Wednesday, April 30, 2014

Họp mặt thương phế binh tại Dòng Chúa Cứu Thế


Họp mặt thương phế binh tại Dòng Chúa Cứu Thế

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-04-28
maclam04282014.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
hop-mat-DCCT-1-305.jpg
Buổi họp mặt Thương phế binh do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức vào ngày 28 tháng 4 năm 2014, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
Photo by Blogger Huỳnh Công Thuận

Sau nhiều tuần lễ chuẩn bị, sáng hôm nay, cuộc gặp gỡ trao đổi và phát quà tặng cho anh em thương phế binh đã diễn ra tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Hoàn toàn tự nguyện

Vào ngày 12 tháng Tư vừa qua nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế đã ra thông báo nơi này đã nhận được 421 tên của các thương phế binh ghi danh tham dự buổi họp mặt và nhận quà tặng sẽ được Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức vào ngày hôm nay 28 tháng Tư 2014, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
Việc làm này hoàn toàn tự nguyện do nhìn thấy sự bất công trên gia đình họ đã quá lâu không được ai chú ý. Là những người đã đổ một phần xương máu cho đất nước nhưng rất mỉa mai vì họ là người thua cuộc vì vậy không có bất cứ chế độ giúp đỡ nào đối với họ ngay cả danh nghĩa trợ giúp cho người tàn tật.
Một thương phế binh nói với chúng tôi trong khi đang trình thẻ để vào tham dự buổi họp mặt tại bàn tiếp tân:
Tôi cảm thấy rất vui mừng vì năm ngoái tôi đã tham dự rồi và năm nay tôi tham dự lần thứ hai. Sau 39 năm thì hai năm nay anh em tụi tôi không còn cô đơn lắm.
-Phạm Tế Thái
“Tên tôi là Phạm Tế Thái, hạ sĩ quan trừ bị khóa 7/73, ra trường cuối năm 73 về trình diện tiều khu Vĩnh Long thuộc tiều đoàn 521 đại phương quân tiểu khu Vĩnh Long trực thuộc chi khu huyện Vũng Liêm. Khung cảnh hôm nay bây giờ mới hơn 8 giờ các anh em đến cũng hơn phân nửa rồi đang nhận thẻ đeo ở cổ vào trong này sinh hoạt với anh em khoảng chừng nửa tiếng nữa thì chắc anh em cũng đến đầy đủ hết, trên 400 anh em. Tôi cảm thấy rất vui mừng vì năm ngoái tôi đã tham dự rồi và năm nay tôi tham dự lần thứ hai. Sau 39 năm thì hai năm nay anh em tụi tôi không còn cô đơn lắm.
Linh mục Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Phạm Trung Thành cho biết cảm nghĩ của ông sau khi phát biểu với anh em thương phế binh cùng gia đình họ vào sáng hôm nay:
“Đối với cá nhân tôi, tôi lớn lên trong cùng thế hệ với anh em thương phế binh. Tuổi trẻ của chúng tôi đã đi qua chiến tranh, đi qua mất mát đau khổ và tôi biết anh  em là những người chịu thiệt thòi rất nhiều trong những năm qua vì hoàn cảnh. Chúng tôi tổ chức cuộc họp mặt này như gửi đến anh em một sứ điệp là tuy đau khổ còn đó nhưng Chúa phục sinh sẽ mang lại niềm vui bởi tình yêu thương và sự chia sẻ với nhau.
Thứ hai nữa là anh em chúng mình những người có điều kiện tốt hơn phải công bằng với những anh em đã bị mất mát quá nhiều. Phải càng ngày càng gần nhau hơn trong tình thương, gần nhau hơn trong sự đoàn kết để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.”
Blogger Huỳnh Công Thuận một thiện nguyện viên lo phần ghi danh cho anh em thương phế binh trong tổ chức cho biết:
Hop-mat-DCCT-2-250.jpg
Buổi họp mặt Thương phế binh do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức vào ngày 28 tháng 4 năm 2014, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn. Photo by Blogger Huỳnh Công Thuận
“Số người năm nay đột biến quá nó lên tới bốn trăm mấy năm trăm người. Nói chung năm nay anh em đóng góp rất nhiệt tình. Số những làm thiện nguyện rất đông nhưng không dám nhận hết. Hai nữa, số người thương phế binh tăng quá. Theo chương trình đưa ra giống như năm ngoái thì khoảng 200 cho tới 300 là quá rồi, nhưng bây giờ đã lên tới 420 chưa nói có thêm 50 người là thân nhân bởi có những thương phế binh nặng đi không được phải có người đi kèm thành ra số người lên tới hơn 500 người cho nên sự tổ chức rất là khó khăn nhưng mà cũng coi như đã làm tròn rồi.”
Từ gần 40 năm qua mọi kinh phí an sinh xã hội nhà nước đều đổ về cho thương binh liệt sĩ và ai cũng xem chuyện làm ngơ đối với thương phế binh chế độ cũ là điều hiển nhiên. Lý do vì họ đã cầm súng chống lại đội quân cách mạng và bây giờ đội quân ấy đã làm chủ đất nước, phải được đãi ngộ là đúng đắn.
Thật ra từ vài năm nay hải ngoại đã cố hàn gắn thương đau của anh em thương phế binh trong nước qua các hoạt động gây quỹ hằng năm. Nhiều tiểu bang đã tự tổ chức lấy việc làm tốt đẹp này trong hàng ngũ cựu chiến binh, gia đình HO ngay cả những người không liên can gì đến quân đội cũng vui vẻ chia sẻ những đồng tiền nhỏ bé của họ để gửi về giúp cải thiện phần nào cho cuộc sống tàn phế của anh em trong nước.

Sự góp sức của hải ngoại

Nhưng trội hơn hết là hoạt động gây quỹ giúp thương phế binh tại California hàng năm qua chương trình Cám ơn anh do trung tâm băng nhạc ASIA phối hợp với hơn 60 hội đoàn và hàng chục đơn vị truyền thông tổ chức từ bảy năm qua. Lần mới nhất vào năm ngoái đã quyên góp được gần 750 ngàn đô la tại miền Bắc California.
Sự góp sức của hải ngoại rõ ràng đã góp phần xoa dịu phần nào vết thương cơm áo vẫn hàng ngày làm nhức nhối những gia đình thương phế binh bất hạnh. Tuy nhiên, hoạt động ngày gặp mặt hàng năm cùng bữa cơm đạm bạc, chia sẻ tâm sự giữa những người đồng cảnh có lẽ là cần thiết và đáng làm hơn cả nhất là vào dịp 30 tháng 4 những người lính này càng cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi hơn bao giờ hết.
Quà thì đúng ra không đáng kể bằng tổ chức cho anh em thương phế binh mấy mươi năm mới gặp nhau để hàn huyên tâm sự nói chuyện đời xưa với nhau.
-Blogger Huỳnh Công Thuận
Mặc dù số tiền 1 triệu đồng cho mỗi gia đình thương phế binh là không thấm vào đâu so với vật giá hiện nay, nhưng số tiền ít ỏi ấy ban tổ chức phải vắt trán ra tìm cách giải quyết và kết quả thế nào cũng nói lên sự thành tâm mà những người đứng ra tổ chức: họ muốn tạo những nụ cười trên các bờ môi đã khô héo sau hơn ba mươi năm bị bỏ quên bởi chính quyền hiện nay.
Blogger Huỳnh Công Thuận nói về niềm vui của anh khi làm việc qua quyết định của các linh mục trong vấn đề thiếu hụt quà cho anh em:
“Quà thì đúng ra không đáng kể bằng tổ chức cho anh em thương phế binh mấy mươi năm mới gặp nhau để hàn huyên tâm sự nói chuyện đời xưa với nhau rồi ca hát vui vẻ với nhau. Phần quà năm nay cũng cao, một triệu tiền mặt một người cộng với phục vụ ăn uống buổi trưa cho cả gia đình họ. Do số người vượt quá nên số tiền bị thiếu nhưng các cha trong DCCT không chịu bớt và phải ráng ứng ra cho mỗi người một triệu luôn, số tiển này cũng cao chứ thường ra chỉ có 500 ngàn một người.
Các cha nói tội nghiệp người ta đoạn đường xa xôi, tới đây chi phí đi đường cũng nặng. Có những người người ta tới trễ vì nghe tin trễ tội nghiệp lắm, người ta không nộp hồ sơ không ghi danh kịp thì phải hẹn lại kỳ sau thôi vì có một số hồ sơ phải giữ cho kỳ tới chứ bây giờ không làm xuể.”
Khi được hỏi chính quyền có tỏ ra khó khăn trước việc tập trung quá đông người như hôm nay cũng như tổ chức làm việc từ thiện mà không xin giấy phép sẽ gây ra rất nhiều phiền nhiễu cho người tổ chức, anh Huỳnh Công Thuận cho biết:
“Chính cái chỗ sợ, e ngại nhà nước không đồng ý gây trở ngại cho nên mới đem về đây làm. Hồi nào giờ nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế không có làm. Việc này bên chùa Liên Trì của thượng tọa Thích Không Tánh tổ chức nhưng cứ bị công an rầy rà cản trở gây khó khăn hoài cho nên năm rồi có nhờ bên nay làm giùm vì vậy năm nay nhà thờ DCCT đứng ra tổ chức luôn.
Tôi thấy người ta muốn cản thì cũng phải đứng ở ngoài đường thôi không được vô trong khuôn viên này được. Trong này trật tự an ninh rất chặt chẽ, chúng tôi làm việc rất căng thẳng vụ này lắm. Anh em nào lạ mặt thì dứt khoát bị mời ra không nói gì nhiều. Anh em thương phế binh phải đăng ký trước, có thẻ mới được mang thẻ vào.”
Vào dịp 30 tháng 4 năm nay nhà nước đang tạo niềm tin cho đồng bào hải ngoại về sự hòa giải trong ngoài qua các chuyến đi thăm đảo Trường Sa, cầu siêu cho những linh hồn các tử sĩ nhưng lại không chú ý tới công việc hết sức bức thiết hiện nay là hòa giải với người sống, và hơn nữa với những người sống nhưng không vẹn toàn thân thể.
Nếu buổi họp mặt anh em thương phế binh hôm nay được một tờ báo chính thống nào đó tới tường thuật lại với giọng văn nghiêm túc và thông cảm thì có lẽ hiệu quả sẽ lớn hơn rất nhiều đối với những gì mà Bộ Ngoại giao đang cố làm một cách lạc lõng với Việt kiều hải ngoại.



Blogger Việt điều trần tự do báo chí tại Quốc hội Mỹ


Blogger Vit điu trn t do báo chí ti Quc hi M

Trà Mi-VOA

T trái: Nhà báo t do Ngô Nht Đăng, Ngh sĩ Kim Chi, Nguyn Đình Hà, blogger Tô Oanh, Lê Thanh Tùng.
Mt nhóm ký gi và blogger t Vit Nam ngày 29/4 s điu trn ti tr s Quc hi M v quyn t do thông tin trong nước.

Đây là mt trong các hot đng chính ca phái đoàn các nhà vn đng bao gm nghưu tú Nguyn Th Kim Chi, các blogger đc lp Ngô Nht Đăng, Nguyn Đình Hà, Tô Oanh, và cng tác viên ca truyn thông Dòng Chúa Cu Thế Lê Thanh Tùng trong chuyến quc tế vn kéo dài 1 tun ti Hoa Kỳ đánh du Ngày T do Báo chí Thế gii 3/5 năm nay, đáp li mi ca các nhà lp pháp M và các t chc phi chính ph bo v nhân quyn.

Mc đích chuyến đi nhm trình bày thc trng t do báo chí Vit Nam và kêu gi Hoa Kỳ có chính sách h tr xây dng xã hi dân s ti Vit Nam.
Ba thành viên trong đoàn là blogger Ngô Nh
t Đăng, Nguyn Đình Hà, và Lê Thanh Tùng đã chia s vi Tp chí Thanh Niên đài VOA hành trang h mang theo trong cuc hành trình ‘ra đi đy kỳ vng’, ‘tr v nng lo âu’ này.

Nguyn Đình Hà: Trước khi quyết đnh tham gia chuyến đi này, em có cân nhc v nhng gì mình được và nhng gì mình mt. Nhưng nghĩ v tương lai đt nước, vi trách nhim công dân, em quyết đnh vn tham gia chương trình. Khi v gp bt c khó khăn gì, em sn sàng vui lòng đón nhn.
Trà Mi: Trong nhng điu s trình bày trứơc quc tế v tình hình t do báo chí ti Vit Nam trong chuyến đi vn đng ln này, các anh đc bit lưu ý nhng đim nào?

Lê Thanh Tùng: Vn đ ct lõi nht t chuyến đi này là mun làm sao Vit Nam sm có báo chí tư nhân.

Ngô Nht Đăng: Có mt t báo đc lp Vit Nam là mơ ước ca tôi t rt lâu vì t do ngôn lun rt quan trng. Mun đt nước phát trin, các nhà lãnh đo phi biết được tiếng nói ca nhân dân và phn ánh t trong các tng lp xã hi. Tôi hy vng nhà nước Vit Nam nhìn ra vn đ cp thiết phi có mt nn báo chí đc lp. Tt c vì mc tiêu chung là xây dng nước Vit Nam giàu đp, văn minh theo các quy chun và giá tr ph quát mà Hiến chương Nhân quyn Liên hip quc đã có mà Vit Nam cũng là thành viên trong Hi đng Nhân quyn Liên hip quc.

Trà Mi: Chuyến đi này din ra không bao lâu sao cuc Kim đim nhân quyn Đnh kỳ Ph quát ca Vit Nam 4 năm mt ln. Ti UPR Geneve hi tháng 2, Hà Ni nói t do báo chí, t do thông tin không ngng được phát huy và phát trin Vit Nam. Nhà nước nói có tiến b. Công dân sinh hot trong môi trường báo chí Vit Nam có nhìn nhn s tiến b nào không?

Lê Thanh Tùng: Ch
ưa có s ci thin tiến b nào đáng k. Các blogger và nhng người viết báo l dân đang b bách hi, b cm tù rt nhiu vì dám lên tiếng bênh vc cho t do, l phi, và con người.

Ngô Nht Đăng: Bn thân tôi thy có chút tiến trin v phía dân báo Vit Nam. Các blog và trang mng xã hi đã có tác đng ngược li vi báo chí trong lung. V mt nhà nước, chưa có gì là to điu kin, thm chí còn bóp nght hơn.

Nguyn Đình Hà: Chính quyn Vit Nam đã bao bin, ngy bin. Thc cht h ch nói v s lượng các tòa báo, ch không nói v cht lượng truyn thông trong nước. H không nói ti tình hình kim duyt thông tin trong nước.
Trà Mi: Nhà nước nói kim soát thông tin giúp n đnh chính tr và an ninh quc gia. Ý kiến các anh thế nào?

Nguyn Đình Hà: Nhng cái đó li vi phm Hiến pháp, vi phm quyn t do tư tưởng, t do ngôn lun ca chính người dân. Vì lung thông tin h đnh hướng như vy là theo ch quan ca h, không nht thiết phn ánh quan đim người dân. Như vy là vi phm Hiến pháp và các nguyên tc cơ bn ca báo chí là phi khách quan, trung thc, đa chiu.

Ngô Nht Đăng: Trong chế đ toàn tr, h cho rng đu tiên phi n đnh chính tr, sau đó phát trin kinh tế, t do ngôn lun hay nhân quyn s đến sau. Lý thuyết này tôi cc lc phn đi. Ví d thc tế các nước xung quanh chúng ta như Thái Lan, Miến Đin. Tình hình chính tr ca h nhìn bên ngoài có v như bt n, chính ph thay đi liên tc và các cuc biu tình ca dân chúng. 

Thế nhưng, ngược li kinh tế ca h li phát trin rt nhanh. Tôi thy bên ngoài nhng cái gi là ‘bt n chính tr’, có nhng khó khăn bt đu trong thi gian ngn hn, nhưng điu đó cho thy người dân có được quyn nhiu hơn trong vic tham gia các chính sách ca chính ph. Nh vy, các kế hoch ln ca chính ph được minh bch. Điu đó s ngăn chn được nn tham nhũng rt hiu qu. Vì thế, chúng tôi mong mun nhng người lãnh đo đt nước nhìn ra được vn đ đó. Phi có t do tư tưởng, t do chính tr. Chúng ta phi ci m thì kinh tế mi phát trin được.

Trà Mi: Có người cho rng nếu không kim soát thông tin có th din ra nhng chuyn như ‘cách mng Hoa Lài’, nhng cuc biu tình dn ti xáo trn xã hi-chính tr và bt an trong dân chúng.

Nguyn Đình Hà:  H nói vy da trên ý ch quan ca h nhm khng chế thông tin và duy trì quyn lc, ch không nghĩ ti quyn lc ca nhân dân và li ích quc gia. Quyn t do tư tưởng ca dân phi được tôn trng. Vit Nam, chính quyn luôn nói đến ‘n đnh chính tr-xã hi’, nhưng thc cht xã hi Vit Nam ch n đnh trên câu ch ca gii cm quyn. Trong thc tế cuc sng, người dân bt n v thu nhp, bt n v các môi trường xã hi gm giáo dc, y tế, chng hn như dch si hin nay. Tình trng đo đc xã hi sút kém vi nn cướp-giết-hiếp rt nhiu.

Trà Mi: S kim soát đó ít nhiu có to được s n đnh v tâm lý hay v nim tin rng Vit Nam không s có chuyn biu tình ln xn như Thái Lan hay Campuchea chng hn?

Lê Thanh Tùng: Suy cho cùng xã hi phát trin nh vào nhn thc ca người dân. Đ ngừơi dân có đựơc nhn thc tt, h phi có môi trường được tiếp cn vi thông tin đa chiu. Vic thúc đy làm sao đ Vit Nam có được t do báo chí là rt quan trng, góp phn phát trin xã hi, nâng cao nhn thc, ý thc, trách nhim ca người dân vi cng đng.

Ngô Nht Đăng: Mt trong nhng cái ngăn cn Vit Nam phát trin là chế đ kim duyt. Ưu tiên đi vi tôi là Vit Nam phi xóa b s kim duyt.
Nguyn Đình Hà: Chnh hun li báo chí và truyn thông là rt quan trng, nó to cơ chế đ bo v người dân. Phi bãi b s kim duyt phi lý không da trên cơ s pháp lý nào c.


__._,_.___

Tuesday, April 29, 2014

Yamano - Nỗi khổ người khi là Việt!


Yamano - Nỗi khổ người khi là Việt!


Yamano

Tôi là người gốc Việt, hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Những chuyện xảy ra gần đây tôi muốn quên đi cho bớt đau lòng nhưng thành thật mà nói không riêng gì tôi mà tất cả những ai đang sinh sống, học tập và làm viêc ở đây đều cảm nhận được cái không khí ngột ngạt nơi này. Đi vô công ty mà không dám ngẩng đầu nhìn ai. Mỗi lần tới chương trình tin tức thì lẳng lặng mà "biến". Vì sao? Là vì nhờ Việt Nam giờ đã quá nổi tiếng trên đất nước Nhật Bản này rồi.

Các bạn luôn tung hô đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện, hiền hoà hiếu khách. 

Thật sự cái nhận xét nay không biết từ đâu mà có? 

Phía nhận xét và phía được nhận xét chắc có lẽ không biết viết chữ "NHỤC" như thế nào thì phải! 

Tôi không biết các bạn có ngượng khi nói những từ này không? Riêng tôi dù trong nước hay ngoài nước, dù với người Việt Nam hay bạn bè quốc tế tôi chưaa bao giờ nói những lời dối trá này. Vì những đức tính đó không có ở người Việt Nam ngày nay. 

Thân thiện ở chỗ nào khi vừa xuống sân bay đã bị hải quan đòi hối lộ, hiền hoà ở đâu khi lên taxi là bị vẽ đường chặt chém, và hiếu khách đến nỗi mới bước ra đường liền bị giật đồ.

Đó là những gì mà người bạn của tôi trải qua trong một ngày khi đến Việt Nam. Nếu bạn là tôi thì các bạn ăn nói với người này như thế nào? Mỗi lần bị phê phán các bạn rất giỏi cãi. Câu thần chú cứu rỗi các bạn là "đừng quơ đũa cả nắm như vậy, có người này người khác mà". 

Tuy biết là ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, nhưng các bạn chỉ cho tôi thấy cái tốt đi? Tốt ở đâu, ở chỗ nào? Tôi khuyên các bạn nên nhìn nhận sự thật một cách khách quan phấn đấu học tập và sửa chữa chứ đừng ngụy biện nữa. Ở trong nước thì còn đóng cửa bảo nhau được. Còn đằng này đi nước ngoài mà còn xấu xa như vậy thì đó là quốc nhục rồi, không còn là chuyện của cá nhân nữa.

Tôi sống và làm việc nhiều năm ở đây nên tôi hiểu rõ văn hoá và tính cách của họ. Trộm cắp là một trong những tội mà người Nhật ghét nhất chỉ sau tội quấy rối phụ nữ. Người Nhật rất thân thiện, hiếu khách và lịch sự. Vì vậy những ai đến với nước Nhật đều được họ chào đón, tiếp đãi rất nồng nhiệt. Nhưng không có nghĩa là họ thích các bạn. Các bạn đừng bao giờ ngộ nhận như vậy.

Dân tộc tính của họ rất cao. Cả khu vực Châu Á này họ chẳng coi ra gì đâu, và đặc biệt hơn là họ không thích người Châu Á cho lắm. Việt Nam thì càng tệ hơn nữa, chắc chắn là trên 80% người Nhật không biết gì về Việt Nam. (Điều này tôi xin cam đoan những ai đã từng sống ở Nhật trên 3 năm sẽ hiểu). Thế tại sao tôi đề cập vấn đề này? 

Vì tôi muốn nhắc nhở người Việt ở Nhật nên biết vị trí của mình trong mắt người Nhật là rất rất nhỏ, tu nghiêp sinh muốn kiếm tiền, du học sinh muốn học tập, kỹ sư-nhân viên muốn làm việc thi nên nghĩ tới người Việt Nam và đất nước Việt Nam để biết vị trí của mình ở đâu? Mình là ai để không phạm sai lầm. Tuy gần đây báo đài phía Việt Nam tung hô quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, nào là này nào là kia... đủ thứ. Nhưng với người Nhật họ chỉ nghĩ về kinh tế và chính trị thôi.

Còn Việt Nam thì coi họ như thánh sống, học hỏi nước họ,con người họ, thích hàng Nhật, thích người Nhật... đem nước Nhật như là mô hình kiểu mẫu để phấn đấu vươn lên. Nhưng chẳng bao giờ các bạn được như họ đâu. Đừng nói là 20-30 năm cho dù là một thế kỷ đi chăng nữa cũng vậy thôi. Tại sao ư? 

Vì người Việt không có ý chí phấn đấu, không biết nhìn nhận thực tế, không biết lắng nghe và chấp nhận sự thật. Thích được ca tụng, thích được khen ngợi.

Còn có những bạn luôn nói mình tự hào khi là người Việt Nam? Tôi không biết các bạn tự hào ở điểm nào? Tự hào về cái gì? Nếu ai đó biết xin chỉ dạy. Các bạn nên tự hào khi mà thế giới nhìn Việt Nam với sự ngưỡng mộ chứ không phải sự khinh khi như bây giờ.

Chắc các bạn du hoc sinh cũng biết rất khó kết bạn với những du học sinh của nước phát triển đúng không? Lúc tôi còn đi học, trong lớp tôi có Hàn Quốc với Đài Loan, bọn chúng hay hỏi tôi thế này: "Có vẻ có tiền là qua Việt Nam cưới được vợ hả bạn? Giống như mua vợ vậy? 

Ở nước bọn tao cô dâu Việt nhiều lắm, gái Việt Nam cũng xinh lắm nhỉ!" rồi hô hố cười. Lúc đó không biết các bạn có còn tụ hào nữa không nhưng tôi thì thấy vừa giận vừa nhục. Các bạn thích kpop, diễn viên Hàn, phim Hàn... không ai cấm và cũng chẳng có gì sai.

 Tôi thỉnh thoảng vẫn xem phim Hàn. Nhưng các bạn có biết khi qua nhật lưu diễn họ phải chào khán giả bằng tiếng Nhật, hát vài bài hát Tiếng Nhật, lễ phép và rất tôn trọng khán giả chứ không dám có thái độ phách lối và trịch thượng như khi qua Việt Nam đâu. Một khi thần tượng không coi mình là Fan thì các bạn đừng tự đánh mất giá trị của bản thân mình. Giá trị của bản thân do dân tộc, cha mẹ ban cho ta, nó là vô giá, hãy biết trân trọng.

Cuối cùng điều tôi buồn cười và luôn thắc mắc là mỗi khi có một người gốc Việt nào đó đoạt giải lớn trong các cuộc thi từ thể thao đến khoa học thì các bạn tung hô, rồi lên mạng comment "tự hào Việt Nam" trong khi người trong cuộc chưa hẳn đã nghĩ như vậy. Vì sao? Tuy trong người họ mang dòng máu Việt nhưng nơi tài năng họ phát triển là ở bản xứ, công trình nghiên cứu của họ là ở nước ngoài, hoàn toàn không dính líu gì đến Việt Nam nhưng các bạn vui như thể họ là thân thích của chính mình vậy. 

Mới gần đây thôi, phó thủ tướng gốc Việt của Đức đã từng thổ lộ ngoài chuyện công ra, ông không muốn quay về Việt Nam với tư cách cá nhân, như một gáo nước lạnh cho vào những lời khen ngợi, những lời mời gọi nồng nhiệt từ đất nước của nhũng con người "thân thiện, hiền hoà, hiếu khách" dành cho ông. Điều này các bạn nên suy nghĩ! Còn nữa, thỉnh thoảng cũng có người Việt được vinh danh trên trường quốc tế, nhưng khi Việt Nam mới có một thì những nước xung quanh ta có rất rất nhiều rồi.

Tôi nói điều này không phải để chê bai người Việt, mà là muốn mọi người nhìn lên mà phấn đấu thêm chứ đừng vì thế mà tự đắc. Tôi là người Việt, tôi không tự hào về điều đó, tôi đã cố để mình không còn là người Việt nữa, giờ tôi đã toại nguyện. Nhưng tôi hy vọng trong tương lai gần, các bạn làm cho tôi cảm thấy hối hận về điều mình đã nghĩ và đã làm. Tôi đang rất mong đợi điều đó. 

Tôi biết ý kiến của tôi sẽ gặp nhiều phản đối, và hứng được nhiều gạch đá. nhưng với những ai chưa từng đi và sống ở nước ngoài và bị phân biệt đối xử vì là người Việt thì tôi sẽ không chấp. Nhưng những ai đã từng sống ở nước ngoài mà phản đối ý kiến của tôi thì sẽ rất vui và sẵn lòng được chất vấn!







VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List