ương mắc nhiều sai lầm to lớn, không ít đảng viên có chức trọng quyền cao suy thoái phẩm chất đạo đức, ngay cả Nghị quyết 4 của đảng cũng thừa nhận điều đó. Tuy nhiên khi tôi cùng nhiều đảng viên, cán bộ, trí thức nhiều lần góp ý, kiến nghị với trung ương về những sai lầm của Đảng và hướng giải quyết thì không được tiếp thu. 

2. Trong sinh hoạt ở chi bộ cơ sở địa phương, tôi nhận thấy góp ý xây dựng của đảng viên không được cấp trên tiếp nhận, tức là việc sinh hoạt đảng ở cơ sở không có ích gì cho đất nước ngoại trừ việc đóng đảng phí. Không ít đảng viên lặng lẽ tự nghỉ sinh hoạt đảng không cần thông báo với tổ chức đảng hoặc nại ra lý do này khác – thực chất đó là sự thoái đảng không chính thức. Riêng tôi không muốn làm như vậy, nên thấy cần có thông báo chính thức bằng văn bản này. 

Tôi đã đóng đảng phí hết ngày 31 tháng 12 năm 2013. 

Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn chi ủy Đông Thành đã đối xử tốt với tôi trong thời gian sinh hoạt. 

Trân trọng. 

Long Xuyên, ngày 30 tháng Giêng năm 2014 

Phùng Hoài Ngọc 

Ký tên




Đổi mới là mệnh lệnh cuộc sống

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-01-31
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01312014-dbtn-nn.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg9412950-305.jpg
Bán hoa đào Tết ở Hà Nội hôm 27/1/2014
AFP photo

Trong dịp năm mới Giáp Ngọ 2014, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội qua Đài Á Châu Tự Do đã gởi lời chúc đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.
“Tôi xin chúc và cầu mong người dân Việt Nam và các doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện các quyền tự do kinh doanh, các quyền tự do dân chủ của mình như trong Hiến pháp để thúc đẩy nền kinh tế, thúc đẩy đất nước phát triển lên. Trong giai đoạn sắp tới đây nền kinh tế Việt Nam sẽ phải hội nhập đứng trước những cơ hội và những thách thức hết sức to lớn và cũng gay gắt.”

Nhiều "bệnh" nặng

Ngày 29/1/2014, trên báo Saigon Tiếp Thị Online, TS Lê Đăng Doanh, có bài viết “Đâu là thách thức lớn nhất trên đường phát triển?” Chuyên gia kinh tế này từng là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và sau này là thành viên Viện Nghiên cứu phát triển IDS đã tự giải thể, khi chính phủ dùng biện pháp hành chánh để cản trở tính cách độc lập của tổ chức này.
Theo TS Lê Đăng Doanh, câu hỏi nhiều người đặt ra trong những giờ phút suy tư trầm lắng của mùa xuân là “Phải làm gì để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và trì trệ kéo dài này.”
TS Lê Đăng Doanh nhận định sau hơn 20 năm đổi mới với một số thành công đầy hứng khởi, ngày nay nhìn thẳng vào đời sống kinh tế-xã hội, ai cũng thấy lo âu cho tương lai đất nước. Theo lời ông, hiện nay thể chế đã trở thành nút thắt cổ chai quan trọng nhất phải vượt qua nếu nền kinh tế muốn tiếp tục tiến lên. Không cải cách thể chế, Việt Nam không chỉ bế tắc trong “bẫy thu nhập trung bình” mà còn phải đối mặt với những xung đột xã hội ngày càng tăng.
Vẫn theo TS Lê Đăng Doanh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều bệnh nặng: nợ xấu ngân hàng, khủng hoảng bất động sản, doanh nghiệp nhà nước nợ lên đến 1,3 triệu tỷ đồng, nợ công tăng quá nhanh, số lớn doanh nghiệp tư nhân phá sản, đóng cửa, số còn lại chỉ kinh doanh cầm chừng hay đình đốn.
Trong bài viết TS Lê Đăng Doanh còn đề cập tới lũ lụt tàn phá miền Trung, nhân dân chịu thiệt hại lớn không chỉ là thiên tai mà có phần quan trọng là “nhân tai”: phá rừng, làm thủy điện thiếu tính toán đến môi sinh và an toàn của người dân vùng hạ lưu.
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh trong bài viết của ông trên SGTT Online:  Tại Việt Nam tệ nạn tham nhũng, tiêu cực lớn nhỏ đều khắp, lãng phí chia chác rất phổ biến. Bộ máy hành chính cồng kềnh, tốn kém mà không hiệu quả, việc bổ nhiệm nhân sự hoàn toàn không minh bạch, không qua sự giám sát, xét duyệt của cơ quan dân cử, có quá nhiều cán bộ kém năng lực. Lợi ích nhóm chi phối không ít quyết định và chính sách, cơ chế “xin-cho” lại thịnh hành và thay thế quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh theo pháp luật.
Tôi nghĩ rằng, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng đòi hỏi những những quyết định, những biện pháp mạnh mẽ hơn để đưa những biện pháp đó vào thực tế. 
- TS Lê Đăng Doanh 
Đối với câu hỏi “Phải làm gì để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và trì trệ kéo dài”, TS Lê Đăng Doanh đưa ra câu trả lời là cần cải cách thực chất về thể chế. Trong đó thực hiện công khai minh bạch theo các chuẩn mực quốc tế về chi tiêu ngân sách, cũng như trong các hoạt động khác của chính quyền. Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng, phải luật hóa vai trò giám sát của báo chí, tổ chức quần chúng đối với bộ máy nhà nước, luật hóa quyền tiếp cận thông tin của người dân. Pháp luật phải bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực, thực hiện được điều gọi là  làm cho công chức “không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không cần tham nhũng.”
TS Lê Đăng Doanh cũng kêu gọi xóa bỏ những “vùng cấm”, đặc quyền đặc lợi, hạn chế sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính. Ông cho là, những cải cách đó không có gì mới, nhiều nước đã áp dụng và họ đã xây dựng được nền kinh tế phồn vinh, xã hội công bằng, thịnh vượng, văn minh.
Phần kết trong bài viết trên SGTT Online, TS Lê Đăng Doanh hàm ý một tối hậu thư cho Đảng và Nhà nước: “Đổi mới vì đó là mệnh lệnh cuộc sống, sự thôi thúc của người dân trong mùa xuân trên đất nước Việt Nam này.”
TS Lê Đăng Doanh được ghi nhận như một nhân vật tích cực ủng hộ quan điểm đổi mới thể chế kinh tế-chính trị trong thông điệp đầu năm  2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đáp câu hỏi của Nam Nguyên là đã một tháng trôi qua, chuyên gia có nhận thấy một tín hiệu nào về việc chính quyền thực hiện những lời hứa hẹn của Thủ tướng. TS Lê Đăng Doanh đáp lời:
“Thủ tướng có triệu tập một số nhà kinh tế trong nhóm tư vấn kinh tế tài chính của Thủ tướng và cũng đã yêu cầu xây dựng một kế hoạch thực hiện cái thông điệp đó. Trong cuộc họp của chính phủ vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có trình bày một dự thảo kế hoạch về nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, của các doanh nghiệp Việt Nam. Cho đến nay các nỗ lực ấy chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các dự thảo và chương trình hành động. Còn về các công việc thực tiễn thì chính phủ tập trung vào việc lo Tết cho dân và cung cấp gạo cho những người nghèo, cũng như bảo đảm cho người công nhân ở Hà Nội và TP. HCM được về quê ăn Tết. Tôi nghĩ rằng đấy là các nỗ lực ban đầu của chính phủ và nhằm tập trung vào cái Tết Giáp Ngọ này.”

Dân mất niềm tin

000_Hkg9412954-250.jpg
Một phụ nữ bán trái cây rong ở Hà Nội đang đếm tiền hôm 27/1/2014. AFP photo
Câu chuyện đổi mới thể chế cả kinh tế lẫn chính trị không phải là chủ trương mới nhưng trước kia nói nhiều hơn làm, bây giờ được tái vận động mạnh mẽ, người dân hoài nghi vì đã mất niềm tin. Vậy những việc cần làm ngay của nhà nước sẽ là gì. Nam Nguyên nêu câu hỏi này và được TS Lê Đăng Doanh trả lời:
“Hiện nay về mặt Đảng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai tài sản đó ở mức độ cao hơn so với trước đây. Ông Tổng Bí thư cũng sử dụng Ban Nội chính để thúc đẩy quá trình điều tra chống tham nhũng và đưa ra một số vụ án như Vinalines với Dương Chí Dũng và em là Dương Tự Trọng.
Còn về phía Chính phủ thì trong chương trình hành động cũng có đề ra một số biện pháp, nhưng trong cuộc thảo luận về thực hiện thông điệp 2014 thì một số nhà trí thức mong muốn có những biện pháp ngay trước mắt mạnh mẽ hơn và cụ thể hơn. Thí dụ như xem xét trả tự do một số người bị giam giữ mà thực sự không có hành động gì chống đối ngoài việc phát biểu ý kiến một cách thẳng thắn. Bên cạnh đó bãi bỏ một số quyết định ban hành trước đây mà ngày nay thấy không thích hợp. Thí dụ như Quyết định 97 dẫn đến việc Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã phải tự giải thể...v..v.. Những ý kiến đó cho tới nay chưa thấy được thực hiện.”
Bước vào Năm mới Giáp Ngọ, người dân Việt Nam có thể hy vọng gì khi cách đây không lâu các chuyên gia đã liệt kê những khăn rất lớn đang tồn tại của nền kinh tế. TS Lê Đăng Doanh nhận định:
“Tình hình của Tết Giáp Ngọ này phản ánh rất rõ sức mua giảm, rồi hoa đào cành đào quất ở Hà Nội ế và ê hề ra cả. Tôi thấy có những người bán phải vứt cành đào đi vì họ thấy sức mua giảm, giá giảm đến mức nếu họ ở lại Hà Nội thêm nữa thì cũng không có đủ tiền để tiếp tục kinh doanh. Đấy là thể hiện rất rõ sức mua giảm sút của người dân.
Tôi nghĩ trong thời gian sắp tới cần phải có những biện pháp mạnh mẽ về việc thực hiện công khai minh bạch về việc kê khai tài sản, về việc sử dụng một cách có hiệu quả và công khai ngân sách nhà nước; hạn chế tối đa việc lạm dụng ngân sách nhà nước vào việc tư thí dụ dùng xe công đi ăn cưới hay đi lễ hội…mới đây báo chí có nêu lên cảnh dùng xe công đi lên tận Sơn La để chở đào rừng về Hà Nội. Tất cả những biểu hiện đó cần phải được sớm chấm dứt và đưa ra xử lý.
Tôi nghĩ rằng, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng đòi hỏi những những quyết định, những biện pháp mạnh mẽ hơn để đưa những biện pháp đó vào thực tế. Nếu thực hiện được các biện pháp đó thì tôi hy vọng nền kinh tế Việt Nam có thể vươt qua những khó khăn. Nếu không thực hiện được những biện pháp cải cách mạnh mẽ thì tình hình ngân hàng, tình hình nợ xấu, sự trì trệ trong bất động sản cũng như tình hình sử dụng ngân sách nhà nước một cách lãng phí trong đầu tư công có thể sẽ lại tiếp tục làm cho nền kinh tế Việt Nam trì trệ. Đây là điều rất cần tránh.”
Trong thời gian sắp tới cần phải có những biện pháp mạnh mẽ về việc thực hiện công khai minh bạch về việc sử dụng một cách có hiệu quả và công khai ngân sách nhà nước 
- TS Lê Đăng Doanh 
Nếu TS Lê Đăng Doanh cho là “Đổi mới là mệnh lệnh cuộc sống, sự thôi thúc của người dân trong mùa xuân trên đất nước Việt Nam”, vậy thời gian cần thiết để nhà nước Việt Nam thực hiện tối hậu thư của nhân dân sẽ như thế nào. TS Phạm Chí Dũng, một nhà nghiên cứu chính sách ở TP.HCM, người vừa từ bỏ đảng Cộng sản nói với chúng tôi là sẽ có một độ trễ nhất định. Ông nói:
“Nếu vấn đề cải cách kinh tế hay là xóa độc quyền có thể thực hiện ngay trong năm 2014 với một độ trễ khoảng từ 8 tháng tới một năm, thì nhân quyền phải cần ít nhất 2 năm để người ta quen dần với khái niệm mới và quen dần với cách ứng xử mới, cách ứng xử có văn hóa hơn. Chứ không phải giống như là cách ứng xử  tôi gọi là một nền văn hóa đấm đá nhân quyền mà ngay cả những ngày đầu năm mới 2014 vẫn xảy ra.”
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1976,  Nhà nước Việt Nam cai trị đất nước theo chính sách lỗi thời của Đảng Cộng sản dẫn tới bế tắc toàn diện, lạm phát cao nhất lên tới mức 800% trong những năm 1980. “Đổi mới hay là chết” trở thành khẩu hiệu để tới đầu những năm 1990 Việt Năm bước vào một mùa xuân đổi mới.
Ngày nay đất nước đang lâm vào khủng hoảng và trì trệ kéo dài, nhu cầu cải cách kinh tế chính trị một lần nữa được đặt ra, điều mà TS Lê Đăng Doanh gọi là : “Đổi mới - đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là sự thôi thúc của người dân trong mùa xuân trên đất nước Việt Nam này.”

Trận đánh vào các huyền thoại

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
29.01.2014
Nếu huyền thoại là chất dinh dưỡng cho các chế độ độc tài thì, để chống lại độc tài và để tranh đấu cho dân chủ, một trong những việc làm cần thiết nhất là đánh vào các huyền thoại.

Làm sụp đổ các huyền thoại cũng là làm sụp đổ một trong những nền móng văn hóa của độc tài.

Ở Việt Nam, những huyền thoại đóng vai trò hỗ trợ cho độc tài như vậy rất nhiều. Có thể phân thành ba loại chính: huyền thoại yêu nước, huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh.

Trước hết là huyền thoại yêu nước. Trong suốt gần một thế kỷ vừa qua, từ khi mới được thành lập vào năm 1930 đến nay, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản luôn luôn nhắm đến một mục đích: chứng mình là họ, chỉ có họ, mới thực sự yêu nước. Tất cả những người còn lại, ngoài đảng của họ, thuộc một trong hai loại: hoặc bán nước hoặc hờ hững với đất nước.

Theo kiểu tuyên truyền ấy, trước năm 1945, tất cả các lực lượng chính trị không phải Cộng sản đều bị kết tội hoặc thân Pháp hoặc thân Nhật: thân bên nào cũng đều là bán nước; thời kháng chiến chống Pháp, tất cả các đảng phái khác, ngoài đảng Cộng sản, đều là bán nước; thời chiến tranh Nam Bắc, chính quyền và các đảng phái chính trị ở miền Nam đều là bán nước. Còn những người không công khai theo “giặc” nhưng cũng không theo Cộng sản đều bị cho hờ hững với đất nước, và hỡ hững cũng có nghĩa là gián tiếp đầu hàng “giặc”.

Luận điệu này dễ thấy nhất là qua cách đánh giá nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới thời 1932-45.

Đối với người đọc bình thường, hầu như ai cũng thấy là hầu hết các tác giả trong hai phong trào này đều rất mực tha thiết không những đối với tiếng Việt hay cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mà còn đối với số phận của đất nước nói chung. Bằng thơ văn, họ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và tình nghĩa giữa con người đối với con người. Họ khao khát muốn xây dựng một tài sản văn hóa giàu đẹp cho đất nước.

Vậy mà, dưới mắt của đảng Cộng sản, ít nhất cho đến thời kỳ đổi mới kể từ nửa sau thập niên 1980, họ, tất cả những con người tài hoa và giàu nhiệt huyết ấy, đều bị xem là đồng lõa với “giặc” trong việc đánh lạc hướng dư luận nhằm mục đích kéo dài ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngay một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới sau này trở thành một ngòi bút tuyên truyền đắc lực của Cộng sản, cũng tự nhận thời ấy, “Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không / Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy / Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.” Nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả cuốn Thi nhân Việt Namnổi tiếng, cũng cho là trong phong trào Thơ Mới, cái phong trào trước đây ông ca ngợi nhiệt liệt, thực chất là một tiếng thở dài bất lực trước ngoại xâm. Và bất lực cũng có nghĩa là đầu hàng. Vì vậy, hơn ai hết, trong suốt mấy chục năm, chính ông chứ không phải là ai khác, đã lên tiếng phê phán phong trào Thơ Mới một cách dữ dội. Dữ dội đến tàn nhẫn, hay nói theo Xuân Sách, “bất cận nhân tình”.

Để biện chính cho huyền thoại yêu nước ấy, về mặt lý luận, từ sau năm 1954, đảng Cộng sản định nghĩa lại khái niệm yêu nước: Với họ, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Sau này, khi chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ ở ngay mảnh đất tổ của nó: Liên Xô, người ta không còn nhắc đến câu định nghĩa này nữa, nhưng trên mặt trận tuyên truyền, họ vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại một điều: chỉ có họ mới yêu nước.

Ở đây, chính những sự kiện liên quan đến Hoàng Sa đã đặt đảng Cộng sản vào một thử thách đáng kể: Trong khi họ, qua bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc, nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, chính những người lính Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1974, đã sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ những hòn đảo xa xôi và nhỏ xíu ấy chỉ một lý do đơn giản: đó là lãnh thổ của Việt Nam.

Hai sự kiện ấy đều khiến đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay lâm vào thế khó xử: Một mặt, họ vẫn chưa tìm ra cách để giải thích bức công hàm  bán nước của Phạm Văn Đồng; mặt khác, họ vẫn loay hoay chưa tìm ra cách ứng xử khôn ngoan đối với 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận đương đầu với Trung Quốc năm 1974.

Thứ hai là huyền thoại cách mạng. Cũng giống như trong lãnh vực yêu nước, ở đây, Cộng sản cũng vẫn có ý định giành độc quyền: Chỉ có họ mới thực sự làm cách mạng, không những cách mạng về chính trị mà còn cả cách mạng về kinh tế, xã hội và văn hóa nữa. Tất cả những thất bại của họ đều được đẩy sang phạm trù lịch sử: Tại hoàn cảnh lịch sử chứ không phải tại họ. Trước đây, dân chúng đã nhận ra sự ngụy biện ấy khi châm biếm, qua câu ca dao: “Mất mùa là tại thiên tai / Được mùa là bởi thiên tài đảng ta.” Nhưng đó là những huyền thoại về kinh tế. Với các huyền thoại về chính trị, nhất là huyền thoại giải phóng đất nước, vẫn có nhiều điều rất cần bị phê phán.

Cuối cùng là huyền thoại Hồ Chí Minh.

Mọi đảng Cộng sản trên thế giới đều xây dựng tính chính đáng (legitimacy) của chế độ dựa trên sự quyến rũ và huyền thoại của lãnh tụ, đặc biệt, người sáng lập. Lãnh tụ sáng lập đảng biến thành một vị thần chễm chệ trên các bàn thờ gia đình và được ướp xác để giữ trong lăng để mọi người cúng vái.

Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng vậy. Trước, người ta tô vẽ Hồ Chí Minh thành một vị cha già vừa yêu nước vừa thương dân; sau, người ta còn có tham vọng biến ông thành một nhà tư tưởng để bổ sung cho Karl Marx và Lenin. Trước, người ta dồn hết công lao của đảng vào một mình ông; sau, khi những sai lầm của đảng càng ngày càng bị vạch trần, không thế giấu giếm hoặc biện bạch được nữa, người ta tìm cách bào chữa cho ông và đổ tội, trước, cho các cố vấn Trung Quốc, và sau, cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ: Thời cải cách ruộng đất, chính các cố vấn Trung Quốc, chứ không phải Hồ Chí Minh, ra lệnh giết hại những người vô tội; và thời chiến tranh Nam Bắc, từ đầu thập niên 1960 về sau, chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chứ không phải Hồ Chí Minh, đã ra tay đàn áp trí thức miền Bắc và ra lệnh tấn công miền Nam, kể cả trong vụ Tết Mậu Thân. Nhưng khi biện bạch như vậy, đảng Cộng sản lại đối diện với một nguy hiểm khác: thừa nhận Hồ Chí Minh bất lực. Ít nhất ở một số khía cạnh và lãnh vực nào đó.

Có thể nói, ở cả ba huyền thoại làm nền tảng cho chế độ, từ huyền thoại yêu nước đến huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn.

Nếu trong việc chống lại độc tài, người ta chỉ cần ra sức đánh sập các huyền thoại ấy, trong cuộc vận động cho dân chủ, người ta cần làm thêm một bước nữa: tẩy rửa các huyền thoại ấy ra khỏi tâm thức người dân.

Để không ai còn luyến tiếc và muốn bảo vệ cho những cái không có thực.



TS Phm Chí Dũng b cm xut cnh đi d hi tho nhân quyn ti Genève

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (trái) và người thân tại phi trường (DR)
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (trái) và người thân tại phi trường (DR)

Thy My

Ti nay 01/02/2014 ti sân bay Tân Sơn Nht khi đang làm th tc xut cnh đi tham d hi tho v nhân quyn t chc ti Genève, Thy Sĩ vi tư cách din gi theo li mi ca t chc UN Watch – mt t chc phi chính ph Thy Sĩ có chc năng giám sát các vn đ nhân quyn và dân ch thuc Liên Hip Quc, tiến sĩ Phm Chí Dũng đã b gi li và tch thu h chiếu.

Sau nhiu cuc gi bt thành do đin thoi ca tiến sĩ Phm Chí Dũng b công an thu gi, cui cùng RFI Vit ng cũng đã liên lc được. Tiến sĩ Phm Chí Dũng cho biết :
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

01/02/2014

More


Như vy là tôi đã qua khâu gi hành lý và trình h chiếu, nghĩ là mi chuyn đã tương đi n. Nhưng khi đến khâu kim tra an ninh thì h ngn ngi, ngng mt chút. Mt người nói là « Máy kt ri ! ». Sau đó my nhân viên công an mc sc phc ti, đ ngh tôi đi vào mt căn phòng riêng đ kim tra li, vì theo h, tên ca tôi tương đi ph thông, trùng vi mt s người khác.
Nhưng sau đó có mt sĩ quan an ninh mc thường phc ca cơ quan PA 81 thuc Công an thành ph đến, nói vi tôi là trường hp ca tôi không được xut cnh. Tôi hi lý do ti sao, h nói là vic đi Thy Sĩ có th b li dng bi nhng thế lc thù đch, xuyên tc chng phá Nhà nước Vit Nam. Vì vy trường hp tôi đi không có li.
Sau đó h làm biên bn và gi h chiếu ca tôi, có ghi lý do là Công an Thành ph H Chí Minh đ ngh, vì tôi là din b cm xut cnh. H đ ngh tôi đến Cc Qun lý Xut nhp cnh ca B Công an đ nhn li h chiếu.
Nhưng vi tôi, thì tôi không cn nhn li h chiếu na. Ti vì t nay tr đi tt c nhng vic đi li ca tôi ra nước ngoài s do Nhà nước Vit Nam quyết đnh, trên căn bn tinh thn nhân quyn ca Nhà nước khi tham gia vào Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc.
Nếu Nhà nước Vit Nam cm thy còn mun gi mt chút hình nh nào đó v nhân quyn, thì ít nht h phi tôn trng quyn t do đi li, quyn được xut cnh ca công dân mt cách bình thường, mt cách t do như Hiến pháp Vit Nam đã quy đnh. Còn nếu h không cn ti điu đó na thì tôi cũng đương nhiên không cn ti h chiếu.
Và ngày mai tôi s chính thc viết thư khiếu ni ti Th tướng Chính ph và B trưởng B Công an v v vic này. Đng thi s thông tin rng rãi và sâu sc ti t chc Liên Hip Quc, các t chc nhân quyn quc tế, B Ngoi giao Hoa Kỳ nhân đt Kim đim Đnh kỳ Ph quát (UPR) din ra ti Genève, Thy Sĩ vào ngày 5 tháng Hai sp ti.
Tin liên quan:



Bin Đông : M cnh cáo Trung Quc v vùng phòng không

Trung Quốc chọn Hoàng Sa làm tâm điểm, từ đó mở rộng vùng nhận dạng phòng không, bao phủ hầu như toàn bộ Biển Đông (hoangsa.org)
Trung Quốc chọn Hoàng Sa làm tâm điểm, từ đó mở rộng vùng nhận dạng phòng không, bao phủ hầu như toàn bộ Biển Đông (hoangsa.org)

Thanh Phương

M cnh cáo Trung Quc v d án thành lp mt vùng nhn dng phòng không trên Bin Đông, bao gm c nhng qun đo đang có tranh chp ch quyn gia Bc Kinh vi Vit Nam.

Hôm qua, 31/01/2014, phát ngôn viên phó ca B Ngoi giao M Marie Harf tuyên b là nhng hành đng như vy s b xem là « mt hành đng khiêu khích và đơn phương có th làm gia tăng căng thng và gây nghi ng v cam kết ca Trung Quc gii quyết tranh chp lãnh th qua con đường ngoi giao ».
B Ngoi giao M đã ra tuyên b như trên sau khi hôm qua nht báo Asahi Shimbun ca Nht loan tin là không quân Trung Quc đã son tho d án thiết lp mt vùng nhn dng phòng không trên Bin Đông, ly qun đo Hoàng Sa làm trung tâm t đó m rng ra đ bao ph hu như toàn b Bin Đông. D án này đã được trình lên các gii chc quân s cao cp ca Trung Quc t tháng 05/2013 và đang được xem xét.
Trước đó, ngày 30/01, mt quan chc đc trách châu Á ca Hi đng An ninh Quc gia M, Evan Medeiros, đã tuyên b là Washington chng li vic thiết lp vùng phòng không các khu vc khác, k c vùng Bin Đông.
Ông Evan Meidedros tuyên b : « Chúng tôi đã nói rõ vi phía Trung Quc rng chúng tôi xem vic thiết lp mt vùng phòng không khác là mt hành đng mang tính khiêu khích và gây mt n đnh, có th dn đến nhng thay đi v s hin din quân s ca M châu Á ».
Vào tháng 11 năm ngoái, Bc Kinh đã tuyên b thành lp vùng nhn dng phòng không trên bin Hoa Đông, bao gm c qun đo Senkaku/Điếu Ngư, hin do Nht qun lý, nhưng Trung Quc cũng giành ch quyn. Vic thành lp vùng phòng không này đã b Nht Bn, Hàn Quc và Hoa Kỳ ch trích kch lit.

Công an Cộng Sản Việt Nam vừa tát vào mặt Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ! Lếu Láo Thật!

Không thể có lời nào diễn tả nổi độ trắng trợn, trơ tráo và hèn mạt của chính quyền cộng sản Việt Nam trong vụ việc cố tình ngăn chặn TS Phạm Chí Dũng tới dự phiên điều trần về nhân quyền theo lời mời từ chính một tổ chức của Liên hiệp quốc, kèm cả những lời nhắc nhở, khuyến cáo tới tận Bộ Ngoại giao VN.
Nào là “Thông điệp đầu năm” của ông Thủ tướng nói về những là “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân“, kế đến làông Chủ tịch nước trong lời Chúc Tết, lần đầu tiên nhấn mạnh “dân chủ rộng rãi“, “pháp quyền tiến bộ“, giữa lúc bộ máy tuyên truyền của chính quyền thì ra sức khoe khoang “thành tích” trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. Ấy thế mà an ninh công an đã xổ toẹt hết!
Nếu như các ông Thủ tướng, Chủ tịch nước bị đám này biến thành “con tin” cả rồi thì khỏi bàn ở đây. Còn nếu như các ông vẫn muốn làm được chút gì đó để khỏi mang tiếng Nói một đằng làm một nẻo thì hãy có ngay biện pháp, bằng hành động cụ thể nằm trong tầm tay, là: hãy “siết” chặt việc phong hàm tướng cho lực lượng An ninh – ngành Công an, cụ thể hơn, là với những kẻ trực tiếp ra lệnh thi hành việc ngăn chặn TS Phạm Chí Dũng xuất cảnh. Bởi chính những kẻ này đang phá hoại hoạt động đối ngoại của nhà nước VN, bôi xấu thêm một cách ngu ngốc, rất không cần thiết đối với hình ảnh VN trên trường quốc tế.
Ông Thủ tướng thì đã nhanh tay “xả láng” phong tướng cho công an ngay cuối năm ngoái trước khi ông hết quyền này rồi. Giờ tất cả trong tay ông Chủ tịch nước. Hãy làm đi!

                                                            Tương Lai Trung Quốc
Hùng Tâm/Người Việt - 


Hãy quẳng gánh lo mà nghĩ cho mình

Trung Quốc đang là mối quan tâm của thế giới. Thế giới đó có các doanh gia và chiến lược gia Hoa Kỳ khi họ nghĩ đến quyền và lợi của nước Mỹ. Thế giới đó có các nước Á Châu, từ Ấn Ðộ Dương qua Thái Bình Dương, từ Ấn Ðộ tới các nước Ðông Nam Á và Nhật Bản. Thế giới đó cũng có Việt Nam và hơn 90 triệu người ở trong và ngoài nước. Cho một số tất niên trước thềm năm mới, “Hồ Sơ Người-Việt” xin vén mở tương lai về Trung Quốc - hoàn toàn dựa trên những dữ kiện của thực tế.

Thực tế về Trung Quốc

Trung Quốc có một lãnh thổ bát ngát bằng diện tích của nước Mỹ, là 10 triệu cây số vuông.

Nhưng Trung Quốc có một lãnh thổ nghèo, rất thiếu hai phương tiện sinh sống căn bản cho con người là đất canh tác và nước ngọt. Diện tích khả canh, có thể canh tác được, của Trung Quốc chỉ bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Nếu tính theo đầu người của xứ này thì lượng nước ngọt, từ sông hồ đến giếng sâu và cả nước mưa, thuộc loại thấp nhất Á Châu, và Á Châu thiếu nước nhất trong các lục địa của thế giới.

Lãnh thổ của Trung Quốc lại có những khác biệt chết người. Ðó là một vòng bao lơn hiểm trở khắc nghiệt vây quanh và nhìn xuống vùng đất tương đối phì nhiêu hơn ở phía Ðông, gần duyên hải. Xưa nay, biển người từ bao lơn ba phía đổ xuống vùng Trung Nguyên đã làm nên lịch sử hợp tan của Trung Quốc. Nếu biết nhìn vào địa dư người ta cũng có thể hiểu ra một phần của lịch sử.

Với thực tế ngàn đời ấy, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đã có hơn 30 năm tăng trưởng từ 1979 đến 2009, trung bình là tăng 10% một năm. Từ một quốc gia có hơn một tỷ 300 triệu người, đà gia tăng ấy quả nhiên là đáng kể. Những người lãnh đạo Trung Quốc và giới kinh doanh làm ăn tại đây đều ngợi ca rằng đấy là sự kỳ diệu, một phép lạ kinh tế.

Nhưng sự thật thì Trung Quốc vẫn là một nước cực nghèo. Hãy nói về cái nghèo đó.

Cả thế giới cứ nói đến các đại gia mới nổi của Trung Quốc, thành phần tỷ phú đang làm loại sản phẩm xa xỉ đắt tiền tăng giá lên trời. Nhưng theo thống kê của nhà nước Bắc Kinh, chỉ có 60 triệu người là có lợi tức đồng niên nhiều hơn hai vạn đô la. Sáu mươi triệu người thì đông thật, nhưng là thiểu số hơn 4% giữa một tỷ 350 triệu người.

Lợi tức trung bình của dân Mỹ là 53 ngàn đô la và của dân Tầu là 10 ngàn hai trăm đô la. Con số trung bình ấy che giấu nhiều chuyện khác: khoảng 600 triệu người không kiếm ra hai đồng một ngày để sống. Có 400 triệu người khá giả gấp đôi vì kiếm được từ hai đến bốn đô la một ngày. Vị chi, có một tỷ người Tầu chưa đạt mức lợi tức bần cùng là bốn Mỹ kim một ngày!

“Hồ Sơ Người Việt” cứ nói đến lời ngợi ca của doanh gia Mỹ về triển vọng kinh tế Trung Quốc. Ăn cây nào họ rào cây nấy. Nhưng sự thật thì kinh tế Trung Quốc làm giàu cho các tổ hợp như Wall Mart, Home Depot hay Carrefour của Pháp. Và cả một khu vực duyên hải lại gắn bó và gần gũi với Wall Mart hay Apple hơn là với các tỉnh khác ở bên trong. Nghĩa là kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào giới tiêu thụ ở bên ngoài, trong các nước giàu có tại Hoa Kỳ hay Âu Châu.

Nếu giới tiêu thụ đó từ chối thì hàng hóa “Made in China” dù có rẻ mạt vẫn vượt khỏi sức mua của đa số người dân Hoa lục. Bài toán của lãnh đạo Bắc Kinh là nâng sức mua đó, nhưng họ không có giải pháp kỳ diệu!

Từ kinh tế mà nhìn ngược về lịch sử, người ta thấy rằng trong quá khứ, Trung Quốc đã từng có những bước nhảy vọt và thời nguy nàn. Sau giai đoạn mộng mị của Mao Trạch Ðông, nếu xứ này có vọt lên trong ba thập niên thì cũng sẽ có lúc tuột xích, nhất là khi lãnh đạo không tìm ra cái phép thần thông để giải quyết tình trạng nghèo khốn và khác biệt ở bên trong.

Ra khỏi lãnh vực kinh tế, nhiều người lạc quan cũng nói đến một tương lai khác, là khi Trung Quốc có thể dân chủ hóa và tiến tới thể chế liên bang. Ðây là chuyện mộng mị khác.

Ða số người dân Trung Quốc rất hài lòng với hiện tại. Họ hãnh diện về sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc và chưa từng say đắm nguyên tắc dân chủ. Những người có trí nhớ sâu xa nhất, lên tới trăm năm về trước, thì còn e sợ dân chủ như đã thấy dưới thời Cộng Hòa của Trung Hoa Dân Quốc. Họ coi đó là mầm đại loạn và nội chiến.

Trong cái DNA của họ chưa hề có tế bào dân chủ.

Quốc gia rộng lớn này đang trở về trạng thái cũ, chẳng có gì là phép lạ. Và nếu trạng thái cũ có là nội loạn thì cũng chỉ là truyền thống. 

Cận cảnh của Trung Quốc

Nói về những chuyện xa xôi, lớn lao hay mơ hồ như kinh tế xã hội của trăm năm thì nhiều người khó mường tượng ra thực tế trước mắt, nhìn trong cận cảnh.

Thực tế trước mắt là các doanh nghiệp quốc tế đều đang nhìn lại Trung Quốc, và nhìn qua xứ khác trước khi xứ này có loạn. Có ba lý do đều chính đáng cho sự chuyển hướng ấy.

Thứ nhất là sau hai chục năm mở cửa đón nhận các tổ hợp quốc tế đầu tư vào trong nước, doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã học được một số bí quyết làm ăn và với quyền lực chính trị trước đây không hề có, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước không muốn chia phần cho thiên hạ. Là trung ương ủy viên có ảnh hưởng, họ bắt đầy gây khó cho doanh nghiệp ngoại quốc. Ăn của địch để đánh địch là một phép khôn ngoan đã từng có trong Binh pháp Tôn Ngô!

Thứ nhì, ưu thế của thị trường Trung Quốc là dân nhiều lương rẻ nay đã không còn. Dân số Trung Quốc hết tăng, vựa người từ thôn quê ra tỉnh kiếm việc đã cạn dần và thợ thuyền ở tỉnh muốn phải có lương cao hơn.Trung Quốc bị nạn thiếu người và mức lương tối thiểu khoảng 300 đô la một tháng hết được coi là rẻ, vì gấp đôi Việt Nam, gấp ba Cam Bốt, gấp bốn năm lần mức lương của Bangladesh hay Miến Ðiện. Bị nhà nước gây khó và công nhân đòi tăng lương, doanh nghiệp quốc tế đã thất vọng về thị trường Trung Quốc.

Thứ ba, thị trường này sẽ không tăng mà có khi lại gặp loạn.

Thị trường này không tăng và tốc độ 10% một năm đã hết. Ðầu tiên là sức người có hạn, dân số đã hết tăng mà còn bị lão hóa. Năng suất cũng vậy khi giảm dần vì kinh tế bước qua hình thái khácKhi thấy đà tăng trưởng sút giảm dưới 8%, lãnh đạo xứ này đã ồ ạt bơm tiền. Tín dụng đổ ra có thể chảy vào ba ngả, là đầu tư sản xuất cho số cung, là tiêu thụ để nâng số cầu, hay đầu cơ để làm giàu cho các đại gia. Vì những lệch lạc ngay trong cơ chế kinh tế và chính trị, lượng tiền bơm ra đã chảy vào khu vực nhà nước, chứ không vào sức mua của người dân, và từ khu vực nhà nước chảy qua lãnh vực đầu cơ.

Nạn đầu cơ thổi lên bong bóng và khi bể thì sẽ như Nhật Bản hơn 20 năm trước. Nhưng khủng hoảng kinh tế trong một xứ độc tài lại dễ đưa tới khủng hoảng chính trị. Nghịch lý ở đây là các doanh nghiệp quốc tế càng rút chạy thì nguy cơ bể bóng càng tăng và đấy là mầm khủng hoảng tài chánh, rồi kinh tế.

Khi thị trường cổ phiếu tại Mỹ sụt giá mạnh từ tuần qua cho đến hôm qua,một trong những nguyên nhân chính là mối lo của giới đầu tư về kinh tế Trung Quốc! 

Kết luận ở đây là gì?

Hãy quẳng gánh lo mà nghĩ cho mình. Nghĩ cho mình là cho Việt Nam.Ðừng phục Trung Quốc như đã từng trong cả ngàn nămHãy tin vào dân mình để tìm ra ngả khác. Ðấy là ước nguyện cho năm Giáp Ngọ khang cường.


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-17/1/2025

Popular Posts

My Blog List