Dân bị đánh "đúng quy
trình”, không liên quan “người lạ”!
Chị Trần Thị Nga bị côn đồ
truy sát
Bức
ảnh chụp lại cảnh người vi phạm giao thông bị “người lạ” hành hung ngay trước
mặt CSGT (ảnh báo Thanh Niên)
Mi An
(Baodatviet) -
Khi người vi phạm giao thông cự cãi với cảnh sát, họ thường “ngẫu nhiên” va
chạm với một nhóm “người lạ”.
Cái chết bất thường của ông Nguyễn Văn Chín sau
khi bị CSGT gọi vào đo nồng độ cồn, CA TP HCM cho biết nhóm CSGT đã thực hiện
đúng quy trình, chưa thấy mối liên hệ nhân quả nào giữa việc ông Chín tử vong
và chuyện bị xử lý vi phạm giao thông.
Về vụ việc ông Nguyễn
Văn Chín (44 tuổi, ngụ hẻm 1050 Quang Trung, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) bị nhóm
người lạ đánh đến tử vong sau khi bị CSGT đo nồng độ cồn ở khu vực ngã tư
Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Bình, TP.HCM), báo Pháp luật TP Hồ Chí
Minh thông tin: “Thiếu tá Nguyễn Quang Thắng - Phó Chánh Văn phòng Công an
TP.HCM cho biết qua kiểm tra bước đầu tổ CSGT làm nhiệm vụ hôm xảy ra sự việc
đã thực hiện đúng các quy trình công tác.
Thiếu tá Nguyễn Quang
Thắng nhấn mạnh chưa thấy có mối liên hệ nhân quả giữa việc ông Chín bị xử phạt
vi phạm giao thông vào đêm 25/6 với việc ông bị tử vong (kể cả bị hành hung).
Hiện tổ CSGT thuộc đội CSGT - Công an quận Tân Bình làm nhiệm vụ đêm 25/6 trên
đường Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý vẫn công tác bình thường.
Lời giải thích này của
người đại diện Công an TP Hồ Chí Minh không phải là điều bất ngờ với nhiều độc
giả. Bởi vì đây không phải lần đầu có chuyện người bị xử lý vi phạm giao thông
bị người lạ hành hung đến chết và không phải lần đầu tiên, đại diện lực lượng công
an đưa ra giải thích này.
Trong bài báo: “Thấy gì
từ những vụ bị “người lạ” đánh dằn mặt sau khi có “va chạm” với CSGT”, tác giả
cho biết: “Có thể nói vụ người vi phạm giao thông bị “người lạ” đánh ngay trước
mặt nhóm CSGT xảy ra trên cung đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1 hồi cuối năm 2012
đã mở màn cho những sự việc tương tự, nhưng hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn
về sau.
Ngày 28/6/2013, các nhà
báo đã trực tiếp quay được cảnh một người đàn ông mặc thường phục luôn
"sánh đôi" cùng nhóm CSGT trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Người này đã
lao vào đánh người vi phạm giao thông mà cảnh sát thổi lại ngay trước mắt nhóm
cảnh sát. Đáng nói là nhóm CSGT này chỉ đứng nhìn chứ không có bất cứ hành động
can thiệp nào”.
Và trường hợp xấu số như
ông Nguyễn Văn Chín không phải là cá biệt. Bài báo trên cho biết, tháng 4-2013,
ông Trần Văn Hiền (42 tuổi, ngụ Bình Tân, TP.HCM) cùng một người bạn nữa chạy
xe về nhà sau một cuộc nhậu.
Khi đến đoạn đường Lê
Trọng Tấn quận Tân Phú, ông Hiền bị CSGT chặn lại, yêu cầu kiểm tra nồng độ
cồn. Dù đã “lót tay” để cho qua nhưng không được, sẵn hơi men, ông Hiền đã cự
cãi với nhóm CSGT rồi bắt xe ôm về nhà. Thế nhưng, ngay khi đi khỏi vị trí trên
khoảng 300 mét thì có hai thanh niên mặc thường phục, đi trên một chiếc xe SH
đuổi theo. Ông Hiền bị hai người này kéo ngã xuống đường và bị đánh cho đến khi
ngất xỉu. Đánh xong, hai thanh niên này bỏ đi còn nạn nhân Hiền tử vong sau đó.
Nội dung thông tin phản
hồi của phía công an về “vụ ông Hiền” cũng không khác gì “vụ ông Chín”, phía
CSGT khẳng định không hề có tranh cãi với nạn nhân và hoàn toàn không hay biết
về vụ ẩu đả đêm đó cho đến khi báo chí đưa tin.
Chỉ cần xâu chuỗi lại
một chút thì bạn đọc nào dẫu có chỉ số thông minh bình thường nhất cũng hiểu ra
một vấn đề thế này: Khi người vi phạm giao thông cự cãi với cảnh sát, họ thường
“ngẫu nhiên” va chạm với một nhóm “người lạ”.
Tuy nhiên, CSGT thường
không hề biết đến cuộc va chạm này và đặc biệt là không hề có mối liên quan nào
đến nhóm “người lạ”. Như lời ông Chánh Văn phòng Công an TP Hồ Chí Minh là
“chưa thấy có mối liên hệ nhân quả giữa việc ông Chín bị xử phạt vi phạm giao
thông vào đêm 25/6 với việc ông bị tử vong (kể cả bị hành hung)”.
CSGT dĩ nhiên là không
có gì lạ bởi họ mặc sắc phục thể hiện quyền lực được người dân đóng thuế trao
cho họ để họ đảm bảo an toàn trật tự cho xã hội, thực thi công lý, công bằng
theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Nhóm người đánh chết dân
sau khi họ gặp CSGT dĩ nhiên là các anh CSGT đã khẳng định đó "người
lạ" rồi, còn những người dân bị "người lạ" đánh tưng bừng, người
bị đánh chết rồi thì không nói được nữa, những người dân sống sót sau trận
"đòn lạ" ấy đều khẳng định họ không có quan hệ gì với đám "người
lạ" đã đánh họ, từ đó có thể suy ra những người dân bị đánh, xét từ cái
nhìn của đám côn đồ kia, hẳn nhiên cũng là "dân lạ"!
Nghĩa là, nếu không xác
định được mối quan hệ biện chứng nhân quả giữa các sự việc hiển nhiên thì chỉ
có đám côn đồ lạ, dân lạ....mà thôi! Mà phải phân biệt rõ "người lạ"
với "người dưng nước lã" nhé, khác nhau lắm đấy. Nói cho vuông, thế
nhé!
Từ ý kiến phản hồi của
người đọc trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, vấn đề đặt ra là nên có một lực
lượng điều tra độc lập (không hề liên quan đến lực lượng công an) để điều tra
rõ ràng trắng đen những vụ việc này. Đề xuất này là hoàn toàn xác đáng, tuy
nhiên, từ trước tới nay, điều này chưa từng có trong thực tế.
Như vậy, những trường
hợp nạn nhân đã chịu một cái chết đau đớn oan khiên như ông Hiền, ông Chín có
lẽ sẽ phải chấp nhận số phận không may của mình. Không may vì họ luôn “ngẫu
nhiên” va chạm với “người lạ” sau khi cãi vã với CSGT, không may vì họ đã mãi
mãi nằm im dưới những nấm mồ.
Tôi muốn kể cho bạn đọc
nghe một câu chuyện đẹp về người cảnh sát Nhật Bản đang lan truyền trên mạng xã
hội vài hôm nay, từ một phiên dịch người Việt ở Nhật, cô được mời đến để phiên
dịch cho một tu nghiệp sinh bị bắt vì tham gia trộm cắp trong một cửa hàng.
Mặc dù người bị bắt luôn
miệng chối tội rằng mình không biết gì nhưng ông cảnh sát tầm 50 tuổi, người to
béo đã rất nhẹ nhàng giải thích cho người đó hiểu rằng cậu ta đang đánh mất cả
tương lai của mình. Người trẻ tuổi đã khóc, cuối cùng cũng nhận tội và mong sự
nương nhẹ.
Người phiên dịch kể lại:
“Khi ra về, ông cảnh sát nói với tôi: cảnh sát có 2 nhiệm vụ chính. Một là bắt
kẻ phạm tội. Hai là giáo dục người đã phạm tội không bao giờ tái phạm hoặc răn
đe để người bình thường không phạm tội”.
Những lời vị cảnh sát
người Nhật nói có gì cao siêu không thưa bạn đọc? Có khó thực hiện không? Không
hề! Tôi nhớ lực lượng Công an nhân dân Việt Nam còn có 6 điều Bác Hồ dạy vô
cùng ngắn gọn, thấm thía, trong đó đặc biệt có điều thứ 4: “Đối với nhân dân,
phải kính trọng, lễ phép”.
Đặt hai câu chuyện này
cạnh nhau, chúng ta sẽ hiểu điều gì đang thực sự diễn ra. Và nếu bạn cũng cảm
thấy buồn như tôi, thì hãy nói ra suy nghĩ của mình.
Tin buồn: Tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí đã qua đời vì bị nhiễm
HIV trong nhà tù cộng sản
Ông
Huỳnh Anh Trí trong những ngày tháng sau cùng khi căn bệnh HIV/AIDS đã
chuyển sang giai đoạn cuối.
Danlambao - Ông Huỳnh Anh Trí, một tù nhân lương tâm bị chế độ CS kết
án 14 năm tù giam đã qua đời vào lúc 13:30' ngày 5/7/2014 tại bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch, hưởng dương 43 tuổi.
Nguyên nhân cái chết đau
lòng được xác định là do ông Huỳnh Anh Trí bị quản giáo trại giam cố tình lây
nhiễm HIV/AIDS trong thời gian tù đày cộng sản. Trong những ngày tháng cuối
cuộc đời, ông Trí đã lên tiếng tố cáo tội ác man rợ của chế độ lao tù cộng sản
đối với những người tù lương tâm.
Những bằng chứng tố cáo
kinh hoàng đã được Truyền Thông Chúa Cứu Thế ghi lại thành 4 đoạn video phổ
biến rộng rãi.
Ông Huỳnh Anh Trí sinh
năm 1972, bị bắt giam cùng anh trai là Huỳnh Anh Tú vào năm 1999 với cáo buộc
'khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân'. Sau 14 năm tù đày nghiệt ngã, ông
Trí ra tù vào ngày 29/12/2013 với căn bệnh HIV trong người.
Sau khi ra tù, hai anh
em ông Trí liên tục bị nhà cầm quyền địa phương sách nhiễu, không cấp chứng
minh nhân dân, không thể xin việc làm... Thậm chí, công an còn gây áp lực buộc
chủ nhà trọ không cho hai anh em ông Trí thuê nhà.
Thậm chí, có lần ông
Huỳnh Anh Trí và chị Bùi Thị Minh Hằng đã tuyên bố sẵn sàng tự thiêu trong đêm
vì công an đe dọa tấn công sau khi chị Hằng đón hai anh em ông Trí về nhà cưu
mang.
Sau khoảng 6 tháng ra
tù, sức khỏe ông Huỳnh Anh Trí ngày càng suy yếu do căn bệnh HIV/AIDS đã chuyển
sang giai đoạn cuối.
Trước khi nhắm mắt, ông
Trí kêu gọi: “Công luận trong và ngoài nước can thiệp ngay vào các nhà
tù CSVN và các nhà biệt giam để cho những người tù không bị cưỡng bức lao động,
không bị đối xử ngược đãi, không bị xâm phạm đến thân thể và tinh thần...”
Hiện linh cữu của An Phong Huỳnh Anh Trí quàn tại nhà nguyện
xóm 2, GX Đức mẹ Hằng Cứu Giúp, 795 Hoàng Sa, Phường 9, Q3, Sài Gòn.
Đầu độc và ám toán.
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Nhân dân VN nói chung
gần TK qua đã bị đầu độc trên nhiều phương diện. Về mặt chính trị, văn hóa tư
tưởng, tư duy kiến thức thì hoàn toàn người dân VN (miền Bắc) và NDMN (sau
1975) đều bị đảng CSVN lùa vào một bể bơi khổng lồ XHCN được che kín bởi mái
vòm Mác-Lê mà không một luồng gió hay ánh nắng mặt trời văn minh nào trên thế
giới xuyên lọt vào. Nơi đây mọi người VN ngụp lặn trong bể trầm luân không lối
thoát.
Cái độc hại của luồng
gió Mác-Lê thổi về từ phương Bắc với sự sai lầm, man rợ, quái thai gây biết bao
hệ lụy cho nơi nào nó tràn qua. Nơi đây tôi thiết tưởng ai ai cũng rõ mà không
phải phân tích, diễn giải nhiều hơn… Vì nó không còn được che lấp, phủ trùm bởi
làn sương mỏng bưng bít dối lừa như trước nữa mà ánh Thái Dương Internet đã xuyên
qua mọi ngõ ngách đến tận buôn làng. Với một qui luật bất biến là sự bưng bít,
dối lừa chỉ là làn sương mỏng mà chân lý và sự thật là vầng Thái Dương. Dưới
ánh mặt trời sương tan là tất yếu.
Từ đó trong nhiều năm
qua những bước đi của NDVN được tăng thêm sức mạnh và từng bước đã vượt qua lằn
ranh sự sợ hãi. Trong thời gian gần đây các hội đoàn tôn giáo, hàng ngũ trí
thức yêu nước đã có những tiếng nói mạnh mẽ hơn, đã gióng lên những tiếng
chuông vang xa, cao vút… Nhất là gần đây các tổ chức dân sự đã được hình thành
mà không cần phải “xin-cho” mặc dù mọi hiểm nguy luôn rình rập phía trước, từ
trong bóng đêm mịt mùng tội lỗi… Trên chiều hướng vì dân chủ, độc lập, tự do…
cho dân tộc, Hội Nhà Báo Độc Lập VN đã ra đời vào ngày 4.7.2014. Một luồng gió
mới đã bắt đầu thổi “hơi xuân” vào vườn hoa đất nước. Hy vọng rằng nơi đây nào
Hướng Dương, Lài, Hồng, Nhung, Cam… đua nhau khởi sắc!
Sự độc hại về vật chất,
thể xác đã gây ra cho NDVN mà giặc ngoại xâm với sự tiếp tay của nội thù đã ồ
ạt tràn vào đất nước. Hàng ngày từ một bé sơ sinh cho đến cụ già không ai mà
không phải tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp những mối nguy đó. Với mục đích
là đánh gục nhân dân VN không tiếng súng mà giặc ngoại xâm đã thực hiện với sự
nối giáo của tập đoàn giá áo túi cơm, mãi Quốc cầu vinh. Về phương diện này tôi
đã có nói chi tiết trong bài “Chống ngoại xâm từ mọi hướng” trên Dân Làm Báo. Do đó nơi đây “tôi không
nhắc lại” (Mitttơ Bin).
Trở về với tiêu đề bài
viết. Tất cả những hành động ném đá giấu tay, ám toán người trong bóng tối, đầu
độc những người trong hoàn cảnh bị tước đoạt mọi quyền và khả năng đối kháng…
đều là hành động của phường mạt hạng hạ nhân… đó là chưa nói đến bất lương và
vô đạo.
Trong những hình thức đê
hèn trên thì người yêu nước VN trong thời gian qua đều nếm đủ. Ai là người chủ
mưu và tận tay nửa đêm ném chất thải trộn mắm tôm vào nhà của các nhà dân chủ
yêu nước VN như Huỳnh ngọc Tuấn, Huỳnh thục Vy, Bùi thị minh Hằng? Ai là người
đêm hôm rình rập tấn công truy sát Ls Lê quốc Quân, TN Nguyễn chí Đức, Bloger
Nguyễn hoàng Vi, và gần đây là mẹ con chị Trần thị Nga, bé Tài, bé Phú đến nỗi
chị Nga gãy cả chân tay thương tích đầy người phải nằm viện trong thời gian dài
chưa khỏi mà còn bị rải truyền đơn “đoạt hồn mệnh” hăm đọa sách nhiễu chị kể cả
cướp đoạt tài sản phương tiện xe cộ của chị một cách công khai??? Ai là người
tự tay lôi kéo, đẩy xô gây ra cái chết cho cụ bà Hà thị Nhung giữa công viên Lý
tự Trọng ngay thủ đô ngàn năm văn vật? Những cái chết tức tưởi, thê thảm của
những người dân vô tội nơi đồn côn an để rồi bị gán cho là treo cổ tự tử? Đáp
lại những nỗi đau của thân nhân người bị hại là “nụ cười xấc láo” của hung thủ
ngay trước tòa án Phú Yên hay những nụ cười ngạo mạng tạt vào XH sau khi đã gây
ra những nỗi đau khó dứt cho Nhân Dân, Đất Nước ngay và sau phiên tòa (Dương
chí Dũng, Huỳnh thị huyền Như).
Song song với những thủ
đoạn đê hèn trên cùng những nỗi đau của người dân và XH. Những tù nhân lương
tâm, tù nhân chính trị yêu nước VN đang ngày đêm đối diện với những ám toán khó
lường ngoài những nhục hình từ cán bộ gọi là “quản giáo” ra còn những đòn thù
từ tay những tù nhân thuộc diện khác với chiêu trò “tù xử tù, tù trị tù” được
bật đèn xanh, chỉ đạo từ CB quản giáo. Một hành động ném đá giấu tay của thế
lực cường quyền. Đây là một trong “tam thập lục kế-三十六計” gọi là “(Tá đao sát
nhân 借刀殺人) mượn dao giết người mà
những kẻ thực hiện đã đánh mất lương tri, trái tim chân chính nhân hậu mang
dòng máu Lạc Hồng đã không còn trong lồng ngực.
Nhà giáo Đinh đăng Định
trước khi bị bắt là một người có sức khỏe bình thường, hàng ngày đứng trên bục
giảng, là nhà dân chủ đấu tranh không mệt mỏi cho quyền của con người, trong đó
có quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc trước hiểm họa của môi trường độc hại
do dự án Bauxite gây ra. Thế mà trong thời gian tù ngục đọa đày ông đã phải
mang vào người chứng bệnh ung thư dạ dày. Đến giai đoạn cuối vẫn không được
chữa trị đúng cách, mặc dù gia đình đã nhiều lần kiến nghị van xin từ trại giam
đến trung ương nhưng cuối cùng là nhận được sư vô cảm lạnh lùng một cách phi
nhân. Trong việc này, thủ đoạn đầu độc là không loại trừ.
Theo nhận định của nhà
giáo là một kỹ sư hóa học thì ông bị đầu độc là khả năng rất cao.
Đến những hơi thở, mạch
sống yếu ớt mới được gọi là “đặc xá” một mỹ từ thật trơ trẽn trong trường hợp
này để tránh tiếng khi nhà giáo sẽ chết trong tù. Chỉ sau 2 tuần lễ thoát ra
khỏi cánh cửa sắt nhà giam thì nhà giáo yêu nước đã vĩnh viễn ra đi. Một sự thật
đã phơi bày nhưng chưa được làm rõ trước công luận để phần nào an ủi cho người
thân và lấy lại sự công bằng cho người nằm xuống.
Tù nhân lương tâm Huỳnh
anh Trí hôm nay đã về với cõi vĩnh hằng sau 14 năm ngập chìm trong gian lao đày
ải dưới chế độ hà khắc của nhà tù CSVN. Sự đọa đày thân xác các tù nhân trong
đó có Huỳnh anh Trí tại các nhà tù nói trên thì ai cũng rõ nhưng ở đây có một
sự nói về lương tâm con người thì vô nhân đạo, cùng cực đê hèn, nói về luật
pháp thì phạm pháp trắng trợn khi dùng hóa chất độc hại để đầu độc giết chết
người khác (nhà giáo Đ.đ.Định), dùng những hình thức, phương tiện nguy hiểm để
gây lây nhiễm HIV/AIDS cho nhiều người khác là vi phạm vào điều 117 khoảng d
của chính bộ luật hình sự nước CHXHCNVN. Theo sự tường trình của chính nạn nhân
Huỳnh anh Trí và người tù xuyên thế kỷ Nguyễn hữu Cầu thì hành vi cố ý gây lây
nhiễm HIV/AIDS cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm của tập đoàn cán bộ
quản giáo các nhà tù CSVN đã quá rõ ràng. Vấn đề này chúng ta cần đưa ra công luận
trong và ngoài nước đồng thời tố cáo lên LHQ, LPQT để ngăn chặn những hành động
vô lương và phạm pháp của tập đoàn CSVN bán nước hại dân. Không biết rồi đây sẽ
còn bao nhiêu nhà yêu nước VN đã ra khỏi nhà tù và đang còn trong ngục tối phải
đối mặt với hiểm họa này?
Các tù nhân chính trị,
tù nhân lương tâm như Ls Lê thị công Nhân, Vi đức Hồi, Nguyễn hữu Cầu, Phạm
thanh Nghiên… sau khi thoát ngục thì sức khỏe cũng có vấn đề và giảm sút rất
nhiều. Đặt biệt là anh thư Đỗ thị Minh Hạnh trong thời gian ngắn mà tăng cân
một cách bất thường thì cũng nên xem lại sự an nguy cho sức khỏe của mình vì
trong thời gian tù ngục Minh Hạnh là một cây kim chứ không còn là cây gai đã
nhiều lần đâm xuyên vào mắt của chế độ. Do đó sự trả thù một cách đốn mạt, hạ
sách của đám tiện nhân là luôn có thể.
Mong rằng tất cả những
nhà yêu nước của chúng ta không phải gánh lấy những hậu quá đau thương từ những
hành vi đê hèn của những kẻ đánh mất lương tri.
Cuối cùng bài viết này
tôi xin gởi đến tù nhân lương tâm Huỳnh anh Trí một nén hương lòng. Cầu mong
linh hồn anh được siêu thoát, thảnh thơi và xin chia sẻ nỗi đau cùng gia đình
anh.
Kính.
Ngày 6.7.2014
Ánh sáng xuyên màn đêm
Anton Lê Ngọc Thanh (Việt Nam Thời Báo) - ..."Khi có kết quả, bác sĩ nói
chuyện riêng với anh Trí. Anh Trí nói mình đã đoán biết và sẵn sàng cho kết quả
hôm nay. Bác sĩ ôm chầm lấy anh Trí và khóc. Ông nói họ đã dùng cách này để
giết hại bao nhiêu người yêu nước". Anh Trí kể, "bác sĩ
cho tôi tiền và bảo ông sẽ cố gắng hết sức để cứu tôi. Tôi nói không sao đâu
bác sĩ. Tôi lo cho các chiến hữu còn trong tù của tôi, vì khi ở trong tù, tôi
đã chứng kiến 14 trường hợp tù chính trị bị nhiễm SIDA và chết"...
*
"Con thì đã xong rồi, nhưng còn các anh em
trong tù thì sao?”
Đó là câu hỏi của Huỳnh Anh Trí đặt ra với tôi
sau khi anh biết mình đã bị nhiễm HIV.
Cái ngày mà tôi không thể quên : 28.05.2014.
Huỳnh Anh Trí sinh năm 1971 tại Sài Gòn. Đầu
thập niên 90, anh Trí theo gia đình di cư sang Thái Lan. Năm 1999, anh tham gia
vào tổ chức Việt Nam Tự Do tại Bangkok, một tổ chức có đường lối đấu tranh
chống lại sự độc tài của đảng cộng sản Việt Nam.
Tháng 12/1999, Huỳnh Anh Trí bị bắt cùng với
người anh ruột là Huỳnh Anh Tú (sinh năm 1968) tại Sài Gòn. Anh Trí và người
anh cùng bị kết án 14 năm tù giam với tội danh “khủng bố” theo điều 79 của Bộ
Luật Hình Sự .
Năm 2001, Huỳnh Anh Trí bị chuyển đến giam tại
nhà tù Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Trong thời gian bị giam giữ tại đây, anh Trí
đã đấu tranh với các quản giáo và giám thỉ trại giam để phản đối tình trạng
giam giữ vô nhân đạo đối với tù nhân, đặc biệt là các tù nhân chính trị.
Năm 2005 và 2006, Huỳnh Anh Trí cùng với các tù
nhân chính trị đã gởi đơn đến bộ trưởng bộ Công an lúc đó là ông Lê Hồng Anh,
Ban giám thị nhà tù để phản đối quy định chỉ cho sử dụng một dao lam cạo râu,
hớt tóc cho rất nhiều rất tù nhân (cả thường phạm và chính trị), điều này dẫn
đến lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác cho nhiều tù nhân bị giam giử
chung. Nhất là việc sử dụng cùm không sạch, sau khi người nhiễm HIV/AIDS đã cùm
bị chảy máu, cho các tù nhân chính trị và Huỳnh Anh Trí đã bị lây nhiễm.
Anh Trí kể, khi bị cùm, người tù rất sợ cùm dơ.
Cùm dơ là cùm đã khóa chân người nhiễn HIV/AIDS dính đầy máu, thậm chí có cả da
và ít thịt, nhưng không bao giờ được tẩy sạch. Anh Trí nói: "Tôi
đã hỏi bác sĩ tuyên truyền về HIV/AIDS của Tổng cục VIII rằng khi cùm dính máu
người nhiễm, rồi cùm cho tôi thì tôi có bị nhiễm không? Ông bác sĩ đó trả lời:
tôi không biết!"
Người tù muốn thoát cùm dơ thì phải biết điều,
phải cắt phần tiền trong sổ cantin trại giam, có khi phải tới một triệu, cho
người quản cùm thì mới được cùm sạch. Anh Trí bị cùm dơ trong cả một thời gian
dài.
Chúng tôi hỏi, tại sao anh muốn kể lại chuyện
anh bị nhiễm HIV/AIDS? Anh Trí cho biết là phải tố cáo những độc ác của nhà tù
để bảo vệ những tù nhân chính trị. Ông Nguyễn Hữu Cầu cũng có mặt trong buổi
nói chuyện đã bổ sung. "Tôi thấy một anh chuẩn bị cùm vào cùm dơ
đã quỳ và bái lậy nhiều lần trung úy Giang để khỏi phải bị đưa chân vào
đó".
Kết quả xét nghiệm làm tại một Trung tâm y khoa
ở Sài Gòn, ngày 28.05.2014 cho biết "Test HIV (test nhanh), kết
quả phát hiện kháng thể kháng HIV, đề nghị làm thêm Elisa HIV". Kết
quả xét nghiệm Elisa tại Viện Pasteur TP.HCM, ngày 29.05.2014, do thạc sĩ Lê
Chí Thanh ký cho biết: Tỉ lệ tế bào TCD4 là 5.89%, trong khi bình thường phải
là từ 29.5 - 41.9%. Số lượng tế bào TCD4 là 44.00/mm3, trong khi đó ngưỡng phải
đạt từ 576 - 1254/mm3. Cơ thể của anh Huỳnh Anh Trí đã có nhiều bệnh cơ hội
phát triển ngoài da và lao. Anh đã vào giai đoạn cuối của AIDS.
Một người em kết nghĩa đã đưa anh Trí đi làm các
xét nghiệm kể: "Khi có kết quả, bác sĩ nói chuyện riêng với anh
Trí. Anh Trí nói mình đã đoán biết và sẵn sàng cho kết quả hôm nay. Bác sĩ ôm
chầm lấy anh Trí và khóc. Ông nói họ đã dùng cách này để giết hại bao nhiêu
người yêu nước". Anh Trí kể, "bác sĩ cho tôi tiền và bảo
ông sẽ cố gắng hết sức để cứu tôi. Tôi nói không sao đâu bác sĩ. Tôi lo cho các
chiến hữu còn trong tù của tôi, vì khi ở trong tù, tôi đã chứng kiến 14 trường
hợp tù chính trị bị nhiễm SIDA và chết".
Anh Huỳnh Anh Tú, người anh trai cùng tội danh
và bản án nói: "Những người tù chính trị chúng tôi phải giữ tư
cách, không có chuyện xâm mình như các tù hình sự, nên không thể nói lây bệnh
AIDS qua đó được".
Khi được hỏi những ngày cuối cùng, anh Trí có
ước mơ gì không? Cô Võ Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1986, người yêu của anh Trí mới
sáu tháng qua và cũng là người chăm sóc anh tận tình kể từ khi anh biết mình bị
nhiễm AIDS.Cô nói: "Anh Trí muốn hai chúng tôi về quê chung sống,
tôi hỏi ảnh, bây giờ mình làm đám cưới nha anh. Ảnh nói để anh khỏe rồi tính,
chứ giờ lỡ có gì thì thiệt thòi cho em lắm".
"Khi hay tin anh Trí bệnh, ba má chị Tuyết
định lên thăm, thì anh Trí nói mình trẻ không đi thăm ông bà, để ông bà đi lên
là không được. Anh dậy đi về An Giang thăm ba má vợ tương lai’' -Người em kết nghĩa của Trí kể.
Ông bà rất muốn con gái mình chăm sóc cho anh
Trí, vì xem đây là cái phước cũng như cái nghiệp của con gái mình.
Chúng tôi hỏi, tại sao cô Tuyết là đi yêu một
cựu tù? Cô Tuyết lắng lại một lúc lâu rồi nói:"Anh Trí là người rất
tình nghĩa".
Khi nghe anh Trí lâm trọng bệnh, nhiều người đã
quen từ lâu, và nhiều người hơn chưa hề quen biết đã hỏi thăm, cầu nguyện và
giúp đỡ.
Khoảng hơn 22:00, ngày 04.07, anh Tú và cô Tuyết
thấy tình trạng sức khỏe của anh đã nguy kịch, nên đã đưa anh đến Bệnh viện
Nhiệt Đới, nhưng ở đây không nhận mà chỉ qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Những
người thân đưa anh đến Phạm Ngọc Thạch thì ở đây không nhận với lý do không có
hộ khẩu. Cấp cứu mà cũng cần có hộ khẩu nữa sao? Sau đó anh Trí bị ngất, không
biết gì nữa. Các bác sĩ và nhân viên ý tế bệnh viện này đuổi anh và người nhà
ra. Nhưng có một bác sĩ đến lay lay làm anh Trí tỉnh lại, nên họ chất nhận đưa
anh vào phòng hồi sức.
13:30, ngày 05.07.2014, anh Huỳnh Anh Trí từ
trần tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Anh đã ra đi, gia đình xin mang xác về để lo an
táng. Đến đây thì bệnh viện không cho với lý do không có ai chứng thực được là thân
nhân. Tiêu chuẩn phải để xác định thân nhân là có chung hộ khẩu. Lại hộ khẩu !
Anh Tú và anh Trí khi ra tù đến nhà người chị là chị Đào xin nhập hộ khẩu thì
công an gây khó khăn, suốt từ cuối năm 2013 đến nay vẫn chưa có hộ khẩu thì lấy
đâu ra cùng tên trong hộ khẩu để xác nhận thân nhân. Cách thứ hai là về công an
địa phương xác nhận anh Trí là thân nhân chị Đào. Chiều thứ bảy không tìm được
công an, mà gia đình cũng cho rằng công an đã tìm cớ không làm hổ khẩu thì họ
cũng tìm cớ không xác nhận. Thế là không còn cách nào để xác nhận người ruột
thịt với anh Huỳnh Anh Trí để lãnh xác về.
Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu có mặt ngay sau
khi anh Trí mất cho biết, "có mấy người cò mồi cứ đi theo hỏi hoài
rằng có muốn lo không, họ sẽ lo từ A tới Z cho". Theo ông Cầu đây là
việc làm có phân công tổ chức, chứ không chỉ là một việc làm kiếm tiền của
những người ăn bám vào xác chết. Ông kể, "một người đang nói thì
có một bà mặc quần lửng bước tới nói, hôm nay thứ bảy là ngày lẽ, đâu phải của
tụi bay đâu mà nói. Tức thì người kia bỏ đi".
Chúng tôi vào cùng với anh Tú để thuyết phục cô
điều dưỡng trưởng tên Hương rằng anh Tú và anh Trí cùng ra tù, và trên giấy
quyết định ra tù có ghi rõ tên cha mẹ của hai người giống nhau, nên chắc chắn
hai người này là ruột thịt, nên xin cho anh Tú lãnh xác. Cô Hương trả lời, "anh
này cũng không có hộ khẩu thì làm sao, chúng tôi phải nắm người có tóc".
Giải thích và thuyết phục khá lâu, nhưng cô điều dưỡng trưởng tên Hương vẫn cứ
nói rằng "chúng tôi không thể làm sai nguyên tắc".
Sau đó chúng tôi yêu cầu gặp trực lãnh đạo của
bệnh viện, cô gọi một bác sĩ xuống, có lẽ là bác sĩ phó khoa, ông này cũng xuôi
theo cô điều dưỡng. Khi chị Đào mang giấy khai sanh của chị và anh Trí ra, thì
ông bác sĩ này mới gọi điện thoại xin ý kiến lãnh đạo, và cuối cùng đã đồng ý
cho nhận xác về.
Các linh mục DCCT, các nhân viên truyền thông
VRNs, cộng tác viên phòng Công lý Hòa bình, và anh em Con đường Việt Nam cùng
vài tù nhân lương tâm có mặt để tẩn liệm cho anh ngay tại bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch lúc 18:00. Sau đó thi hài anh Trí được đưa về quàn tại nhà nguyện xóm 2
thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trên đường Hoàng Sa, gần ngã tư Rành Bùng
Binh.
Bóng tối không che được ánh sáng, cũng chẳng làm
mờ mắt người có ánh sáng trong con tim và cộng đồng như anhHuỳnh Anh Trí.
Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền