Nguyễn
Tiến Trung: Tôi đứng về phe nước mắt
LM Nguyễn Văn Khải - Cộng
Sản Là Phi Nhân Người Chống Cộng Sản Bao Giờ Cũng Có Chính Nghĩa
http://www.youtube.com/watch?v=hfRzK3ppfnw
Nguyễn Tiến Trung - Ngày này năm năm trước công an tràn vào nhà và đưa mình
vào nhà tù B34. Năm năm trôi qua và bây giờ mình lại ở trong căn phòng quen
thuộc, gặp và nói chuyện lại những người anh em dân chủ trước đây và mới tham
gia vào phong trào dân chủ sau này. Mình thấy rõ ràng rằng sau năm năm với bao
nhiêu vụ bắt bớ, phong trào dân chủ không hề suy yếu đi mà ngày càng lớn mạnh hơn
với sự tham gia của đủ mọi tầng lớp, âm thầm có, công khai có.
Trong trại B34, mình đã
gặp các anh chị là nông dân ở Đà Lạt, do bị thu hồi đất mà không được bồi
thường (nghĩa là bị ăn cướp giữa ban ngày) nên đã phải đứng lên chống lại cái
thể chế chiếm đoạt. Mình còn nhớ chị Tám ở đèo Prenn. Chị kể do chị không chấp
nhận bị cướp đất, công an đã đốn hạ 2000 cây cà phê của chị, đánh thuốc độc
giết hết đàn heo nhà chị, con gái của chị ở bên ngoài bơ vơ lại còn phải đi
thăm nuôi mẹ ngồi tù. Chị vừa kể vừa khóc…
Đâu rồi những lời tuyên
bố đứng về phía người nghèo, người cùng khổ, người bị áp bức của những người
cộng sản? Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” là như thế đấy ư?
Khi được tự do, mình lại
thấy tin nông dân Văn Giang, Dương Nội… tiếp tục bị cướp đất; những người thẳng
thắn bày tỏ chính kiến tiếp tục bị bắt bớ, đàn áp như anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu
Vinh), blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào,…; những tù nhân chính trị, tù
nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo tiếp tục bị ngược đãi; các anh chị em cùng vụ
án với mình như anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), chị Tạ
Phong Tần, anh Trần Anh Kim và nhiều anh chị em dân chủ khác vẫn đang ở trong
tù.
Thế thì mình lại chỉ có
một sự lựa chọn là “đứng về phe nước mắt”. Ngục tù không thể dập tắt được khao
khát được sống trong một chính thể dân chủ, bảo vệ tự do, tôn trọng nhân quyền
và dân quyền của người dân Việt Nam.
Chợt nhớ lại những câu
thơ bất hủ mà mình đã được đọc trong cuốn “Trò chuyện triết học” của triết gia
Bùi Văn Nam Sơn:
Không! Bạo quyền chuyên
chế có một giới hạn
Khi kẻ bị đàn áp không
biết tìm công lý ở đâu
Khi gánh nặng trở nên
không chịu đựng nổi
Kẻ bị áp bức dũng cảm
lên tận trời cao
lấy xuống những quyền
hạn vĩnh cửu của mình
những quyền hạn bất khả
xuất nhượng
được treo lên trời cao
và bất hoại như những vì
sao…
- Friedrich Schiller
(1759 – 1805)
Nhà cầm quyền phường 1 quận Gò Vấp liên tục sách nhiễu gia đình
thành viên Khối 8406
VRNs (14.07.2014) – Sài Gòn – Ngày 7/7/2014 Bà Lư Thị Thu
Thủy và Bà Lư Thị Thu Vân, hai người chị của Bà Lư Thị Thu Trang, thành viên
Khối 8406 đã viết đơn tố cáo ông Nguyễn Ngọc Minh (30/24 Nguyễn Bỉnh Khiêm,
P.1, Q. Gò Vấp) vì đã có hành vi đưa người vào gây rối trong khu đất thổ mộ của
gia tộc họ Lư và đã cho người đánh hai chị em Bà. Nội dung đơn như sau:
Vào lúc 11 giờ trưa ngày
06/07/2014 ông Minh dẫn theo 8 người gồm 4 người đàn ông và 4 người đàn bà, xe
chở tôn và xà gồ vào để sửa căn nhà nằm trong phần đất thổ mộ đang tranh chấp
39 năm nay của gia tộc họ Lư. Nên hai Bà kiên quyết ngăn không cho ông Minh sửa
chữa và ông Minh ra lệnh cho đàn em “chơi luôn, san bằng luôn không cần chính
quyền gì cả”. Được lệnh của ông Minh đàn em của ông sấn tới đánh con trai của
Bà Thu Vân là cháu Tăng Trí Nhân mới 13 tuổi. Nóng ruột Bà Thu Vân cản lại thì
hai người đàn bà cùng một người đàn ông nhào tới đánh hai mẹ con Bà Thu Vân.
Bà Thu Thủy cũng bị hai
người đàn bà đánh nằm ngã xuống trên tấm tôn và một người đàn ông xông tới dùng
chân đạp lên người và bụng Bà Thu Thủy hai, ba lần trước sự chứng kiến của rất
nhiều đứng xung quanh, trong đó có cả ông Minh với thái độ rất đắc ý. Sau đó
ông Tâm tổ trưởng và công an viên Vũ Thanh Hà đến và chứng kiến sự việc tận
mắt. Hai chị em Bà yêu cầu lập biên bản vụ việc vừa xảy ra và ghi tên họ 6
người vây đánh hai mẹ con Bà Thu Vân và Bà Thu Thủy, nhưng ông Hà nói không cần
thiết. Bà Thủy hỏi lại: “Vậy ông xuống hiện trường lập biên bản để làm gì mà
những tình tiết và chứng cứ quan trong lại không ghi vào?” Vừa lúc đó, một
người đàn ông đánh hai chị em Bà rồi lên xe bỏ đi, hai Bà yêu cầu ông Hà giữ
ông ta lại nhưng ông Hà vẫn làm thinh và để cho ông ta bỏ đi. Rõ ràng có sự cấu
kết giữa công an viên tên Hà và ông Minh.
Ông Hà chỉ lập biên bản
khi những người đánh đập gia đình hai Bà đã bỏ đi hết. Không những thế, đám côn
đồ do ông Minh đưa tới còn ăm dọa sẽ xử hai chị em Bà Thủy và Vân. Hai Bà viết trong
Đơn tố cáo: “Tôi cho rằng đây không phải là lời nói suông, vì ông Hà CA không
ghi rõ họ tên những người do ông Minh dẫn vào, cố tình vây đánh hai chị em
chúng tôi nên chúng tôi không biết họ là ai còn họ thì biết rất rõ về hai chị
em tôi và cả gai đình của chúng tôi nên sau này hai chị em tôi có chuyện gì xảy
ra thì ông Minh sẽ là người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Bà Lư Thị Thu Thủy
(phải) và Bà Lư Thị Thu Vân phản đối ôn hòa
Có công an Phường 1 Gò
Vấp chứng kiến
Bà Thu Vân bị đánh ngay trong đất nhà mình
Cháu Tăng Trí Nhân,
13t bị côn đồ đánh gây thương tích trên mặt
Văn phòng Công lý – Hòa
Bình DCCT Sài Gòn đã tiếp nhận vụ việc liên quan đến đất đai của gia tộc họ Lưtừ ngày 3/10/2013. Theo đó, Bà Lư Thị Thu Thủy
khiếu nại “đất của gia tộc họ Lư, do Ông Lư Kim Bài đứng tên. Sau khi Ông mất
đã để lại cho con là Ông Lư Đồng Sắt. Sau đó, Ông Sắt đi kháng chiến, trở về
năm 1975. Quận Gò Vấp có hứa trả nhưng đến nay không giải quyết”.
Theo hồ sơ gia đình cung
cấp, Văn bản số 8573/UBND-PC ngày 20/11/2006 của UBND TP “về trả lời đơn khiếu
nại của bà Lư Thị Thu Trang, quận Gò Vấp” (“Văn bản số 8573”) rõ ràng là sai
pháp luật, bịa đặt nhiều nội dung để gán ép cho Quyết định số 3991/QĐ-UB ngày
2/7/2001 của UBND TP v/v giải quyết đơn của Bà Lư Thị Thu Trang (“Quyết định số
3991”).
Trước hết, UBND TP giải
quyết khiếu nại bằng “văn bản số 8573” là không phù hợp qui định giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Thứ hai, toàn bộ Quyết định số 3991- kể cả phần căn cứ pháp
luật- không có bất kỳ nội dung nào đề cập đến Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977
của Chính Phủ (Văn bản số 8573 ghi sai là năm 1997). Quyết định số 3991 xác
định bác yêu cầu đòi đất của Bà Trang là do “gia tộc họ Lư đã không khiếu nại
nữa…”, và phần đất khiếu nại khác thì “không liên quan đến phần đất có nguồn
gốc của gia đình họ Lư”. Quyết định số 3991 xác định giao cho Ông Sắt 100m2 đất
(sau này là 82m2) là do các hộ dân lấn chiếm, chỉ còn đất trống này. Quyết định
số 3991 cũng xác định “xen kẽ với nhà ở có 9 ngôi mộ: 3 mộ của gia đình Ông Đỗ
Tấn Ty, một mộ xây và một bia mộ họ Lư…một mộ đá ong. Ngoài ra còn có một miếu
thờ nhỏ cạnh nhà dân”. Thế nhưng, Văn bản số 8573 lại bịa đặt: gia tộc Bà Trang
cho người người khác mướn từ năm 1944, nên phần đất này thuộc diện NN quản
lý…UB TP bác đơn Bà Trang là căn cứ Quyết định số 111/CP… Giao trả 82 m2 là do
gia đình có người tham gia cách mạng và khó khăn về chỗ ở… Có một số ngôi mộ
của gia tộc họ Lư… nhưng đã được bốc đi từ lâu.” Ngoài ra, Quyết định số 3991
hoàn toàn không căn cứ vào Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 25/7/1991 của UBND TP qui
định về giải quyết tranh chấp đất đai. Bởi lẽ, như Quyết định số 3991 ghi rõ ở
phần căn cứ, thời điểm này, năm 2001 đã có Luật Đất đai 1993 và Luật khiếu nại,
tố cáo 1998…
Chúng tôi sẽ theo dõi vụ
việc và tiếp tục đưa tin.
Hiếu Minh, VRNs
Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa
Đây thiên đường … chủ
nghĩa!
Nên cuộc sống lầm than,
Nên người người cơ cực.
Cay đắng lệ chứa chan.
Đây thiên đường… chủ nghĩa!
Nên mẹ già ăn xin,
Nên trẻ thơ thiếu sửa,
Nên em trai móc túi,
Nên em gái làm tiền.
Ngày lê la phố phường,
Đêm vỉa hè co quắp.
Bệnh chẳng biết nhà thương.
Đây thiên đường… chủ nghĩa!
Của bọn người cuồng si,
Ôm giáo điều ấu trĩ
Bắt dân lành thực thi.
Đây thi
Nên cuộc sống lầm than,
Nên người người cơ cực.
Cay đắng lệ chứa chan.
Đây thiên đường… chủ nghĩa!
Nên mẹ già ăn xin,
Nên trẻ thơ thiếu sửa,
Nên em trai móc túi,
Nên em gái làm tiền.
Ngày lê la phố phường,
Đêm vỉa hè co quắp.
Bệnh chẳng biết nhà thương.
Đây thiên đường… chủ nghĩa!
Của bọn người cuồng si,
Ôm giáo điều ấu trĩ
Bắt dân lành thực thi.
Đây thi
ên đường… chủ nghĩa!
Hỡi những người vô tri!
Mở to cặp mắt ngủ,
Thức tỉnh dậy mau đi.
Mở to cặp mắt ngủ,
Thức tỉnh dậy mau đi.
Bình Thuận đóng cửa Thánh Đường Chăm Bani trong tháng Ramadan với
mục đích gì?
Cầu
nguyện tại thánh đường
1. Thánh đường Palei
Bicam, huyện Tánh Linh, Bình Thuận bị đóng cửa trong tháng Ramadan
Với người Chăm Bani ở
Việt Nam, tháng chay Ramadan là thời gian quan trọng nhất, thiêng liêng và
nhiều ý nghĩa. Các chức sắc và tín đồ tiến hành các nghi lễ cầu nguyện đặc biệt
ở thánh đường, tịnh chay và dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất. Trong tháng
Ramadan, các tu sỹ phải tu ở thánh đường, không được về nhà và chỉ được ăn
những lễ vật dâng cúng.
Thật trớ trêu thay, Hội
đồng sư cả và chính quyền Bình Thuận đã ra quyết định đóng cửa Thánh đường
palei Bicam, huyện Tánh Linh, Bình Thuận trong tháng Ramadan 2014 gây hoang
mang và nhiều bức xúc trong cộng đồng.
Thánh đường bị đóng cửa trong tháng Ramadan là
một hiện tượng bất thường chưa từng xảy ra trong xã hội Chăm và điều này đã gây
nên sự bức xúc dữ dội trong dân chúng và làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống tâm
linh, tín ngưỡng ở một làng quê người Chăm. Các chức sắc và tu sĩ không có nơi
để gặp gỡ và thực hiện các nghi lễ tôn giáo, họ buộc phải ở nhà tu niệm - điều
mà cấm kỵ trong tháng Ramadan dành cho các tu sĩ và chức sắc; từ đây những bức
xúc và mâu thuẫn nội bộ trong các chức sắc và tu sĩ ngày càng tăng. Còn các tín
đồ, dân chúng thì không biết mang các lễ vật dâng cúng đi đâu để thực hiện tín
ngưỡng và tâm nguyện của mình. Đời sống tâm linh, tín ngưỡng của làng quê bị
đảo lộn, một không khí nặng nề bao trùm lên từng ngôi nhà, những bức xúc và tức
giận nhanh chóng lan tỏa còn dư luận thì xôn xao với nhiều tin đồn khác nhau.
Lễ tảo mộ tại nghĩa địa (Gahul)
2. Nguyên nhân
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra vụ việc xâm phạm
nghiêm trọng đến những lễ nghi tôn giáo của người Chăm Bani cũng như quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo người dân nói trên, chúng tôi được biết nguyên nhân sâu
xa của vụ việc này là do Sư cả (Po Gru) ở Tánh Linh kiên quyết không đồng ý yêu
cầu việc di dời mồ mả người Chăm vào năm 2011 cho một dự án của chính quyền. Vì
theo luật tục và tín ngưỡng Chăm, mồ mả tổ tiên không được phép di dời.
Sau vụ việc này, nhà của Sư Cả Po Gru và một số
ngôi nhà khác đã bị kẻ xấu dã tâm ném đá, phá hoại vào ban đêm trong lúc bị cúp
điện; nương rẫy của những hộ dân không đồng ý di dời mồ mả cũng bị kẻ xấu tàn
phá mùa màng; con cái họ cũng bị gây khó khăn trong học hành; Chính quyền không
cho Sư Cả (Po Gru) làm lễ Gahul Biruw (nghĩa trang mới) cho bà con palei Bicam
như quy định mà mời người ngoài làm lễ tục, điều này đã gây bức xúc dữ dội.
Đáng nói là có 3 tu sĩ người Chăm vì quyền lợi
trước mắt mà không giữ gìn luật tục, đồng ý di dời mồ mả để nhận một khoản… một
lợi ích khác từ chính quyền. Cụ thể là nhóm Imam Thai, Imam Ninh, và Imam
Thanh. Từ đó, xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ xảy ra và đỉnh điểm là vụ việc
đánh nhau trên nghĩa địa trong lúc di dời mồ mả và đánh nhau đổ máu dẫn đến
đóng cửa Thánh đường trong ngày lễ hội (Suk Nagar palei Bicam).
Hội đồng sư cả Bình Thuận được chính quyền thành
lập nhiệm kỳ 1 từ năm 2012, trực thuộc sự quản lý của Sở Nội vụ Bình Thuận,
thay vì giải quyết mọi mâu thuẫn trên để đem lại sự đoàn kết và phát triển
chung thì hội đồng này lại hành xử như sau:
Không cho Sư cả (Po Gru Palei Bicam) làm lễ tẩy
rữa, tẩy uế (ngak That, ngak Thaw Bah) theo lễ tục cho 3 tu sĩ Imam Thai, Imam
Ninh, và Imam Thanh.
Po Gru bị phạt bắt làm “Ngak Thaw Bah” vì để xảy
ra nhiều việc không tốt như đã nêu trên.
Trước hành xử này, các chức sắc và tu sĩ đã phản
ứng dữ dội. Họ cho rằng nguyên nhân xảy ra các vụ việc không phải do sư cả Po
Gru mà do những kẻ xấu phá hoại. Sư cả Po Gru đã làm tốt chức trách của mình để
bảo vệ luật tục và giữ gìn bản sắc tôn giáo, văn hóa Chăm.
Lấy lý do Sư cả Po Gru không làm lễ “Ngak Thaw
Bah” nên Hội đồng sư cả, Ban dân tộc và Sở Nội vụ tỉnh đóng cửa Thánh đường
palei Bicam trong tháng Ramadan 2014.
3. Ý kiến của người dân
Xoay quanh vụ việc đóng cửa Thánh đường palei
Bicam trong tháng Ramadan 2014, nhiều ý kiến đã nói lên những bức xúc dồn nén
lâu nay của người Chăm bản địa vốn đã chịu nhiều tổn thương.
Andy Kiều đã có bài viết Dân oan: Thánh đường Chăm Bani bị niêm phong trong mùa Ramawan.
Tác giả nói: “Vấn đề ở đây, tôi không nói ai đúng ai sai. Sai hay đúng
là do cá nhân tự phán xét. Thiết thực ở đây, tôi chỉ mong thánh đường Chăm Bani
không thể đóng cửa trong mùa Ramawan, vì bất cứ một lý do nào.” Và “Rất
mong, những người am hiểu về tôn giáo, những trí thức, bạn trẻ... hãy cùng nhau
nới rộng vòng tay thân yêu của mình, tìm giải pháp đích thực, để thánh đường mở
cửa hoạt động trở lại. Nếu chuyện này kéo dài, sẽ còn có những hậu quả khó có
thể lường trước được.
Ja Karo (độc giả trang thông tin champaka.info
có bài viết: Từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến Hội đồng chức sắc Chăm đã
cho rằng Chính quyền can thiệp quá sâu và dùng Hội đồng sư cả như một bàn tay
quyền lực để chia rẽ và phá hoại tôn giáo Chăm như họ đã từng làm với giáo hội
phật giáo Việt Nam thống nhất. Tác giả cũng tha thiết kêu gọi “Người
Chăm trong và ngoài nước hãy cùng nhau hướng về một palei Bicam (Bình Thuận)
thân yêu, nhằm chia sẽ thông tin, giúp đỡ cộng đồng đang gặp khó khăn. Tìm cách
giải quyết vụ việc để mùa Ramadan năm nay palei Bicam được mở cửa Thánh đường
đón ông bà tổ tiên.”
Một số người dân (xin giấu tên) cho rằng: chính
quyền và những người làm dự án đã trả thù môt cách hèn mọn với Sư cả Po Gru
nhưng họ không biết rằng họ đã làm tổn thương, gây tức giận cho người hồi giáo
Cham Bani và trong cộng đồng người Chăm cũng như
…Chính quyền muốn thay thế những người sẵn sàng
đấu tranh để bảo tồn văn hóa và luật tục Chăm như sư cả Po Gru palei Bicam bằng
những người “tay sai” để dễ dàng đồng hóa người Chăm, xóa đi tín ngưỡng luật
tục người Chăm từ bao đời với lý do là luật tục Chăm cổ hũ và lạc hậu.
…Môt việc làm thất nhân thất đức; Trời sẽ không
dung, Đất sẽ không tha khi đóng cửa Thánh đường palei Bicam trong mùa Ramadan.
Người Chăm bây giờ bé nhỏ quá, lại bị chèn ép, bắt nạt, đe dọa đủ điều. Chính
quyền trong nước đã làm vậy rồi thì chỉ có cách kêu gọi cộng đồng Hồi giáo
trong khu vực và thế giới can thiệp.
Hồi giáo Chăm Bani dâng vật cúng
Tác giả bài viết này thật sự mong muốn mọi mâu
thuẫn và xung đột được giải quyết một cách thấu tình đạt lý trên cơ sở hòa bình
và tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo luật tục và luật pháp để người Chăm Bani ở Tánh
Linh – Bình Thuận được mở cửa lại Thánh đường trong tháng Ramadan này để đón
ông bà, tổ tiên.
13/7/2014
___________________________________
Đọc thêm thông tin:
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền