'Cà phê nhân quyền sẽ kiện CA Nha
Trang'
BBC - Các nhà hoạt động trong nhóm
sáng kiến Cà phê Nhân quyền vừa được công an thả tự do ở Nha Trang hôm thứ Bảy
nói với BBC họ sẽ 'khiếu kiện' công an ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa,
vì đã 'hành hung' và 'bắt giữ, câu lưu' họ trái phép.
Trao đổi với BBC hôm 20/4, các blogger Mẹ Nấm
(tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) và Paulo Thành Nguyễn (tức Nguyễn Hồ Nhật Thành nói
với BBC trong khi đang chuẩn bị tổ chức bàn tròn với chủ đề "Công ước
chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an" vốn được dự định
diễn ra ở một quán cà phê ở Nha Trang hôm 19/4, thì họ bị an ninh 'hành hung'
và 'bắt giữ'.
Các nhà hoạt động nói họ đã bị ngăn cản tiếp cận
hội thảo ở quán cà phê Swing ở số 20 đường Trần Phú, phường Thọ Lộc, ở thành
phố biển du lịch miền Trung Việt Nam và sau đó bị an ninh bắt buộc rời địa điểm
nói trên.
"Một an ninh của thành phố yêu cầu chúng
tôi giải tán, nhưng chúng tôi nói là chúng tôi không làm gì để phải giải tán,
nên anh ta đã quay đi," blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC.
"Sau đó, một nhóm côn đồ đầu gấu đã tới gây
sự với chúng tôi, họ vu cáo chúng tôi "đi xe ôm" không trả tiền, điều
mà chúng tôi khẳng định là không có, rồi họ tiến vào hành hung chúng tôi."
Cuộc cà phê nhân quyền lần thứ II được nhóm
sáng kiến tổ chức ở Hà Nội.
Theo lời blogger này, sau khi vụ 'lộn xộn' diễn
ra mà phía những nhà hoạt động không có động thái nào chống cự lại, một nhóm
đông cảnh sát mặc sắc phục, công an giao thông và an ninh tiến vào và đẩy bốn
người trong nhóm lên một xe taxi.
"Ở trên xe taxi họ tiếp tục đánh, đấm chúng
tôi, vợ tôi bị tát, bị bịt mồm, bị bẻ tay, và khi vào tới đồn công an, người ta
tiếp tục đánh đấm tôi và một thành viên nam giới tham dự sự kiện," Paulo
Thành Nguyễn đưa ra lời cáo buộc.
"Những côn đồ lui ra, và an ninh mặc thường
phục xông vào đánh đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát vào mặt và chị Như Quỳnh,
blogger mẹ Nấm cũng bị tấn công."
'Sẽ tiếp tục tọa đàm'
Hôm Chủ Nhật, blogger Mẹ Nấm khẳng định với BBC
đã xảy ra sự việc này như blogger Paulo Thành Nguyễn tường thuật và cho hay mặc
dù bị hành hung, nhóm sáng kiến Cà phê Nhân quyền sẽ vẫn tiếp tục tổ chức các
cuộc tọa đàm, trong đó có chủ đề về công an hành hung và làm tử vong thường dân
trong các đồn, trụ sở cảnh sát, cơ quan công quyền.
Blogger Paolo Thành Nguyễn nói với BBC anh đã bị
bất ngờ vì không ngờ sau hai lần tổ chức 'khá suôn sẻ' ở Sài Gòn và Hà Nội,
thảo luận cà phê nhân quyền và các thành viên ban tổ chức hoặc khách mời lại bị
'hành hung, trấn áp quyết liệt' tại một thành phố biển vốn được nhiều du khách
trong nước và quốc tế biết đến là 'hiền hòa'.
Cuộc cà phê nhân quyền lần đầu được tổ chức ở
Sài Gòn đã không bị ngăn cản.
"Họ đẩy chúng tôi lên xe như con vật, khi
vào đồn, họ tự tiện tước đoạt, lục soát các đồ đạc, tư trang của chúng tôi, từ
ví, bóp, tới điện thoại, máy tính v.v...,
"Họ còn bắt chúng tôi phải cởi áo phông
đang mặc ra vì cho rằng chúng tôi không có quyền mặc những chiếc áo in những
dòng chữ đề nghị chấm dứt việc công an đánh và giết dân trong đồn cảnh
sát."
Cũng hôm Chủ Nhật, một nhân chứng đi theo nhóm
bị bắt giữ, ông Hải, một lập trình viên tự do ở Nha Trang có mặt ở trong đồn
Công an phường Lộc Thọ, số 17 Yersin, phường Vạn Thạnh, nói ông chứng kiên cả
ba blogger Mẹ Nấm, Trịnh Kim Tiến và Paulo Thành Nguyễn bị đánh đập 'thô bạo.'
'Đánh, tát phụ nữ'
Ông Hải nói với BBC: "Ngay cả khi có các
cảnh sát mặc cảnh phục ở trong đồn Công an, những người là an ninh mặc thường
phục đã đánh anh Thành Nguyễn, ngay khi chị Kim Tiến xuống xe vào đồn, có người
đã nhảy ra tát thẳng vào mặt chị Tiến,
"Khi ở trên xe, chị Tiến còn bị bóp cổ, bẻ
quặt tay, chị Như Quỳnh cũng bị đánh đập, xô đẩy."
Những nhà hoạt động khẳng định với BBC, từ đầu
tới cuối sự việc, họ đã 'không hề' có bất cứ hành động nào để chống cự lại bạo
hành.
Blogger Mẹ Nấm nói an ninh đã bắt buộc cô phải
đưa máy vi tính cá nhân cho họ kiểm tra, và dù không có sự đồng ý của cô, an
ninh tiếp tục tước máy và in từ đó ra các dữ liệu 'phục vụ điều tra', theo lời
của nhà hoạt động này.
Chiều hôm Chủ Nhật, blogger Trịnh Kim Tiến, con
gái của ông Trịnh Xuân Tùng, nạn nhân trong một vụ bị công an hành hung tới
chết ở một đồn Cảnh sát ở Hà Nội vài năm về trước, nói với BBC cô đã bị 'đánh
đập, bẻ tay, bịt miệng', ngay khi cô bày tỏ ý định muốn rời xe taxi cho con mới
sinh được 'bú mẹ'.
Blogger này cũng khẳng định lại lời cáo buộc về
bạo lực của công an và an ninh là có cơ sở khi nói rằng cô đã bị đánh đập, bóp
cổ, bẻ quặt tay trên xe, bị tát và đánh đập tiếp tại đồn cảnh sát.
'Chồng che đòn cho vợ'
Blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC: "Ở
trong đồn, các an ninh và công an thường phục vẫn hành hung vợ tôi, và tôi đã
phải lao vào để lấy thân mình che chắn cho Tiến và gánh các trận đòn của họ,
"Chúng tôi không kháng cự và chống lại, họ
thực sự đã đánh đập chúng tôi rất dã man và thẳng tay, chúng tôi bị đối xử như
những con vật."
Blogger Mẹ Nấm (đứng) là một trong hai phụ nữ
cáo buộc bị công an Nha Trang hành hung.
Nhân chứng Hải ở Nha Trang nói với BBC: "Họ
đã đánh đập vợ chồng anh Paulo Thành Nguyễn, Kim Tiến rất thô bạo, là phụ nữ
nhưng họ cũng không nương tay, tuy nhiên khi họ thẩm vấn thì họ lại lập biên
bản 'gây mất trật tự trị an."
Blogger Mẹ Nấm, Thành Nguyễn và Kim Tiến cũng
nói với BBC họ rất bức xúc và không ký bất cứ một giấy tờ nào được coi là biên
bản vì công an sau khi hành hung nhóm bị bắt, lại lập biên bản họ về việc 'gây
rối trật tự' mà họ không hề gây ra với nhóm 'côn đồ giả danh xe ôm' trước khi
vào đồn, buổi sáng ngày thứ Bảy.
"Họ tra hỏi chúng tôi lý do vì sao lại chọn
chủ đề thảo luận về Công ước chống Tra tấn, rồi chủ đề Công an hành hung hoặc
đánh chết thường dân trong đồn cảnh sát,
"Họ đặc biệt bực mình vì chúng tôi mặc các
áo phông trên phố mang dòng chữ 'chấm dứt việc công an đánh chết thường dân',
và tôi nghĩ đây là những lý do vì sao họ ngăn cản chúng tôi tổ chức buổi Cà phê
nhân quyền, cũng như bày cớ hành hung, đánh đập chúng tôi."
'Xuyên tạc, vu khống'
Theo lời các nhà hoạt động, hôm Chủ Nhật, một tờ
báo của chính quyền địa phương đã đăng một bài báo 'xuyên tạc' sự việc và vu
khống cho nhóm Cà phê Nhân quyền đã vi phạm pháp luật, gây rối trật tự xã hội
và đồng thời 'lừa dối' lôi kéo các gia đình nạn nhân tham gia 'chống phá chính
quyền'.
BBC chưa có điều kiện kiểm chứng nội dung bài
báo cũng như liên hệ với chính quyền địa phương trong dịp cuối tuần.
Trong khi đó, các bloggers đưa ra lời cáo buộc
với chính quyền nói với BBC họ sẽ có các hình thức từ khiếu nại tới khiếu kiện
công an, an ninh và chính quyền thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa vì các
hành vi 'ngược đãi, hành hung' mang tính 'khủng bố, trấn áp' trái phép nói
trên.
Blogger Paulo Thành Nguyễn (thứ hai, từ phải)
tại cà phê nhân quyền lần II ở Hà Nội.
Được biết hai sự kiện Cà phê Nhân quyền lần
trước của nhóm sáng kiến là thành viên của Tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam
đã được tổ chức hai lần ở Hà Nội trong quý đầu năm 2014.
Trong sự kiện gần nhất ở Hà Nội, cuộc thảo luận
đã có sự tham dự với tư cách khách mời của các đại diện ngoại giao của một số
sứ quán và đoàn ngoại giao Bắc Âu và Liên Minh Châu Âu.
Một số trí thức, nhân sỹ cũng đã tham gia sự
kiện ở Hà Nội, như Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường, TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách độc
lập (IDS đã giải thể), ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số và Kế
hoạch hóa Gia đình.
Ngay sau cuộc cà phê ở Hà Nội, một thành viên
tham dự sự kiện đã cáo buộc với BBC anh bị các nhân viên 'an ninh hiện diện'
trước đó tại quán cà phê đi theo và hành hung trên đường anh về nhà.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền