Tuesday, April 1, 2014

Thông tin về dân oan Dương Nội tự tử trong trại giam


Thông tin về dân oan Dương Nội tự tử trong trại giam


Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) - Chúng tôi đã tìm về Dương Nội chiều ngày 30/3/2014 sau khi nghe tin tin anh Trần Văn Sang và anh Trần Văn Miên đã cắn lưỡi để tự tử trong trại giam, làng vắng tang, bà con đang ngồi tập trung ở lều canh đồng ngay sát đường Bảo Sơn.

Qua tìm hiểu được biết hai người nông dân Dương Nội bị bắt cóc không có lý do, sau đó công an chuyển đến cho hai gia đình thông báo về việc bắt bị can để tam giam theo điều 245 của Bộ luật hình sự về tội gây rối trật tự nơi công cộng (xem thông báo kèm theo), nhưng không ghi rõ là gây mất trật tự công cộng ở đâu, vào ngày tháng năm nào, không có gì để chứng minh hai ông gây rối trật tự công cộng, không có ai tố cáo hai ông gây mất trật tự công cộng.
Dân oan Trần Văn Sanh (trái) và dân oan Trần Văn Miên (phải)

Công an đã sai khi bắt người oan trái, rồi báo tin cho 2 gia đình là người thân của họ đã tự tử, với người dân Dương Nội đấu tranh, bây giờ họ chỉ biết công an bắt người đấu tranh của họ đi và giết.

Anh Trần Văn Tuấn là anh trai của anh Trần Văn Sang cho biết “Chúng tôi quyết tâm đòi người, lúc nào người ta xác minh cụ thể là em tôi phải có tội thì tôi mới không đòi, còn không có tội thì tôi phải đòi bằng được người thôi, sống thì đòi người mà chết thì đòi xác” (xem video)

Vụ Án Hai Dân Oan Dương Nội ...



Chị Thêu, một nông dân ở Dương Nội chia sẻ “Chúng tôi chỉ mong muốn là hai ông đấy bình yên… trở về nguyên vẹn với bà con… nếu không… thực sự chúng tôi có giữ được đất thì chiến thắng cũng không được trọn vẹn... người ta là người từ đầu trong cuộc đấu tranh gian khó trong 6 năm qua, bà con đang cầu nguyện, đang cầu mong cho hai ông ấy trở về với chúng tôi” (
xem video)


Vụ án Hai Dân Oan Dương Nội  hà Nội


Công an là người có lỗi, vậy tại sao lại tiếp tục đánh đập những người thân của hai dân oan bị công an bắt đi và thông báo với gia đình là tự tử, không rõ hai dân oan của Dương Nội đang được cứu chữa hay là đang ở đâu mà công an chưa công bố

Sau đây là hình ảnh của hai anh nông dân Dương Nội tự tử trong trại giam, đó là Trần Văn Sang sinh năm 1975 và anh Trần Văn Miên sinh năm 1959.

Thông báo bắt giam anh Trần Văn Miên và Trần Văn Sanh của côn an Tp. Hà Nội:





Biểu tình lớn ở Ninh Thuận, dân chống trả lực lượng công an đàn áp


Người Dân Ninh Thuận Biểu Tình ...

CTV Danlambao - Chiều ngày 28/3/2014, hàng ngàn người dân Ninh Thuận tiếp tục kéo về trung tâm tỉnh để biểu tình, vây kín Quốc lộ 1 (đoạn vòng xoay ngã 5 Phủ Hà, TP Phan Rang - Tháp Chàm). Người dân yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho 6 người dân bị CA bắt giam trước đó vì phản đối nhà máy khai thác titan gây ô nhiễm.

Đáp lại, nhà cầm quyền Ninh Thuận liền huy động công an, cảnh sát cơ động giải tán cuộc biểu tình bằng vũ lực. Người dân lập tức chống trả bằng cách ném gạch đá, đồ vật về phía lực lượng công an. Một video clip được chia sẻ trên youtube cho thấy hình ảnh hàng trăm người dân Ninh Thuận đồng loạt đẩy lui cuộc đàn áp của lực lượng công an sắc phục và cảnh sát cơ động. 

Cuộc biểu tình đã khiến Quốc lộ 1, đoạn ngã 5 Phủ Hà ùn tắc giao thông kéo dài hàng chục km. Đến tối cùng ngày, phải khi người biểu tình rút về hết thì xe cộ mới có thể qua lại khu vực này.

Nhà cầm quyền Ninh Thuận cho biết có 2 cán bộ công an đã bị thương và phải nhập viện sau khi bị người dân chống trả.
Người dân Ninh Thuận xuống đường biểu tình phản đối CA bắt người hôm 28/3/2014

Trước đó, vào hôm 20/3/2014, có 4 cán bộ công an xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) cũng đã bị người dân tấn công gây thương tích sau khi nhà cầm quyền địa phương tiếp tục để cho Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Quang Thuận – Ninh Thuận khai thác titan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và gây ô nhiễm môi trường.

6 người dân tham gia phản đối kế hoạch khai thác titan đã bị công an khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc 'chống người thi hành công vụ'. Trong đó, hai ông Đỗ Văn Đức và ông Dương Văn Phước bị bắt với lệnh tạm giam 3 tháng vì đã kêu gọi gọi người dân trong vùng ngăn cản kế hoạch khai thác titan.

Mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền liên quan đến dự án khai thác titan tại huyện Ninh Thuận đã tồn tại từ rất lâu, đỉnh điểm là cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Thuận Nam hôm 20/3/2014 khi giới chức địa phương thông báo tiếp tục cho phép công ty Quang Thuận khai thác titan.

Sau nhiều cuộc biểu tình tại địa phương nhưng không có kết quả, người dân đã kéo về trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận để gây áp lực và phản đối. Đến ngày 27/3/2014, nhà cầm quyền Ninh Thuận buộc phải ra quyết định chấm dứt việc khai thác titan, tuy nhiên 6 người dân đã bị CA bắt giam vì tham gia phản đối kế hoạch này.



'Có dàn xếp vụ xử công an đánh chết dân?'

BBC - Cơ quan nội chính và chính quyền ở tỉnh Phú Yên có thể đã có dàn xếp để tòa sơ thẩm đưa ra mức án nhẹ đối với các sỹ quan công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã hành hung tới chết hôm 13/5/2012 một nghi phạm hình sự với hàng chục vết thương từ đầu tới chân.

Hôm 29/3/2014, luật sư Võ An Đôn, người đứng ra bảo vệ các quyền lợi cho người bị tử vong, ông Ngô Thanh Kiều và gia đình của nạn nhân này, nói với BBC ông tin rằng đã có sự dàn xếp của cơ quan nội chính của tỉnh Phú Yên và chính quyền để các cơ quan tố tụng đưa ra mức xử phạt giảm rất nhẹ cho các bị cáo là các viên chức công an tham gia đánh chết ông Kiều tại trụ sở công an thành phố.



"Nếu căn cứ theo pháp luật mà truy tố về tội (sử dụng) nhục hình thì chưa đúng lắm, lẽ ra phải là cố ý gây thương tích, dẫn đến chết người mới đúng hơn...,Bình luận về việc Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Tuy Hòa đề nghị mức án cho phép tới bốn trên năm sỹ quan bị tố cáo đã đánh đập, tra tấn ông Kiều tới chết gần hai năm về trước, chỉ phải hưởng án treo, trong khi quan chức lãnh đạo của công an cấp thành phố và tỉnh có liên đới không hề được xét trách nhiệm, luật sư Đôn nói:

"Nếu theo đúng pháp luật, tất cả các bị cáo đều truy tố theo khoản 3 hết, nhưng theo đó phải theo dõi tính chất của mỗi người, ví dụ Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy) đánh trên đầu thì mức án cao hơn, còn những người đánh ít hơn mà nguy hiểm ít hơn, thì (xử mức) thấp hơn.

"Cứ căn cứ trên đó mà quyết định hình phạt... nếu nhiều người cùng đồng phạm, thì truy tố một điều luật, một khung hình phạt, chứ không phải truy tố hai khung như ở đây, chúng tôi từ hồi (tham dự xét) xử thì chưa thấy, đây là lần đầu tiên áp dụng điều đó."

'Ban Nội chính dàn xếp?'

Hôm thứ Sáu, 28/3, đại diện Viện Kiếm sát giữ quyền công tố đã đề nghị tòa phạt bị cáo Thành, người theo tòa đã dùng dùi cui đánh vào đầu ông Kiều gây chấn thương sọ não, chịu án tù giàm 5 năm đến 5 năm sáu tháng.

Nhưng bốn bị cáo khác gồm Thiếu tá Nguyễn Minh Quyền, Đội phó đội trinh sát, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Phú Yên, Thiếu tá Nguyễn Tấn Quang, Đội pháo Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa, Thượng úy Phạm Ngọc Mẫn chỉ bị đề nghị án treo từ 18-24 tháng, riêng Trung úy Đỗ Như Huy bị đề nghị án treo từ 12-18 tháng.

Bình luận về sự có mặt của Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên, ông Nguyễn Thái Học, dự khán tại phiên tòa, luật sư Đôn nói: 

"Trưởng Ban Nội nội chính, thường những vụ án lớn ảnh hưởng tới dư luận thì Ban Nội chính, đại diện cho cơ quan Đảng chỉ đạo nên họp với các cơ quan đề ra một ý kiến thống nhất để dựa trên đó đưa ra mức án thích hợp" - Trưởng ban Nội chính Nguyễn Thái Học dự khán

"Theo quan điểm của tôi, vấn đề này có sự họp các ngành, nội chính cũng như các cơ quan tiến hành tố ụng, để áp đặt mức hình phạt đó,

"Trưởng Ban Nội nội chính, thường những vụ án lớn ảnh hưởng tới dư luận thì Ban Nội chính, đại diện cho cơ quan Đảng chỉ đạo nên họp với các cơ quan đề ra một ý kiến thống nhất để dựa trên đó đưa ra mức án thích hợp,

"Ông đó sẽ chỉ đạo, Ban nội chính bên Đảng sẽ chỉ đạo cơ quan tiến hành tố tụng thì hành cho bản án đó hợp với dư luận..."

Theo luật sư Đôn, trong vụ ông Kiều, sinh năm 1982, cư trú tại thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên, bị bắt và áp giải tới trụ sở công an thành phố Tuy Hòa vào 3 giờ sáng ngày 13/5/2012 trong khi ông đang ngủ ở nhà với gia đình, xảy ra mà không hề có bất cứ lệnh bắt khẩn cấp, hoặc phê chuẩn nào của tòa án, viện kiểm sát, cho thấy cơ quan công an đã vi phạm luật tố tụng hình sự.

Và vẫn theo luật sư, người chỉ huy trực tiếp và theo dõi vụ bắt, quá trình lấy cung ông Kiều, là Phó Trưởng Công an Thành phố, ông Lê Đức Hoàn, đã phạm tội hình sự đáng bị truy tố, trong khi ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc công an tỉnh lẽ ra cũng phải chịu trách nhiệm để cấp dưới lạm dụng bạo lực nghiêm trọng, gây chết người.

'Bộ trưởng bị bịt tin'

Hôm thứ Bảy, bà Ngô Thị Tuyết, chị ruột nạn nhân Kiều, nói với BBC gia đình của em trai bà hết sức đau khổ, bức xúc, gia đình có hoàn cảnh rất nghèo khó, hai con của ông Kiều còn rất nhỏ, người con gái út ra đời chỉ trên dưới mười ngày sau khi ông Kiều bị đánh chết.

Bà Tuyết nói với BBC bà mong những thủ phạm phải bị xét xử nghiêm minh, kể cả những người có liên đới trách nhiệm và bà không đồng ý với các lời tự biện hộ của nhiều bị cáo 'chối tội' cho rằng họ chỉ ra tay nhẹ với ông Kiều hoặc ra tay không ở những chỗ trên cơ thể dẫn tới tử vong.

Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức, Chủ tịch Hội dân oan Việt Nam, Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nói với BBC việc công an sử dụng nhục hình, tra tấn và lạm dụng bạo lực từ gây thương tích nặng, rất nặng tới làm chết người đối với người dân ngay ở các trụ sở cảnh sát nói riêng và trong khi 'làm việc' với dân nói chung là 'phổ biến'.

Một bị cáo cười tươi ngay tại phiên xử vụ án ông Ngô Thanh Kiều bị công an Phú Yên đánh chết.

Bà cho hay riêng từ năm 2010 tới nay, đã có ít nhất 12 vụ công an đánh chết dân được biết đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, bên cạnh rất nhiều các vụ bạo lực do công an gây thương tích nặng với dân thường, dân oan v.v...

Tuy nhiên, nhà hoạt động cho hay đa số các vụ tử vong biết được tới nay xảy ra trong nhiệm kỳ của cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, và có giảm đi trong nhiệm kỳ hiện nay của đương kim Bộ trưởng Trần Đại Quang.

"Tôi thì tôi nghĩ rằng (các vụ đó) không đến tai các ông ấy đâu, không đến đâu vì nó bịt từ dưới, không thể biết được, mà các ông ấy lại lo những việc lớn cơ, chứ con những chuyện 'nho nhỏ' này, bây giờ thử hỏi các ông ấy có biết là ngày nào, tên là gì, bị đánh chết hay không, thì chắc chắn các ông không tể biết được," bà Hiền Đức nói với BBC.

Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam đã ký kết và tham gia Công ước Quốc tế của Liên hợp quốc về chống tra tấn và ứng xử tàn ác, gần đây, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cũng đã cam kết với Quốc hội có các biện pháp nghiêm cấm sử dụng nhục hình, bức cung, ép cung, dụ cung trong ngành công an, cũng như hứa hẹn tiến hành các hoạt động giáo dục trong lực lượng công an để chấm dứt các vi phạm này.







No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List