hung vu
Sent: Monday, March 31, 2014 8:35 PM
Sent: Monday, March 31, 2014 8:35 PM
Thái Hà: Hàng ngàn ngọn nến cho Công lý và Hòa bình
VRNs
Thái Hà: Ngọn nến thắp sáng từ nhà thờ ra linh địa Đức Bà
(31.03.2014) – Hà Nội - Thánh Lễ cầu nguyện cho Công Lý – Hòa Bình
hàng tháng lần đầu tiên tại Thái Hà.
Như đã thông báo, từ Chúa Nhật cuối tháng 3 trở đi nhà thờ Thái Hà
sẽ tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho Công Lý – Hòa Bình.
Hàng ngàn ngọn nến cầu nguyện cho Công Lý – Hòa Bình đã được thắp
sáng trong Thánh Lễ lúc 20h ngày 30 tháng 3 tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà. Đây là
Thánh Lễ đầu tiên chính thức việc duy trì cầu nguyện cho Công Lý – Hòa Bình vào
mỗi chủ nhật cuối tháng.
Trong lời mở đầu cho Thánh Lễ Cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh đã nêu
những tiêu cực mà nhà cầm quyền đang làm đối với những người yêu chuộng Công Lý
– Hòa Bình. Cha Gioan đã nhắc cho mọi người nhớ về một vị luật sư Công giáo đầy
nhiệt tâm Giuse Lê Quốc Quân, một tiếng nói của tự do như cô Maria Tạ Phong
Tần, hay hàng chục tù nhân lương tâm khác đang bị nhà cầm quyền giam giữ. Và
một điều không thể không nhắc tới là những việc làm của chính quyền Hà Nội cho
phép bệnh viện Đống Đa chiếm trắng trợn và xây dựng trái phép hòng xóa bỏ dấu
tích của tu viện Dòng Chúa Cứu Thế. Ánh nến Công Lý – Sự Thật phải được thắp
sáng thường xuyên từ bây giờ cho đến sau này.
Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha Bề Trên Matthew Vũ Khởi Phụng cùng
một số cha khác trong nhà Dòng, với sự tham gia của hàng ngàn người. Ngọn nến
Công Lý – Hòa Bình ngày càng nhân rông từ Sài Gòn, cho đến Hà Nội.
Trước những bất công, những nhiễu nhương mà xã hội này đem lại,
Cha Bè trên có chia sẻ trong bài giảng mỗi người chúng ta là những thành phần
trong xã hội này, hơn nữa chúng ta là những con cái của Giáo Hội chúng ta phải
làm những chứng nhân cho một xã hội khác, một xã hội của sự thật, của công lý
và của hòa bình. Mỗi Thánh Lễ là dịp để chúng ta nhắc nhớ đến những con người
còn đang ở trong lao tù do lên tiếng cho công lý, cho sự thật, chúng ta sẽ
không quên những người đó và luôn đồng hành cùng với họ.
Ngọn nến được thắp sáng từ nhà thờ ra linh địa Đức Bà, tiếp tục di
chuyển về phía gần bệnh viện và cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh chủ trì cho buổi thắp
nên hôm nay cầu nguyện cho tất cả những điều gì thuộc về Công Lý – Sự Thật sẽ
sớm được hiện diện trên quê hương Việt Nam . PV. VRNs
Nguồn: VRNs
Khi sự xấu hổ dần trở thành hiếm hoi
Tác giả: Song Chi – Người Việt – 28/3/2014
Một xã hội thiếu vắng lòng tự trọng
Một cô gái trẻ mới ngoài 20 tuổi, đi du lịch
bụi qua nhiều quốc gia, sau đó viết sách kể lại những trải nghiệm của mình, kiếm
được kha khá tiền nhuận bút. Tiếc rằng khi cuốn sách ra đời, rất nhiều độc giả nhận
ra sự vô lý, cường điệu, dối trá của một số chi tiết. Chưa kể một số việc làm
của cô gái tường thuật lại trong sách có thể bị xem như vi phạm pháp luật của
nước khác như đi lậu vé, lao động “chui,” nhập cảnh trái phép vào xứ người…
Cô gái bị dư luận “ném đá,” nhiều người đòi tác giả và nhà xuất bản phải thu hồi cuốn sách, trải lại tiền cho người mua, như một hình thức “xin lỗi” độc giả. Nhưng rồi cuối cùng sự việc cũng qua đi, cuốn sách không bị thu hồi, tác giả cũng chẳng bị gì, và không chừng vài năm sau, cô còn có thể viết thêm vài cuốn sách khác. Cuộc sống ở Việt Nam vốn ngày nào cũng tràn ngập thông tin mới, nhiều chuyện khác lớn hơn, nóng hơn nên mọi người chóng quên
Cô gái bị dư luận “ném đá,” nhiều người đòi tác giả và nhà xuất bản phải thu hồi cuốn sách, trải lại tiền cho người mua, như một hình thức “xin lỗi” độc giả. Nhưng rồi cuối cùng sự việc cũng qua đi, cuốn sách không bị thu hồi, tác giả cũng chẳng bị gì, và không chừng vài năm sau, cô còn có thể viết thêm vài cuốn sách khác. Cuộc sống ở Việt Nam vốn ngày nào cũng tràn ngập thông tin mới, nhiều chuyện khác lớn hơn, nóng hơn nên mọi người chóng quên
Một biên tập viên khá nổi của đài truyền hình
quốc gia VTV, đã từng hai lần, tại hai quốc gia khác nhau, bị bắt quả tang ăn
cắp hàng trong siêu thị, nhưng vẫn tiếp tục được làm việc, phụ trách một chương
trình thuộc về lĩnh vực văn hóa. Ai biết chuyện thì biết, mà có biết cũng chẳng
làm gì được nhau!
Một nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng một thời, do
đầu tư làm phim bị thất bại, thua lỗ dẫn đến phá sản, ngôi nhà đang ở bị ngân
hàng thu hồi, liền lên báo kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người. Những phát ngôn
của nhân vật chính, những sự thật dần dần được tiết lộ xung quanh thông tin vỡ
nợ và nhiều chi tiết khác đã khiến dư luận từ sự thương cảm ban đầu chuyển sang
những phản ứng trái chiều, thậm chí phẫn nộ.
Câu chuyện đang lùm sùm làm nóng các trang
báo lẫn các diễn đàn xã hội. Nhưng chắc chắn, chỉ cần một thời gian ngắn nữa,
mọi chuyện sẽ lại bị lấp dưới hàng núi thông tin mới. Người nghệ sĩ dù có ê ẩm
vì đã tự đánh mất hình ảnh của chính mình trong lòng người hâm mộ, nhưng cũng
đã đạt được điều mà mình mong muốn khi công khai “cởi cả đời tư” (một cụm từ
mới trên báo chí trong nước về chuyện này.)
Ðó là được tiếp tục ở lại trong ngôi nhà của
mình thêm một thời gian, nhận được sự giúp đỡ từ quần chúng.
Một ví dụ khác, thông tin về những biệt thự
“khủng,” nhà đất, tài sản của một ông nguyên tổng thanh tra chính phủ mới đây
khiến dư luận xôn xao. Bởi vì ai cũng hiểu rằng với tiền lương của một quan
chức, cho dù là tổng thanh tra chính phủ, cả đời cũng không thể có được những
tài sản như thế, hơn nữa đây lại là người giữ chức vụ thanh tra các vụ việc
tham nhũng, từng có những phát biểu rất hùng hồn về chống tham nhũng.
Nếu nhìn vào mức độ quan tâm của báo chí dư
luận lúc thông tin vừa bị lộ ra, cứ ngỡ như ông nguyên tổng thanh tra chính phủ
sẽ bị Ban Nội Chính Trung Ương cho điều tra ngay, từ khối tài sản đáng ngờ đến
việc ông này ký bổ nhiệm hàng chục người một cách bất thường trong thời gian
ngắn trước khi về hưu… Nhưng rồi vài ba bữa sau mọi chuyện lại chìm xuồng.
Nói cho ngay, nếu bây giờ mà truy ra thì quan
to quan nhỏ ở nước này mấy ai không tham nhũng, không có biệt thự “khủng,” tài
sản “khủng” trong và ngoài nước, biết bỏ tù bao nhiêu cho hết? Còn nói theo
kiểu ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trước đây tại phiên chất vấn của
Quốc Hội sáng 12 tháng Sáu, 2010: “Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý,
‘cách chức đi, kỷ luật đi,’ ngày mai thấy sai chỗ kia, ‘cách chức đi, kỷ luật
đi,’ lấy ai mà làm việc các đồng chí ?”
Từ sự dối trá, thiếu đi lòng tự trọng cho đến
tình trạng tham nhũng trong xã hội đã trở thành… phổ biến, bình thường. Khi bất
cứ một sự việc, một cá nhân cụ thể nào bị “lộ sáng,” dư luận chĩa mũi dùi, phẫn
nộ, “ném đá“…tưng bừng, nhưng chỉ vài bữa, mọi chuyện lại lắng xuống, nhường
chỗ cho sự việc tiêu cực khác lại vừa xảy ra.
Những cá nhân bị lôi ra mổ xẻ kia chỉ cần
“nín thở chịu đựng” một chút, mặt dày một chút là qua, ai còn nhớ nữa, trong
một đất nước có quá nhiều điều tệ hại? Lòng tự trọng, nỗi xấu hổ lâu dần trở
thành của hiếm, cứ dày mặt mà sống để đạt/giữ được điều mình muốn, nhìn quanh
có ai tốt đẹp hơn ai?
* Nỗi buồn người Việt “xấu xí”
Dường như lâu lắm rồi những thông tin về Việt
Nam trên các cơ quan truyền thông quốc tế, trong con mắt người nước ngoài chả
mấy khi tốt đẹp, mà ngược lại. Về phía nhà cầm quyền, thì chỉ thấy những “thành
tích” tệ hại về điều hành kinh tế, về nhân quyền, tình trạng đàn áp tôn giáo,
đàn áp tự do ngôn luận, với số blogger, nhà báo bị bắt vì bày tỏ quan điểm một
cách ôn hòa chỉ thua Trung Quốc trong khu vực Ðông Á, hiện tượng công an sử
dụng nhục hình khi điều tra xét hỏi dẫn đến chết người trở thành phổ biến v.v…
Quan chức Việt Nam thì “nổi tiếng” nhũng
nhiễu, đòi hối lộ khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. Mấy ngày nay báo chí
Nhật, báo chí Việt Nam đang “nóng” nghi án
một số quan chức lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam nhận hối lộ 16 tỷ Việt Nam đồng, tức hơn 780,000 USD, từ công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (JTC) để họ được trúng thầu thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật.
một số quan chức lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam nhận hối lộ 16 tỷ Việt Nam đồng, tức hơn 780,000 USD, từ công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (JTC) để họ được trúng thầu thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật.
Ðây không phải lần đầu tiên. Năm 2008 báo chí
Nhật đã khui ra vụ công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật (gọi tắt là
PCI) đưa hối lộ 820,000 USD cho nguyên phó giám đốc Sở Giao Thông-Vận Tải thành
phố HCM, ông Huỳnh Ngọc Sỹ, để thắng thầu dự án đại lộ Ðông-Tây ở TP.HCM, từ
vốn ODA. Vụ việc này bị Việt Nam “ngâm tôm” suốt một thời gian dài, mãi cho tới
khi phía Nhật tức giận, tuyên bố tạm ngưng cấp vốn viện trợ, nhà cầm quyền Việt
Nam mới đem ông Huỳnh Ngọc Sỹ ra xử.
Còn trong vụ hối lộ các quan chức Việt Nam có
liên quan đến việc in ấn tiền polymer của công ty Securency, Úc, bị báo chí Úc
khui ra từ năm 2009, với số tiền lên đến 10 triệu USD, và nhân vật cao cấp nhất
dính tới vụ việc là thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam lúc đó là Lê Ðức Thúy
thì hoàn toàn chìm xuồng cho tới nay.
Nhà cầm quyền thì như vậy, số đông quan chức
thì như vậy, còn hình ảnh người dân Việt Nam?
Cũng lại liên quan đến Nhật. Thông tin nóng
hổi về việc một tiếp viên hàng không Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật cùng một
số tiếp viên, cơ phó khác đang bị điều tra vì vận chuyển, mua bán hàng hóa có
nguồn gốc ăn cắp, làm người Việt cảm thấy hết sức xấu hổ. Và đây cũng không
phải là lần đầu tiên, đội ngũ tiếp viên, kể cả phi công Vietnam Airlines bị
dính vào những vụ buôn lậu, tiêu thụ hàng ăn cắp tại Nhật.
Rồi nào câu chuyện về một số cửa hàng, siêu
thị ở Nhật, Ðài Loan, Thái Lan có gắn bản thông báo bằng tiếng bản xứ và tiếng
Việt để cảnh báo nạn ăn cắp vặt của người Việt, bức tâm thư của một du học sinh
Nhật về những điểm chưa hay trong văn hóa Việt… chỉ là những ví dụ gần đây
nhất.
Ðối với dân Anh và một số quốc gia Ðông Âu
thì cộng đồng người Việt nổi tiếng bởi nạn trồng “cỏ” tức cần sa, bị cảnh sát
sở tại bắt nhiều vụ, hoặc vượt biên trái phép, ở lậu trên xứ người… Với Hàn
Quốc, Ðài Loan là tình trạng cô dâu Việt bằng mọi giá lấy chồng xứ họ, với Thái
Lan, Cambodia lại là hình ảnh những cô gái Việt, thậm chí cả trẻ em gái, chấp
nhận bán phấn buôn hương ở xứ người v.v…
Nên đừng trách vì sao đôi khi người Việt có
cảm giác không muốn nhận mình là người Việt khi đi ra nước ngoài. Tổng Giám Mục
Ngô Quang Kiệt từng phát biểu ông cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt
Nam, câu nói đã bị cắt ra khỏi ngữ cảnh, bị chỉ trích dữ dội bởi báo chí Việt
Nam lúc đó, trong khi ai cũng biết đây là một sự thật và lẽ ra chúng ta phải
nhìn vào đó để sửa đổi.
Nhưng có lẽ, cũng như những câu chuyện đáng
buồn về việc thiếu lòng tự trọng, nạn tham lam, tham nhũng ở trong nước, những
sự việc đáng xấu hổ, làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bè bạn quốc tế rồi
cũng sẽ qua đi, sau vài ngày gợi lên đủ trạng thái giận dữ, nhục nhã, buồn rầu
trong chúng ta. Sẽ lại có thêm những chuyện khác. Và mọi thứ cứ thế tiếp tục
tồn tại.
Chỉ cần 40 năm, kể từ khi Việt Nam thống nhất
dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản, đã quá đủ để biến
đất nước này thành một quốc gia lạc hậu thua xa lắc các nước láng giềng về mọi
mặt và người dân thì trở nên “xấu xí” như vậy!
Việt Nam : Hai dân oan Dương Nội cắn lưỡi « tự tử » trong trại tạm giam ?
Các chòi canh giữ đất của người dân Dương Nội,
Hà Đông, Hà Nội.
Facebook
Thụy My
Tối qua 29/03/2014,
gia đình hai ông Trần Văn Miên và Trần Văn Sang, dân oan đấu tranh đòi đất ở phường Dương Nội quận Hà Đông, Hà Nội, bị bắt cách đây ba ngày lúc đang đi trên đường, đã được công an thông
báo là hai người này đã cắn lưỡi tự tử trong trại tạm giam. Hàng
trăm người dân Dương Nội đến công an quận Hà Đông yêu cầu cho biết sự việc thì lại có thêm ba người bị bắt đi.
Điều đáng chú ý là cả hai ông Trần Văn Miên (sinh 1959, ở tổ dân phố Trung Bình) và ông Trần Văn Sang
(sinh 1975, tổ dân phố Quyết Tiến) hồi đầu năm khi bị triệu tập lên công an đã viết giấy ủy quyền cho thân nhân, ghi rõ là trước khi đi họ vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và không có ý định tự tử.
Trả lời RFI Việt ngữ vào lúc 19 giờ tối qua, tức 1 giờ sáng Việt Nam ngày 30/03/2014, bà Cấn Thị Thêu, ở tổ dân phố Trung Bình phường Dương Nội kể lại sơ qua tình hình:
Chúng tôi là những người nông dân
không chuyển được nghề nghiệp, họ thu hồi hết đất của chúng tôi. Họ ủi phá tất cả lúa má, mồ mả của nhân dân chúng tôi cách đây bốn năm, từ năm 2010. Trong thời gian này chúng tôi cứ đi gửi đơn để kêu cứu các nơi giải quyết trả lại quyền lợi cho chúng tôi.
Ngày 26/3 họ bắt hai người dân của chúng tôi là ông Trần Văn Miên và ông Trần Văn Sang. Họ không đọc lệnh mà họ lại bắt ở đâu ấy. Cả nhà cứ nháo nhác lên đi tìm, đi mò sông mò ao, đi đến các bệnh viện để tìm, sợ là bị tai nạn. Xong đến lúc 9, 10 giờ đêm thì họ thông báo là đã bắt hai người đấy, vu cho hai
người tội gây rối trật tự công cộng.
Đến chập tối hôm nay, nghe người nhà nói lại thì công an điện về cho gia đình
bảo là hai ông đấy đã cắn lưỡi tự tử ở trong trại rồi. Bà con rất là bức xúc, đi ra
công an quận Hà Đông để hỏi thực hư ra sao. Khi bà con ra thì người ta lại bắt thêm ba người nữa, và đánh một người phải đi cấp cứu !
Bây giờ họ lại khủng bố bà con. Chẳng biết ai khủng bố, nhưng mà cứ ném những bọc nước mắm hay bọc phân vào bà con. Trời ở Hà Nội đang mưa, nhưng bà con vẫn trải bạt để nằm trước cổng đồn công an quận Hà Đông.
Hôm nay người dân Dương Nội lại tiếp tục đến công an yêu cầu cung cấp tình hình sức khỏe của hai người bị bắt. bà Cấn Thị Thêu cho biết thêm :
Bà con kéo nhau ra công an quận Hà Đông, yêu
cầu cho gặp hai ông Trần Văn Sang và Trần Văn Miên, để xem thực hư thế nào, sống chết ra sao. Ông trưởng công an quận và phó công an quận cũng đã tiếp bà con. Nhưng họ lại bảo hôm nay Chủ nhật, các bộ phận nghỉ hết rồi, không thể cho gặp được.
Họ bảo hai ông ấy vẫn bình thường. Bà con nói nếu mà bình thường thì cho chúng tôi gặp, chúng tôi nhìn từ đằng xa thôi
cũng được, nhưng họ lại bảo hôm nay là
Chủ nhật.
Thế nên bà con rất là lo, nhất là gia đình rất lo lắng, không biết thân nhân của người ta sống hay chết. Họ nói là đến sáng mai sẽ cho gặp lại thân nhân, nhưng không biết sáng mai họ có cho gặp lại hay không. Mai họ mà không đưa người ra gặp thì có khả năng là hai ông ấy đã bị chết rồi !
Xin cảm ơn bà Cấn Thị Thêu.
VN trong top 10 nước thi hành án tử hình cao nhất thế giới
năm 2013
·
·
·
Tin liên hệ
CỠ CHỮ
28.03.2014
Bấm
vào nghe bài tường thuật
- Danh mục
- Tải
Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước thi hành án tử hình nhiều nhất trên thế giới trong năm 2013, theo phúc trình vừa công bố của tổ chức Ân xá Quốc tế.
Chỉ tính riêng khu vực Châu Á, Việt Nam xếp thứ ba với ít nhất 7 vụ xử tử trong năm qua, sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Ân xá Quốc tế nói theo thống kê họ kiểm chứng được, trong năm 2013 có thêm ít nhất 148 phạm nhân bị tuyên án tử hình tại Việt Nam, chủ yếu là các phạm nhân giết người, những người phạm tội liên quan tới ma túy, và một ít tử tội về kinh tế như tham nhũng.
> Bà Janice Beanland, nhà vận động nhân quyền cho Việt Nam thuộc Ân xá Quốc tế, nói với VOA Việt ngữ:
“Số án tử hình của Việt Nam khá cao và Việt Nam là một trong nước nước chưa thật sự có dấu hiệu tiến tới việc hủy bỏ án tử hình.”
Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam hiện nay, giữ án tử hình là khách quan và phù hợp để răn đe, trấn áp trước thực trạng tội phạm ngày càng gia tăng.
Giới hữu trách Việt Nam nói đối với Việt Nam, duy trì án tử hình là cần thiết để đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân và lợi ích chung của xã hội.
Tuy nhiên, Ân xá Quốc tế nói luận cứ này không có bằng chứng thuyết phục. Bà Beanland nói:
“Án tử hình không có tác dụng răn đe, giúp giảm tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng như nhiều người nói. Chưa có một cuộc nghiên cứu nào chứng minh điều này một cách khoa học.”
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, người hành nghề luật trên 20 năm nay tại miền Nam, tán đồng quan điểm này. Ông Lương cho rằng bỏ án tử hình là xu hướng tất yếu trong một xã hội văn minh.
Ông nói tử hình dù có ý nghĩa răn đe nhưng không phải là biện pháp giải quyết tối ưu:
“Kêu gọi bỏ án tử hình là phù hợp với xu thế thời đại và tính nhân. Ở Việt Nam tội phạm nhiều do nhiều nguyên nhân, nhất trong đó là vấn đề tham nhũng và giáo dục pháp luật, chứ không phải bỏ án tử hình là tội phạm sẽ tăng lên. Dù tử hình có tính răn đe cao, nhưng nhắm tới nguyên nhân để giải quyết vấn đề tội phạm, chứ không phải dùng biện pháp tử hình mà hữu hiệu được.”
Theo luật sư Lương, có nhiều biện pháp hữu hiệu khác ngoài án tử hình có thể giúp giải quýêt các vấn đề xã hội:
“Nếu không có án tử hình, giải quyết vấn đề xã hội bằng nhiều biện pháp như giáo dục, thay đổi thể chế lãnh đạo của nhà nước, chứ không phải dùng tử hình làm biện pháp. Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế, đối với việc tử hình, tôi nghĩ nên được điều chỉnh theo khuynh hướng bãi bỏ. Có thể tiến độ chậm, nhưng việc tiến tới bãi bỏ tử hình là phù hợp với quy luật lịch sử.”
Ân xá Quốc tế nói một số lý do khiến án tử hình tại Việt Nam đặc biệt đáng lưu tâm và nguy hiểm hơn so với các nước khác bao gồm hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý tại Việt Nam hiện nay chưa đảm bảo tính minh bạch-công bằng; quyền được hỗ trợ pháp lý, quyền được tiếp xúc với luật sư chưa được tôn trọng; vai trò của luật sư tại các phiên tòa còn mờ nhạt; và thực trạng tra tấn, bắt giam tùy tiện vẫn còn tiếp diễn.
Việt Nam tái tục thi hành án tử hình hồi tháng 8 năm ngoái sau hơn 1 năm rưỡi tạm ngưng và chuyển sang hình thức tiêm thuốc độc thay vì xử bắn như trước đây, viện dẫn lý do nhân đạo. Sự tạm hoãn này xuất phát từ những khó khăn trong khâu nhập khẩu độc dược từ Liên hiệp Châu Âu.
Ân xá Quốc tế cho rằng tử hình dù bằng hình thức nào vẫn là một việc làm phi nhân đạo và vi phạm nhân quyền.
Tổ chức này trích số liệu từ Bộ Công an cho hay tính tới tháng 11 năm ngoái, có 678 phạm nhân chờ thi hành án tử hình tại Việt Nam. Trong số này, ít nhất 110 người đã quá giai đoạn kháng cáo và phải đối mặt với các vụ xử tử.
Luật pháp Việt Nam không cho phép công bố số liệu chính thức về việc vận dụng án tử hình.
Trung Quốc hiện đang dẫn đầu khu vực Châu Á
và cả thế giới về áp dụng và thi hành án tử hình.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền