Điều
trần về nhân quyền Việt Nam và Đông Nam Á tại Hạ viện Mỹ
HUỲNH THỤC VY ĐIỀU TRẦN TẠI QUỐC HỘI HOA KỲ
Chủ
tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce.
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Video
Truyền hình vệ tinh
VOA Asia 3/7/2014
Video
Truyền hình vệ tinh
VOA Asia 1/7/2014
07.07.2014
Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện
Mỹ tổ chức buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam và khu vực Đông Nam
Á vào sáng thứ tư tuần này (9/7) tại trụ sở Quốc hội.
Chủ Tịch Ủy ban, người
triệu tập buổi điều trần, nói quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do
hội họp là các quyền quý giá trên toàn cầu nhưng tiếc thay nhiều nước ở Đông
Nam Á khước từ các quyền này của công dân và đàn áp mạnh tay những ai thể hiện
bất mãn với chính quyền dù bằng bất kỳ hình thức nào.
Một trong những dẫn dụ
được dân biểu Ed Royce đưa ra là tại Việt Nam, những người lên tiếng phản đối
chính phủ độc đảng do cộng sản cầm quyền thường bị tù đày hay đánh đập.
Tác giả Dự luật Chế tài
Nhân quyền Việt Nam cho biết mục đích của buổi điều trần nhằm xem xét các vi
phạm nhân quyền hết sức phổ biến tại khu vực và tìm kiếm các phương thức Hoa Kỳ
có thể làm tốt hơn giúp mang lại sự thay đổi tích cực.
Các nhân chứng tham gia
điều trần gồm cựu Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Dân Chủ-Nhân Quyền-Lao Động
Lorne Craner; cựu dân biểu Hoa Kỳ Tom Andrew; Ủy Viên Quận Cam Janet Nguyễn; và
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS.
Buổi điều trần diễn ra trong bối cảnh các kế hoạch vận động nhân quyền cho Việt Nam đang ráo riết được các hội đoàn của người Việt ở Mỹ thực hiện.
Mới hôm qua, đông đảo người Việt từ khắp nơi tề tựu về thủ đô Washington tham dự ngày vận động “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người" với một buổi ca nhạc ngoài trời, các cuộc biểu tình trước cả tòa đại sứ Việt Nam lẫn Trung Quốc, và tuần hành qua Tòa Bạch Ốc để kêu gọi bảo vệ nhân quyền-chủ quyền Việt Nam trước hiểm họa xâm lược của Trung Quốc.
Một chiến dịch vận động khác cùng kêu gọi cho nhân quyền-chủ quyền Việt Nam sẽ khai diễn vào ngày 16/7 với một cuộc họp khoáng đại tại Quốc Hội Mỹ, các cuộc biểu tình ngay trước Quốc Hội, và các buổi tiếp xúc làm việc giữa cộng đồng người Việt với giới lập pháp-hành pháp Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thành viên ban tổ chức, cho biết mục tiêu cuộc vận động là kêu gọi Washington khẳng định thái độ đối với hành động bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Hà Nội chấp nhận dân chủ hóa như điều kiện tiên quyết để phát triển quan hệ mậu dịch và an ninh với Hoa Kỳ.
Buổi điều trần diễn ra trong bối cảnh các kế hoạch vận động nhân quyền cho Việt Nam đang ráo riết được các hội đoàn của người Việt ở Mỹ thực hiện.
Mới hôm qua, đông đảo người Việt từ khắp nơi tề tựu về thủ đô Washington tham dự ngày vận động “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người" với một buổi ca nhạc ngoài trời, các cuộc biểu tình trước cả tòa đại sứ Việt Nam lẫn Trung Quốc, và tuần hành qua Tòa Bạch Ốc để kêu gọi bảo vệ nhân quyền-chủ quyền Việt Nam trước hiểm họa xâm lược của Trung Quốc.
Một chiến dịch vận động khác cùng kêu gọi cho nhân quyền-chủ quyền Việt Nam sẽ khai diễn vào ngày 16/7 với một cuộc họp khoáng đại tại Quốc Hội Mỹ, các cuộc biểu tình ngay trước Quốc Hội, và các buổi tiếp xúc làm việc giữa cộng đồng người Việt với giới lập pháp-hành pháp Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thành viên ban tổ chức, cho biết mục tiêu cuộc vận động là kêu gọi Washington khẳng định thái độ đối với hành động bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Hà Nội chấp nhận dân chủ hóa như điều kiện tiên quyết để phát triển quan hệ mậu dịch và an ninh với Hoa Kỳ.
Điều trần về nhân quyền Việt Nam và Đông Nam Á
tại Hạ viện Mỹ
- Danh
mục
- Tải
Về sự kết hợp vận động
giữa hai vấn đề nhân quyền và chủ quyền, Tiến sĩ Thắng giải thích:
“Chỉ khi nào người dân thật sự có dân chủ, nắm vận mạng đất nước trong tay thì họ mới sẵn sàng hy sinh và được sự yểm trợ của thế giới tự do. Trước nay c hưa bao giờ chính phủ Hoa Kỳ lại có chính sách liên minh với một quốc gia độc tài cộng sản. Do đó, đây là điều kiện tiên quyết để có được sự yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ và thế giới tự do. Lý do thứ hai, chỉ khi nào người dân thật sự làm chủ đất nước thì mới có được những biện pháp dứt khoát đối với Trung Quốc, chẳng hạn như kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, hay mạnh hơn là đóng cửa tòa đại sứ, triệu hồi nhân viên sứ quán Việt Nam hoặc trục suất nhân viên sứ quán Trung Quốc để thể hiện sự bất bình với hành động bành trướng ngang nhiên của Trung Quốc. Hiện nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn lệ thuộc vào đảng cộng sản Trung Quốc nên chưa dám làm những điều cần thiết mà một chính quyền phải thực hiện khi đất nước của mình đang bị xâm lấn.”
Tiến sĩ Thắng cho biết hiện có 1 nghị quyết ở Thượng viện và 2 dự thảo luật ở Hạ viện về vấn đề Biển Đông cùng 2 dự thảo luật về nhân quyền Việt Nam ở cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, và thúc đẩy thông qua các văn kiện này nằm trong số các mục tiêu của những nỗ lực vận động hiện nay.
“Chỉ khi nào người dân thật sự có dân chủ, nắm vận mạng đất nước trong tay thì họ mới sẵn sàng hy sinh và được sự yểm trợ của thế giới tự do. Trước nay c hưa bao giờ chính phủ Hoa Kỳ lại có chính sách liên minh với một quốc gia độc tài cộng sản. Do đó, đây là điều kiện tiên quyết để có được sự yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ và thế giới tự do. Lý do thứ hai, chỉ khi nào người dân thật sự làm chủ đất nước thì mới có được những biện pháp dứt khoát đối với Trung Quốc, chẳng hạn như kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, hay mạnh hơn là đóng cửa tòa đại sứ, triệu hồi nhân viên sứ quán Việt Nam hoặc trục suất nhân viên sứ quán Trung Quốc để thể hiện sự bất bình với hành động bành trướng ngang nhiên của Trung Quốc. Hiện nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn lệ thuộc vào đảng cộng sản Trung Quốc nên chưa dám làm những điều cần thiết mà một chính quyền phải thực hiện khi đất nước của mình đang bị xâm lấn.”
Tiến sĩ Thắng cho biết hiện có 1 nghị quyết ở Thượng viện và 2 dự thảo luật ở Hạ viện về vấn đề Biển Đông cùng 2 dự thảo luật về nhân quyền Việt Nam ở cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, và thúc đẩy thông qua các văn kiện này nằm trong số các mục tiêu của những nỗ lực vận động hiện nay.
Lao động Việt Nam tại
Đài Loan vẫn chịu gánh nặng tiền môi giới
Trong bản báo cáo thường
niên về tình hình buôn người trên thế giới, công bố ngày 20/06/2014, trong phần
nói về Việt Nam, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đặc biệt lưu ý về tình hình của người
lao động Việt Nam ở nước ngoài, mà trong đó, nhiều người vẫn còn phải chịu gánh
nặng tiền môi giới, như trường hợp của các lao động Việt Nam tại Đài Loan, thị
trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Bản báo cáo của bộ Ngoại
giao Mỹ viết:
“ Các công ty xuất khẩu
lao động Việt Nam, hầu hết là các đơn vị thành viên của các công ty nhà nước,
và các cá nhân môi giới lao động trung gian không có giấy phép hoạt động, đôi
khi đã bắt người lao động phải đóng những khoản phí vượt quá mức quy định của
pháp luật để được đi xuất khẩu lao động. Kết quả là, người lao động Việt Nam
phải gánh chịu những khoản nợ cao nhất trong số những lao động người châu Á, và
họ rất dễ rơi vào cảnh bị cưỡng ép lao động, bao gồm việc phải làm công trừ nợ.
Sau khi đến nước tiếp
nhận lao động, một số người mới nhận ra rằng họ bị bắt buộc phải làm việc
trong những điều kiện tồi tàn, được trả lương rất ít hoặc không được trả lương,
bất chấp những khoản nợ đang đè nặng trên vai, cũng như không được tiếp
cận với kênh trợ giúp pháp lý đáng tin cậy nào. Một báo cáo của một tổ chức phi
chính phủ năm 2013 cho thấy người lao động thường không được xem trước hợp
đồng hoặc bị ép ký các hợp đồng được soạn thảo bằng những ngôn ngữ mà họ không
hiểu. Các công ty tuyển dụng lao động xuất khẩu đôi khi không đáp ứng yêu cầu
trợ giúp của người lao động khi họ bị bóc lột.”
Tờ Tuổi Trẻ ngày 22/05
vừa qua có báo động về tình trạng ngày càng nhiều lao động Việt Nam bỏ trốn ở
Đài Loan, trung bình mỗi tháng có đến 600 lao động bỏ trốn ở nước này. Nguyên
nhân của tình trạng đó chính là do các công ty môi giới Đài Loan kết hợp với
các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam làm ăn gian dối, kiểm soát từ khâu
tuyển dụng đến khâu thu phí, bắt người lao động trả phí cao hơn nhiều so với
mức quy định.
Theo tố cáo của nhiều người lao động và điều tra của bộ Lao động
Thương binh Xã hội Việt Nam, các công ty này thu phí từ 5.000 đôla đến gần
10.000 đôla/người, trong khi chi phí thực chỉ chưa đến 4.000 đôla/người.
Tình trạng bỏ trốn ngày
càng nhiều như trên không những gây thiệt hại cho người lao động mà còn đẩy thị
trường Đài Loan đến nguy cơ đóng cửa đối với Việt Nam do tỷ lệ lao động bất hợp
pháp ngày càng tăng.
Trước tình trạng này,
theo tờ Tuổi Trẻ, bộ Lao động Việt Nam đã thanh tra và xử lý hành chính hàng
chục công ty xuất khẩu lao động sai phạm. Nhưng vấn đề là vào tháng 8 năm
ngoái, chính phủ Hà Nội lại ban hành Nghị định 95 về “Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”.
Trong nghị định này có một điều
khoản quy định phạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với những lao
động “ bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng”, trong khi như ta đã thấy
ở trên, nhiều lao động Việt Nam đã bỏ trốn bởi vì không chịu được cảnh làm việc
gần như nô lệ, hậu quả của việc thu phí môi giới quá cao.
Không chỉ có lao động
Việt Nam, mà nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan nay cũng rơi vào tình
trạng bất hợp pháp do không nhập được quốc tịch Đài Loan, mà lại không có tổ
chức, đoàn thể nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ.
Để tìm hiểu thêm về tình
hình của người lao động Việt Nam và cô dâu Việt ở Đài Loan, sau đây mời quý vị
nghe phần phỏng vấn linh mục Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp Cô
dâu và Lao động Việt Nam, trụ sở tại Đào Viên, Đài Loan:
|
Máy bay quân sự MI-171 rơi,
19 người tử nạn
Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-07-07
2014-07-07
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Máy bay trực thăng Mi 171 của đơn vị không quân VN lao xuống đất
tại khu vực thôn 11 xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội lúc khoảng 7h45 phút
sáng ngày 7 tháng 7.
Photo Nhi
Tien/Vietnamnet
Một máy bay quân sự
của quân đội Việt Nam hôm nay bị rơi tại khu vực xã Thạch Hòa, huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội. Thông tin ban đầu cho biết có 16 người thiệt mạng và 5
người trên máy bay bị thương.
Một cán bộ xã Thạch Hòa vào lúc 11 giờ trưa cho biết về tin máy
bay rơi đó như sau:
“Xảy ra lúc hơn bảy giờ, khoảng 7:40-7:45 gì đó. Chắc trên
chục người bị thiệt mạng. Đó là chiếc máy bay quân sự rơi sát khu vực nhà dân.
Tất cả các đồng chí lãnh đạo đang tập trung trên hiện trường hết.”
Truyền thông trong nước trích lời của trung tướng Phí Quốc Tuấn,
tư lệnh Quân khu Thủ đô, nói rằng vụ việc xảy ra là tai nạn huấn luyện.
Chiếc máy bay bị rơi là chiếc MI-171, số hiệu 01 cũa Trung đoàn
Không quân 916, thuộc sư đoàn Không quân 371. Máy bay này xuất phát từ sân bay
Hòa Lạc để huấn luyện nhảy dù. Trên máy bay có 21 người, gồm tổ lái 3 người, 2
giáo viên dù và 16 học viên.
Đổ bộ từ trực thăng Mi-171.Trực thăng Mi-171 do Nga sản xuất
hoạt động trong biên chế Không quân Việt Nam với nhiều nhiệm vụ. (ảnh minh họa)
Courtesy nguoiduatin
Trung tướng Võ Văn Tuấn, phó Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân
dân Việt Nam nói với báo mạng VNExpress trong nước sau khi đến thị sát hiện
trường vụ máy bay rơi rằng, nguyên nhân khiến máy bay rơi do sự cố kỹ thuật,
chứ không phải do phá hoại từ bên ngoài.
Sau khi máy bay rơi, số bị thương được đưa về cấp cứu tại Viện
Quân Y 105, rồi đưa về Viện Bỏng Quốc gia 103.
Tin mới nhất ghi nhận được theo báo Lao Động là theo thông tin
từ Viện Bỏng quốc gia, trong số 5 người chuyển về đây, đến 14h30 đã có 3 người
tử vong do bỏng quá nặng.
Tao mua hết tụi bây < Ký cho mỗi thăng vaì caí
cheques ra nhà băng Sinh Tử Phù lãnh là xong >
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền