Đặc phái viên tôn giáo LHQ tới Việt Nam
Cập nhật: 10:38 GMT - thứ tư, 23 tháng 7, 2014
Ông Bielefeldt sẽ viết báo cáo về tự do tôn giáo ở Việt Nam
Đặc phái viên tôn giáo của Liên Hiệp Quốc, Heiner
Bielefeldt, có chuyến thăm 11 ngày tới Việt Nam để tìm hiểu về tự do tôn giáo.
Các bài liên quan
- Nghệ
An họp báo về bất ổn tôn giáo - BBC
Vietnamese - Việt
Nam
- Khởi
tố vụ án hình sự ở Giáo xứ Mỹ Yên
- Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Lãnh đạo Nghệ An lên án tin
tức 'mang tính kích động, vu khống' quanh vụ Giáo xứ Mỹ Yên.
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Chủ đề liên quan
Liên Hiệp Quốc nói mục tiêu của chuyến đi là để tìm hiểu việc "thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng".
Bản thân ông Bielefeldt được dẫn lời nói trước khi lên đường tới Việt Nam cho chuyến thăm 11 ngày bắt đầu từ 21/7:
"Đây sẽ là cơ hội để tôi trao đổi với Chính phủ, hiểu rõ hơn cách họ bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và chia sẻ kiến thức của tôi về những vấn đề liên quan tới quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng."
Với tư cách là Đặc phái viên, sứ mạng của ông do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trao cho cũng
bao gồm việc xác định những cản trở hiện hữu hoặc đang tới với việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và đưa ra những khuyến cáo cụ thể để vượt qua.
Liên Hiệp Quốc cho biết ông Bielefeldt sẽ gặp gỡ nhiều quan chức ở cấp trung ương và địa phương cũng như tiếp xúc các đại diện tôn giáo, cộng đồng tín ngưỡng và các tổ chức dân sự.
Báo cáo tôn giáo
Báo cáo về chuyến đi của ông bao gồm các kết luận và khuyến cáo từ chuyến đi sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền trong năm tới.
Nhưng ông Bielefeldt sẽ chia sẻ những phát hiện ban đầu với báo giới vào trưa ngày 31/7 tại trụ sở của UNDP ở Hà Nội.
Một trang mạng tôn giáo nói Bấm Nghị định 92 ra năm 2012 nhằm quản lý các hoạt động và tổ chức tôn giáo là một trong số những lo ngại chính của ông Bielefeldt.
Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu hôm thứ Hai nói Nghị định có ngôn ngữ mơ hồ và tạo thêm những thủ tục hành chính quan liêu.
Họ cũng nói nghiên cứu của họ cho thấy có bằng chứng về chuyện sách nhiễu, trấn áp, theo dõi sỗ sàng, bỏ tù, tra tấn và giết người trái pháp luật ở Việt Nam kể từ khi có Nghị định 92.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền