Một số thủ đoạn trái pháp luật khi lấy lời khai,
hỏi tại tòa
Luật sư Hà Huy Sơn
Trong quá trình tiến
hành tố tụng hình sự các các cơ quan tiến hành tố tụng thường thực hiện việc
lấy lời khai (giai đoạn điều tra), hỏi tại tòa (xét xử). Các hành vi tra tấn, nhục
hình, bức cung đã bị pháp luật cấm tại các văn bản quy phạm pháp luật như:
Hiến pháp năm 2013, quy
định:
“Điều 20.
1. Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và
nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức
đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Bộ luật hình sự 1999,
sửa đổi, bổ sung năm 2011, quy định:
“Điều 298. Tội
dùng nhục hình
1. Người nào dùng nhục
hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười
hai năm.
4. Người phạm tội còn bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
“Điều 299.
Tội bức cung
1. Người nào tiến hành
điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người
bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả
rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Công ước quốc tế về
những quyền dân sự và chính trị 1966, Việt Nam tham gia năm 1982, điểm g khoản
3 điều 14, quy định:
“3. Trong các vụ hình
sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những bảo đảm tối thiểu sau đây:
g. Được quyền không
khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.”
Nhưng hiện tượng tra
tấn, truy bức, nhục hình đối với người bị bắt vẫn xảy ra. Ngoài ra, hiện tượng
bức cung, mớm cung, dụ cung, lừa cung xảy ra khá phổ biến khi điều tra và khi
xét xử tại tòa. Trách nhiệm của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trước
khi lấy cung hoặc hỏi tại tòa đối với bị can, bị cáo phải phổ biến, giải thích
cho họ biết quyền của mình và đặc biệt là quyền “không khai, để khỏi phải
tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng”. Thế nhưng, hầu
như những người tham gia tiến hành tố tụng không phổ biến, giải thích rõ ràng,
đầy đủ cho họ về các quyền của bị can, bị cáo. Ngược lại:
-
Điều tra viên, thẩm phán nói rằng khi hỏi thì bị can, bị cáo phải trả lời.
-
Điều tra viên, thẩm phán ám chỉ, đe dọa, dùng mọi lời lẽ, thủ đoạn để bị can,
bị cáo trả lời theo ý của mình.
-
Lừa dối, dụ dỗ, thông tin sai sự thật để lấy lời khai của bị can, bị cáo.
-
Lợi dụng sự trung thực, danh dự, phẩm giá, đức tin tôn giáo của bị can, bị cáo
để họ khai theo ý muốn của điều tra viên, thẩm phán.
Những hành vi này diễn
ra khá phổ biến trong các vụ án hình sự bởi sự làm ngơ của kiểm sát viên và sự
yếu kém, thiếu trách nhiệm của các luật sư. Còn một nguyên nhân khác đó là
những thủ đoạn trái pháp luật như “mớm cung, dụ cung, lừa cung” lại được một số
cơ quan tiến hành tố tụng, sai lầm cho rằng đây là “kỹ thuật, nghiệp vụ”,
“chuyên môn, kỹ xảo nghề nghiệp” và là căn cứ cất nhắc, đề bạt cán bộ.
H.H.S
Tòa án dưới chế độ “không tam quyền phân lập”
Đỗ Thúy Hường
Không thực hiện thiên chức
Đòi hỏi mà Chủ tịch nước
nêu ra với Tòa Án nhân dân tối cao hôm 15/7/2014, khiến mọi người… bổ
ngửa.
Nguyên văn, câu
của Chủ tịch: Tòa án phải mang
lại công lý cho mọi người.
Từ thượng cổ,
thiên chức của Tòa Án là thực thi công lý. Đó là lý do duy nhất để Tòa Án sinh
ra và tồn tại. Nay đã là năm 2014. Tòa án ở Việt Nam đã hành xử ra sao trong
quá khứ mà đến nỗi bị đích thân nguyên thủ quốc gia đòi hỏi phải thực thi thiên
chức của mình?
Nếu (giả sử) một loạt
các ngành khác cũng bị đòi hỏi như vậy, ví dụ:
- Đại biểu của dân phải
bênh vực dân;
- Đầy tớ của dân phải
phục vụ và lễ phép với dân;
- Đảng (tiêu cả đống
tiền ngân sách do dân đóng) phải coi dân như bậc sinh thành…
- Quân đội do dân nuôi
phải trung thành với dân;
- Công an do dân nuôi
không được đánh chết dân…
- vân vân…
Thử hỏi, ai chẳng “bổ
ngửa”? Và người dân vô phúc biết nhường nào?
Hai vị trí thức “bổ
ngửa” khi nghe câu của Chủ tịch nước
- Đó là luật sư Ngô Ngọc
Trai, với bài viết Toà án Việt Nam
“không nhân danh công lý“. Rà soát nhiều văn bản tư pháp,
vị luật sư hầu như không tìm ra từ “công lý”. Đọc lại hàng trăm bản án (sản
phẩm trực tiếp của ngành Tòa Án) vị luật sư đi đến kết luận: Tòa ở Việt Nam không
nhân danh công lý, mà nhân danh Nhà Nước (hoặc Nước) CHXHCN Việt Nam để kết
tội bị can. Rồi luật sư phân tích sự treo ngoe (phi logic) của cái “nhân danh”
này. Đã không nhân danh công lý, làm sao “mang lại công lý cho mọi người”? Tôi
cũng “bổ ngửa” khi đọc bài của luật sư.
- Cũng đọc bài của luật
sư, một vị trí thức khác là GS Nguyễn Văn Tuấn đã không thể nhịn được, lập tức
có bài thể hiện thái độ: Toà án KHÔNG
nhân danh công lí! Cái “tít” của bài gần như trùng với bài
trên, nhưng thú vị là ông nhấn mạnh chữ “không”, và kết thúc bằng dấu chấm than
(!). Nó thể hiện sự ngạc nhiên, thất vọng. Và cả mỉa mai nữa. Nghe nói, vị giáo
sư này sống ở nước ngoài, chỉ thỉnh thoảng mới về nước, nhưng vẫn dẫn ra được
nhiều bản án để làm ví dụ và xếp loại, mà khi so sánh, chẳng ai thấy công lý ở
đâu hết. Dưới đây, để cho tiện, tôi sử dụng cách xếp loại này.
Bị kết án nặng nề nhất
là các trí thức phát biểu ôn hòa, thể hiện những bất đồng chính trị, thậm chí
chỉ là phản đối sự lệ thuộc Tàu. Còn được xử nhẹ nhất là công an. Bản chất chế
độ thể hiện quá rõ. Chính cách xử này khiến quan tòa vứt bỏ công tâm và lương
tâm, trở nên tàn bạo, vô cảm. Sự tha hóa, thối nát khiến việc kết án nhóm thứ
ba (trộm cắp, tham ô) và thứ tư (mua bán dâm) cũng tùy tiện, bất chấp công lý.
Nhớ lại mấy câu trong
môt bài thơ yêu nước
(của một chí sĩ bị đi
đày vì chống thực dân Pháp)
Tôi được nghe ông tôi
đọc về cái thời dân ta còn sống kiếp nô lệ, cách đây trên 70 năm.
Thần Công Lý bên trời
lẩn mất
Quỷ Văn Minh chật đất
làm càn
Biết đâu mà giải nỗi oan
Đã đày đọa Nước, lại tan
nát Nhà…
Không lạ, nếu nhìn từ
bản chất
Các vị Mác và Lênin coi
nhà nước là công cụ đàn áp sự phán kháng. Tòa án của Lênin (tư pháp nói chung)
chĩa mũi nhọn vào mọi sự phản kháng, kể từ thái độ, lời nói, ý kiến, cho tới
hành vi. Tòa án Xô Viết là công cụ của chuyên chính vô sản. Nó không độc lập,
vì không có đảng cộng sản “chân chính” nào thừa nhận tam quyền phân lập.
GS Nguyễn Văn Tuấn hầu
không học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, lại sống chủ yếu ở nước ngoài (đã
không được Đảng dạy chủ nghĩa Mác-Lê, thì chớ) làm sao sờ, ngửi, nghe, nhìn…
được sự vận dụng nó vào thực tế Việt Nam? GS ngạc nhiên là phải. Còn luật sư
Ngô Ngọc Trai, ra trường trước tôi dăm-bảy khóa, tuy có được học Mác-Lê ở
trường Luật, nhưng làm sao còn nhớ được bằng tôi?
Tôi xin nói ngay: Nếu
Đảng “ta” còn theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì tòa án Việt Nam vẫn không độc lập, vẫn
là một công cụ chuyên chính. Các vị quan tòa, dù cao, dù chỉ èng èng, đều là
đảng viên cả đấy ạ.
Bốn loại tội phạm chính
Như GS Nguyễn Văn Tuấn
phân loại, trước mặt quan tòa có 4 loại tội phạm:
1) Tội dám phản đối cái
chế độ đang ưu đãi quan tòa; do vậy các vị tự thấy rằng mình đang xử kẻ thù.
Xin nói rằng cái từ “phản động” được gán ghép rất tùy tiện. Thật ra, “phản
động” là khái niệm rất tương đối, tùy theo được nhìn từ phía nào. Hai phía đối
lập coi nhau là “phản động” là tất nhiên. Tranh luận mất công, chỉ cần có cái
nhìn tổng quát. Vậy, tổng quát, trong thời đại dân chủ hóa toàn cầu, một chế độ
độc đảng, độc đoán chính là chế độ phản động.
2) Tội “quá tay” khi
thực hiện công vụ: được xử nhẹ. Quá tay khi thực hiện chuyên chính vô sản: càng
được xử nhẹ, thậm chí được khen, được tin, được cất nhắc…
3) Tội hình sự, chế độ
nào cũng phải răn đe;
4) Tội vi phạm “thuần
phong” được nống lên thành vi phạm đạo đức.
Tuy nhiên, do bản thân
là nhân sự của bộ máy đàn áp, cho nên quan tòa sẽ mất dần lương tâm, không thể
công tâm; trở thành tàn bạo, vô cảm… Do vậy nhóm 3 và 4 cũng bị xử rất tùy
tiện, tùy hứng. Kể cả vi phạm quyền con người khi xử (bán dâm bị tù nhiều năm).
Còn Luật? Tất nhiên,
những điều nhằm đàn áp sự phản kháng độc tài đều bị quy tội rất nặng. Phản dân
chủ lộ liễu nhất nằm ngay trong cái Điều “lợi dụng tự do dân chủ dân chủ” để
thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt thái độ.
Điều 77, 88 và 256, bị
coi là chống tự do ngôn luận; nhưng sâu xa trong bản chất chúng chống trí thức.
Đúng vậy, nó kết án những người đủ kiến thức, đủ năng lực thể hiện quan điểm và
có tư duy phản biện và phản đối bất công – đó chính là tiêu chuẩn để trở thành
trí thức đúng nghĩa.
Đ. T. H.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền