Friday, February 28, 2014

Tại sao Trần Bùi Trung quyết định ra tận Hà Nội để tìm tự do cho mẹ Bùi Thị Minh Hằng

Tại sao Trần Bùi Trung quyết định ra tận Hà Nội để tìm tự do cho mẹ Bùi Thị Minh Hằng

Trần Bùi Trung

Em Trần Bùi Trung đã hai lần đến Đồng Tháp tìm thăm
và đòi tự do cho mẹ là Bùi Thị Minh Hằng

QUÁ ĐỐN MẠT! 

 

Chỉ có thể dùng 3 từ này để nói về 2 ngày trời lặn lội từ Vũng Tàu về Cao Lãnh xong lại xuống huyện Lấp Vò- Đồng Tháp để làm việc với trại giam An Bình và công an huyện Lấp Vò.

Ngày Thứ Nhất, Trại tạm giam An Bình- Đồng Tháp.

Ngày 24-02-2014, ngày thứ 13 mẹ tôi bị bắt giữ, sau khi nghe được thông tin người nhà cô Thúy Quỳnh đã được thăm nuôi gặp mặt, tôi lập tức về trại giam An Bình Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp với hi vọng cũng sẽ được gặp mẹ. 


Đến được trại giam cũng đã là đầu giờ làm việc buổi chiều. Xin được gặp trực ban và tiếp tôi ngày hôm đó là: thiếu tá Nguyễn Tấn Dũng- số hiệu 430-310 đã tiếp tôi. Tôi đặt ngay vấn đề thứ nhất về việc được thăm nuôi gặp mặt mẹ tôi, nhưng cũng như lần trước họ từ chối tôi việc đó. Tôi đặt ngay vấn đề vì sao gia đình cô Thúy Quỳnh được gặp mặt mà tại sao gia đình tôi không được gặp? Ông Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời tôi như sau:

- Việc cho thân nhân gia đình gặp mặt là do bên cơ quan thụ lý hồ sơ, là phòng điều tra bên Lấp Vò cho phép trong nghiệp vụ điều tra để làm rõ vụ án.
(Như vậy hóa ra chỉ cần lấy cớ là đang làm nghiệp vụ điều tra thích cho ai gặp là gặp đấy à? )

Tôi hỏi ông trực ban ấy: 
- Mẹ cháu hôm nay đã bị giam giữ quá hạn 4 ngày rồi, nhưng chưa có thông báo chính thức bằng văn bản nào của công an điều tra. Vậy chú có thể cho cháu biết lệnh tạm giam đã được tống đạt về trại giam này chưa? Vì nếu không có lệnh tạm giam thì Trại giam không được quyền giữ người thêm nữa.

Ông ta trả lời:

- Đã có lệnh tạm giam rồi, nếu không có lệnh tạm giam chúng tôi đã thả người.

Tôi có hỏi:

- Vậy chú có thể cho cháu biết được là trong lệnh tạm giam ghi mẹ cháu phạm lỗi gì, tội gì? Và lệnh tạm giam có thời hạn bao nhiêu tháng?

- Cái này, giờ mới chỉ là tạm giam làm rõ hành vi phạm tội chứ chưa phải là chính thức, với lại lệnh tạm giam có thể 2 tháng 3 tháng 4 tháng không biết được.- Ông ta trả lời

- Chú xem dùm cháu, cháu biết chú định nói gì? Bên Trại giam chỉ giữ người, còn mọi giấy tờ liên quan hay thắc mắc về bên cơ quan thụ lý hồ sơ đúng không? Cái này cháu biết nhưng lệnh tạm giam cũng phải được chuyển đến cho trại giam để tống đạt cho đương sự, vì vậy chú có thể cho cháu biết trong lệnh tạm giam ghi giam giữ vì hành vi gì?

- Cái này chỉ là lệnh tạm giam thôi, chưa phải kết luận chính thức. Sau này khi điều tra xong sẽ có bản kết luận rồi cáo trạng này nọ..... (Ông này hình như bị mắc bệnh thuộc lòng, lôi quy định ra nói chuyện nên tóm tắt lại ý chính vậy)

- Những cái đó cháu biết hết rồi, chú không cần giải thích. Cháu chỉ hỏi mẹ cháu đã có lệnh tạm giam, vậy lệnh tạm giam ghi mẹ cháu phạm tội gì? Chú xem dùm cháu được không? Đường xá đi lại xa xôi, đã đến trại giam rồi thì cháu hỏi chú luôn đỡ phải đi xuống Lấp Vò! Cháu nghĩ cái này trong khả năng thẩm quyền của chú mà!

Ông giám thị kia im lặng một lúc sau đó nói tôi: "Chờ chút" rồi đi vào văn phòng. 

Một lúc sau ông ta ra trả lời:

- Trong lệnh ghi là mẹ của anh bị tạm giam để làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng nhé. Còn những việc khác thì lên công an huyện Lấp Vò để hỏi đi nhé.

Đã quá quen thuộc với câu nói này nên tôi chán nản ra căng tin trại mua ít bánh, sữa gửi vào. Và tại đây đã hiểu lý do vì sao những thực phẩm như bánh. sữa nước ngọt lại không được gửi vào. Tôi mua gửi vào cho mẹ tôi: 4 hộp cà phê hòa tan, 1 lốc trà xanh không độ, 1 hộp bánh, 2 lốc sữa milo (loại sữa uống như hộp cô gái hà lan). Thanh toán tiền 482.000. (Thảo nào tuy chỉ là trực trại giam, nhưng từ thằng trực cổng cũng đã dùng iphone 5s, mình thèm rỏ dãi mà còn chưa được sờ vào). 

Gửi thêm cho mẹ ít tiền rồi thất vọng ra về như những lần trước, vì biết khi chúng nó đã nói chuyện bằng quy định và đùn đẩy hết trách nhiệm qua Lấp Vò hết như vậy thì cũng chả đòi hỏi gì thêm cả, ở lại vừa mất thời gian lại không được việc gì. Để hơi ngày hôm sau chiến bọn Lấp Vò. 

Quay lại ráng nhìn vào khu nhà giam, im ắng, lụp xụp, bốn bề bí bách. ĐÚNG LÀ TÙ!! Không biết mẹ đang ở góc nhỏ nào? Hét lên không biết mẹ có nghe được không?

15h03, có đi xe ôm gấp cũng chả về kịp huyện Lấp Vò trước 17h. Đành ngủ lại một đêm sáng hôm sau làm việc sớm.
Ngày làm việc thứ 2- công an huyện Lấp Vò- Đồng Tháp

Sáng ngày 25-02-2014, tôi có mặt tại công an huyện Lấp Vò- Đồng Tháp lúc 9h.Tôi cùng chị Diễm Thúy vợ anh Nguyễn Văn Minh (người bị bắt giam cùng mẹ tôi đến nay). Tiếp tục vào cổng xin được gặp mặt phó thủ trưởng phòng CSĐT( cảnh sát điều tra) ông Lê Hoàng Dũng, nhưng một lần nữa và như mọi lần trước anh công an trực cổng khi biết tôi là con trai bà Bùi Thị Minh Hằng đã không cho tôi vào. Tôi nói với anh ta: 

- Em hôm nay đến đây là do 4 ngày trước, một anh cán bộ ở đây nói với em đang làm thủ tục bắt giam và khởi tố sẽ làm thông báo đến chính quyền địa phương để thông báo đến gia đình, nhưng em về nhà chờ đã 4 ngày rồi nhưng đến hôm nay vẫn chưa nhận được bất cứ một thông báo nào cả, vì vậy em muốn gặp chú Dũng để hỏi về giấy thông báo bắt giam và khởi tố mẹ em.

Anh ta nói:

- Giấy đã được làm và chuyển về, anh cứ về chờ đi"

- Chờ đến bao giờ nữa, hôm nay đã là ngày thứ 4, ngày thứ 4 rồi đó anh. Lần trước anh kia bảo em về chờ, em đã chờ nhưng hôm nay không chờ được nữa. Em qua trại giam An Bình, họ đã đùn đẩy trách nhiệm này qua bên các anh. Vì vậy, các anh không thể né tránh em mãi được, phải cho em một thông báo chính thức bằng văn bản.

Anh ta đuối lý nên quay sang hỏi:

- Thế anh có giấy mời không?

Tôi trả lời:

- Không

Anh ta nói:

- Không có giấy mời thì không được vào, khi nào có giấy mời thì anh mới được vào làm việc!

Quá bức xúc trước câu nói của anh trực trại, tôi không còn bình tĩnh được nữa:

- Để em nói cho anh nghe nè, cơ quan công an không những chỉ có quyền bắt giam ai đó để điều tra, mà còn phải có trách nhiệm giải đáp và trả lời những yêu cầu của người dân, đó là trách nhiệm "Tiếp Dân", trong luật có quy định rõ ràng anh có biết không?

Anh ta không trả lời lại tôi và nói:

- Anh đứng sang bên để tôi gọi điện vào xin lệnh.

- Anh cứ gọi điện thông báo đi. Hôm nay tôi sẽ chờ ở đây đến khi được làm việc mới về, anh nhắn nguyên văn lại cho tôi. Và hôm nay tôi sẽ không chấp nhận làm việc ngoài cổng và không mặc sắc phục như lần trước nữa. Đây là cơ quan chính quyền chứ không phải cái chợ.

Cùng lúc đó, anh Nguyễn Hồng Nguyên, người đã làm việc lần trước với tôi ở trước cổng và thông báo về việc đang làm thủ tục khởi tố mẹ tôi cho tôi, bước từ ngoài bước vào. Cơ hội không có lần thứ 2, tôi chụp lấy anh ta và nói:

- Anh ơi, lần trước anh bảo với em đang làm thủ tục khởi tố mẹ em và sẽ thông báo về gia đình, vậy sao em chờ 4 ngày rồi không thấy gì, chính quyền địa phương cũng trả lời không nhận được bất kỳ thông báo nào từ công an huyện Lấp Vò.

Anh Nguyễn Hồng Nguyên nói tôi vào trong, và chỉ thị một anh lính gác đưa tôi vào tổ điều tra gặp ông Luật, thủ trưởng cơ quan điều tra. Tại đây một lần nữa họ bắt tôi và chị Thúy ngồi chờ, trong lúc họ cầm hồ sơ đi lại giữa phòng điều tra và phòng đánh máy. (Có lẽ thông báo tôi nhận được sau đó đến giờ phút đó mới được họ mang đi đánh máy và in ra)

Một lúc sau, họ mời chị Thúy vào làm việc trước, sau đó mới cho tôi vào. Tại đây tôi gặp một người thiếu tá, nhưng không đeo bảng tên mà sau này tôi mới được biết ông ta là Phạm Văn Tiền- ĐTV (điều tra viên) thuộc phòng CSĐT. Trước khi mời tôi ngồi, ông ta bắt tôi lôi hết điện thoại và bắt tôi cởi áo để xét xem có máy ghi âm không. Ông ta nói:

- Mày bỏ hết máy điện thoại ra và máy ghi âm ra đi, tao biết có (Ông ta xưng mày tao với tôi, đây có phải thái độ một người cảnh sát nhân dân tiếp dân không?). Sau đó ông ta tiếp tục bảo tôi cởi áo. Tôi chất vấn vì sao phải bỏ điện thoại ra ngoài cho ông ta kiểm tra, và vì sao bắt tôi cởi áo. Ông ta trả lời:

- Ở đây là nơi làm việc, không cho sử dụng điện thoại. Không được ghi âm. (Nếu làm đúng luật tại sao sợ tôi ghi âm đến vậy). Tôi có hỏi ông ta bắt tôi cởi áo để khám người tôi không cho ghi âm đúng không. Ông ta quanh co một hồi rồi cũng bảo: "Đúng, không cho mày ghi âm".

Sau khi đã xét người xong và cho người tắt hết 2 máy điện thoại của tôi, ông ta đưa tôi một bản thông báo về việc bắt giam mẹ tôi. Tôi đọc bản thông báo xong, tôi hỏi: 

- Trong bản thông báo này, căn cứ vào đâu, dựa vào đâu để gán ghép mẹ cháu đánh người thi hành công vụ? Căn cứ vào đâu bảo mẹ cháu cản trở giao thông nghiêm trọng?

- Cái này thuộc về thẩm quyền điều tra, mày không được hỏi?

- Vậy đây mới chỉ là thông báo tạm giam, vậy biên bản khởi tố đã có chưa? Và nếu có gia đình có được quyền biết và nhận hay không?

- Đã khởi tố rồi, không biết đọc chữ à?

- Cháu đã đọc hết rồi, không có nêu vấn đề khởi tố nào cả?

- Trong đó có ghi đó có biết đọc không? Đã khởi tố rồi mới tạm giam chứ.

- Cháu đã đọc rồi, trong đây không ghi. Vì vậy cháu mới hỏi là biên bản khởi tố đã có chưa? Chú coi lại đi trong này không hề ghi 1 câu nào nhắc đến từ "khởi tố" cả?

Ông ta giằng lấy bản thông báo đọc lại xong, tôi nói:" thấy chưa? trong này không hề có 1 chữ "khởi tố" nào.

Ông ta trả lời tôi: "Đã bắt giam là khởi tố rồi, nãy giờ thông báo mấy lần rồi. (Xin thưa là thông báo bằng mồm không hề có văn bản, vậy ông ta bảo tôi đọc lại làm cái gì khi trong thông báo bắt giam không hề ghi rõ đã khởi tố??)

Tôi nói:

- Cháu hỏi chú vấn đề này, vì công an phải có trách nhiệm trả lời giải đáp rõ mọi thắc mắc của người dân. Đã có biên bản khởi tố theo như chú nói vậy gia đình có được quyền nhận thông báo hay lệnh khởi tố đó không?

- Không!!. Ông ta trả lời

- Vậy tại sao nãy giờ cháu chỉ hỏi như vậy mà chú cứ trả lời vòng vo làm chi vậy, cháu chỉ cần biết như thế thôi mà chú cứ dắt cháu đi đâu thế!

Sau đó ông ta lập một biên bản về việc tôi nhận giấy thông báo tạm giam do ông ta đưa, chắc sợ sau này tôi lật lọng nói chưa đưa.(Cái này có thể nói là suy bụng ta ra bụng người được không ta?)

Sau khi lập biên bản xong ông ta nói: "Vậy là xong rồi kết thúc". Tôi nói với ông ta:

- Hôm nay cháu đến đây ngoài yêu cầu được biết về thông báo tạm giam và khởi tố mẹ cháu. Cháu còn muốn biết về.... ( tại sao công an Lấp Vò cho người nhà cô Thúy Quỳnh được gặp nhưng lại không cho gia đình cháu được gặp mặt, có thông tin nói ông Lê Hoàng Dũng là người đã đánh mẹ cháu lúc mẹ cháu bị còng trên xe yêu cầu được làm rõ vụ việc này). Nhưng đã bị chặn họng ngày từ đầu "...". 

Ông ta liến thoắng:

- Hôm nay buổi làm việc chỉ đến đây thôi, không làm việc gì thêm nữa. Đã đưa thông báo cho mày rồi, còn mấy cái khác không biết, không trả lời đâu. Mời về!

Quá bức xúc trước thái độ vô trách nhiệm và bất hợp tác của ông ta, tôi nói:

- Những gì cháu thắc mắc chú chưa giải đáp hết cho cháu, giờ làm việc thì chưa kết thúc mà chú đã nói không làm việc nữa. Thái độ làm việc của chú như vậy đấy à?

Ông ta bỏ ra ngoài cửa, và nói với mấy anh công an đang đứng ngoài đó (Xin được nhấn mạnh là trong suốt buổi làm việc, bao quanh tôi và ông ta là ít nhất 3-5 người công an khác kè kè sau lưng tôi):

- Tao đã mời nó về rồi đó, mày vào tống nó ra đi.

Tôi nghe được câu nói đó của ông ta. Nên đứng dậy bước ra khỏi phòng. Trước khi ra cổng công an huyện, vì không giữ được bình tĩnh với thái độ BẤT HỢP TÁC, VÔ TRÁCH NHIỆM, VÔ NHÂN của công an huyện Lấp Vò nên tôi đã to tiếng ngay trong sân công an huyện. Nhưng thật ngạc nhiên tất cả bọn họ đều im lặng và lảng đi sang các phòng khác, chỗ khác. (Hôm nay hiền đột xuất. May quá, tưởng bị đánh bị đạp như đã làm với mẹ mình và các cô chú :v)

Cầm tờ giấy thông báo vô căn cứ của họ bước ra cổng, ngay lập tức có ngay một số người đi xe máy chạy ra theo sau tôi. Lúc đó đi cùng tôi chỉ toàn phụ nữ, lo sẽ có chuyện không hay xảy ra ngoài đường (với lại mình cũng nhát lắm, sợ bị các anh ấy đánh chả biết kêu ai :v) nên lập tức quay về thành phố.

Qua 3 lần làm việc, đi đi về về giữa Vũng Tàu- Sài Gòn- Đồng Tháp, trải qua 10 ngày (tình từ lần đầu tiên xuống công an huyện), nay tôi không còn hi vọng gì để nói chuyện tử tế với họ (những người mặc sắc phục công an lên người, những người đại diện cho luật pháp bảo vệ công lý) khi mà họ đã chà đạp lên luật pháp, coi thường người dân, dựa vào quyền lực và luật pháp họ đang nắm giữ để đổi trắng thay đen, vu oan cho người vô tội. Vì vậy, một lần nữa, tôi khẳng định sẽ không để bị hút vào lối mòn đi-về làm việc với họ nữa vì: KHÔNG BAO GIỜ CÓ KẾT QUẢ!

Tôi sẽra Hà Nội, mang theo hình ảnh của MẸ TÔI. Tôi sẽ gửi đơn thư khiếu nại lên các cấp trung ương, mang lời kêu cứu đến dư luận quốc tế, tất cả những người quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Đây là một trường hợp công an Đồng Tháp và có thể còn cao hơn COI THƯỜNG NHÂN QUYỀN!

Xin mọi người, những người bạn đã đồng hành sát cánh cùng với Mẹ Tôi trong những cuộc biểu tình đòi Dân Chủ, những người bạn quan tâm và ủng hộ mẹ Tôi giúp đỡ và hướng dẫn tôi khi tôi ở Hà Nội. 

XIN HÃY GIÚP ĐỠ TÔI VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC TÌM LẠI TỰ DO CHO MẸ TÔI, GIÀNH LẠI QUYỀN LỢI CHO MẸ TÔI! VÌ MẸ TÔI....

Trần Bùi Trung
(Con trai chị Bùi Thị Minh Hằng)




Thursday, February 27, 2014

Côn an đánh đập bà con dân oan khiếu kiện



On Wednesday, 26 February 2014 12:35 PM, Dien bien hoa binh <dienbienhoabinh@ymail.com> wrote:
 

CHXHCNVN gây ti ác chng nhân loi!

http://kyvancuc.files.wordpress.com/2011/01/h-22.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgaUGl8ddTjRpy6aSjR0DCwTUJpa4vJxM3vYSPIzPv9GtNPx1ljqB7nJXEC0DD1T0qThCGQM29jmIuWxMmPl5PD4F_7DsvcF7nF2gfZk6XGjIwltqZQ22ZUpPx2SCNe05-5QwC_dmvL2uA/s1600/nongdan.jpg
alt

Côn an đánh đp bà con dân oan khiếu kiện

25/02/2014
0
Hoàng Hà thc hin
altCôn an đánh đp bà con dân oan khiếu kin [ 12:34 ] Hide Player | Play in Popup | Download
Côn an đánh đp bà con dân oan khiếu kin
Theo tin tc thì vào sáng ngày 24/02 khong 100 bà con dân oan ca 32 tnh thành phía Nam đã kéo đến tr s tiếp dân ca Trung ương Đng và Nhà nước ti s 35 đường H Ngc Lãm, Sài Gòn đ khiếu kin đòi li đt đai đã b cướp đot. Ti đây không nhng nhng “đy t ca dân” đã không làm nhim v mà còn đưa công an ra xua đui, đánh đp người dân.
Qua đin thoi bà Lê Th Ngc Đa đã k li s vic vi phóng viên Hoàng Hà, mi quý thính gi cùng theo dõi :
Đon phim ghi hình bà con dân oan biu tình trước tr s tiếp dân trên đường Hô Hc Lãm, Sài Gòn sáng ngày 24.2.2014:







Wednesday, February 26, 2014

BAN BAO CAO CUA TS HEINER BIELEFELDT

From: trucgiang01
To: trucgiang01
Subject: BAN BAO CAO CUA TS HEINER BIELEFELDT
Date: Mon, 24 Feb 2014 14:06:20 -0800
PARIS, ngày 24.2.2014 (QUÊ MẸ) - Từ hai thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã có chiến lược bảo vệ Tự do tôn giáo trên thế giới, khi Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Tự do tôn giáo năm 1998 (US International Religious Act). Liền đó là sự ra đời của cơ cấu Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới (USCIRF, US Commission on International Religious Freedom), là một cơ quan độc lập quan sát, kiểm nghiệm để hằng năm đưa ra những khuyến nghị về tình hình tôn giáo trong thế giới cho Tổng Thống Hoa Kỳ và Quốc hội nhằm lấy quyết định đối xử của Hoa Kỳ đối với những quốc gia có vấn đề về tự do tôn giáo.


Do Ủy hội phúc trình mà năm 2004, Tổng Thống Bush đã đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC, Countries of Particular Concern). Nhưng trong chuyến đi sang Việt Nam cuối năm 2006, Tổng Thống Bush đã rút tên Việt Nam khỏi danh sách này.

Theo Phúc trình của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới năm 2013, mười lăm nước bị đặt vào danh sách CPC đề nghị, trong có Việt Nam.

Trong lúc ấy, tiến trình bảo vệ Tự do tôn giáo trên thế giới tại Châu Âu xem như rất chậm, nếu không là không có.

Do tình hình chậm tiến ấy, năm 2006, một số đại biểu các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Bah’ai họp nhau thành lập Diễn Đàn Châu Âu về Bất Bao dung Tôn giáo là tổ chức Phi chính phủ để vận động và thúc đẩy Liên Âu lưu tâm và có chính sách toàn cầu bảo vệ Tự do Tôn giáo và tín ngưỡng. Đại biểu Phật giáo trong Diễn Đàn này là Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam.

Mãi đến tháng 6 năm 2013 cuộc vận động của Diễn Đàn mới thành công tại cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại đại diện 27 quốc gia thuộc Liên Âu họp tại Luxembourg chính thức thông qua bản“Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”. Gọi tắt Đường hướng chỉ đạo là văn kiện quan trọng về chính sách đối ngoại trên hướng chiến lược của Liên Âu ở phạm vi Tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Công cụ dành cho các viên chức Liên Âu tại hơn một trăm Tòa Đại sứ Liên Âu trên thế giới nhằm bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo.

Ba cơ cấu hợp tác soạn thảo Đường hướng chỉ đạo là : Nhóm hành động Đối ngoại của Liên Âu, các thành viên 27 quốc gia thuộc Quốc hội Châu Âu, với sự tham khảo Xã hội dân sự Diễn Đàn Châu Âu về Bất bao dung và Kỳ thị tôn giáo.

Vừa qua, hôm 13.2.2014, tại Quốc hội Châu Âu ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Hội nghị với chủ đề “Tình hình Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng trên thế giới” do Cục Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu tổ chức với sự cộng tác của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới.

Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo
Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo.
Hình Quê Mẹ

Có 160 người tham dự, bao gồm cả các Dân biểu Quốc hội Châu Âu, các nhà nghiên cứu tôn giáo, đại biểu các Cộng đồng Tôn giáo và các xã hội dân sự từ các nước Châu Âu. Thuyết trình viên chính là Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng, người sẽ đi Việt Nam quan sát tình hình tôn giáo theo công bố của Phái đoàn Hà Nội tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát ở LHQ hôm đầu tháng 2.

Đây là lần đầu tiên có sự họp mặt và cộng tác của các nhà hoạt động Mỹ và Châu Âu cho tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong thế giới, liên quan tới sự đàn áp hàng triệu người trong thế giới vì lý do tôn giáo. Bà Ỷ Lan, thành viên của ban Thường vụ Diễn Đàn Châu Âu về Bất Bao dung Tôn giáo,đồng thời đại diện cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, cũng có mặt tham dự.

Ban Tổ chức và các thuyết trình viên chụp chung. Từ phải sang, người thứ tư là bà Ỷ Lan, Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, bà Katrina Lantos Swett (US Commission), hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu Peter Van Dalen và Dennis De Jong. Hình Quê Mẹ
Ban Tổ chức và các thuyết trình viên chụp chung. Từ phải sang, người thứ tư là bà Ỷ Lan, Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, bà Katrina Lantos Swett (US Commission), hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu Peter Van Dalen và Dennis De Jong (Hình Quê Mẹ)

Hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu, ông Peter Van Dalen và Dennis De Jong, Đồng Chủ tịch Cục Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu trình bày bản Báo cáo thường niên năm thứ nhất của Quốc hội Châu Âu về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Bản báo cáo đề xuất chính sách đối ngoại của Liên Âu cần thăng tiến tự do tôn giáo trên thế giới nhiều hơn nữa, cũng như đưa ra các khuyến nghị cho Quốc hội Châu Âu đối với 15 quốc gia đàn áp tôn giáo khốc liệt, mà bản Phúc trình của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới nêu rõ qua bản Phúc trình năm 2013.

Tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Phó chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới cũng công bố bản Phúc trình của Ủy hội năm 2013. Bà Swett ca ngợi tính “lịch sử” của Hội nghị do Quốc hội Châu Âu tổ chức, như “bước đầu cho sáng kiến mới trong nỗ lực chung làm thăng tiến tự do tôn giáo”.


Ông Jean-Bernard Bolvin, đại diện cho Nhóm Hành động Đối ngoại Liên Âu, chào mừng sự thăng tiến cụ thể của Liên Âu thông qua sự thành lập Cục Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu thời gian qua, cũng như việc chính thức thông qua bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”. Ông Bolvin cũng ca ngợi sự đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự trong nỗ lực này.

Blogger Trương Duy Nhất sẽ ra tòa đầu tháng Ba, sau gần 1 năm tạm giam



http://www.thongtinducquoc.de/sites/default/files/images/Social-Media-258-germany-2.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi_okwpvtKrNQDX_H9AvlTAoKmHF9DzMWLc98VvSlaWzNt9HTiKeYJjE3cdOstnrXCHeZGEpYtihT9mENsQZgsjD0lTbaOhr-FoAkTiZPFObSNK9csYaTmMhRhnaBMKz1BscDr95oUXOpAE/s1600/Bloggernetwork009.jpgVIT NAM - 
Bài đăng : Th hai 24 Tháng Hai 2014 - Sa đi ln cui Th hai 24 Tháng Hai 2014

Blogger Trương Duy Nht s ra tòa đu tháng Ba, sau gn 1 năm tm giam

Blogger Trương Duy Nhất  (DR)
Blogger Trương Duy Nht (DR)

Trọng Thành  RFI

Phiên tòa xét xử nhà báo blogger Trương Duy Nhất, chủ trang blog « Một góc nhìn khác », bị tạm giam từ gần một năm nay, sẽ diễn ra ngày 04/03/2014 tại Đà Nẵng. Ông Trương Duy Nhất, 50 tuổi, nổi tiếng với các bài viết chỉ trích đích danh nhiều lãnh đạo cao cấp nhất trong chính quyền Việt Nam. Vụ ông Trương Duy Nhất bị bắt giữ gây chấn động công luận vào thời điểm ông bị bắt.

Lut sư Trn Vũ Hi, người đi din cho ông Trương Duy Nht, đã xác nhn ngày ông Trương Duy Nht ra tòa vi RFI vào hôm nay. Lut sư cũng cho biết là nguyên phóng viên báo Đi Đoàn Kết b khép vào ti danh « li dng các quyn t do dân ch, xâm phm li ích ca Nhà nước… » theo điu 258 B lut Hình s.
Hin ti, gia đình và lut sư đã nhn được bn cáo trng t Vin Kim sát. V đ ngh triu tp phía b hi ti phiên x sp ti ca b cáo, Lut sư Trn Vũ Hi nói hin nay chưa nhn được tr li chính thc t phía tòa án.
Theo báo chí trong nước, trong sut thi gian b giam gi, ông Trương Duy Nht kiên quyết t chi tha nhn mình phm ti.
Ngày 26/05 năm ngoái, nhà báo Trương Duy Nht, ch trang blog « Mt góc nhìn khác », b bt ít ngày sau khi hi ngh trung ương ln th 7 ca đng Cng sn Vit Nam kết thúc. Ông Trương Duy Nht có bài viết kêu gi ông Nguyn Bá Thanh t chc Trưởng ban ni chính trung ương, sau khi đ ngh đưa nguyên Bí thư Đà Nng vào B Chính tr ti Hi ngh Trung ương 7 b bác b.
Trang blog ca nhà báo Trương Duy Nht, mt đa ch mng được nhiu người truy cp, đã ngng hot đng k t khi ông b bt.
Cùng b bt trong khong thi gian đu mùa hè năm ngoái vi blogger Trương Duy Nht còn có mt blogger ni tiếng khác, nhà báo Phm Viết Đào, nguyên trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chng tham nhũng ca B Văn hóa – Th thao và Du lch.
Gii bo v nhân quyn trong và ngoài nước cáo buc chính quyn Vit Nam thường xuyên s dng điu 258 B Lut hình s cùng mt s điu lut khác đ bt b nhiu người bt đng chính kiến. Ít lâu sau hai v bt gi này, cùng v câu lưu blogger Đinh Nht Uy, gia tháng 7/2013, hàng chc blogger Vit Nam ra « Tuyên b 258 » đ lên án chính quyn s dng điu 258 trn áp quyn t do ngôn lun.

__._,_.___

Người dự UPR bị tịch thu hộ chiếu



Nguyễn Phú Trọng phá hoại Quyền con người
cuả người việt nam!

http://kyvancuc.files.wordpress.com/2012/07/3-in-1.jpg

Người d UPR b tch thu h chiếu

̣p nhật: 13:27 GMT - thứ hai, 24 tháng 2, 2014
Anh Bùi Tuấn Lâm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva
Anh Lâm đã tham d phiên UPR Vit Nam Geneva
Anh Bùi Tun Lâm, mt trong nhng người ti Geneva tham d phiên kim đim nhân quyn ca Vit Nam, b cm xut cnh.
Anh Lâm nói vi BBC chiu 24/2 rng an ninh sân bay Tân Sơn Nht đã tch thu h chiếu ca anh và đưa lnh cm anh ri Vit Nam vi lý do "chưa được phép xut cnh".
Trước đó anh đã b tm gi và thm vn trong vòng tám tiếng ngay sau khi máy bay t Manila h cánh xung thành ph H Chí Minh lúc 8:30 sáng.
"Như nhng ln trước tôi b bt h cũng nói passport ca tôi có vn đ cho nên người ta cn làm vic," anh Lâm nói.
"Nhưng sau khi vào bên trong phòng thì cơ quan an ninh ca B Công an đã đi sn đó."
Theo anh Lâm, an ninh Vit Nam quan tâm ti chuyn anh và nhng người tham gia phái đoàn vn đng nhân quyn ly ngun tài tr đâu, do ai t chc, đã nói nhng gì trong các cuc gp g và có liên h gì vi Đng Vit Tân hay không.

'Cởi mở và nhẹ nhàng'

Anh Lâm nói: "Người ta nói rng tôi qua đó đ nói xu Nhà nước Vit Nam, tôi nói tôi không có gì nói xu c, [tôi ch nói] nhng điu đang xy ra Vit Nam.
"Riêng ln này tôi rt hoan nghênh tinh thn làm vic rt lch s và nhã nhn ca nhng nhân viên an ninh ca B Công an."
Bùi Tun Lâm
"Riêng bn thân tôi, tôi không thích Đng Cng sn. Đng Cng sn có nhiu sai phm và có nhng điu chưa đúng trong vn đ lãnh đo đt nước và tôi là mt người dân, tôi có quyn nêu ra nhng vn đ đó.
"Bui UPR là bui kim đnh ph quát chung và nhng t chc xã hi dân s Vit Nam có quyn tham gia lên tiếng, phê phán, ch trích hay nêu ra vn đ sai phm ca Chính ph Vit Nam v vn đ nhân quyn.
"Tôi là người đi din cho anh em No U Vit Nam, tôi tham gia trong phái đoàn đó tôi nêu ra nhng quan đim và nhng điu tôi cm thy rng Vit Nam lãnh đo đt nước chưa tt và cn phi thay đi."
Anh Lâm cũng nói phía bên an ninh đã "không làm gì mnh m" trong ln thm vn này và cho rng phiên UPR va qua đã có phn tác đng:
"Riêng ln này tôi rt hoan nghênh tinh thn làm vic rt lch s và nhã nhn ca nhng nhân viên an ninh ca B Công an.
"Người ta nói chuyn rt ci m và nh nhàng."
Trong thi gian Geneva hi đu tháng Hai, anh Lâm cũng đã tham gia bui Google Hangout vi BBC Tiếng Vit.
Khi trao đi vi phóng viên BBC ti Geneva, anh Lâm cũng d đoán anh s b cm xut cnh khi tr li Vit Nam.

__._,_.___
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List