VN
vẫn còn nhiều tù nhân chính trị bị đối xử tồi tệ trong tù
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-04-15
2014-04-15
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Chân dung tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh qua nét vẽ của hoạ sĩ
Trần Lân - Paris.
Courtesy Hoạ sĩ Trần
Lân
Năm tù nhân chính trị
vừa được trả tự do trong thời gian chưa đầy một tháng qua; khiến nhiều người tỏ
ra vui mừng; tuy nhiên còn nhiều tù nhân khác vẫn bị đối xử tồi tệ trong nhà tù
vì hoạt động công khai lên tiếng đấu tranh cho một đất nước Việt Nam công bằng,
không tham nhũng và không bị ngoại bang xâm lấn.
Tình
trạng tồi tệ
Dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh việc chính quyền Hà Nội trả
tự do cho các tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, Đinh Đăng Định, Cù Huy Hà Vũ,
Nguyễn Tiến Trung và Vi Đức Hồi chỉ không đầy một tháng qua. Dù rằng thầy giáo
Đinh Đăng Định được đặc xá đưa về nàh trong tình trạng bệnh tình ‘thập tử, nhất
sinh’ và chỉ không đầy một tháng sau khi ra được đặc xá ông đã lìa trần. Riêng
ông Nguyễn Hữu Cầu thì sức khỏe cũng suy kiệt sau hơn 32 năm bị giam tù.
Ngoài những trường hợp vừa được trả tự do, theo tổ chức Ân Xá
Quốc tế, Amnesty International, trụ sở tại London thì hiện còn ít nhất 70 tù
nhân khác vẫn còn bị giam cầm chỉ vì họ biểu tỏ chính kiến của họ một cách ôn
hòa.
Trong số những người này tình trạng sức khỏe của họ cũng không
khá hơn những người khác như tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, bà Hồ Thị Bích
Khương, ông Ngô Hào, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa...
Anh Ngô Minh Tâm, con trai của ông Ngô Hào cho biết về tình hình
sức khỏe suy kiệt của ông này sau lần thăm gặp gần nhất hồi đầu tháng tư vừa
qua:
Khối u tiền liệt tuyến để lâu không tốt, nhưng gia đình làm đơn
hồi tháng 10, thì đúng tháng đó họ chuyển anh vào Quảng Nam.
-Bà Nguyễn Thị Nga
-Bà Nguyễn Thị Nga
“Đi thăm hôm ngày 4/4 vừa rồi, tình hình của ba khá yếu. Đồ ăn
nhà gửi vào ăn không được, ăn vào ói ra.”
Cô Bùi Thị Diễm Thúy, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có cha đang bị
giam cầm cho biết về tình hình của người cha như sau:
“Ông cha bây giờ sức khỏe kém lắm. Đợt rồi chị tôi đi thăm về
nói ông đen lắm, trong đó nắng lắm. Ông cũng bức xúc gì đó nên lên trên mái
nhảy xuống gãy xương sống. Nguyên nhân cũng không biết vì sao.
Mấy chục cán bộ
vào nói chuyển ông đi, nhưng ông không cho đụng vào người ông, và nói thà chết
chứ không để họ đụng vào. Thế rồi các bạn tù nóng ruột nên chạy ra đưa ông vào,
xoa bóp dầu. Bữa nay cũng ổn rồi. Ông cha ở Đồng Nai, còn người em thì ở Phú
Yên. Mỗi lần đi thăm cũng phải hai ngày hai đêm.”
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người hiện đang phải thụ án tù sáu
năm tại trại giam An Điềm, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, sức khỏe cũng rất kém
phần vì lớn tuổi, phần vì mắc phải các chứng bệnh như trĩ, ung thư tiền liệt
tuyến. Bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết về tình hình sức
khỏe của ông này như sau:
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trước tòa hôm 08/10/2009
“Nói chung tình hình của anh là bệnh tật và tại nhà tù trong
Quảng Nam thì không có bạn tù cùng án chính trị. Anh phải ở chung với tù thường
phạm. Bệnh trĩ của anh chữa hồi ở trại Nghệ An. Anh còn bị bện sỏi thận và khối
u tiền liệt tuyến.
Khối u tiền liệt tuyến để lâu không tốt, nhưng gia đình làm
đơn hồi tháng 10, thì đúng tháng đó họ chuyển anh vào Quảng Nam. Đường đi vào
đó xa xôi. Gia đình cũng có nói anh làm đơn xin đi mổ khối u tiền liệt tuyến,
nhưng anh thấy đường xá trắc trở và cũng như những lần trước xin đi khám bệnh
rất khó; nên anh nói thời gian án chỉ còn khoảng 5, sáu tháng nữa nên thôi chờ
để về nhà chữa.”
Vừa qua, thân nhân của tù nhân Hồ Thị Bích Khương, sau khi đi
thăm bà này về cũng cho biết bà phải ngồi xe lăn để ra gặp vì sức khỏe yếu kém
do vết thương bả vai bị gãy trước đây không được chăm sóc đúng cách… Những tù
nhân nữ khác như Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung… cũng trong tình trạng sức khỏe
mà gia đình cho biết là rất đáng ngại.
Yêu cầu không được đáp ứng:
Bản thân của những tù nhân khi thấy sức khỏe suy kém đi đều có
nguyện vọng được chăm sóc y tế đầy đủ. Thế nhưng nguyện vọng đó khó mà được đáp
ứng.
Anh Ngô Minh Tâm nói về điều này như sau:
“Nguyện vọng lớn nhất của gia đình là làm sao bố được cho đi
chữa trị để có được sức khỏe bình thường. Suốt cả tháng nay bố không ăn uống
được gì nên chỉ mong bố có được sức khỏe.”
Một số tù nhân lương tâm như ông Điếu Cày Nguyễn văn Hải từng
phải tuyệt thực trong trại giam để phản đối cách hành xử khắc khe không đúng
luật đối với bản thân họ.
Bắt
giữ tùy tiện
Thông cáo báo chí của tổ chức Ân Xá Quốc tế hồi ngày 14 tháng 4
vừa qua nêu rõ rằng tổ chức này đã thu thập tài liệu về trường hợp của 75 người
tại Việt Nam bị đưa ra xét xử và kết án tù chỉ vị họ thực thi quyền phát biểu ý
kiến của họ một cách ôn hòa.
Vừa rồi có một tờ báo của Nhà nước đưa tin; tuy không nói chính
xác về phiên tòa, họ chỉ nói thoáng, sơ qua về Bố.
-Anh Ngô Minh Tâm
-Anh Ngô Minh Tâm
Một số trường hợp đã được Ân Xá Quốc Tế nêu ra với nhà cầm quyền
Hà Nội trong một chuyến đi của tổ chức này đến Việt Nam gần đây.
Ba trường hợp vừa được trả tự do trong đầu tháng tư vừa qua gồm
tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ Công nghệ Thông tin Nguyễn Tiến Trung và cựu
đảng viên Vi Đức Hồi từng được đưa vào phúc trình mang tên ‘Tù nhân Lương Tâm
tại Việt Nam: Những tiếng nói bị bóp nghẹt’. Phúc trình này nêu lên điều kiện
khắc nghiệt mà những tù nhân lương tâm phải gánh chịu. Đa số bị xét xử bất
công, bị đối xử tàn tệ…
Anh Ngô Minh Tâm cho biết ngay cả báo chí của Nhà Nước gần đây
cũng có bài viết nói đến phiên tòa phi pháp xét xử người cha của anh là ông Ngô
Hào:
“Vừa rồi có một tờ báo của Nhà nước đưa tin; tuy không nói chính
xác về phiên tòa, họ chỉ nói thoáng, sơ qua về Bố. Kèm theo đó họ đưa ra nhận
xét là chưa có phiên tòa nào mà chỉ yêu cầu luật sư nhận xét phiên tòa diễn ra
hợp lý hay không! Theo các luật sư cho biết thì theo luật của Việt Nam, dù bị
cáo có từ chối luật sư hay không, luật sư có quyền bảo vệ và phải tiến hành đủ
các thủ tục phiên tòa; và thấy bên nào sai - bị cáo hay tòa sai, đều phải yêu
cầu có kiểm tra. Nhưng đây chỉ đứng ra cho có thủ tục.”
Chính quyền Việt Nam luôn cho rằng ở Việt Nam không có tù nhân
lương tâm. Tuy nhiên, bác bỏ đó bị cho là ‘nói lấy được’ vì chính những tù nhân
ngay sau khi ra tù, nhất là những người mới được trả tự do gần đây đều lên
tiếng cho rằng họ không làm gì sai trái, chỉ thực thi các quyền được qui định
trong Hiến pháp Việt Nam. Mọi hoạt động của họ chỉ nhằm giúp đất nước phát
triển, người dân được sống ấm no.
Tổ chức Amnesty International cũng như các tổ chức theo dõi nhân
quyền khác và các quốc gia dân chủ tiến bộ luôn kêu gọi chính quyền Hà Nội phải
thực tâm trả tự do cho tất cả những người yêu nước, tôn trọng nhân quyền.
Đợt thả tù ở Việt Nam
gây chú ý trong truyền thông quốc tế
·
·
·
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 12/4/2014
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 11/4/2014
CỠ CHỮ
15.04.2014
Truyền thông quốc tế hôm nay tiếp tục chú ý tới đợt thả các nhà
tranh đấu dân chủ Việt Nam, sau khi Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và blogger Vi Đức
Hồi được phóng thích trước khi mãn hạn tù.
Đài Phát thanh NPR tại thủ đô Washington, các tờ báo Wall St Journal, New York Times đều phổ biến các bài viết liên quan tới diễn biến mà đa số cho là 'đáng khích lệ', nhưng cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Tin của hãng thông tấn AP, đài NPR chiều 14 tháng Tư tường thuật rằng trong tháng này, Hà Nội đã trả tự do cho 3 nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, kể cả Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trước đó. AP dẫn lời phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn thị Thái Thông nói rằng những vụ phóng thích này là kết quả của “chính sách khoan hồng” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Bản tin này dẫn lời hai nhân vật quen thuộc với các cuộc thương thuyết - không muốn cho biết danh tính, nói rằng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã được thả với điều kiện ông phải rời Việt Nam để đi Mỹ.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra thông báo hoan nghênh việc trả tự do cho hai nhà bất đồng mới nhất, nói rằng đây là một diễn biến tích cực cho nhân quyền tại Việt Nam.
Người phát ngôn của Ðại sứ Mỹ Spencer Cryder nói: “Chúng tôi khuyến khích chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện tất cả các tù nhân lương tâm, và cho phép tất cả mọi người dân được bày tỏ quan điểm của họ mà không sợ bị trừng phạt.”
Các giới chức Mỹ trước đó đã nhiều lần nhấn mạnh rằng thỏa thuận thương mại đang trong vòng thương thuyết– là Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, sẽ không được phê chuẩn tại quốc hội Mỹ, trừ phi chính phủ Việt Nam chứng tỏ họ đã có những bước để cải thiện tình hình nhân quyền trong nước.
Hội Ân xá Quốc Tế hôm qua nhận định rằng tin về việc trả tự do sớm cho nhiều tù nhân lương tâm là đáng hoan nghênh, tuy nhiên “nêu bật tình cảnh của ít nhất 70 người khác vẫn còn bị giam cầm vì đã bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa”.
Ông Rupert Abbott, Phó giám đốc đặc trách khu vực Á Châu-Thái bình dương của Hội Ân xá Quốc Tế nói rằng Hội hân hoan đón nhận tin Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi và Luật sư Cù Huy Hà Vũ được ra khỏi nhà tù, nhưng lẽ ra họ không bao giờ phải ngồi tù mới phải.
Hội Ân xá Quốc Tế nói những vụ phóng thích vừa rồi là một bước đi theo đúng hướng cho quyền tự do ngôn luận, và Hội Ân xá Quốc Tế hy vọng rằng đợt thả tù nhân lần này phản ánh một sự chuyển đổi trong sự cam kết của Việt Nam sẽ tôn trọng nhân quyền.
AP tường thuật rằng những “động thái bất thường” này diễn ra trong bối cảnh Hà nội đang thương thuyết một hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, mà theo dự kiến sẽ giúp vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của Việt Nam.
Nói chuyện với Ban Việt ngữ Đài VOA, một nhà tranh đấu cho dân chủ ở trong nước, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao Trào Nhân Bản, và là Chủ tịch của tổ chức này, nhận định về sự liên hệ giữa cuộc thương thuyết TPP và đợt phóng thích tù nhân mà ông cho là đáng chú ý nhất kể từ năm 1975. Bác sĩ Quế nói:
“Về vấn đề gia nhập TPP đòi hỏi là phải có những công đoàn tự do và Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Vì suy sụp kinh tế, vì áp lực của quần chúng, vì áp lực của Đông Nam Á và thế giới, Việt Nam đã đến lúc bắt buộc phải lấy quyết định. Một trong những quyết định đó là thỏa mãn những áp lực của quần chúng trong nước, thỏa mãn những đòi hỏi của ASEAN, cũng như của các siêu cường trong đó Mỹ đóng một vai trò rất quan trọng.”
VOA: Bác sĩ có nghĩ là sau đợt thả tù nhân lần này, có cơ may Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ đến thăm Hà Nội trong chuyến đi công du Á Châu sắp tới của ông không?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: “Vâng, đây chỉ là một phần trong cuộc thương thuyết giữa 12 nước và Hà Nội về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương. Còn phải tùy theo những tiến triển, nhưng hiện giờ theo tôi biết thì Hà Nội đang ở thế bị động và rất muốn cứu nguy nền kinh tế, mà cái phao cứu nguy chính là TPP. Chuyện Tổng Thống có đến hay không đến thì theo tôi, còn tùy thuộc sự tiến triển của TPP.”
Giới hoạt động và các nhà ngoại giao đang theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam nói rằng chính quyền Việt Nam dường như đang tìm cách tránh những vụ án chống những nhân vật bất đồng được nhiều người chú ý, bằng cách không truy tố nhiều người như trong thời gian vừa qua, tuy nhiên những hành động sách nhiễu và đôi khi các cuộc tấn công bạo động nhắm vào những nhà hoạt động vẫn tiếp tục gia tăng.
Nguồn: NPR, WSJ, New York Times, AP
Đài Phát thanh NPR tại thủ đô Washington, các tờ báo Wall St Journal, New York Times đều phổ biến các bài viết liên quan tới diễn biến mà đa số cho là 'đáng khích lệ', nhưng cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Tin của hãng thông tấn AP, đài NPR chiều 14 tháng Tư tường thuật rằng trong tháng này, Hà Nội đã trả tự do cho 3 nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, kể cả Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trước đó. AP dẫn lời phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn thị Thái Thông nói rằng những vụ phóng thích này là kết quả của “chính sách khoan hồng” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Bản tin này dẫn lời hai nhân vật quen thuộc với các cuộc thương thuyết - không muốn cho biết danh tính, nói rằng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã được thả với điều kiện ông phải rời Việt Nam để đi Mỹ.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra thông báo hoan nghênh việc trả tự do cho hai nhà bất đồng mới nhất, nói rằng đây là một diễn biến tích cực cho nhân quyền tại Việt Nam.
Người phát ngôn của Ðại sứ Mỹ Spencer Cryder nói: “Chúng tôi khuyến khích chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện tất cả các tù nhân lương tâm, và cho phép tất cả mọi người dân được bày tỏ quan điểm của họ mà không sợ bị trừng phạt.”
Các giới chức Mỹ trước đó đã nhiều lần nhấn mạnh rằng thỏa thuận thương mại đang trong vòng thương thuyết– là Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, sẽ không được phê chuẩn tại quốc hội Mỹ, trừ phi chính phủ Việt Nam chứng tỏ họ đã có những bước để cải thiện tình hình nhân quyền trong nước.
Hội Ân xá Quốc Tế hôm qua nhận định rằng tin về việc trả tự do sớm cho nhiều tù nhân lương tâm là đáng hoan nghênh, tuy nhiên “nêu bật tình cảnh của ít nhất 70 người khác vẫn còn bị giam cầm vì đã bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa”.
Ông Rupert Abbott, Phó giám đốc đặc trách khu vực Á Châu-Thái bình dương của Hội Ân xá Quốc Tế nói rằng Hội hân hoan đón nhận tin Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi và Luật sư Cù Huy Hà Vũ được ra khỏi nhà tù, nhưng lẽ ra họ không bao giờ phải ngồi tù mới phải.
Hội Ân xá Quốc Tế nói những vụ phóng thích vừa rồi là một bước đi theo đúng hướng cho quyền tự do ngôn luận, và Hội Ân xá Quốc Tế hy vọng rằng đợt thả tù nhân lần này phản ánh một sự chuyển đổi trong sự cam kết của Việt Nam sẽ tôn trọng nhân quyền.
AP tường thuật rằng những “động thái bất thường” này diễn ra trong bối cảnh Hà nội đang thương thuyết một hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, mà theo dự kiến sẽ giúp vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của Việt Nam.
Nói chuyện với Ban Việt ngữ Đài VOA, một nhà tranh đấu cho dân chủ ở trong nước, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao Trào Nhân Bản, và là Chủ tịch của tổ chức này, nhận định về sự liên hệ giữa cuộc thương thuyết TPP và đợt phóng thích tù nhân mà ông cho là đáng chú ý nhất kể từ năm 1975. Bác sĩ Quế nói:
“Về vấn đề gia nhập TPP đòi hỏi là phải có những công đoàn tự do và Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Vì suy sụp kinh tế, vì áp lực của quần chúng, vì áp lực của Đông Nam Á và thế giới, Việt Nam đã đến lúc bắt buộc phải lấy quyết định. Một trong những quyết định đó là thỏa mãn những áp lực của quần chúng trong nước, thỏa mãn những đòi hỏi của ASEAN, cũng như của các siêu cường trong đó Mỹ đóng một vai trò rất quan trọng.”
VOA: Bác sĩ có nghĩ là sau đợt thả tù nhân lần này, có cơ may Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ đến thăm Hà Nội trong chuyến đi công du Á Châu sắp tới của ông không?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: “Vâng, đây chỉ là một phần trong cuộc thương thuyết giữa 12 nước và Hà Nội về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương. Còn phải tùy theo những tiến triển, nhưng hiện giờ theo tôi biết thì Hà Nội đang ở thế bị động và rất muốn cứu nguy nền kinh tế, mà cái phao cứu nguy chính là TPP. Chuyện Tổng Thống có đến hay không đến thì theo tôi, còn tùy thuộc sự tiến triển của TPP.”
Giới hoạt động và các nhà ngoại giao đang theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam nói rằng chính quyền Việt Nam dường như đang tìm cách tránh những vụ án chống những nhân vật bất đồng được nhiều người chú ý, bằng cách không truy tố nhiều người như trong thời gian vừa qua, tuy nhiên những hành động sách nhiễu và đôi khi các cuộc tấn công bạo động nhắm vào những nhà hoạt động vẫn tiếp tục gia tăng.
Nguồn: NPR, WSJ, New York Times, AP
Việt Nam
vẫn trong 10 nước nhận
nhiều kiều hối
nhất thế giới
2013, lượng kiều hối nước ngoài gởi về Việt Nam lên tới 11 tỷ đô la
- Reuters
Trọng Nghĩa
Theo báo cáo chính thức của
Ngân hàng Thế giới công bố
ngày 11/04/2014, lượng
kiều hối - tức
là tiền của những
kiều dân ngoại quốc
gởi về nước
họ - trong năm 2013
đã đạt mức 404 tỷ
đô la. Ấn Độ đứng
đầu danh sách với 70 tỷ,
theo sau là Trung Quốc
với 60 tỷ. Riêng Việt
Nam đứng thứ 9 trong số
những nước nhận
được kiều hối
nhiều nhất với
11 tỷ đô la, ngay trước Ukraina (10 tỷ).
Với 11 tỷ đô la, như vậy là Việt Nam vẫn nằm trong danh sách
10 quốc gia có lượng kiều hối cao nhất thế giới. Bất chấp tình hình kinh tế ở Mỹ hay châu Âu gặp khó khăn, người Việt sinh sống hay lao động ở ngoại quốc vẫn luôn luôn cố gắng gởi tiền về nước, với mức kiều hối tăng đều đặn khoảng 10% mỗi năm.
Trong những năm gần đây, từ mức gần 9 tỷ đô la năm 2010 chẳng hạn, lượng kiều hối của người Việt gởi về nước lẫn lượt vượt mức 9 tỷ vào năm 2011, rồi 10 tỷ trong năm 2012. Khối lượng năm nay như vậy là một kỷ lục mới. Mức 11 tỷ đô la trên đây tuy
thế chỉ là mức được chính thức ghi nhận, trong thực tế, lượng tiền chuyển về Việt Nam còn cao hơn nếu tính thêm các ngã
không chính thức.
Giải thích về nguyên do khiến lượng kiều hối gởi về Việt Nam không ngừng gia tăng, giới quan sát nêu bật sự kiện là số người Việt tại nước ngoài tiếp tục gia tăng, đặc biệt là với hàng trăm ngàn
sinh viên ra nước ngoài học tập, hay là những lao động ra làm việc theo hợp đồng ở ngoại quốc.
Bên cạnh đó, công việc chuyển ngân ngày càng dễ dàng và thuận tiện hơn, với hệ thống ngân hàng hoàn
thiện hơn, và nhất là sự có mặt tại Việt Nam của hàng loạt công ty chuyển ngân quốc tế chuyên nghiệp, có chi nhánh ở mọi nơi trên thế giới như Western Union,
Money o Gram …
Với các phương tiện chuyển ngân hiện đại, số tiền gởi từ ngoại quốc về Việt Nam hiện nay có thể chỉ cần vài phút là đến được tay người nhận.
Nhìn chung, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, kiều hối ngày nay đã trở thành một thành tố quan trọng đóng góp vào cán
cân chi tiêu của một quốc gia, đặc biệt trong trường hợp những nước nghèo.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền