Hành hung ngoài đường,
hạ nhục sàm sỡ trong đồn và còn gì nữa?
Thứ Bảy, 05 tháng Tư năm 2014 08:08
Tác Giả: Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Mẹ con chị Trần Thị Nga. RFA files
Sau khi dùng côn đồ tấn công người bất đồng chính kiến trên đường phố, nhà riêng nay lực lượng công an đã tiến sang một bước mới là hạ nhục, sàm sở với phụ nữ trong đồn công an. Mặc Lâm ghi nhận lại lời kể của các nạn nhân mới nhất sau đây.
Chế độ công an trị
Chị Trần Thị Nga, người có hộ khẩu chính thức tại Hà Nam nhưng đã trôi giạt tới nhiều thành phố vì bị sách nhiễu, đe dọa liên tục trong nhiều năm đến nỗi đi tới đâu chị và đứa con trai nhỏ bé cũng đều bị nhà trọ từ chối cho thuê và công an xuất hiện trên mọi ngả đường nơi nào có mặt chị.
Lý do chị bị ghi vào sổ đen là dám giúp đỡ công nhân xuất khẩu Đài Loan đòi lại quyền lợi của họ khi bị các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam lừa gạt hay trốn trách nhiệm đối với người lao động.
Trong lần bị tấn công mới nhất gần đây khi chị cùng nhiều người khác tập trung tại Hà Nội đòi thả chị Bùi Hằng, blogger Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh bị bắt tại Lấp Vò. Chị Nga và bạn bè bị đánh ngoài đường, chị bị bắt cùng với hai người H’Mông khác về đồn công an Quang Trung mà theo lời chị thì những kẻ ra tay đều mất hết tính người chị nói:
Đánh dập tôi là mấy người đàn ông tầm 60 tuổi họ rất ác. Trước giờ tôi chưa từng thấy người nào mà ác và có sức mạnh như loài cầm thú xông vào vồ mồi vậy. Họ cứ đánh và đưa lên xe chở chúng tôi về đồn. Trong công an phường họ cùng với công an mặc sắc phục tiếp tục đánh tôi ở dưới sảnh 1
Chị Trần Thị Nga
...Đánh dập tôi là mấy người đàn ông tầm 60 tuổi họ rất ác. Trước giờ tôi chưa từng thấy người nào mà ác và có sức mạnh như loài cầm thú xông vào vồ mồi vậy. Họ cứ đánh và đưa lên xe chở chúng tôi về đồn. Trong công an phường họ cùng với công an mặc sắc phục tiếp tục đánh tôi ở dưới sảnh 1
-Chúng tôi bị đánh đập, bao vây lúc 9 giờ cho tới 10 giờ thì họ được chỉ thị của ông Cường Phó an ninh quận Đống Đa tấn công chúng tôi họ tiến vào đánh chúng tôi như mãnh thú, sau đó họ khiêng hai người H’Mông lên xe ô tô của công an, sau đó đến tôi còn mấy chục người còn lại vẫn tiếp tục bị họ đánh đập.
Khi lên trên xe họ đưa người bị bắt tới công an phường Quang Trung quận Đống Đa Hà Nội trên xe họ liên tục đấm đá ba người chúng tôi. Họ đẩy chúng tôi vào phường và tại đấy họ cũng đánh đập chúng tôi tiếp mà vào tới đó cả công an mặc sắc phục cũng đánh chúng tôi.
Đánh nạn nhân ngoài đường chưa đủ, những kẻ mặc thường phục còn tiếp tục theo vào tận trong đồn công an để đánh chị trong khi công an lại lên tiếng áp đặt chị phải im lặng cho bọn chúng tiếp tục hành hung:
-Đánh dập tôi là mấy người đàn ông tầm 60 tuổi họ rất ác. Trước giờ tôi chưa từng thấy người nào mà ác và có sức mạnh như loài cầm thú xông vào vồ mồi vậy. Họ cứ đánh và đưa lên xe chở chúng tôi về đồn. Trong công an phường họ cùng với công an mặc sắc phục tiếp tục đánh tôi ở dưới sảnh 1.
Một vài kiểu đàn áp dân lành của công an Việt Nam. RFA files
Người đàn ông đánh tôi từ ngoài đường vào đã tát tôi và tiếp theo là ông ta đấm tôi thì tôi tránh được...Ông ta quát tôi là “ai đánh chị? Ngồi vào ghế”. Thế là tôi ngồi và ghế và người đàn ông ấy tiếp tục đấm tôi và nói bây giờ tao mới đàn áp mày nè!
Chị Trần Thị Nga
Trong phòng lúc đó có ông Hiếu công an mặc sắc phục ở đó. Người đàn ông đánh tôi từ ngoài đường vào đã tát tôi và tiếp theo là ông ta đấm tôi thì tôi tránh được và chạy ra ôm ông công an tên Hiếu bảo ông ấy không được đề người ta đàn áp tôi trong đồn công an thế này. Ông ta quát tôi là “ai đánh chị? Ngồi vào ghế”. Thế là tôi ngồi và ghế và người đàn ông ấy tiếp tục đấm tôi và nói bây giờ tao mới đàn áp mày nè!
Lộng hành hơn ăn cướp
Về việc bị công an sàm sở và buông lời thô bỉ đối với mình chị Nga kể:
-Một ông công an tên là Lê Mạnh Tuấn mã số 121641 bốn sao một vạch và một công an tối hôm 22 ông ta đột nhập vào nhà thờ Thái Hà và tôi có chụp được những tấm hình của ông ta. Ông ta và ông Tuấn cùng mấy người mặc thường phục khác mà tôi không biết tên hùa nhau nói tôi là người mẹ thế này thế kia, họ động vào người vào tay vào chân tôi họ rủ tôi ăn nhậu thịt chó với họ đẻ cho họ một thằng con trai thì tôi muốn xin gì được đấy.
Một người an ninh nữ tên Nguyễn Thị Thùy Linh an ninh của Quận Đống Đa và một bà tầm 60 tuổi tên là Hoa Thúy Ngân, hai người đó và một người an ninh mặc thường phục đã cởi quần áo kể cả áo lót của tôi ra để khám xét. Bà Thùy Linh kia đã thò tay vào trong quần của tôi mò mẫm khám xét theo lệnh của ông Cường để tìm cho được máy ảnh và điện thoại của tôi.
Bốn người công an mặc sắc phục và ba công an thường phục đứng trong phòng chỉ đạo hai phụ nữ kia khám xét tôi và họ còn quay phim chụp ảnh nữa.
Ông ta và ông Tuấn cùng mấy người mặc thường phục khác mà tôi không biết...họ động vào người vào tay vào chân tôi họ rủ tôi ăn nhậu thịt chó với họ đẻ cho họ một thằng con trai thì tôi muốn xin gì được đấy
Chị Nga
Không phải chỉ hà hiếp phụ nữ, an ninh gỉa danh côn đồ có thái độ coi thường luật pháp khi công khai chặn xe taxi, nhảy lên đánh đuổi tài xế ra khỏi xe để hành hung hai vợ chồng người bất đồng chính kiến. Trường hợp xảy ra đối với ông Nguyễn Bắc Truyển khi ông có hẹn với đại sứ quán Úc để trình bày hoàn cảnh của gia đình ông nhưng khi xe chưa kịp tới tòa đại sứ Úc tại Hà Nội thì bị tấn công:
-Vào lúc 2 giờ thì tôi bắt đầu lên xe đi gặp đại sứ quán Úc. Khi còn cách 200 mét thì có 4 người mặc thường phục đi trên hai xe, một xe chở ba người mặc thường phục không bảng số không đội nón bảo hiểm. Một người lủi vô đầu xe của taxi, sau khi taxi dừng thì bốn người đó nhào vào trong xe đánh anh tài xế taxi làm anh này bỏ chạy, Sau đó đánh hai vợ chồng tôi, họ lôi hai vợ chồng tôi ra khỏi xe và tiếp tục đánh. Tôi khẳng định đó là an ninh hoặc là những người do an ninh tại Hà Nội phái tới để mà tấn công tôi.
Người thứ ba là anh Trương Văn Dũng, một người bất đồng chính kiến từng bị công an, côn đồ hành hung rất nhiều lần nhưng không có ý nghĩ rằng sẽ tố cáo việc này đối với chính quyền vì theo ông Dũng chính quyền là kẻ sai người tấn công ông dưới nhiều hình thức thì còn tố cáo làm gì, ông nói:
Sau khi taxi dừng thì bốn người đó nhào vào trong xe đánh anh tài xế taxi làm anh này bỏ chạy, Sau đó đánh hai vợ chồng tôi, họ lôi hai vợ chồng tôi ra khỏi xe và tiếp tục đánh
ông Nguyễn Bắc Truyển
-Tại cơ quan công quyền mà họ đánh thì làm sao mà giải quyết? đối với tôi như thế thì làm sao tôi có niềm tin với họ? huống chi lần này nó bịt mặt nó đội mũ bảo hiểm tấn công tôi. Không những việc của tôi mà những việc như của anh Lê Quốc Quyết là em trai của anh Lê Quốc Quân bị tấn công ở Vũng Tàu, nó dùng cảnh sát giao thông mặc sắc phục chận xe Lê Quốc Quyết lại cho bọn bịt mặt tấn công cho tới bây giờ coi như là chìm luôn. Nó bất chấp tất cả vì vậy khai báo với chúng thì càng mất thời gian.
Hàng ngàn người dân theo dõi facebook hay Internet đều biết tất cả những vụ việc vừa nêu thế nhưng các đơn vị công an vẫn xem thường pháp luật và chưa có dấu hiệu nào cho thấy cách dùng côn đồ hay an ninh giả dạng côn đồ tấn công người bất đồng chính kiến sẽ giảm thiểu, mặc dù Việt Nam đã ký kết rất nhiều văn kiện quan trọng với quốc tế trong đó công ước chống tra tấn là một ví dụ.
==
Mắc cỡ vô cùng
Thứ Bảy, 05 tháng Tư năm 2014 08:06
Tác Giả: Bùi Bảo Trúc
Trong cuốn Tâm Hồn Cao
Thượng của De Amicis do Hà Mai Anh dịch có một truyện ngắn với tựa đề là Lòng
Yêu Nước Của Cậu Bé Thành Pađôva.
Truyện kể trên một chuyến tàu chạy từ Tây Ban Nha đi Ý, có một chú bé quần áo rách rưới đứng ở một góc toa xe. Chú bé nhà nghèo phải theo một gánh xiếc bỏ nhà ở Ý để đi tha phương cầu thực hết ở Pháp rồi qua Tây Ban Nha. Sau hai năm bị chủ gánh xiếc ngược đãi, chú bỏ trốn tìm về nhà cũ.
Cô Kiều Trinh, con gái một ủy viên trung ương đảng, bị bắt 2 lần tại Thụy Ðiển và Anh về tội trộm cắp.
Thấy chú rách rưới tội nghiệp, một vài hành khách thương hại quăng cho chú vài ba đồng bạc. Chú bé vui vẻ bỏ túi, nghĩ khi về nhà sẽ dùng những đồng tiền ấy mua quà cho cha mẹ. Lát sau, tình cờ, khi đứng cạnh phòng ăn, chú nghe thấy những người khách vừa cho chú tiền kể chuyện về những chuyến đi du lịch của họ và đề cập tới nước Ý của chú.
Những người khách này đã không tiếc lời nói ra toàn những chuyện xấu xa về nước Ý mà họ đã có dịp viếng thăm. Một người nói nước Ý toàn những thứ cường đạo xấu xa. Người thì nói dân Ý toàn một bọn ngu dốt. Người thứ ba nói thêm là người Ý sống rất bẩn thỉu. Một người nói tiếp người Ý là một bọn ăn cắp. Người này chưa nói hết câu thì ông ta và luôn cả mấy người bạn bị ném một nắm tiền vào mặt. Những người ấy đứng dậy xem ai là người làm việc đó, thì chú bé thành Pađôva bước tới, hét lớn bằng giọng phẫn nộ rằng chú không thèm nhận những đồng tiền bố thí của những người lăng mạ nước Ý của chú.
Truyện đọc đã hơn nửa thế kỷ mà tôi vẫn nhớ nguyên từng chi tiết. Nước Ý trong truyện của De Amicis quả là có nghèo và lạc hậu thật. Chú bé người Ý rách rưới, nghèo đói nhưng nghe người nói những điều không đẹp về nước Ý, chú đã phản ứng rất mạnh như thế.
Ngày nay, những thái độ kỳ thị như câu chuyện trên chuyến tầu của De Amicis có lẽ không còn thấy nữa. Mà nếu có, thì cũng kín đáo hơn. Nói ra những điều đó công khai thì rất ít. Chuyện nói xấu nước Ý lại càng không.
Nhưng vẫn có thể xảy ra với một vài nước.
Ðặc biệt là Việt Nam.
Hãy đọc thử mấy hàng chữ trên tấm biểu ngữ này: “Gần đây phát hiện ra người Việt hay trộm đồ, trong cửa hàng đều có gắn camera, toàn bộ sẽ đưa ra công an xử lý. Ở Ðài Loan tội trộm cắp sẽ bị phạt tù ít nhất 3 tháng.”
Bức ảnh không cho biết được treo ở đâu, thành phố nào ở Ðài Loan nhưng chắc đó phải là nơi có nhiều người Việt. Chuyện trộm cắp mà thủ phạm là người Việt Nam chắc đã xảy ra nhiều. Nhiều đến nỗi người ta phải đem chi tiết đó ra nói để cảnh cáo. Những dòng chữ ở phía trên là chữ Hoa. Chữ Hán của tôi chỉ đủ để nhìn ra chữ thứ 5 và thứ 6 ở hàng trên cùng đọc từ trái qua phải là hai chữ Việt Nam.
Ðấy, chình ình ra đấy, nhưng tiếc là không thấy có một chú bé nào đòi hạ xuống. Các đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Ðài Loan cũng không có phản ứng gì. Lẽ ra cũng phải lên tiếng phản đối yêu cầu dẹp tấm biểu ngữ đó để bảo vệ danh dự của quốc gia.
Những thứ biểu ngữ như thế chỉ mới xuất hiện gần đây. Trước đây, nói rõ hơn, trước năm 1975 thì không bao giờ thấy.
Mà cũng chẳng chỉ riêng ở Ðài Loan, luôn cả ở Nhật, ở Ðại Hàn, ở Thái Lan, ở Singapore ... cũng có những tấm bảng tương tự. Tuy không viết thẳng là “người Việt Nam hay trộm đồ” như trong tấm biểu ngữ ở Ðài Loan, nhưng rõ ràng những lời cảnh cáo trộm cắp như vậy đều nhắm vào người Việt. Vì tất cả đều được viết bằng tiếng Việt. Không lẽ mấy hàng chữ Việt đó là để cảnh cáo người Pakistan hay người Ma rốc?
Tuần qua, tờ Japan Daily Press của Nhật loan tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị bắt ở Tokyo vì bị nghi mang trong hành lý đồ ăn cắp. Cảnh sát Nhật cũng đã tới khám xét văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo để tìm thêm bằng cớ.
Tấm bảng có dòng chữ tiếng Việt trong một siêu thị tại Ðài Loan.
Ngoài cô tiếp viên này, cảnh sát Nhật cũng muốn gặp 4 tiếp viên và 1 phi công phụ của Vietnam Airlines để thẩm vấn nhưng hiện những người này không có mặt ở Nhật. Cô tiếp viên bị bắt nói là cô đã làm như thế mấy lần và nhiều tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã làm những việc như cô. Cô cũng cho biết các bạn của cô còn mang hàng ăn cắp cho các hãng hàng không khác để lấy công.
Ở Hà Nội, theo tờ Sankei Shimbun, có mấy cửa tiệm chuyên bán những thứ hàng ăn cắp ở Nhật mang về. Những món hàng này còn nguyên cả giá tiền Yen của Nhật và tên của các cửa tiệm ở Tokyo.
Chẳng phải chỉ những thành phần nghèo khó ít học đi lao động ở Nhật, Ðại Hàn, Ðài Loan, Thái Lan... mới giở những trò trộm cắp như thế, mà ngay cả một phụ nữ con gái của một ủy viên trung ương đảng (Vũ Văn Hiến) và cũng là tổng giám đốc truyền hình Việt Nam, cô Kiều Trinh đã hai lần bị cảnh sát Thụy Ðiển (năm 2001) và Anh (năm 2006) bắt giữ về tội trộm cắp. Cô Kiều Trinh sau những can thiệp của các sứ quán Việt Nam, vẫn bình an, lại còn được đề bạt lên làm trưởng phòng văn hóa dân tộc, xuất hiện thường xuyên trong chương trình Văn Hóa Dân Tộc trên đài truyền hình VTV.
Hai tác giả Eugen Burdick và William Lederer khi viết cuốn The Ugly American đã dùng chữ “ugly” để nói về chính sách ngoại giao xấu chơi của Washington đối với các nước khác. Nhưng những việc làm xấu xa của người Việt như trộm cắp, buôn lậu, ồn ào, ăn tham uống tục... qua mắt nhìn của người Thái, người Nhật, người Ðài Loan, người Hàn quốc ... thì nhất định khi được viết xuống chắc phải đặt tên cuốn sách là The Ugly Vietnamese.
Xấu xa tệ lậu vô cùng.
Cách đây vài năm, ở Việt Nam, một nhà tu hiền lành cũng phải ngán ngẩm nói rằng khi xuất ngoại, ngài thấy rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, vì đi đâu, khi xuất trình giấy tờ ở phi trường, ngài đều bị soi xét rất kỹ lưỡng... Ngài mong sao người Việt Nam đi đâu cũng được kính trọng như người Nhật, người Hàn quốc cầm hộ chiếu của họ là đi qua tất cả mọi nơi, không ai bị xem xét gì cả...
Nhưng nếu những chuyện như thế này cứ tiếp tục diễn ra, thì điều mơ ước của tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi tuyên bố trước ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 9 năm 2008 sẽ còn phải rất lâu mới thành sự thật được.
Xóa được những thành kiến xấu xa về Việt Nam sẽ rất khó và sẽ mất rất nhiều thời gian ngay cả trong trường hợp bắt đầu ngay từ bây giờ.
Tại sao Việt Nam, đất nước quê hương chúng ta lại trở thành một đất nước tồi tệ, xấu xa đến như thế?
Nhớ chuyện Án Anh người nước Tề khi bị vua Sở tìm cách lăng nhục bằng cách đổ cho là người Tề hay trộm cắp đã trả lời vua Sở nói rằng quýt trồng ở Hoài Nam thì rất ngọt, mang trồng ở Hoài Bắc thì chua. Án Anh nói rằng người nước Tề không quen trộm cắp nhưng sang nước Sở sinh sống thì sinh ra trộm cắp là do thủy thổ của hai nước khác nhau.
Trường hợp người Việt ăn cắp đến nỗi mang tiếng ở nhiều nước chắc chắn không phải vì thủy thổ khác nhau mà chính là thứ đạo đức được đem ra dậy dỗ từ mấy chục năm nay, đó là đạo đức của Hồ Chí Minh vậy.
Trước đây làm gì có chuyện người Việt mang tiếng xấu như thế! Mắc cỡ vô cùng!
==
Truyện kể trên một chuyến tàu chạy từ Tây Ban Nha đi Ý, có một chú bé quần áo rách rưới đứng ở một góc toa xe. Chú bé nhà nghèo phải theo một gánh xiếc bỏ nhà ở Ý để đi tha phương cầu thực hết ở Pháp rồi qua Tây Ban Nha. Sau hai năm bị chủ gánh xiếc ngược đãi, chú bỏ trốn tìm về nhà cũ.
Cô Kiều Trinh, con gái một ủy viên trung ương đảng, bị bắt 2 lần tại Thụy Ðiển và Anh về tội trộm cắp.
Thấy chú rách rưới tội nghiệp, một vài hành khách thương hại quăng cho chú vài ba đồng bạc. Chú bé vui vẻ bỏ túi, nghĩ khi về nhà sẽ dùng những đồng tiền ấy mua quà cho cha mẹ. Lát sau, tình cờ, khi đứng cạnh phòng ăn, chú nghe thấy những người khách vừa cho chú tiền kể chuyện về những chuyến đi du lịch của họ và đề cập tới nước Ý của chú.
Những người khách này đã không tiếc lời nói ra toàn những chuyện xấu xa về nước Ý mà họ đã có dịp viếng thăm. Một người nói nước Ý toàn những thứ cường đạo xấu xa. Người thì nói dân Ý toàn một bọn ngu dốt. Người thứ ba nói thêm là người Ý sống rất bẩn thỉu. Một người nói tiếp người Ý là một bọn ăn cắp. Người này chưa nói hết câu thì ông ta và luôn cả mấy người bạn bị ném một nắm tiền vào mặt. Những người ấy đứng dậy xem ai là người làm việc đó, thì chú bé thành Pađôva bước tới, hét lớn bằng giọng phẫn nộ rằng chú không thèm nhận những đồng tiền bố thí của những người lăng mạ nước Ý của chú.
Truyện đọc đã hơn nửa thế kỷ mà tôi vẫn nhớ nguyên từng chi tiết. Nước Ý trong truyện của De Amicis quả là có nghèo và lạc hậu thật. Chú bé người Ý rách rưới, nghèo đói nhưng nghe người nói những điều không đẹp về nước Ý, chú đã phản ứng rất mạnh như thế.
Ngày nay, những thái độ kỳ thị như câu chuyện trên chuyến tầu của De Amicis có lẽ không còn thấy nữa. Mà nếu có, thì cũng kín đáo hơn. Nói ra những điều đó công khai thì rất ít. Chuyện nói xấu nước Ý lại càng không.
Nhưng vẫn có thể xảy ra với một vài nước.
Ðặc biệt là Việt Nam.
Hãy đọc thử mấy hàng chữ trên tấm biểu ngữ này: “Gần đây phát hiện ra người Việt hay trộm đồ, trong cửa hàng đều có gắn camera, toàn bộ sẽ đưa ra công an xử lý. Ở Ðài Loan tội trộm cắp sẽ bị phạt tù ít nhất 3 tháng.”
Bức ảnh không cho biết được treo ở đâu, thành phố nào ở Ðài Loan nhưng chắc đó phải là nơi có nhiều người Việt. Chuyện trộm cắp mà thủ phạm là người Việt Nam chắc đã xảy ra nhiều. Nhiều đến nỗi người ta phải đem chi tiết đó ra nói để cảnh cáo. Những dòng chữ ở phía trên là chữ Hoa. Chữ Hán của tôi chỉ đủ để nhìn ra chữ thứ 5 và thứ 6 ở hàng trên cùng đọc từ trái qua phải là hai chữ Việt Nam.
Ðấy, chình ình ra đấy, nhưng tiếc là không thấy có một chú bé nào đòi hạ xuống. Các đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Ðài Loan cũng không có phản ứng gì. Lẽ ra cũng phải lên tiếng phản đối yêu cầu dẹp tấm biểu ngữ đó để bảo vệ danh dự của quốc gia.
Những thứ biểu ngữ như thế chỉ mới xuất hiện gần đây. Trước đây, nói rõ hơn, trước năm 1975 thì không bao giờ thấy.
Mà cũng chẳng chỉ riêng ở Ðài Loan, luôn cả ở Nhật, ở Ðại Hàn, ở Thái Lan, ở Singapore ... cũng có những tấm bảng tương tự. Tuy không viết thẳng là “người Việt Nam hay trộm đồ” như trong tấm biểu ngữ ở Ðài Loan, nhưng rõ ràng những lời cảnh cáo trộm cắp như vậy đều nhắm vào người Việt. Vì tất cả đều được viết bằng tiếng Việt. Không lẽ mấy hàng chữ Việt đó là để cảnh cáo người Pakistan hay người Ma rốc?
Tuần qua, tờ Japan Daily Press của Nhật loan tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị bắt ở Tokyo vì bị nghi mang trong hành lý đồ ăn cắp. Cảnh sát Nhật cũng đã tới khám xét văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo để tìm thêm bằng cớ.
Tấm bảng có dòng chữ tiếng Việt trong một siêu thị tại Ðài Loan.
Ngoài cô tiếp viên này, cảnh sát Nhật cũng muốn gặp 4 tiếp viên và 1 phi công phụ của Vietnam Airlines để thẩm vấn nhưng hiện những người này không có mặt ở Nhật. Cô tiếp viên bị bắt nói là cô đã làm như thế mấy lần và nhiều tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã làm những việc như cô. Cô cũng cho biết các bạn của cô còn mang hàng ăn cắp cho các hãng hàng không khác để lấy công.
Ở Hà Nội, theo tờ Sankei Shimbun, có mấy cửa tiệm chuyên bán những thứ hàng ăn cắp ở Nhật mang về. Những món hàng này còn nguyên cả giá tiền Yen của Nhật và tên của các cửa tiệm ở Tokyo.
Chẳng phải chỉ những thành phần nghèo khó ít học đi lao động ở Nhật, Ðại Hàn, Ðài Loan, Thái Lan... mới giở những trò trộm cắp như thế, mà ngay cả một phụ nữ con gái của một ủy viên trung ương đảng (Vũ Văn Hiến) và cũng là tổng giám đốc truyền hình Việt Nam, cô Kiều Trinh đã hai lần bị cảnh sát Thụy Ðiển (năm 2001) và Anh (năm 2006) bắt giữ về tội trộm cắp. Cô Kiều Trinh sau những can thiệp của các sứ quán Việt Nam, vẫn bình an, lại còn được đề bạt lên làm trưởng phòng văn hóa dân tộc, xuất hiện thường xuyên trong chương trình Văn Hóa Dân Tộc trên đài truyền hình VTV.
Hai tác giả Eugen Burdick và William Lederer khi viết cuốn The Ugly American đã dùng chữ “ugly” để nói về chính sách ngoại giao xấu chơi của Washington đối với các nước khác. Nhưng những việc làm xấu xa của người Việt như trộm cắp, buôn lậu, ồn ào, ăn tham uống tục... qua mắt nhìn của người Thái, người Nhật, người Ðài Loan, người Hàn quốc ... thì nhất định khi được viết xuống chắc phải đặt tên cuốn sách là The Ugly Vietnamese.
Xấu xa tệ lậu vô cùng.
Cách đây vài năm, ở Việt Nam, một nhà tu hiền lành cũng phải ngán ngẩm nói rằng khi xuất ngoại, ngài thấy rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, vì đi đâu, khi xuất trình giấy tờ ở phi trường, ngài đều bị soi xét rất kỹ lưỡng... Ngài mong sao người Việt Nam đi đâu cũng được kính trọng như người Nhật, người Hàn quốc cầm hộ chiếu của họ là đi qua tất cả mọi nơi, không ai bị xem xét gì cả...
Nhưng nếu những chuyện như thế này cứ tiếp tục diễn ra, thì điều mơ ước của tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi tuyên bố trước ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 9 năm 2008 sẽ còn phải rất lâu mới thành sự thật được.
Xóa được những thành kiến xấu xa về Việt Nam sẽ rất khó và sẽ mất rất nhiều thời gian ngay cả trong trường hợp bắt đầu ngay từ bây giờ.
Tại sao Việt Nam, đất nước quê hương chúng ta lại trở thành một đất nước tồi tệ, xấu xa đến như thế?
Nhớ chuyện Án Anh người nước Tề khi bị vua Sở tìm cách lăng nhục bằng cách đổ cho là người Tề hay trộm cắp đã trả lời vua Sở nói rằng quýt trồng ở Hoài Nam thì rất ngọt, mang trồng ở Hoài Bắc thì chua. Án Anh nói rằng người nước Tề không quen trộm cắp nhưng sang nước Sở sinh sống thì sinh ra trộm cắp là do thủy thổ của hai nước khác nhau.
Trường hợp người Việt ăn cắp đến nỗi mang tiếng ở nhiều nước chắc chắn không phải vì thủy thổ khác nhau mà chính là thứ đạo đức được đem ra dậy dỗ từ mấy chục năm nay, đó là đạo đức của Hồ Chí Minh vậy.
Trước đây làm gì có chuyện người Việt mang tiếng xấu như thế! Mắc cỡ vô cùng!
==
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền