Giới trẻ trong nỗ lực
vận động cho Nhân quyền VN
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-04-24
DDBT04242014.mp3
Anh Ngô Nhật Đăng (trái) và bạn Nguyễn Đình Hà tại trụ sở Đài Á
Châu Tự Do ở Washington DC hôm 23/4/2014.
RFA
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam
trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan
đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi
về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển
trong dân chủ và thịnh vượng.
2014-04-24
Chịu nhiều sức ép
Có mặt tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ vào những ngày cuối tháng
tư này là một đoàn vận động cho nhân quyền và tự do báo chí tại Việt Nam. Kính
Hòa có cuộc gặp gỡ với anh Ngô Nhật Đăng và bạn Nguyễn Đình Hà. Câu chuyện của
chúng tôi xoay quanh sự tham gia của những người trẻ tuổi vào phong trào nhân quyền
hiện nay ở Việt Nam.
Ngô Nhật Đăng:
Chúng tôi thuộc một thế hệ đã lớn rồi, nhìn các bạn trẻ và so sánh với thời của
chúng tôi thì tôi rất vui mừng vì các bạn đã tỏ một thái độ có trách nhiệm của
một công dân đối với vận mệnh của đất nước.
Kính Hòa: Anh Đăng thì không
còn trẻ nhưng Hà thì vẫn là trẻ chứ!
Nguyễn Đình Hà:
Thưa anh, sự tham gia ngày càng nhiều của các bạn trẻ vào phong trào đòi các
quyền căn bản làm em mất đi cái cảm giác cô đơn trên con đường đấu tranh. Cũng
như là em thấy rằng tương lai đổi mới của đất nước ngày càng đến gần.
Kính Hòa: Vấn đề nào? Trở
ngại nào đặt ra cho các bạn trẻ trong nước tham gia vào các phong trào dân chủ
và nhân quyền?
Sự tham gia ngày càng nhiều của các bạn trẻ vào phong trào đòi các
quyền căn bản làm em mất đi cái cảm giác cô đơn trên con đường đấu tranh.
-Nguyễn Đình Hà
Ngô Nhật Đăng:
Với tư cách như phụ huynh quan sát các bạn thì tôi thấy cái thứ nhất là chương
trình trong các nhà trường rất là lạc hậu. Bản thân tôi cách đây vài năm có đi
tìm hiểu thì thấy là các giáo trình trong các trường đại học đều rất là lạc
hậu, có cái có từ thời Liên Xô trước 1975.
Những môn học mới thì chỉ có đề
cương, mà thậm chí đề cương đó thì các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai đã
bỏ rồi.
Cái thứ hai là có nhiều môn học không có ích như Mác Lê nin, lịch
sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà các đàn anh của chúng tôi từ những năm 57, 58
đã từng đấu tranh đòi bỏ mà đến giờ này vẫn chưa được.
Cái nữa là các bạn trẻ sống trong một môi trường bất ổn về xã hội
mà người ta gọi là dạo đức xuống cấp.
Tôi rất cảm phục khi thấy các bạn trẻ dám dấn thân trong cái môi
trường đầy khó khăn như thế.
Kính Hòa: Nhưng cái mình muốn
nhấn mạnh là đối với những bạn trẻ chưa tham gia, thì điều gì ngăn trở họ?
Ngô Nhật Đăng:
Tôi thấy có hai vấn đề nổi bật nhất. Thứ nhất là việc mưu sinh kiếm sống. Nếu
các bạn có ý kiến gì khác thì sẽ rất khó khăn cho công ăn việc làm, thậm chí
không đâu nhận cho làm việc. Rất khó khăn cho một người trẻ đang mong muốn cống
hiến.
Cái thứ hai là người ta gây sức ép từ gia đình, người thân, bạn bè.
Việc này đẩy các bạn trẻ vào con đường cảm thấy mình lạc lõng cô đơn, không có
người ủng hộ.
Tôi thấy đó là hai cản trở lớn nhất.
Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New
World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công
dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.
Kính Hòa: Còn Hà?
Nguyễn Đình Hà:
Dạ vâng em đồng ý với ý kiến của chú Đăng. Cái trở ngại lớn nhất của chúng em
là vấn đề cơm áo gạo tiền. Trẻ thì phải đầu tư cho việc học. Học xong rồi thì
bố mẹ không nuôi nữa nên phải bương chải kiếm sống, rồi đóng góp chút ít cho
cha mẹ. Do vậy khi dấn thân thế này thì vấn đề thu nhập cũng là một khó khăn.
Cái thứ hai là phía chính quyền người ta đánh những cái bài tuyên
truyền gây sợ hãi về mặt tâm lý đối với những người trẻ. Dùng cái đó uy hiesp
tinh thần của những người trẻ dám dấn thân.
Một lần em tham gia biểu tình chống Trung quốc gây hấn ở biển Đông,
thì chủ tịch phường nhà em gặp mẹ em và nói bóng nói gió rằng: Chị có thích
thằng Hà nhà chị sẽ như là Lưu Quang Vũ không? Tức là người ta ám chỉ mình sẽ
bị một tai nạn dàn dựng ở ngoài đường. Họ rất là công khai như vậy.
-Nguyễn Đình Hà
Vai trò internet
Kính Hòa: Nhiều người đồng
tình rằng internet có vai trò quan trọng cho phong trào dân chủ, nhưng nhiều
bạn trẻ ở nông thôn không tiếp xúc với internet thì phải làm gì để tạo sự tiếp
xúc đó?
Ngô Nhật Đăng:
Thật ra tôi thấy thế hệ trẻ Việt Nam sử dụng internet rất nhiều. Một lợi thế là
ở Việt Nam có internet miễn phí, nên ai cũng có thể dùng. Rồi các loại Smart
Phone cũng như các thiết bị internet cũng đã rẻ.
Cho nên tôi thấy vấn đề không phải là có tiếp cận internet hay không
mà là tiếp cận và phản hồi như thế nào.
Nguyễn Đình Hà:
Đối với em thì em là người trẻ, em hiểu các bạn trẻ nghĩ gì. Đa phần họ tiếp
xúc với internet là do nhu cầu về liên lạc, giải trí của họ chứ không phải tìm
tin tức hay những gì đang xảy ra ở Việt Nam, những gì có liên quan đến chính
trị xã hội. Tại vì trong cái nền giáo dục tại Việt Nam, họ được giáo dục thụ
động. Cái gì cũng kèm theo câu: đã có Đảng và Nhà nước lo. Họ coi những việc có
liên quan đến chính trị xã hội là không liên quan đến họ và họ không quan tâm.
Thế nên khi có ai tham gia thì họ bảo: Cái việc này liên quan gì đến mày, mày
tham gia làm gì, chỉ có thiệt thân thôi.
Kính Hòa: Thế thì làm thế nào
để họ quan tâm?
Nguyễn Đình Hà:
Em nghĩ là phải thay đổi cách nhìn vấn đề của họ về các vấn đề chính trị, sao
cho nó sát sườn với lợi ích của họ.
Kính Hòa: Tức là phải có
những kênh đối thoại với họ? Thu hút họ?
Nguyễn Đình Hà:
Dạ vâng. Phải thu hút họ bằng những cái việc làm sát sườn đến quyền lợi của họ.
Ví dụ như công ăn việc làm, giáo dục, chăm sóc y tế.
Ví dụ như trong trận dịch sởi hiện nay tại Việt Nam thì họ sẽ thấy
là Bộ y tế là như thế, chính quyền là như thế, đài báo là như thế. Thế thì những
việc đó có liên quan đến quyền lợi của họ hay không, có liên quan đến chính trị
hay không? Bởi vì bà Bộ trưởng là một chính trị gia.
Nói dấn thân thì có vẻ to lớn quá, đơn giản là các bạn hãy mở miệng.
Các bạn hãy nói là chúng tôi lớn lên, chúng tôi có cái cảm nhận về xã hội mà
chúng tôi sống.
-Ngô Nhật Đăng
Ngô Nhật Đăng:
Tôi xin bổ sung là vì thế chúng ta rất cần các bạn trẻ dấn thân. Nói dấn thân
thì có vẻ to lớn quá, đơn giản là các bạn hãy mở miệng. Các bạn hãy nói là
chúng tôi lớn lên, chúng tôi có cái cảm nhận về xã hội mà chúng tôi sống. Cái
chuyện đó cũng không có gì là quá nghiêm trọng, và chúng tôi cần nghe các bạn
trẻ nói. Nói có thể đúng hay sai, nhưng khi các bạn dám mở miệng ra là các bạn
đã bước một bước rất dài mà thế hệ của chúng tôi rất trông chờ.
Kính Hòa: Xin đặt ra cho hai
bạn một vấn đề cuối cùng. Theo các nghiên cứu về xã hội thì khi tầng lớp trung
lưu đông lên thì sẽ có lợi cho tiến trình dân chủ. Ở Việt Nam thì tầng lớp
trung lưu có tăng lên và trong đó có nhiều bạn trẻ. Nhưng lại có quan ngại rằng
liệu tầng lớp đó có cấu kết với nhà cầm quyền để giữ cái vị trị trí thuận lợi
về kinh tế xã hội của họ hay không, và như thế là cản trở tiến trình dân chủ
hóa?
Ngô Nhật Đăng:
Dạ đúng là theo những nghiên cứu về xã hội gần đây thì khi tầng lớp trung lưu
tăng, mức thu nhập tăng thì các chế độ độc tài sẽ không tồn tại được.
Nhưng ở Việt Nam tình hình thực tế nó có khác. Tầng lớp trung lưu
có đông đảo lên. Tầng lớp doanh nhân tăng, bản thân tôi cũng là doanh nghiệp.
Tôi biết rõ thực tế cái gọi là kinh tế tư nhân Việt Nam thực ra nó chỉ là cái
vỏ. Trên 95% các doanh nghiệp tư nhân có vẻ là thành đạt, tôi dùng cái từ ở
trong nước như thế, đều là các quan chức chính phủ hay bà con của họ. Liệu họ có
cùng với chính quyền để giữ lại các quyền lợi hay không thì tôi thấy chúng ta đã
có câu trả lời.
Nhưng Việt Nam đã tham gia vào hệ thống kinh tế toàn cầu thì bắt
buộc phải minh bạch. Nó dân chủ nhân quyền thì có vẻ to lớn quá chính trị quá.
Nhưng minh bạch trong việc làm ăn, trong việc hoạch định chính sách của nhà nước
là quan trọng.
Nguyễn Đình Hà:
Còn em thì thấy thế này. Giới trung lưu ở Việt Nam có giàu lên, đông lên, nói
chung là mọi thứ của họ đều đi lên, nhưng một phần đông những người trung lưu
ấy đi lên là nhờ gắn với chế độ. Họ sẳn sàng bỏ tiền, đi đêm với chính quyền để
đạt được những điều đó. Cái đó nuôi sống chính quyền và là trở ngại cho việc
phát triển đất nước.
Nhưng trong những người trung lưu cũng có những người biết rằng chế
độ này không phải là môi trường tốt cho sự phát triển của họ, của con cái họ,
các thế hệ tương lai của họ, cũng như công việc kinh doanh của họ.
Kính Hòa: Xin chân thành cảm
ơn anh Ngô Nhật Đăng và bạn Nguyễn Đình Hà đã tham gia diễn đàn bạn trẻ hôm nay
và hy vọng sẽ gặp lại các bạn trên diễn đàn này.
Kính Hòa rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm
châu tham gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn đàn cùng
với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến kinhhoa@rfa.org
hoặc vietweb@rfa.org hay có thể gọi vào hộp
thư thoại tại số: 202-530-7775, hoặc liên lạc đến https://www.facebook.com/kinhhoa.rfa
Kính Hòa sẽ liên lạc ngay với các bạn.
-Ngô Nhật Đăng
Giới trẻ trong nỗ lực vận động cho Nhân quyền VN
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-04-24
2014-04-24
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
DDBT04242014.mp3
Anh Ngô Nhật Đăng (trái) và bạn Nguyễn Đình Hà tại trụ sở Đài Á Châu Tự Do ở Washington DC hôm
23/4/2014.
RFA
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.
Chịu nhiều sức ép
Có mặt tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ vào những ngày cuối tháng tư này là một đoàn vận động cho nhân quyền và tự do báo chí tại Việt Nam. Kính Hòa có cuộc gặp gỡ với anh Ngô Nhật Đăng và bạn Nguyễn Đình Hà. Câu chuyện của chúng tôi xoay
quanh sự tham gia của những người trẻ tuổi vào phong trào
nhân quyền hiện nay ở Việt Nam.
Ngô Nhật Đăng: Chúng tôi thuộc một thế hệ đã lớn rồi, nhìn các bạn trẻ và so sánh với thời của chúng tôi thì
tôi rất vui mừng vì các bạn đã tỏ một thái độ có trách nhiệm của một công dân đối với vận mệnh của đất nước.
Kính Hòa: Anh Đăng thì không
còn trẻ nhưng Hà thì vẫn là trẻ chứ!
Nguyễn Đình Hà: Thưa anh, sự tham gia ngày
càng nhiều của các bạn trẻ vào phong trào
đòi các quyền căn bản làm em mất đi cái cảm giác cô đơn trên con đường đấu tranh. Cũng như là em thấy rằng tương lai đổi mới của đất nước ngày càng đến gần.
Kính Hòa: Vấn đề nào? Trở ngại nào đặt ra cho các bạn trẻ trong nước tham gia vào các
phong trào dân chủ và nhân quyền?
Sự tham gia ngày càng nhiều của các bạn trẻ vào phong trào
đòi các quyền căn bản làm em mất đi cái cảm giác cô đơn trên con đường đấu tranh.
-Nguyễn Đình Hà
-Nguyễn Đình Hà
Ngô Nhật Đăng: Với tư cách như phụ huynh quan sát
các bạn thì tôi thấy cái thứ nhất là chương trình trong các nhà trường rất là lạc hậu. Bản thân tôi cách
đây vài năm có đi tìm hiểu thì thấy là các giáo trình trong các trường đại học đều rất là lạc hậu, có cái có từ thời Liên Xô trước 1975. Những môn học mới thì chỉ có đề cương, mà thậm chí đề cương đó thì các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai
đã bỏ rồi.
Cái thứ hai là có nhiều môn học không có ích như Mác Lê nin, lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà các
đàn anh của chúng tôi từ những năm 57, 58 đã từng đấu tranh đòi bỏ mà đến giờ này vẫn chưa được.
Cái nữa là các bạn trẻ sống trong một môi trường bất ổn về xã hội mà người ta gọi là dạo đức xuống cấp.
Tôi rất cảm phục khi thấy các bạn trẻ dám dấn thân trong cái
môi trường đầy khó khăn như thế.
Kính Hòa: Nhưng cái mình muốn nhấn mạnh là đối với những bạn trẻ chưa tham gia, thì điều gì ngăn trở họ?
Ngô Nhật Đăng: Tôi thấy có hai vấn đề nổi bật nhất. Thứ nhất là việc mưu sinh kiếm sống. Nếu các bạn có ý kiến gì khác thì sẽ rất khó khăn cho công ăn việc làm, thậm chí không đâu nhận cho làm việc. Rất khó khăn cho một người trẻ đang mong muốn cống hiến.
Cái thứ hai là người ta gây sức ép từ gia đình, người thân, bạn bè. Việc này đẩy các bạn trẻ vào con đường cảm thấy mình lạc lõng cô đơn, không có người ủng hộ.
Tôi thấy đó là hai cản trở lớn nhất.
Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks
gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy
định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.
Kính Hòa: Còn Hà?
Nguyễn Đình Hà: Dạ vâng em đồng ý với ý kiến của chú Đăng. Cái trở ngại lớn nhất của chúng em là vấn đề cơm áo gạo tiền. Trẻ thì phải đầu tư cho việc học. Học xong rồi thì bố mẹ không nuôi nữa nên phải bương chải kiếm sống, rồi đóng góp chút ít
cho cha mẹ. Do vậy khi dấn thân thế này thì vấn đề thu nhập cũng là một khó khăn.
Cái thứ hai là phía chính quyền người ta đánh những cái bài tuyên truyền gây sợ hãi về mặt tâm lý đối với những người trẻ. Dùng cái đó uy hiesp tinh thần của những người trẻ dám dấn thân.
Một lần em tham gia biểu tình chống Trung quốc gây hấn ở biển Đông, thì chủ tịch phường nhà em gặp mẹ em và nói bóng
nói gió rằng: Chị có thích thằng Hà nhà chị sẽ như là Lưu Quang Vũ
không? Tức là người ta ám chỉ mình sẽ bị một tai nạn dàn dựng ở ngoài đường. Họ rất là công khai như vậy.
Vai trò internet
Kính Hòa: Nhiều người đồng tình rằng internet có vai
trò quan trọng cho phong trào
dân chủ, nhưng nhiều bạn trẻ ở nông thôn không tiếp xúc với internet thì phải làm gì để tạo sự tiếp xúc đó?
Ngô Nhật Đăng: Thật ra tôi thấy thế hệ trẻ Việt Nam sử dụng internet rất nhiều. Một lợi thế là ở Việt Nam có internet
miễn phí, nên ai cũng có thể dùng. Rồi các loại Smart Phone cũng
như các thiết bị internet cũng đã rẻ.
Cho nên tôi thấy vấn đề không phải là có tiếp cận internet hay
không mà là tiếp cận và phản hồi như thế nào.
Nguyễn Đình Hà: Đối với em thì em là người trẻ, em hiểu các bạn trẻ nghĩ gì. Đa phần họ tiếp xúc với internet là do
nhu cầu về liên lạc, giải trí của họ chứ không phải tìm tin tức hay những gì đang xảy ra ở Việt Nam, những gì có liên quan
đến chính trị xã hội. Tại vì trong cái nền giáo dục tại Việt Nam, họ được giáo dục thụ động. Cái gì cũng kèm theo câu: đã có Đảng và Nhà nước lo. Họ coi những việc có liên quan đến chính trị xã hội là không liên quan đến họ và họ không quan tâm.
Thế nên khi có ai tham gia
thì họ bảo: Cái việc này liên quan gì
đến mày, mày tham gia làm gì, chỉ có thiệt thân thôi.
Kính Hòa: Thế thì làm thế nào để họ quan tâm?
Nguyễn Đình Hà: Em nghĩ là phải thay đổi cách nhìn vấn đề của họ về các vấn đề chính trị, sao cho nó sát
sườn với lợi ích của họ.
Kính Hòa: Tức là phải có những kênh đối thoại với họ? Thu hút họ?
Nguyễn Đình Hà: Dạ vâng. Phải thu hút họ bằng những cái việc làm sát sườn đến quyền lợi của họ. Ví dụ như công ăn việc làm, giáo dục, chăm sóc y tế.
Ví dụ như trong trận dịch sởi hiện nay tại Việt Nam thì họ sẽ thấy là Bộ y tế là như thế, chính quyền là như thế, đài báo là như thế. Thế thì những việc đó có liên quan
đến quyền lợi của họ hay không, có
liên quan đến chính trị hay không? Bởi vì bà Bộ trưởng là một chính trị gia.
Nói dấn thân thì có vẻ to lớn quá, đơn giản là các bạn hãy mở miệng. Các bạn hãy nói là chúng
tôi lớn lên, chúng tôi có cái cảm nhận về xã hội mà chúng tôi sống.
-Ngô Nhật Đăng
-Ngô Nhật Đăng
Ngô Nhật Đăng: Tôi xin bổ sung là vì thế chúng ta rất cần các bạn trẻ dấn thân. Nói dấn thân thì có vẻ to lớn quá, đơn giản là các bạn hãy mở miệng. Các bạn hãy nói là
chúng tôi lớn lên, chúng tôi có cái cảm nhận về xã hội mà chúng tôi sống. Cái chuyện đó cũng không có gì là quá nghiêm trọng, và chúng tôi cần nghe các bạn trẻ nói. Nói có thể đúng hay sai, nhưng khi các bạn dám mở miệng ra là các bạn đã bước một bước rất dài mà thế hệ của chúng tôi rất trông chờ.
Kính Hòa: Xin đặt ra cho hai bạn một vấn đề cuối cùng. Theo các nghiên cứu về xã hội thì khi tầng lớp trung lưu đông lên thì sẽ có lợi cho tiến trình dân chủ. Ở Việt Nam thì tầng lớp trung lưu có tăng lên và trong đó có nhiều bạn trẻ. Nhưng lại có quan ngại rằng liệu tầng lớp đó có cấu kết với nhà cầm quyền để giữ cái vị trị trí thuận lợi về kinh tế xã hội của họ hay không, và như thế là cản trở tiến trình dân chủ hóa?
Ngô Nhật Đăng: Dạ đúng là theo những nghiên cứu về xã hội gần đây thì khi tầng lớp trung lưu tăng, mức thu nhập tăng thì các chế độ độc tài sẽ không tồn tại được.
Nhưng ở Việt Nam tình hình thực tế nó có khác. Tầng lớp trung lưu có đông đảo lên. Tầng lớp doanh nhân tăng,
bản thân tôi cũng là doanh nghiệp. Tôi biết rõ thực tế cái gọi là kinh tế tư nhân Việt Nam thực ra nó chỉ là cái vỏ. Trên 95% các doanh nghiệp tư nhân có vẻ là thành đạt, tôi dùng cái từ ở trong nước như thế, đều là các quan chức chính phủ hay bà con của họ. Liệu họ có cùng với chính quyền để giữ lại các quyền lợi hay không thì tôi thấy chúng ta đã có
câu trả lời.
Nhưng Việt Nam đã tham gia
vào hệ thống kinh tế toàn cầu thì bắt buộc phải minh bạch. Nó dân chủ nhân quyền thì có vẻ to lớn quá chính trị quá. Nhưng minh bạch trong việc làm ăn, trong việc hoạch định chính sách của nhà nước là quan trọng.
Nguyễn Đình Hà: Còn em thì thấy thế này. Giới trung lưu ở Việt Nam có giàu lên, đông lên, nói chung là mọi thứ của họ đều đi lên, nhưng một phần đông những người trung lưu ấy đi lên là nhờ gắn với chế độ. Họ sẳn sàng bỏ tiền, đi đêm với chính quyền để đạt được những điều đó. Cái đó nuôi sống chính quyền và là trở ngại cho việc phát triển đất nước.
Nhưng trong những người trung lưu cũng có những người biết rằng chế độ này không phải là môi trường tốt cho sự phát triển của họ, của con cái họ, các thế hệ tương lai của họ, cũng như công việc kinh doanh của họ.
Kính Hòa: Xin chân thành cảm ơn anh Ngô Nhật Đăng và bạn Nguyễn Đình Hà đã tham
gia diễn đàn bạn trẻ hôm nay và hy vọng sẽ gặp lại các bạn trên diễn đàn này.
Kính Hòa rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm châu tham gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn đàn cùng với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến kinhhoa@rfa.org
hoặc vietweb@rfa.org hay có thể gọi vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775, hoặc liên lạc đến https://www.facebook.com/kinhhoa.rfa
Kính Hòa sẽ liên lạc ngay với các bạn.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền