Sunday, April 13, 2014

Quyền của nhà báo sao lại phải xin?


Cấm không được hoạt động dân chủ...


cộng sản Việt Nam thả với một điều kiện là Cấm không được hoạt động dân chủ nhưng tất cả các nhà hoạt động dân chủ bác bỏ
Không bao giờ quên các nhà hoạt động vì dân chủ
Không bao giờ quên các tù nhân chính trị
Không bao giờ quên các nhà bất đồng chính kiến
Không bao giờ quên những tiếng nói bất đồng khác còn bị giam cầm ở Việt Nam
Lý tưởng mà các nhà hoạt động vì dân chủ đã chọn đã hy sinh
Cộng đồng quốc tế không nên quên Việt Nam vẫn còn tù nhân chính trị và lương tâm
Việt Nam sẽ có bức tường ghi nhớ tên các nhà hoạt động vì dân chủ
Việt Nam sẽ có bức tường ghi nhớ tên các tù nhân chính trị
Việt Nam sẽ có bức tường ghi nhớ tên các nhà bất đồng chính kiến
Việt Nam sẽ có bức tường ghi nhớ tên những tiếng nói bất đồng khác đã hy sinh
Đã đến lúc toàn Dân Việt Nam đoàn kết cho lợi ích của dân tộc Việt Nam
Trả lại Tự Do cho Dân Tộc Việt Nam
Chủ nghĩa xã hội đã chết trong lòng Dân Việt Nam
đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn trên danh nghĩa chứ không còn trong lòng Dân Việt Nam
Tự do và Dân Chủ lành mạnh đòi hỏi sự tham dự của tòan Dân trong và ngoài nước Việt Nam
Tự do và Dân Chủ đòi hỏi nỗ lực và hy sinh đóng góp
Cơ Hội Tự do và Dân Chủ Cho Việt Nam đang ở trong tay tất cả mọi người
Vai trò lịch sử của cả dân tộc Việt Nam không một ai có thể bỏ qua

Minh 70/2 

Quyền của nhà báo sao lại phải xin?


Luật sư Trần Hồng Phong (Một Thế Giới) - Gần đây, dư luận báo chí phản ánh việc Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang dự thảo một Thông tư quy định về nội quy phiên tòa. Theo đó có quy định “mới” là khi nhà báo dự phiên tòa xét xử thì phải xin phép và phải được chủ tọa hay lãnh đạo tòa án chấp thuận. 

Mới đây nhất lại có báo đưa tin nhà báo sẽ chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo, không phải xin phép nữa. Tuy nhiên, quy định chính thức sẽ như thế nào thì vẫn chưa có.

Trước hết, người ta chỉ xin cái gì không phải của mình, không thuộc quyền của mình. Còn cái gì pháp luật đã quy định là quyền của công dân, quyền của nhà báo, thì không cần phải xin và cũng không ai có quyền “cho”, không ai có quyền đứng trên pháp luật. 

Đơn cử như trong Hiến pháp quy định công dân có quyền kinh doanh, thì Luật doanh nghiệp quy định về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tôi nhấn mạnh từ “đăng ký”, chứ không phải là “xin - cho”. Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ bắt buộc phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đăng ký. 

Theo quy định tại Hiến pháp và pháp luật tố tụng (dân sự, hình sự...), mọi phiên tòa đều được xét xử công khai, người dân bất kể ai đều có quyền tham dự. Còn trong Luật báo chí thì quy định rõ nhà báo được tác nghiệp, đưa tin phản ánh các sự kiện xã hội, các phiên tòa xét xử...

Như vậy, việc nhà báo tham dự phiên tòa và tác nghiệp là quyền (cũng là trách nhiệm) của nhà báo, pháp luật quy định rõ ràng. Và do vậy, việc ngành tòa án “đẻ” ra quy định xin – cho đối với nhà báo khi tham dự phiên tòa là trái quy định, ảnh hưởng và hạn chế quyền hành nghề của nhà báo, quyền được biết thông tin của xã hội.

Theo tôi nghĩ, chỉ cần quy định đơn giản là nhà báo khi tham dự phiên tòa thì phải “thông báo” hay “đăng ký” với tòa. Mục đích là để tòa biết và hỗ trợ (nếu có). Còn nếu nhà báo nào muốn tác nghiệp theo kiểu giống như một công dân bình thường, ngồi dự khán và ghi chép, thì cũng không cần phải đăng ký hay thông báo gì cả. 

Vấn đề quan trọng ở đây là nhà báo tác nghiệp tại tòa phải bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự phiên tòa, không xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (các đương sự, bị cáo) và nếu được tạo điều kiện thuận lợi hơn thì càng tốt. 

Chính vì vậy, thiết nghĩ nội quy phiên tòa phải quy định rõ và thống nhất trên toàn quốc việc tác nghiệp của nhà báo. Chẳng hạn như: không được đi lại, chụp ảnh trong khi đang xét xử, được đặt máy ghi âm ở đâu, khu vực tác nghiệp của nhà báo trong phòng xử...

Trước đây phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam, tòa cho phép nhà báo vào chụp ảnh 15 phút đầu giờ xử mỗi ngày, đây là một quy định theo tôi đáng được nhân rộng. 

Thực tế hiện nay tại nhiều phiên tòa các nhà báo đi qua đi lại, chỉa máy ảnh vào mặt đương sự hay bị cáo, chụp cảnh bị cáo khóc, cười v.v... nhiều khi rất phản cảm và thực tế đã xâm hại quyền của cá nhân đối với hình ảnh của họ, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín, danh dự công dân. 

Cũng cần nói thêm là việc chụp ảnh tại phiên tòa nên được quy định chặt chẽ hơn và phải phù hợp với quy định tại Bộ luật dân sự. Về nguyên tắc, không ai được phép sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác nếu người đó không đồng ý. 

Do vậy, chúng ta cần phải hướng đến quy định không cho phép chụp ảnh tại phiên tòa. Nhà báo có thể chụp ảnh bị cáo, đương sự, nhưng nên chụp bên ngoài phòng xử án. Nhiều nước trên thế giới cấm chụp ảnh tại phiên tòa. 

* Ảnh: Quang cảnh phiên tòa công an dùng nhục hình đánh chết người ở Tuy Hòa, Phú Yên.





No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List