Ân
xá Quốc tế yêu cầu VN phóng thích tù nhân lương tâm
www.ducme.tv
-Phóng sự- Câu chuyện của cựu TNLT Huỳnh Anh Trí (tập 1/4)
Nhà hoạt động công đoàn
Đỗ Thị Minh Hạnh.
Tin liên hệ
01.07.2014
Hội Ân xá Quốc tế cho
biết việc tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh được thả khỏi nhà tù trước thời
hạn là một bước tích cực, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây cần phải thực hiện
những bước tiếp theo để thả mấy mươi nhân vật tranh đấu ôn hòa vẫn còn bị giam
cầm.
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 28
tuổi, đã được thả hôm 26 tháng 6, sau khi bị tuyên án 7 năm tù vào năm 2010 về
tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước.” Cô đã bị bắt sau khi phát truyền đơn
để bày tỏ ủng hộ cho việc công nhân đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm
việc.
Trong thông cáo phổ biến
hôm thứ hai, 30 tháng 6, tổ chức nhân quyền quốc tế này trích lời ông Rupert Abbott,
Phó Giám đốc bộ phận Á châu Thái bình dương, nói rằng “Dĩ nhiên là chúng tôi
vui mừng trước việc cô Đỗ Thị Minh Hạnh được thả, nhưng lẽ ra chính quyền không
nên giam cầm cô ấy ngay từ lúc đầu. Tuyên án 7 năm tù cho một người phân phát
truyền đơn là một việc hết sức vô lý và là một chứng cớ đáng buồn của sự đàn áp
của nhà cầm quyền đối với những người bất đồng chính kiến.”
Ông Abbott nói thêm rằng
giới hữu trách Việt Nam giờ đây cần phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều
kiện cho tất cả những người còn bị giam cầm vì hành sử một cách ôn hòa các
quyền con người của mình.
Một số tù nhân lương tâm
khác ở Việt Nam đã được thả trong vài tháng qua, trong đó có Tiến sĩ luật Cù
Huy Hà Vũ, nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Tiến Trung, nhà văn Vi Đức Hồi và nhà
giáo Đinh Đăng Định. Ông Định đã qua đời không lâu sau khi ra khỏi tù.
Theo thông cáo của Hội
Ân xá Quốc tế, ngoài cô Đỗ Thị Minh Hạnh, còn có ít nhất 4 phụ nữ khác –là Hồ
Thị Bích Khương, Tạ Phong Tần, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Trần Thị Thúy, đang bị
cầm tù về tội gọi là tuyên truyền chống nhà nước, một tội danh mơ hồ mà Hà Nội
lâu nay vẫn thường dùng để đàn áp những nhân vật tranh đấu ôn hòa.
Nguồn: Amnesty
International’s PR/Nguoi Viet Online
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền