Cảnh sát giao thông Thanh Hóa
hành hung người dân giữa đường
www.ducme.tv -Cà Phê Tối- Hàng trăm đồng bào dân
tộc ở tỉnh Lai Châu khiếu
kiện
Lực
lượng CSGT dùng sức khống chế người vi phạm
(GDVN) - Clip ghi lại cảnh nam
thanh niên bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa
hành hung ngay giữa đường.
Thông qua đường dây nóng của
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bạn đọc N.T.G. cung cấp đoạn clip tố cáo lực
lượng CSGT huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) hành hung người dân ngay giữa đường,
trước sự chứng kiến của nhiều người.
Đoạn
clip dài gần 3 phút ghi lại cảnh một nam thanh niên bị tổ tuần tra thuộc lực lượng
CSGT huyện Tĩnh Gia tạm giữ phương tiện do nghi ngờ vi phạm luật giao thông.
Người thanh niên cho rằng mình không vi phạm nên đòi cảnh sát trả lại phương
tiện cho mình. Không rõ cảnh sát đã giải thích gì hay chưa, nhưng sau đó là màn
không chế, đánh đạp của 4 cảnh sát dành cho người dân.
CSGT Tĩnh Gia xua đuổi người dân can ngăn vụ
việc
Đoạn
clip cũng cho thấy nam thanh niên đã cố gắng vùng vẫy để tránh bị ăn đòn nhưng
không thể.
Trước
sự việc trên, một số người dân có mặt tại hiện trường đã lao vào can ngăn nhằm
tránh thương tích có thể xảy ra, nhưng đều bị lực lượng CSGT khống chế và xua
đuổi.
Sau
khi khống chế được người dân, lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia đã tạm giữ và đưa
phương tiện về đơn vị để xử lý.
Theo
xác minh, thời điểm xảy ra vụ xô xát vào khoảng 14h30 ngày 6/7, địa điểm thuộc
khu vực chợ Kho (nằm trên đại bàn xã Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa).
Trước
sự việc có liên quan, trao đổi với phóng viên, ông Lê Tiến Huynh – Phó trưởng
Công an xã Hải Ninh xác nhận sự việc trên là có thật.
“Sau
khi nắm bắt được tình hình, lực lượng Công an xã đã có mặt tại hiện trường giải
tán đám đông, đồng thời báo cáo lãnh đạo cấp trên để có hướng xử lý”, ông Huynh
thông tin.
Nam thanh niên bị CSGT quật ngã giữa đường
Được
biết, 4 cán bộ CSGT xuất hiện trong đoạn clip xô xát với người điểu khiển
phương tiện vi phạm bao gồm; Trung tá Phạm Văn Bằng – Đội phó đội CSGT huyện
Tĩnh Gia; Trung úy Lê Trần Kiên; Trung sỹ Nguyễn Duy Dương; Hà Văn Trọng – lái
xe.
Người
thanh niên xuất hiện trong clip được xác định là Lê Ngọc Sáng (sinh năm 1990,
trú tại xã Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa).
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Canh-sat-giao-thong-Thanh-Hoa-hanh-hung-nguoi-dan-giua-duong-post147067.gd
Tiếng nói dân
oan: VNCH có đất có nhà, chế độ CS cướp đất cướp nhà!
VNCH có đất có nhà, chế độ CS cướp đất cướp nhà!
http://www.youtube.com/watch?v=Xu8G_5Asdjs
CTV Danlambao - Facebook dân oan Phùng Thị Ly vừa phổ biến một đoạn video clip cho
thấy những mâu thuẫn gay gắt giữa người dân và giới chức cầm quyền Long An liên
quan đến việc cưỡng chiếm đất đai.
Vụ việc xảy ra vào hôm 2/7/2014, lực lượng an ninh cùng các
ban ngành đến khu đất của bà Mai Thị Kim Hương (Khu phố 3, thị trấn Thạnh Hoá,
huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) nhằm yêu cầu tháo dỡ các biểu ngữ có nội dung
phản đối cướp đất.
Hành vi cướp đất trắng trợn
của nhiều quan chức huyện Thạnh Hóa và tỉnh Long An khiến sự phẫn uất của người
dân bị đẩy lên cao trào. Đoạn clip cho thấy một phụ nữ liên tục lớn tiếng:“Đi
ra ngoải đánh Trung Quốc mà lấy đất lại đi..., rồi về đây mà lấy đất tao”,
“Đừng có hèn với giặc, ác với dân”
Một người đàn ông tỏ ra gay
gắt nói với đoàn cán bộ: “Sống chung với Việt Nam Cộng Hòa mà có đất có
nhà. Còn sống với chế độ cộng sản này bị cướp đất cướp cướp nhà. Việt Nam Cộng
Hòa người ta đâu có cướp đất cướp nhà. Còn chế độ cộng sản này cướp đất cướp
nhà là sao?”
Theo chị Phùng Thị Ly,
thành viên Phong trào Liên đới Dân oan Đấu tranh Việt Nam cho biết: Vào năm
2009, UBND huyện Thạnh Hóa thu hồi đất đễ làm bờ kè và chỉnh trang đô thị. Khu
vực nhà và đất nằm ở vị trí đối diện chợ, nhưng chủ tich UBND huyện cùng tỉnh
Long An lại ban hành quyết định bồi thường đất nhà ở này 'thuộc vị trí tiếp
giáp đề bao chống lũ', đây là thủ đoạn để áp đặt giá bồi thường rẻ mạt là 300
ngàn VNĐ trên một mét vuông, trong khi giá đất thực tế gấp hàng chục lần.
Căn nhà bà Hương có diện
tích 120 mét vuông, nhưng chỉ được bồi thường 75 mét vuôn. Phần diện tích còn
lại thậm chí không được bồi thường mà còn bị UBND huyện vu cho 'lấn chiếm đất
công', đồng thời ban hành quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng
chế.
Trước đó, ngôi nhà này đã
bị cưỡng chế vào năm 2010, nhưng gia đình bà Hương không đồng ý giao đất và
tiếp tục đấu tranh bằng cách che mấy tấm tôn để ở. Sắp tới, giới chức địa
phương sẽ tiếp tục thực hiện cưỡng chế lần hai đối với gia đình bà Hương.
Nội dung một số biểu ngữ
chống cướp đất gồm có:
“Đả
đảo thằng Tạo ăn cướp đất - nhà ở. Đàn áp gia đình tôi là có tội với Tổ Quốc
Việt Nam...”
“Yêu
cầu Ủy ban Nhân dân huyện Thạnh Hóa, ông chủ tịch Nguyễn Văn Tạo phải ban hành
quyết định bồi thường, hỗ trợ đúng vị trí đất nhà ở của chúng tôi theo đúng quy
định pháp luật tại điều 8, 23, 73, 74 hiến pháp 1992 nước CHXHCNVN. Điếu 42,
50, 56 luật đất đai 2003. Điều 9 ND197CP. Điều 3, 47 NĐ84CP. Điều 1 tuyên ngôn
độc lập năm 1945. Điều 17 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Nếu
cố tình không thực hiện là chính UBND huyện Thạnh Hóa chống lại các điều luật
đã nêu trên, chống đảng gây tội ác với nhân dân.
Đồng
ký tên dưới đây: Phùng Thị Ly, Phùng Văn Lâm, Mai Thị Kim Hương, Nguyễn Trung
Tài”
“Thông
báo: Chống quyết định cưỡng chế của Nguyễn Văn Tạo, chủ tịch UBND huyện Thạnh
Hóa.
Gia
đình tôi sẵn sàng đáp trả những hành vi ngang ngược của thằng Tạo như Trung
Quốc xâm lược”.
Danh sách những quan chức
cầm đầu vụ cướp đất tại Long An bị người dân tố cáo đích danh gồm có:
Ông Phan Quang Nghiệp
- Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Thạnh Hóa
Ông Nguyễn Văn Tạo -
Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa
Ông Nguyễn Thanh
Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Long An.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Phiên phúc thẩm 10 nông dân
xã Hương Sơn chống cưỡng chế đất
Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-07-07
2014-07-07
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Người dân Mỹ Đức xin vào dự tòa không được, căng biểu ngữ phản đối
trước tòa.
Photo T.Lua/TTre
Phiên phúc thẩm 10
nông dân chống cưỡng chế đất mà họ cho là phi pháp tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ
Đức, diễn ra hôm nay tại tòa phúc thẩm thành phố Hà Nội.
Ngày phúc thẩm
Kết thúc ngày xử án từ 9 giờ sáng cho đến 6:30 chiều 7 tháng 7,
tòa phúc thẩm tuyên y án theo bản án sơ thẩm.
Một người được cho vào dự tòa là ông Bằng, em ông Đinh Văn
Chính, người bị cho là kích động chống người thi hành công vụ, cho biết kết quà
và sự bất bình của người thân và dân chúng xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức trong vụ
án này:
Có kết quả rồi, họ giữ nguyên y án sơ thẩm. điều này gia đình
cũng biết từ lâu. Một số nhà báo cũng rơi nước mắt. Ngay cả một công an tư pháp
nói với tôi ngay tại thủ đô Hà Nội mà không có công lý như thế này thì dân biết
kêu ai. Nhiều công an có mặt ở đó biết tôi là người nhà nên cũng chia xẻ với
tôi hãy lo và họ hiểu cho tôi.
Gia đình cũng như tất cả các bị cáo cũng nói bây giờ đất đã bị
lấy rồi, gia đình tan nát rồi; nay cả các thẩm phán cũng chau mày với những mất
mát này của người dân, nhưng án đã được chỉ đạo.
Có kết quả rồi, họ giữ nguyên y án sơ thẩm. điều này gia đình
cũng biết từ lâu. Một số nhà báo cũng rơi nước mắt. Ngay cả một công an tư pháp
nói với tôi ngay tại thủ đô Hà Nội mà không có công lý như thế này thì dân biết
kêu ai
ông Đinh Văn Bằng
Sai phạm kết án
Phiên sơ thẩm xử ông Đinh Văn Chính và 9 người dân xã Hương Sơn,
Huyện Mỹ Đức diễn ra trong hai ngày 25 và 26 tháng tư vừa qua. Tòa tuyên án họ
về tội chống người thi hành công vụ. Đó là sự việc hồi ngày 12 tháng 7 năm
2013, khi ông Chính cùng vợ là Lê thị Thu và một số dân chúng dùng quan tài và
chướng ngại vật không để cho đơn vị thi công đưa người và phương tiện vào thi
công tuyến đừờng nối khu dụ lịch Hương Sơn, Hà Nội với khu Tam Trúc- Khả Phong,
Hà Nam.
Anh Đinh Văn Chính (áo hồng) và 9 người dân xã Hương Sơn, Huyện
Mỹ Đức trước tòa. Photo Lan Huong/TuoiTre
Bản thân ông Đinh Văn Chính bị tòa cho là đã lôi kéo kích động
người dân khi phát biểu rằng ‘đất chưa có quyết định thu hồi, bà con kiên quyết
giữ đất đến cùng, không sợ chết, nếu tôi có chết đừng chôn vội mà hãy cho tôi
vào quan tài chở ra Văn phòng Chính phủ để Chính phủ biết sự việc.
Viện Kiểm sát cho rằng câu nói đó là điểm tựa tinh thần cho các
bị cáo khác.
Luật sư Lê Công Định trên trang facebook hôm ngày diễn ra phiên
phúc thẩm ông Đinh Văn Chính 7 tháng 7 viết rằng “Viện Kiểm sát nói như thế là
đã áp dụng lối suy đoán … có tội, thay vì ‘suy đóan vô tội’, vốn là một nguyên
tác căn bản trong hình luật của các quốc gia trọng pháp.
Theo nguyên tắc đó khi
suy đoán về hành vi của bị cán và bị cáo, điều tra viên, công tố viên và thẩm
phán phải suy đoán có lợi cho bị can và bị cáo, tức theo hướng vô tội chứ không
phải nhằm buộc tội. Lối suy đoán qui chụp tội không chỉ vi phạm một nguyên tắc
luật pháp văn minh mà còn vi phạm nhân quyền.”
Anh Nguyễn Chí Tuyến nói về điều này:
Người ta qui cho ông 5 năm tù vì một câu nói mà báo Tuổi Trẻ có
đưa. Ông ấy nói rằng ‘bà con không sợ chết, đất mà chưa có quyết định thu hồi
thì mình phải giữ bằng được, nếu tôi có chết bà con hãy mang xác tôi ra ngoài
chính phủ để chính phủ biết. Căn cứ câu nói đó mà tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức
tuyên phạt ông ấy 5 năm tù.
Sai phạm thu hồi của chính quyền
Vụ việc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức xảy ra từ năm 2008 khi
chính quyền huyện và xã thu hồi đất nông nghiệp của nông dân để tiến hành 6 dự
án. Tuy vậy việc thu hồi đất không đúng trình tự, không họp dân và không kê
khai kiểm đếm diện tích đất phải thu hồi.
Báo PetroTimes đưa tin ngày 16 tháng, 2014: Thu hồi đất tại
huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Sai phạm nối tiếp sai phạm - Mất ruộng lại phải ngồi
tù...
Người ta qui cho ông 5 năm tù vì một câu nói mà báo Tuổi Trẻ có
đưa. Ông ấy nói rằng ‘bà con không sợ chết, đất mà chưa có quyết định thu hồi
thì mình phải giữ bằng được, nếu tôi có chết bà con hãy mang xác tôi ra ngoài
chính phủ để chính phủ biết. Căn cứ câu nói đó mà tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức
tuyên phạt ông ấy 5 năm tù
Anh Nguyễn Chí Tuyến
Dân chúng địa phương đã làm đơn khiếu nại lên cấp trên. Đến năm
2011, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành pố Hà Nôi ra kết luận, theo đó chỉ có một
trong 6 dự án có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Hà Tây ( lúc đó chưa sát
nhập vào Hà Nội) năm 2008. Năm dự án kia chỉ có văn bản giao nhiệm vụ chủ đầu
tư. Ngay cả dự án được duyệt cũng có sai phạm như chủ đầu tư không làm thủ tục
thu hồi đất, không lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng mà tổ chức thi
công.
Anh Nguyễn Chí Tuyến nói về những sai phạm của xã Hương Sơn và
huyện Mỹ Đức trong việc thu hồi đất của dân chúng địa phương như sau:
“Điều bất hợp lý nhất là UBND huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn họ
làm sai hoàn toàn với những qui trình, pháp luật của chính Nhà nước Việt Nam.
Khi thu hồi đất để làm các dự án, họ phải tiến hành làm các qui trình, thủ tục
ví dụ như họp dân rồi tiến hành đo đạc, kiểm đếm, rồi xác định nguồn gốc và ra
quyết định thu hồi đất cho từng người dân một. Đó là những qui định theo luật
đất đai năm 2003; thế nhưng UBND huyện Mỹ Đức không tuân thủ những điều đó.
Ngay cả trong văn bản của UBND thành phố Hà Nội, cấp cao hơn cũng chỉ rõ UBND
huyện Mỹ Đức sai phạm và đó là sai phạm của lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức.
Những người dân bị đưa ra tòa trong phiên sơ thẩm hồi tháng tư
đều nói rằng nếu chính quyền ra quyết định thu hồi đất một cách rõ ràng, minh
bạch thì họ sẵn sàng hiến đất cho Nhà Nước, nhưng chính quyền làm sai nên họ
quyết giữa đất cho đến cùng.
Ngoài ông Đinh Văn Chính bị tòa sơ thẩm tuyên án 5 năm tù giam,
vợ ông này là bà Lê thị Thu cùng hai người khác bị tuyên 12 tháng tù giam, sáu
người còn lại là 9 tháng tù hay 6 tháng tù treo.
Điều bất hợp lý nhất là UBND huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn họ làm
sai hoàn toàn với những qui trình, pháp luật của chính Nhà nước Việt Nam...Ngay
cả trong văn bản của UBND thành phố Hà Nội, cấp cao hơn cũng chỉ rõ UBND huyện
Mỹ Đức sai phạm và đó là sai phạm của lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức
Anh Nguyễn Chí Tuyến
Vấn nạn thu hồi đất
Vụ án nông dân khiếu kiện, chống lại lực lượng cưỡng chế tại xã
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức như vừa nêu là một trong rất nhiều vụ án liên quan tình
hình thu hồi đất tại Việt Nam.
Dư luận vẫn chưa quyên vụ gia đình Đoàn Văn Vươn nổ súng hoa cải
và bình ga tự chế tại xã Cống Rộc, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng hồi
tháng giêng năm 2012. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến nói rõ biện pháp
thu hồi đất và cưỡng chế là sai. Thế nhưng sau đó tòa vẫn tuyên ông Đoàn Văn
Vươn 5 năm tù giam về tội giết người, mặc dù không có ai chết trong vụ đó.
Vụ cưỡng chế bằng vũ lực tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang tỉnh
Hưng Yên hồi ngày 24 tháng 4 năm 2012 cũng gây bao bức xúc cho người dân. Đến
nay dân ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan vẫn tiếp tục phải giữ đất và kiên
trì khiếu kiện, dù rằng nhiều lân chủ đầu tư thuê côn đồ đánh người dân đến trọng
thương.
Hiện nay nhiều người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông hằng
ngày vẫn phải đến các cơ quan trung ương yêu cầu thả những người bị bắt trong
lần cưỡng chế hồi ngày 26 tháng tư năm nay. Lần đó cả hai vợ chồng bà Cấn Thị
Thêu và ông Trịnh Bá Khiêm cũng bị bắt và đang bị giam giữ như trường hợp ông
Đinh Văn Chính và bà Lê thị Thu ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức bị bắt và kết án,
người thì 5 nam tù, người một năm chỉ vì đòi hỏi công bằng và luật pháp phải
được cơ quan công quyền thực thi.
Trên facebook, trong mấy ngày qua, một số người đưa lên mạng
hình ảnh một cụ già râu tóc bạc phơ cầm tấm bìa carton, trên đó viết chữ lớn
‘Tôi sắp bị cướp mất nhà rồi. Bà con cả nước ơi, cứu tôi với.” Ngày 8 tháng 7,
ủy ban nhân dân phường 14 cùng với ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ
Chí Minh sẽ tổ chức cưỡng chế ngôi nhà nơi mà ông đã sống từ năm 1969 đến nay.
Tao mua hết tụi bây
< Ký cho mỗi thăng vaì caí cheques ra nhà băng Sinh Tử Phù
lãnh là xong >
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/hang-van-cong-nhan-binh-duong-inh-
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền