Tuesday, July 8, 2014

Nối vòng tay lớn đến dân oan, các nhà đấu tranh


Nối vòng tay lớn đến dân oan, các nhà đấu tranh

www.ducme.tv -Phóng sự- TNLT Huỳnh Anh Trí: Những giây phút cuối đời, ngày 06.07.2014


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-07-06

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
07062014-suppor-locl-vict-dissi-activ.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Người nông dân mất đất chịu mọi thiệt thòi
Người nông dân mất đất chịu mọi thiệt thòi
AFP





Các thành phần đấu tranh bị chính quyền trù dập, bỏ tù và nhiều dân oan mất gia sản bị lâm vào cảnh khốn cùng lâu nay được những nhóm và cá nhân hảo tâm ở nước ngoài và ngay cả trong hổ trợ về mặt vật chất.
Thực tiễn đó ra sao?

Giúp đỡ thành phần bị dồn vào đường cùng
Nhiều người tại Việt Nam khi chấp nhận tham gia con đường đấu tranh cho công lý, sự thật, chống tham nhũng và cả việc bảo vệ chủ quyền đất nước trước nạn xâm lăng của Trung Quốc… đều bị dồn đến bước đường cùng là không thể tiếp tục hoạt động mưu sinh như trước khi dấn thân vào con đường vì con người và tổ quốc như thế.
Bên cạnh đó là biết bao người dân bị chính quyền địa phương thu hồi đất đai, tài sản một cách phi pháp phải đi khiếu kiện lâu năm cũng rơi vào cảnh bán hết sản nghiệp để đi kiện, rồi trở thành người vô sản. Đó là những người dân oan ngày ngày khiếu kiện tại các cơ quan Trung ương ở Hà Nội và Sài Gòn.

Trước thảm cảnh của những đồng bào như thế nhiều hội nhóm và cá nhân ở nước ngoài và cả trong nước đã quyên góp hay bỏ tiền túi ra để gửi đến giúp cho họ như là một sự động viên về mặt tinh thần và chia xẻ khó khăn vật chất.
Gần đây thêm một nhóm có tên Quỹ Ngòi bút tự do tại Canada ra tuyên bố với mục đích là toàn tâm toàn ý ủng hộ mọi tiếng nói dũng cảm đấu tranh cho sự thay đổi và đa dạng hóa tư tưởng tại Việt Nam.

Chúng tôi chủ trương hướng đến những người nói lên tiếng nói đúng, bất kể người đó là nhà văn, nhà báo hay là những thanh niên trẻ. Những người đó đã nói lên được tiếng nói đúng trước tình hình đất nước như vậy và những tiếng nói đó có sức lan tỏa là điều đáng quí, đáng trân trọng
Ông Phạm Ngọc Cương
Ông Phạm Ngọc Cương, người đại diện cho Quỹ Ngỏi Bút Tự do, cho biết những đối tượng trong nước mà quỹ này nhắm đến:
Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải  hiện nay vẫn còn bị giam giữ từ hơn 6 năm qua
Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải hiện nay vẫn còn bị giam giữ từ hơn 6 năm qua (ảnh Đại Đoàn Kết)

Thời đại này rất khác ngày xưa: cách đây khoảng 50-60 năm thì tại một thành phố của Việt Nam chí có một vài người có khả năng viết, có khả năng làm văn, làm báo. Hiện nay cùng với thời đại truyền thông, cùng với các phương tiện mạng xã hội, nhiều người công dân có thể nói lên tiếng nói vì trình độ dân trí tiến lên nhiều bậc rồi, thành ra chúng tôi không chủ trương chỉ hướng đến các nhà văn, nhà báo mà chúng tôi chủ trương hướng đến những người nói lên tiếng nói đúng, bất kể người đó là nhà văn, nhà báo hay là những thanh niên trẻ. Những người đó đã nói lên được tiếng nói đúng trước tình hình đất nước như vậy và những tiếng nói đó có sức lan tỏa là điều đáng quí, đáng trân trọng.

Ông cũng cho biết hình thức mà Quỹ Ngòi Bút Tự do hỗ trợ cho những tiếng nói dũng cảm đấu tránh cho sự thay đổi và đa dạng hóa tư tưởng tại Việt Nam thuộc mọi thành phần như thế:

Việc đầu tiên chúng tôi muốn tất cả những người nào đang bị giam cầm, tất cả những người vừa bị bắt giữ, chưa có án. Và những người đó là những tiếng nói ôn hòa nhằm đòi hỏi cho một đất nước Việt Nam dân chủ và thay đổi. Chúng tôi hết sức ủng hộ họ. Việc ủng hộ có nhiều hình thức: ủng hộ về vật chất, tinh thần, ủng hộ về khả năng. Khả năng tinh thần đầu tiên mà chúng tôi có thể làm được là chúng tôi tìm mọi cách để cho quốc tế can thiệp cho những tiếng nói đó, chúng tôi vận động bên ngoài can thiệp vào cho trong nước. Thứ hai nếu những tiếng nói đó ở Việt Nam bây giờ mà bị triệt đường sinh sống, vô cùng khó khăn thì chúng tôi sẽ bằng mọi cách để hổ trợ và liên lạc để giúp cho họ.

Sự hỗ trợ đó rất cần thiết cho những gia đình tù nhân lương tâm gặp khó khăn. Đó cũng là sự động viên một chút cho phong trào đấu tranh dân chủ
bà Nguyễn thị Huần
Cần thiết hỗ trợ
Tình cảnh của những người tham gia đấu tranh phải rơi vào cảnh khốn cùng, được chính người trong cuộc là bà Nguyễn thị Huần, một dân oan, tù nhân nay trở thành một người của Hội Bầu Bí Tương Thân tại Việt Nam, chuyên lo thăm nom những tù nhân lương tâm và những người dân oan khốn khó khác, cho biết sự cần thiết của nguồn hổ trợ như thế:
Những người dân oan kêu gọi công lý
Những người dân oan kêu gọi công lý (Files photos)
Sự hỗ trợ đó rất cần thiết cho những gia đình tù nhân lương tâm gặp khó khăn. Đó cũng là sự động viên một chút cho phong trào đấu tranh dân chủ.
Khi người ta đi đấu tranh bị Đảng Cộng sản Việt Nam bắt bớ, giam cầm, thậm chí khống chế kinh tế của gia đình.
Nhà hoạt động Trần Thị Nga ở Hà Nam, hiện đang trong thời gian dưỡng thương do bị côn đồ truy sát đánh gãy xương bánh chè trong một dịp đến thăm một nhà hoạt động khác là Nguyễn Tường Thụy hồi ngày 25 tháng 5 cũng cho biết việc các thành phần đấu tranh như bà bị dồn vào đường cùng thế nào:
Chính quyền dùng công an đàn áp, ví dụ như buôn bán thì họ dùng đủ các kiểu, đủ hình thức như trốn thuế, an toàn thực phẩm…để khống chế không còn khả năng buôn bán nữa; còn những ai đi làm ở các cơ quan Nhà Nước hay làm thuê làm mướn ở đâu đó đều bị công an gây áp lực để khống chế không có công ăn việc làm. Mục đích của họ là để không còn công ăn việc làm, không có tiền đi lại để đấu tranh nữa.
Phản ứng đối với qui chụp nhận tiền nước ngoài
Nhiều nhà đấu tranh khi an ninh làm việc đã bị chất vấn và qui chụp về vấn đề nhận tiền nước ngoài như là một lý do nhằm buộc tội họ chống lại Nhà Nước.
Bất kể ai cho thì chúng tôi có quyền nhận vì Nhà Nước còn cử lãnh đạo đi ra quốc tế xin giúp đỡ, vay mượn, quyên góp; nên chúng tôi là người dân ai quan tâm, giúp đỡ chúng tôi đều có quyền nhận
Chị Trần Thị Nga
Tuy nhiên những người như bà Nguyễn Thị Huần và chị Trần Thị Nga đều bác bỏ cho rằng sự qui chụp như thế là vô lý. Họ đều đưa ra lập luận tại sao ngay cả chính quyền cũng ra nước ngoài vận động viện trợ, trong khi người dân khó khăn nhận tiền của người khác giúp đỡ thì lại bị lên án.
Bà Nguyễn thị Huần nói:
Tôi có nói và nhiều lần người ta cũng nói rồi: ‘lá lành đùm lá rách’. Người ta thấy trường hợp của dân oan quá oan ức và bất công, người ta giúp không phải là sai. Tôi là con thuyền chuyển (các khoản đó) từ bến này đến bến khác. Đó là phần công, còn những người gửi về họ làm từ thiện. Những người dân oan, đấu tranh không còn gì hết thì phải ‘ăn xin’ từ Liên hiệp quốc trở xuống để kiếm sống. Các ông không cho nhận trong khi các ông hết đoàn này đến đoàn khác đi các nước xin tài trợ!
Chị Trần Thị Nga cũng cho biết:
Bất kể ai cho thì chúng tôi có quyền nhận vì Nhà Nước còn cử lãnh đạo đi ra quốc tế xin giúp đỡ, vay mượn, quyên góp; nên chúng tôi là người dân ai quan tâm, giúp đỡ chúng tôi đều có quyền nhận.
Thực tế chứng minh công việc lớn nào cũng đòi hỏi phải có đồng lòng, chung tay góp sức của nhiều người. Người góp công, người góp của. Trong công cuộc đấu tranh hiện nay sự chung tay góp sức như thế cũng đem lại những kết quả cụ thể như trường hợp tù nhân Đỗ thị Minh Hạnh vừa được trả tự do. Đó là sự kiên gan của chính bản thân cô trong nhà tù, sự nhẫn nại của bà mẹ và nhiều tiếng nói khắp nơi trên thế giới lên tiếng cho cô vì một đất nước Việt Nam công bằng, dân chủ, thượng tôn pháp luật.


Dân oan Lê Thị Kim Thu trở về sau 2 năm tù

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-07-06

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Chị Lê Thị Kim Thu chụp trước ngày bị bắt năm 2008
Chị Lê Thị Kim Thu chụp trước ngày bị bắt năm 2008
RFA files



Chị Lê thị Kim Thu, người được giới dân oan biết đến do công khai khiếu kiện từ các cấp địa phương đến trung ương cho vấn đề gia đình cũng như người khác, vào chiều ngày 6 tháng 7 mãn hạn tù hai năm trở về gia đình.
Sau khi về đến nhà ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, vào lúc 5 giờ chiều chị cho biết:
“Trên đất tranh chấp của (nhà) Kim Thu, bây giờ người ta xây nhà hết rồi, xây biệt thự luôn rồi. Suốt mười mấy năm, rồi mình đi tù mà đâu có tội và Kim Thu không nhận bản án. Nếu như mình có tội thì việc gì họ phải mặc cả với mình làm gì?. Dù không nhận bản án, bây giờ họ cũng xây lên biệt thự. Rất buồn, nãy giờ rất buồn.”

Trong quá trình khiếu kiện, chị bị bắt và giam tại Hà Nội 18 tháng tù từ ngày 14 tháng 8 năm 2008 về cáo buộc gây rối trật tự công cọng..
Sau đợt tù đó khi trở ra, chị tiếp tục hoạt động khiếu kiện nên bị bắt lại vào ngày 7 tháng 7 năm 2012. Phiên sơ thẩm ngày 27 tháng 12 năm 2012 kết án chị 2 năm tù giam về tội ‘phá hoại tài sản công dân . Phiên phúc thẩm vào tháng 5 năm 2013 y án sơ thẩm.

Sau khi bị giam tại hai nơi một ở Hà Nội và một tại Công an Đồng Nai, chị đưa ra sự so sánh giữa hai nơi:
“Ngoài đó cũng hà khắc nhưng đỡ hơn. Nói chung đối với những người như Kim Thu, Công Nhân, Thanh Nghiên- những người mà được cộng đồng hải ngoại biết đến thì đỡ hơn. Họ còn nới tay một chút, chứ còn trong miền nam thẳng tay trị. Không thể nào tả nổi.”
Chị Lê thị Kim Thu cho biết, trước khi mãn án tù hai năm, trại giam yêu cầu chị ký tên vào giấy nhận tội; tuy nhiên chị không ký và tiếp tục khẳng định bản thân không làm gì vi phạm pháp luật. Việc tòa xử là bất chấp công lý.
Chị Lê thị Kim Thu được mãn án và không có thời gian quản chế. Chị nói rõ sẽ tiếp tục hoạt động đấu tranh đòi hỏi công lý cho vấn đề đất đai gia đình cũng như cùng với người khác đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của người dân.
Chị nói:
“Ngoài việc riêng còn có việc chung. Vì ‘ngày xưa’ Kim Thu chỉ có mục đích của mình là đi đòi riêng thôi; nhưng từ năm 2001 khi lên Hà Nội thấy cơ quan đầu não trung ương bất công quá, rồi ra ngoài đó thấy nhiều cảnh đời dân oan đi khiếu kiện bất hạnh, những người có lương tâm phải lên tiếng, nên tôi không bao giờ từ bỏ việc đấu tranh này.”
Ngoài hoạt động khiếu kiện, trong năm 2007, chị còn tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lúc đó ở Hà Nội.


Nhà đấu tranh Lư Văn Bảy vừa mãn hạn tù

Tường An, thông tín viên RFA
2014-07-03

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
tuongan07032014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
2681287-305.jpg
Ông Lư Văn Bảy tại phiên tòa ngày 22/8/2011 ở Kiên Giang.
Courtesy toaan.gov.vn





Ngày 26 tháng 6 vừa qua, lại có thêm một nhà hoạt động nữa vừa được trả tự do sau 4 năm tù. Đó là ông Lư Văn Bảy, Thông tín viên Tường An gửi những thông tin về nhà hoạt động này như sau:

Chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận

Cùng một ngày ra khỏi tù với nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh là một nhà đấu tranh thầm lặng ít được biết đến hơn, đó là ông Lư Văn Bảy. Ông được giảm án 2 lần = 9 tháng và ra tù ngày 26/6 vừa qua.

Sinh năm 1952, quê tại Kiên Giang, ông Lư Văn Bảy nguyên là chuyên viên kỹ thuật không quân trước năm 1975. Sau thời gian tù cải tạo, ông về quê làm ruộng. Tháng 9 năm 1977, ông tham gia “Mặt Trận Liên Tôn” bị bắt vào tháng 12 cùng năm đó, bị kết án 6 năm tù. Mãn hạn tù giam, ông trở về nhà vào tháng 9 năm 1983.

Những tưởng sẽ an bình với cuộc đời làm ruộng, nhưng rồi, bức xúc trước sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam, từ năm 2006 ông đã bắt đầu viết những bài viết dưới những bút hiệu khác nhau như: Chánh Trung, Nguyền Hoàng, Hoàng Trung Việt, Hoàng Trung Chánh… gửi đến các mạng truyền thông nước ngoài, có những bài ông gửi thẳng cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Công Phụng, cho Quân đội Nhân dân Việt Nam hoặc cho ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông cho biết lý do thôi thúc ông, từ một người nông dân chỉ quen với ruộng vườn trở thành tác giả của những bài viết với chủ đề nhạy cảm như: dân chủ đa nguyên, chủ quyền lãnh hải…v.v
Tôi viết những bài, trước nhất là để lên án Trung Quốc đồng thời phản đối chính quyền Việt Nam quá mềm yếu đối với Trung Quốc.
-Lư Văn Bảy

“Tình cờ tôi đọc được trong một cuốn sách “Sự thật về chiến tranh biên giới năm 1979” do đó tôi được biết được những cảnh tàn ác của Trung Quốc, do đó lòng yêu nước của tôi, lòng thương dân tộc của tôi trỗi dậy. Tiếp theo đó là tôi coi được đoạn phim về đảo Gạc Ma, nó ngang nhiên chiếm năm 1988 và tôi cũng đã nhìn thấy cảnh 64 chiến sĩ hải quân ở đó, nó dàn hàng ngang nó bắn từng người. Còn trong nước thì hàng hoá của Trung Quốc là chất độc mà biểu tình thì không được, lên tiếng nói Trung Quốc cũng không được. Do tự do ngôn luận của tôi, tôi mới viết những bài, trước nhất là để lên án Trung Quốc đồng thời phản đối chính quyền Việt Nam quá mềm yếu đối với Trung Quốc.”

Tháng 1 năm 2008, ông bị công an tịch thu máy tính với nhiều bài vở. Sau đó ông được thả với lời hứa sẽ không viết nữa. Tuy nhiên, một thời gian sau, bức xúc trước sự xâm lấn của Trung quốc và chính sách mềm yếu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, ông lại tiếp tục viết dưới bút hiệu khác là Trần Bảo Việt với nội dung kêu gọi một nền Dân chủ đa nguyên, lên án Trung Quốc xâm lược, xin chút tình thương cho Người tù xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, người tù Trương Văn Sương… Về nội dung của những bài viết này, ông khẳng định:
“Tôi chỉ viết ra những bài về nền Dân chủ Đa nguyên thôi chứ tôi không chủ trương lật đổ chính quyền, tôi cũng không chủ trương chống đối chính quyền gì hết mà tôi chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận theo điều 69 của tôi là thực hiện một chế độ đa nguyên để đất nước có một sự đoàn kết toàn dân, nhưng mà chuyện thực hiện đa nguyên bây giờ ở Việt Nam lại rơi vào điều 88 là tuyên truyền chống nhà nước.”

Không muốn đất nước bị lệ thuộc

Lu-van-Bay-tranh-cua-hoa-si-Tran-Thuc-Lan-250.jpg
Chân dung tù nhân lương tâm Lư Văn Bảy qua nét vẽ của hoạ sĩ Trần Lân - Paris. Courtesy Hoạ sĩ Trần Lân.
Ngày 26/3/2011 ông lại bị bắt và trong phiên tòa kéo dài nửa ngày tại tỉnh Kiên Giang ngày 22/8/2011, ông bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế với tội danh “Truyền truyền chống nhà nước XHCNVN” theo điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam. 

Ông bị Thẩm phán tòa án Kiên Giang buộc tội đã viết trên 10 bài kêu gọi đa nguyên đa đảng đăng trên các mạng truyền thông hải ngoại từ năm 2007 đến 2011. Mặc dù trước áp lực của tòa án, ông Bảy đã nhận việc mình làm là không đúng với luật pháp Việt Nam nhưng ông vẫn tin rằng việc lên tiếng cho một xã hội đa nguyên là phù hợp với điều 69 về Tự do Ngôn luận của pháp luật Việt Nam. 

Ông bày tỏ:
“Trước phiên tòa tôi cũng nói là tôi không quen biết bất cứ một ai, tôi cũng không tham gia bất cứ một tổ chức nào mà tôi chỉ thực hiện cái quyền tự do, cái quyền của một người công dân của tôi thôi. Trong phiên tòa đó thì họ nói là tôi “Truyền truyền chống nhà nước XHCNVN”, điều 88. Họ nói tôi viết những bài lên án như vậy tức là không đi đúng theo đường lối của nhà nước, nói xấu nhà nước. 

Trong lúc làm việc với công an điều tra, tôi nói rằng tôi chỉ thực hiện quyền 69, trong đó có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do chính trị. Nhưng bây giờ bắt tôi vi phạm điều 88 thì tôi cũng chịu thôi tại vì tôi quá cô đơn, tôi không có ai bênh vực, tôi chỉ bộc phát cá nhân của mình thôi. 

Nhưng nói đúng ra, họ đối xử với tôi cũng đàng hoàng, có sao tôi nói vậy, tôi là một phật tử. Cái quan trọng của tôi, là một con người, tôi không muốn đất nước của mình phải bị lệ thuộc, nhất là lệ thuộc một bọn bá quyền Trung Quốc.”

Qua những bài viết của ông, người ta nhận thấy ở đó một con người luôn luôn đau đáu trước vận mệnh đất nước, một người yêu nước thầm lặng và chấp nhận trả giá cho lòng yêu nước đó bằng những ngày tù tội. Thân sinh ông chết trước ngày ông ra tù 3 tháng, hậu quả của 4 năm tù là một người vợ bệnh hoạn vì tần tảo nuôi ông trong những năm tháng bị giam cầm. Vẫn không ân hận về những việc đã làm, ông nói:
Trước phiên tòa tôi cũng nói là tôi không quen biết bất cứ một ai, tôi cũng không tham gia bất cứ một tổ chức nào mà tôi chỉ thực hiện cái quyền tự do, cái quyền của một người công dân.
-Lư Văn Bảy

“Hối hận thì tôi không hối hận đâu, nhưng mà bản án quá nặng, tại vì tôi không biết bất cứ một tổ chức nào hết mà tôi cũng không tham gia một tổ chức nào hết, cũng không ai xúi dục tôi hết mà tôi chỉ bộc phát cá nhân của tôi thôi, nhưng mà cái bộc phát cá nhân của tôi mà cái bản án này thì nó quá nặng. Đối với đất nước, đối với tổ quốc, đối với nhân dân thì tội không thẹn với lương tâm của mình. 

Bản án 4 năm tù, tôi thấy quá nặng đối với tôi, nhưng mà tôi cũng không ân hận vì tôi đã nói lên được tiếng nói của mình mặc dầu tiếng nói của tôi quá bé nhỏ, nó không đủ sức để cảm hoá ai hết, nhưng mà đối với đất nước tôi cũng chỉ làm được thế thôi, biết sao bây giờ !”

Sau 4 năm, tình thế hình như có nhiều thay đổi, đã có những lên tiếng mạnh mẽ hơn từ phía nhà cầm quyền, mặc dù vẫn còn những ngần ngại đâu đó.

 Những thông tin từ báo chí nhà nước đã cho ông một chút hy vọng:
“Khi tôi ra tù, tôi nói với mấy anh công an như thế này: Trước đây khi Trung Quốc lấn lướt chúng ta mà chính phủ có những hành động như bây giờ thì tôi không ở từ. Và bây giờ tôi hy vọng rằng tất cả những lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng, của chủ tịch nước Trương Tấn Sang và của tất cả những nhà lãnh đạo Việt Nam là đúng sự thật. Tôi rất mong rằng những lời nói của mấy ông này không phải là lời nói suông. Tôi hy vọng rằng những lời nói này sẽ biến thành sự thật, tôi rất mừng. Nhưng nếu những lời nói đó chỉ là những lời nói suông thì nói thật, tôi không biết những gì sẽ xảy ra…”

Khi mà mọi quyền uy chỉ tập trung vào một cá nhân, khi mà một nhóm độc tài lăm le đem quê hương ra làm miếng mồi để thủ lợi. Để được an toàn, người dân chỉ còn biết thể hiện lòng yêu nước trong những giấc mơ. Từ Kiên Giang, người chiến sĩ thầm lặng gửi đến quý thính giả đài Á châu Tự do một niềm ước vọng:

“Tôi xin cám ơn tất cả những người đã quan tâm đến tôi trong thời gian tôi ở tù, và tôi gửi đến tất cả quý khán thính giả của Đài Á Châu Tư Do những lời chúc tốt đẹp và tôi mong rằng đất nước Việt Nam của chúng ta thoát khoải sự xâm lăng của Trung Quốc.”


Đỗ thị Minh Hạnh ra tù : Niềm vui oà vỡ

Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2014-07-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
07052014-the-retur-of-do-t-m-hanh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh nhận hoa của người thân và bạn bè gởi đến mừng cô được trả tự do
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh nhận hoa của người thân và bạn bè gởi đến mừng cô được trả tự do
RFA





Người tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh đã trở về nhà ngày 28/6 vừa qua. Rất nhiều bạn bè đã chúc mừng trên các mạng xã hội và từ Sài Gòn cũng đã có một nhóm bạn vào Di Linh thăm Hạnh.

Ngày trở về
Tin nhà hoạt động công đoàn Đỗ thị Minh Hạnh ra khỏi tù ngày 26 tháng 6 đã tràn ngập trên các mạng thông tin điện tử. Người vui nhất không ai có thể khác hơn là bà Trần thị Ngọc Minh, Mẹ của Hạnh. Người đàn bà đã đi cùng trời cuối đất để tranh đấu đòi tự do cho con mình và những tù nhân lương tâm khác.

 Giờ đây, giấc mơ ngày nào đã trở thành sự thật,  bà Minh chia sẻ trong xúc động nghẹn ngào :
« Khi mà nghe tin Hạnh được trả tự do, tôi bàng hoàng và bồi hồi xúc động. Thật tình mà nói, bao nhiêu ngày tháng qua  tôi thương nhớ con, đứt từng đoạn ruột khi thấy con chịu đựng trong cảnh lao tù, rồi chờ đợi mong mỏi, tìm hết cách này đến cách khác, ra nước ngoài đi hết nước này đến nước khác để kêu cứu cho con. 

Cứ mỗi lần đứng trước bà con, nhớ đến hình ảnh của con, tôi lại cầm lòng không đậu. Hôm nay nghe tin được trả tự do thì tôi thực sự xúc động, tôi sợ là mình nằm mơ như bao nhiêu ngày nằm mơ.

Hôm nay được tin con trở về, tôi muốn ôm con trong vòng tay ngay tức khắc, tôi muốn nhìn thấy nó bước chân vào nhà, tôi muốn nhìn thấy ánh mắt của cháu, tôi muốn nhìn thấy nụ cười của cháu. 

Tôi muốn nghe tiếng nói của cháu. Tôi mừng vì Minh Hạnh được ra tù, tôi mừng vô cùng, nhưng bên cạnh đó, tôi cũng chạnh lòng thương cho các cháu Hùng và Chương. Mẹ Hùng mất khi Hùng đang ở trong tù, còn Chương có hai đứa con nhỏ, vợ đau ốm luôn mà phải lặn lội nuôi con.

Khi Hạnh về mà biết Hùng và Chương chưa ra tù thì không biết Hạnh như thế nào ? Chắc là buồn lắm. tôi xin chân thành cám ơn tất cả các tổ chức, các hội đoàn, các cá nhân, và cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. 

Cám ơn các vị dân biểu các nước Hoa kỳ, Úc, Canada, Úc. 

Cám ơn  các anh chị em đã hết lòng lo cho Hạnh, đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong chuyến vận động tìm tự do cho con gái tôi »

Hôm nay nghe tin được trả tự do thì tôi thực sự xúc động, tôi sợ là mình nằm mơ như bao nhiêu ngày nằm mơ. Hôm nay được tin con trở về, tôi muốn ôm con trong vòng tay ngay tức khắc, tôi muốn nhìn thấy nó bước chân vào nhà, tôi muốn nhìn thấy ánh mắt của cháu, tôi muốn nhìn thấy nụ cười của cháu. Tôi muốn nghe tiếng nói của cháu
bà Trần thị Ngọc Minh
Hạnh có giọng hát trong trẻo, cô hát tự nhiên không chải chuốt, đặc biệt Hạnh có biệt tài chế ra những lời hát để nói về Hoàng Sa, Trường Sa, những lời hát biểu lộ quan điểm xã hội của mình. 

Đôi mắt sáng, nụ cười hồn nhiên, Với bạn bè, người thân, Hạnh là một cô gái vui vẽ,  liếng thoắng, dễ gần gũi và đặc biệt là lòng nhân ái của cô đối với mọi người. Ngay từ những ngày còn bé, lòng thương người của cô đã được nuôi dưỡng từ những ngày theo chân Mẹ tham gia vào hội chữ thập đỏ, lớn lên, cô và bạn bè đã giúp đỡ cho rất nhiều dân oan từ nam ra bắc.

Bảo vệ người lao động, giúp đỡ dân oan
Trong quá trình giúp dân oan và người lao động, cơ duyên đưa đẩy. Đầu năm 2009, Hạnh gặp cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Ban trị sự Phật giáo Hoà Hảo Thuần Tuý. Cảm mến người con gái đầy chí khí, Cụ đã nhận Hạnh làm dưỡng nữ. Cụ Liêm cho biết :
Bà Trần Thị Ngọc Minh là thân mẫu của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh trong buổi điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ, hồi tháng 1, 2014.
Bà Trần Thị Ngọc Minh là thân mẫu của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh trong buổi điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ, hồi tháng 1, 2014.

« Đỗ thị Minh Hạnh đã đến gặp tôi nhiều lần để nói về cảnh khổ của những người dân oan xuống đường để đòi đất, đòi nhà, không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc.

 Cô bức xúc trước cảnh lao động Việt Nam bị bóc lột quá sức, rồi đất nước mình cũng không có tự do gì hết cho nên cổ muốn dấn thân làm công chuyện đời. Rồi nó dám đi qua Campuchia, đi qua Thái Lan rồi đi qua Mã lai dự một phiên họp của Nghiệp đoàn Quốc tế gì đó…để mà thành lập cái Công đoàn Lao Động Việt Nam.

Tôi thấy một cô gái nhỏ mà tâm hồn còn cao thượng hơn những người lớn nữa. Nếu Việt Nam mình mà có thật nhiều những cô gái như vậy thì đất nước Việt Nam không đến nỗi như ngày nay đâu. Tôi đánh giá một người con gái như vậy là rất hiếm và rất quý. Nó đáng giá con tôi mà tôi phải dùng chữ khâm phục đó…(cười !..) khâm phục là khâm phục cái chí khí của một con người đã dám hy sinh tất cả tương lai của mình để dấn thân vào con đường tranh đấu cho bao nhiêu quyền lợi của người khác.

Trong tình nghĩa « Cha nuôi » và « Con nuôi » tôi rất mừng, thứ hai là một người chiến sĩ cho tự do, cho quyền lợi của dân tộc được tháo củi sổ lồng. Tôi không biết nó có bị quản chế hay không ? nhưng dù quản chế hay không quản chế thì với tính nết của Đỗ thị Minh Hạnh thì nó sẽ tiếp tục nó đi cho đến ngày nó chết »

Chọn con đường « công đoàn » để đi, Hạnh đã tiếp xúc với Uỷ Ban bảo Vệ người lao động để được hướng dẫn cách giúp cho những công nhân thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ cho quyền lợi của người lao động. 

Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch Lao Động Việt  chia sẻ :
Đỗ thị Minh Hạnh đã đến gặp tôi nhiều lần để nói về cảnh khổ của những người dân oan xuống đường để đòi đất, đòi nhà, không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc. Cô bức xúc trước cảnh lao động Việt Nam bị bóc lột quá sức, rồi đất nước mình cũng không có tự do gì hết cho nên cổ muốn dấn thân làm công chuyện đời
cụ Lê Quang Liêm
« Khi ý thức được việc cần thiết phải bảo vệ người lao động, giúp đỡ dân oan cũng như công nhân thì Hạnh đã liên hệ trực tiếp với anh em của Uỷ Ban Bảo Vệ người Lao Động. Cuối tháng 12 năm 2009 thì Hạnh và các anh em khác đã tham gia Đại hội lần thứ hai của Uỷ ban Bảo Vệ người lao động tại Mã lai.

 Sau khi ở Mã lai về thì Hạnh cùng một số anh em khác tổ chức các cuộc đình công để giúp đỡ những công nhân tranh đấu bảo vệ quyền lợi của mình, đặc biệt là cuộc đình công tại nhà máy giẩy Mỹ Phong có trên 10.000 công nhân tham gia.

Sau khi Hạnh bị bắt giữa tháng 2 năm 2010 anh em Uỷ ban Bảo Vệ đã trực tiếp liên hệ với gia đình để có điều kiện động viên gia đình và Hạnh lúc đó trong tù cũng như là thuê luật sư. Uỷ Ban bảo Vệ đã cùng với Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Freedom Now cũng như là luật sư Lâm Chấn Thọ đã thu thập hồ sơ nộp lên Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và kết quả là Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết là phải trả tự do ngay cho Hạnh, Hùng Chương cũng như là bồi thường thiệt hại cho 3 bạn trẻ này trong thời gian ở tù.

Đây là những động thái ban đầu mà nó sẽ tạo điều kiện cho những động thái sau thúc đẩy sự lên tiếng của các tổ chức Nhân quyền của Cộng đồng Việt Nam hải ngoại cũng như các Chính phủ, tổ chức  Nhân quyền  Quốc tế. Bây giờ chúng ta thấy kết quả đó là Hạnh đã ra khỏi nhà tù. 

Là người đồng hành cùng với Hạnh từ bao nhiêu năm nay, ngay cả khi Hạnh ở trong tù, tôi rất là vui mừng khi nghe tin Hạnh được ra tù Đây là một tin vui cho bản thân tôi cũng như tất cả các anh em khác trong Uỷ ban Bảo Vệ người Lao động Việt Nam  đã có những tình cảm rất là gắn bó trước đây trong công việc cũng như những ngày Hạnh ở trong tù »

Khi xác định rõ con đường chông gai mình đã chọn. Hạnh tìm gặp các nhà bất đồng chính kiến để trao đổi về những vấn đề nhức nhối của đất nước, về hiểm hoạ Trung Quốc đã gần kề. Hạnh tìm gặp nhà văn Dương Thu Hương năm 2005, một năm trước khi bà lên đường sang Pháp. 

Trong tiềm thức nhà văn Dương Thu Hương là một «  cô gái bé nhỏ, rất trẻ, người Nam »  nhà văn Dương Thu Hương bi quan về một xã hội suy đồi, trong đó những thành phần con ông cháu cha chỉ biết hưởng thụ trong khi nước nhà sắp mất. 

Để vực dậy xã hội này cần phải có những con người tử tế biết góp lòng cho đất nước, bà nói :
« Thật sự mà nói thì các thanh niên Việt Nam so với thanh niên các nước khác thì quá yếu kém, cho nên những người như cô Hạnh, cậu Hùng và một số người khác là những người có kiến thức và họ là những lớp người đầu tiên có khái niệm về quyền con người và những lớp người đó phải đứng lên và sau đó những lớp người còn trẻ hơn họ phải đứng lên thì đất nước mái thay đổi được. Những đứa như vậy nó vượt lên được những hấp dẫn tầm thường, những đứa như vậy nó biết lo đến tương lai của dân tộc. Cho nên những thành phần như vậy là những thành phần cứu rỗi của dân tộc đấy ! Nói thật là như vậy. Nếu dân tọc không có những đứa như vậy. Nếu dân tộc không còn những đứa như vậy nữa thì nó sẽ sa xuống hố, nó sẽ tàn kiệt thôi. Một dân tộc không có những con người đức hạnh và tử tế, biết hy sinh cho dân tộc thì dân tộc đó sẽ bị triệt diệt »

Những người như cô Hạnh, cậu Hùng và một số người khác là những người có kiến thức và họ là những lớp người đầu tiên có khái niệm về quyền con người và những lớp người đó phải đứng lên và sau đó những lớp người còn trẻ hơn họ phải đứng lên thì đất nước mái thay đổi được.
nhà văn Dương Thu Hương

Tổng Liên Đoàn Lao Động Thế Giới (ITUC) các công đoàn Úc Châu, cũng như các dân biểu ở Hoa kỳ, Úc, Đức…cũng đã góp phần quan trọng trong việc vận động trả tự do cho Hạnh. Dân biểu Úc Châu Chris Hayes đã đối thoại với Hà nội nhiều lần về Nhân quyền cũng như lên tiếng trong Quốc hội Úc cho trường hợp của Đỗ thị Minh Hạnh, ông cũng đã mời mẹ của Hạnh đến Canberra để trình bày về trường hợp Hạnh bị đối xử nghiệt ngã trong tù. 

Dân biểu Chris Hayes cho biết cảm tưởng khi nghe tin Hạnh được trả tự do :
« Tôi rất vui mừng khi nghe tin đó, nhưng chưa có báo cáo nào rõ về tình trạng của cô ta khi được trả tự do , tôi không nghĩ điều đó có nghĩa là chính phủ việt nam tôn trọng quyền lao động. 

Tôi vẫn còn quan tâm đến trường hợp của hai người bạn của cô là nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương vẫn còn ở trong tù vì cùng lý do đã giúp cho công nhân hảng giấy Mỹ Phong. Tôi tiếp tục quan tâm đến trường hợp của họ, mong muốn đầu tiên của tôi là họ cũng được trả tự do »

Nhà báo Trương Minh Đức là một trong những người đầu tiên đến thăm Hạnh. Mặc dù theo dõi về Hạnh đã lâu, nhưng đây là lần đầu tiên gặp mặt, nhà báo Trương Minh Đức cho biết ấn tượng đầu tiên của ông về cô gái trẻ này :

« Tôi rất là ngưỡng mộ một cô gái trẻ kiên cường, bất khuất trong đấu tranh. Cô rất thương yêu những người tù đồng cảnh ngộ với mình và những người đấu tranh, đồng thời cũng rất cương quyết với chính sách độc ác của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam «  dùng tù trị tù » Tôi nhận thấy trong mắt cô đầy cương nghị, rất là có nhiều ánh lửa mà gọi là sức mạnh cho phong trào đấu tranh Dân chủ trong tương lai »

Trong ngày sinh nhật năm 2014 vừa qua, Hạnh đã viết lá thư cám ơn mọi người với lời hứa : « Xin hẹn mọi người vào sinh nhật 13/3/2017 » Nhưng rồi niềm vui lại đến sớm bất ngờ. Với lệnh đặc xá và không bị quản chế, « Con chim báo bão » ( như lời của nhà báo Phạm Chí Dũng gọi Đỗ thị Minh Hạnh) Đỗ thị Minh Hạnh  đã thoát khỏi chiếc lồng tù ngục để trở về trong vòng tay của gia đình và bạn bè. 

Những lời chúc mừng, những bó hoa, những bài thơ gửi đến Hạnh ngay cả khi cô chưa về đến nhà.  Này Mẹ, này Cha, này những người thân và bè bạn…Niềm vui oà vỡ như một ngày hội lớn. Thoáng đâu đó lời của nhà thơ Trần Trung Đạo «  Mẹ sẽ chờ em dù năm tháng trôi qua, Sông núi chờ em trong ngày hội lớn »

__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List