'Tôi sẽ tiếp tục con đường mình
đã chọn'
sống dưới chế độ cộng
sản quá lâu
tất cả trở thành man
rị, mọi rợ.
Cập nhật: 09:59
GMT - thứ ba, 1 tháng 7, 2014
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho
bạn bè
- In trang này
Bà Hạnh được trả tự do
hôm 26/6
Nhà hoạt động
công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh khẳng định sẽ tiếp tục con đường đấu tranh của mình,
trong lúc Ân xá Quốc tế gọi quyết định trả tự do cho bà là một ‘bước đi tích
cực’.
Bà Hạnh bị tuyên án 7
năm tù hồi năm 2010 vì hành vi “xúi giục” công nhân một nhà máy giày ở Trà Vinh
đình công.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Bà được trả tự do hôm
26/6 sau khi nhận quyết định ‘đặc xá’.
Trả lời BBC ngày 1/7, bà
Hạnh khẳng định đã được phóng thích ‘vô điều kiện’.
“Giấy xác nhận đặc xá
không nêu lý do vì sao tôi được trả tự do,” bà cho biết.
“Họ nói là không hề có
điều kiện nào cả”.
Khi được hỏi về điều
kiện giam giữ, bà cho biết những năm qua đã bị một số trại giam “đánh đập, sử
dụng bạo lực”.
“Nhà tù cộng sản Việt
Nam vô cùng mất nhân đạo, đặc biệt là đối với những tù nhân chính trị, và tôi
chỉ là một trong những người bị đối xử tàn bạo như vậy,” bà nói.
‘Không dừng lại’
Bà Hạnh, sinh năm 1985,
bị bắt giữ hồi đầu năm 2010 cùng với hai người khác là các ông Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Cả ba bị cáo buộc
"xúi giục" công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức
đình công.
Tòa sơ thẩm ngày
26/10/2010 tuyên án ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, bà Đỗ Thị Minh
Hạnh và ông Đoàn Huy Chương 7 năm tù giam vì tội 'Phá rối an ninh trật tự nhằm
chống lại chính quyền nhân dân' theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự.
Tòa phúc thẩm tỉnh
Trà Vinh sau đó quyết định y án đối với cả ba nhà hoạt động trong
phiên tòa ngày 18/03.
“Thực sự tôi cảm thấy
rất lo lắng cho cả hai anh”, bà Hạnh nói.
“Tuy nhiên, việc được
trả tự do cũng nhóm lên cho tôi hy vọng rằng các anh sẽ sớm được chính phủ xem
xét để trao trả tự do. Không những hai anh mà còn các tù nhân chính trị khác
nữa.”
Bà cũng khẳng định những
năm ở trong tù không làm bà thay đổi con đường mình đã chọn.
“Trước khi tôi được biết
mình đặc xá, có hai người giấu tên của Bộ Công an xuống trại giam gặp tôi và đe
dọa ‘nếu tiếp tục con đường này thì biết hậu quả xảy ra sẽ thế nào rồi đấy’.”
“Những tôi không bao giờ
dừng lại trên con đường mình đã chọn. Vì nó đã ăn sâu vào trong máu, trong tim
tôi.”
“Tuy nhiên, tôi cần có
thời gian để thu thập, học hỏi những thông tin đã bỏ lỡ trong thời gian bị cầm
tù để có định hướng chính xác nhất cho con đường của mình, nhằm góp phần xây dựng
quê hương đất nước.”
‘Bước đi tích cực’
Nhiều nhà hoạt động vẫn
đang bị giam giữ tại Việt Nam
Trong một tuyên bố ngày
30/6, tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế gọi quyết định trả tự do cho bà Hạnh là
một 'bước đi tích cực'.
Tuy nhiên, tổ chức này
cũng nhấn mạnh nhà cầm quyền Việt Nam cần "tiếp tục trả tự do cho nhiều
nhà hoạt động ôn hòa khác đang bi giam giữ".
"Chúng tôi tất
nhiên là phấn khởi trước việc trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh. Tuy nhiên việc
bắt giữ bà lẽ ra không nên có ngay từ đầu," ông Rupert Abbott, Phó giám
đốc của Ân xá Quốc tế tại châu Á Thái Bình Dương nói.
"Thật quái gở khi
một người bị tuyên án 7 năm tù vì rải truyền tờ rơi. Đó là một minh chứng đáng
buồn về hành động đàn áp tiếng nói bất đồng đã có từ lâu nay của chính quyền
Việt Nam."
"Nhà cầm quyền cần
tiếp tục trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người bị giam
giữ chỉ vì đã thực thi quyền con người của mình một cách ôn hòa."
Ông Abbott cũng kêu gọi
Hà Nội "hủy bỏ những đạo luật hà khắc mà họ đang sử dụng để trừng phạt
những tiếng nói bất đồng ôn hòa".
"Chỉ sau khi chính
quyền trả tự do cho những người mà họ đã cầm tù chỉ vì cất lên tiếng nói riêng,
đất nước này mới có thể bắt đầu gỡ bỏ những tai tiếng của một trong những quốc
gia đàn áp quyền tự do biểu đạt tồi tệ nhất Đông Nam Á," tuyên bố của Ân
xá Quốc tế nói.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền