Sunday, December 21, 2014

Quyền công dân đích thực ở Việt Nam là gì ?

 
On Friday, 19 December 2014, 16:33, "ly vanxuan lyvanxuan2006@yahoo.de wrote:


 
alt

Quyền công dân đích thực ở Việt Nam là gì ?

17/12/2014
RadioCTM - Trần Quang Thành@S:
altQuyền công dân đích thực ở Việt Nam là gì ?
human_rights_handsTrong thời gian qua nhà cầm quyền CSVN đã lạm dụng quyền lực, bắt giữ trái phép những người bất đồng chính kiến, đàn áp khủng bố người dân thấp cổ bé họng. Điều này cho thấy quyền công dân bị xâm phạm ở mức đáng báo động.
Khi được hỏi về sự kiện này Tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ quan điểm với phóng viên Trần Quang Thành như sau, mời quý vị theo dõi.



Ông Đỗ Hoàng Điềm trả lời một số câu hỏi.

alt

Mời các bạn theo dõi trả lời trực tiếp từ Chủ Tịch đảng Việt Tân cho một số câu hỏi từ độc giả trang Facebook Việt Tân:

Câu hỏi 1: Bấy lâu nay, người dân nghe tuyên truyền (láo) là Việt Tân muốn giành chính quyền, nên trong dư luận, người ta vẫn e dè mặc dù chúng ta biết rằng khi có dân chủ thì người dân bỏ phiếu bầu chọn đảng cầm quyền. Làm sao cho dân hiểu rõ điều này?

Ông Đỗ Hoàng Điềm:
Có lẽ cũng khó biết được thực sự có bao nhiêu người lại tin vào những điều chế độ tuyên truyền để từ đó đâm ra e dè. Trái lại, càng ngày càng nhiều người không tin vào những điều chế độ tuyên truyền. Tuy nhiên, chúng tôi quan niệm rằng bằng chính những nỗ lực hoạt động cụ thể cùng người dân, những nỗ lực tiếp cận giữa những đảng viên Việt Tân và mọi người chung quanh, và những nỗ lực thông tin rộng rãi thì từ từ mọi người sẽ hiểu nhiều hơn về Đảng Việt Tân.
Câu hỏi 2 từ bạn Minnie B-Dumitrescu:

Có khi nào Việt Tân (và các đảng phái khác) đặt vấn đề trực tiếp với chính phủ CSVN về việc canh tân đất nước hay không?

Ông Đỗ Hoàng Điềm:
Đây là điều rất nhiều người, nhiều tổ chức kể cả Đảng Việt Tân đã công khai đặt ra đối với đảng CSVN về việc phải chấm dứt tình trạng suy thoái hiện nay và nhu cầu canh tân đất nước. Tuy nhiên, vấn đề then chốt là những người lãnh đạo CSVN thực sự chỉ quan tâm vào việc bám giữ quyền lực và quyền lợi cho chính họ và gia đình, và họ không quan tâm đến nhu cầu canh tân đất nước.

Câu hỏi 3 từ bạn Minnie B-Dumitrescu:

Có thể tổ chức 1 cuộc họp báo công khai mời 1 ông lãnh đạo CSVN càng cao càng tốt để nghe chính ông ấy trả lời về tương lai đất nước và triễn vọng dân chủ. Nhất là hỏi ông ấy "có thật là các ông nghĩ hoặc sợ Việt Tân "giành chính quyền" không?

Ông Đỗ Hoàng Điềm:
Đây cũng là một sáng kiến tích cực nhưng cần phải được tổ chức một cách công khai và tại một nơi có thể bảo đảm được sự công bằng. Nhưng với những điều kiện như vậy thì chúng tôi e rằng họ sẽ không dám tham dự vì dư biết họ khó có thể bào chữa hay biện minh được cho chế độ.

Riêng về Đảng Việt Tân, chúng tôi cũng chỉ là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ như nhiều tổ chức khác, chỉ là một thành viên trong cả một phong trào rộng lớn với sự tham dự của nhiều người. Có lẽ chế độ chỉ dùng "Việt Tân" để tuyên truyền, chứ chưa hẳn là họ “sợ” Việt Tân.

Câu hỏi 1 từ bạn Luân Nguyễn:
Trong quá trình dân chủ hóa đất nước. Việt Tân sẽ khơi dậy người dân như thế nào ngòai internet ra để gây sức ép cho chính quyền CSVN ?
Ông Đỗ Hoàng Điềm:
Ngoài việc sử dụng internet để tác động mọi người, Việt Tân ở trong và ngoài nước còn tiến hành một số nỗ lực khác như sau:

1. Quảng bá và hướng dẫn phương thức đấu tranh bất bạo động cho nhiều thành phần quần chúng và nhiều nhóm đấu tranh dân chủ.
2. Tham gia và hỗ trợ cho các hoạt động đấu tranh về mặt dân sinh và dân quyền của một số nhóm quần chúng.
3. Vận động sự liên kết và phối hợp hoạt động giữa các thành phần đấu tranh dân chủ để tạo sức mạnh tổng hợp.
4. Vận động sự hỗ trợ cho các người đấu tranh dân chủ đang bị bắt giữ và cho gia đình của họ.
5. Quảng bá tin tức và kiến thức về dân chủ qua những phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, internet, tờ rơi v.v.
6. Vận động sự hậu thuẫn của quốc tế cho các hoạt động đấu tranh của lực lượng dân chủ và của các nhóm quần chúng.
Câu hỏi 2 từ bạn Luân Nguyễn:
Có rất nhiều người dân trong nước hiện họ đang rất bức xúc với cách hành xử của chính phủ nhưng họ sợ phải "ăn cơm nhà nước" nên là họ chỉ dấu trong lòng. Việt Tân sẽ nhắn nhủ và khuyên họ như thế nào?
Ông Đỗ Hoàng Điềm:
Xin đề nghị mọi người hãy làm 4 điều sau đây:
1. Tự tìm hiểu về phương thức đấu tranh bất bạo động để thấy rằng có rất nhiều cách dễ làm và an toàn để góp phần làm suy yếu hoặc gây sức ép lên chế độ. Những kiến thức này có thể tìm thấy qua mạng internet hoặc vào trang:
http://www.viettan.org/-%C4%90au-Tranh-Bat-Bao-%C4%90ong-.h…
2. Tích cực chia sẻ thông tin, giá trị về nhân quyền và dân chủ với những người thân, bạn bè chung quanh và khuyến khích mọi người cũng tham gia bằng những phương thức bất bạo động và an toàn.
3. Hỗ trợ nỗ lực đấu tranh cho công lý và công bằng xã hội của những thần phần đồng bào kém may mắn như nông dân, công nhân v.v.
4. Tìm hiểu và theo dõi hoạt động của các nhóm đấu tranh cho dân chủ, chia sẻ những thông tin này với người thân để họ cùng quan tâm và tìm hiểu.

Vài nét về ông Đỗ Hoàng Điềm:
Ông Đỗ Hoàng Điềm sinh năm 1963 tại Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Cao học Quản trị tại Đại học Houston, Hoa Kỳ vào năm 1987. Vì không thể chấp nhận tình trạng độc tài và bất công đang xẩy ra tại quê nhà, ông tham gia phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam từ lúc còn là sinh viên và gia nhập đảng Việt Tân vào năm 1982. Sau khi tốt nghiệp, ông đã từng giữ chức vụ Giám đốc cho nhiều công ty lớn tại Hoa Kỳ trong những lãnh vực như ngân hàng, chế xuất, và y tế, trước khi hoạt động toàn thời gian cho đảng Việt Tân và công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. 

Ông đã từng là diễn giả tại một số những cuộc hội thảo quốc tế về dân chủ, nhân quyền, tư do ngôn luận; gặp gỡ một số nguyên thủ và chính giới các quốc gia đồng thời điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về những vấn đề liên quan đến tình hình Việt Nam. Ngoài ra ông còn hoạt động tích cực trong lãnh vực truyền thông và phục vụ cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Ông được bầu vào Trung Ương Đảng Bộ từ năm 2001 và đã giữ trách vụ Chủ Tịch Đảng từ năm 2006 và được tái tín nhiệm trách vụ này trong Đại Hội VII (2012).
Việt Tân

Lẽ nào người VN không nợ “tiền đò” sự thật?

Võ Thị Hảo

alt

        Cùng tác giả:

         xem tiếp
18-12-2014
Chiến dịch bắt bớ những blogger vô tội
Việc nhà cầm quyền VN bắt giam Nguyễn Quang Lập - một nhà văn, một blogger ôn hòa chỉ chuyên chở sự thật trên con thuyền “Quê Choa”, không làm bất kỳ điều gì phạm pháp, đã là một hành vi gây phẫn nộ lâu dài trong dư luận VN và quốc tế.

Theo thông tin cho biết, sau 9 ngày bị tạm giam, đến 17/12/2014, nhà văn Nguyễn Quang Lập, thay vì phải được trả tự do ngay lập tức kèm theo lời xin lỗi và bồi thưởng thiệt hại, bồi thường danh dự, thì lại bị khởi tố theo điều 88 về “tội tuyên truyền chống nhà nước”. Người bị kết tội theo điều này có thể bị án tù từ 3 đến 20 năm.

Nếu cả hệ thống tuyên truyền VN có lên tiếng bôi nhọ Nguyễn Quang Lập, cũng như bôi nhọ bloger Hồng Lê Thọ (bị bắt vào ngày 29/11/2014) và nhiều nhà bất đồng chính kiến, trí thức phản biện, những dân oan VN khác đang bị bắt giam trong nhà tù VN, thì có một sự thật không thể chối bỏ được là dẫu xét trên phương diện nào của Hiến pháp VN và những cam kết quốc tế mà VN đã ký, thì những người này vẫn hoàn toàn vô tội.

Khi Hiến pháp đã quy định quyền của công dân, đương nhiên không một văn bản luật nào được trái Hiến pháp. Điều 88 hay điều 258 của. Bộ Luật hình sự chính là những quy định vi hiến, được đặt ra để cấm đoán tự do ngôn luận, để ngăn chặn các công dân đưa thông tin về sự thật và các ý kiến phản biện, trái với quyền lợi của nhiều nhà cầm quyền độc tài mà thôi.

Giám đốc Á châu của Tổ chức theo dõi nhân quyền – ông Brad Adams đã là một trong nhiều người đại diện cho tổ chức, cá nhân lên án về sự sai trái của những điều luật này: “chính phủ Việt Nam đã nhiều lần từ chối không chịu sửa đổi hoặc rút lại những điều khoản về an ninh quốc gia trong bộ hình luật, như điều khoản 88, kết tội những người đối lập ôn hoà...[và] tiếp tục dùng những luật này để bắt những người chỉ trích phải im tiếng". Ông cũng phê phán việc "chính phủ Việt Nam coi việc phát biểu quan điểm là một tội phạm". Ông kêu gọi chấm dứt "bỏ tù những người bất đồng chính kiến".

Nhiều chuyên gia về luật pháp trong nước và quốc tế đã nhận xét: việc sử dụng điều 88 cũng và 258 của Bộ luật Hình sự VN là vi phạm luật nhân quyền quốc tế.
Không ai không biết rằng những hành vi tước bỏ quyền tự do ngôn luận của công dân là một trong những tội ác chống lại loài người.

Dư luận cũng lên tiếng mạnh mẽ về phương diện trái đạo lý trong việc bắt giam Nguyến Quang Lập(NQL). Đày đọa một nhà văn tài năng, tuổi đã cao, bị liệt nửa người, hết sức khó khăn ngay cả trong việc tối thiểu như làm vệ sinh cá nhân, bản thân ông lại còn mang nhiều bệnh hiểm nghèo và có thể chết bất kỳ lúc nào bởi bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời và đúng chủng loại thuốc trong cảnh lao tù khắc nghiệt rõ ràng là một hành vi hết sức thất nhân tâm.

“Nhận tội và xin khoan hồng”?
Chỉ sáu ngày sau khi NQL bị bắt, Báo Công an TPHCM đã loan tin “Ông Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại. Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội”.

Thông tin này khiến cho một số người thất vọng. Đặc biệt, những “dư luận viên” chuyên “ngậm máu phun người” để lấy lợi lộc thì đắc thắng, ra sức dè bỉu mạt sát. Nhưng những người đã nhiều năm chứng kiến diễn biến trong trường văn trận bút sẵn sàng chà đạp lên đạo lý và sự thật dưới sự điều hành theo lợi ích của phe nhóm cầm quyền nào đó thì suy nghĩ khác. Ai cũng biết rằng đưa những thông tin chưa được kiểm chứng nhằm gây mất uy tín cho một người nào đó là trò thường xuyên, dễ dàng nhất mà người ta có thể làm trong một nền báo chí bị bóp nghẹt tự do ngôn luận. Thực tế cho thấy đã từng có nhiều thông tin giả được tung ra, thậm chí được đưa trên truyền hình nhưng đã bị cắt xén nhằm bôi nhọ những nhà văn, nhà trí thức, nhân sĩ yêu nước có tài năng, trung thực, dám vì quyền lợi chung mà hy sinh quyền lợi riêng.

Mục đích của việc bôi nhọ đó là khiến cho nạn nhân bị cô lập. Đã bị đầy đọa, họ càng thêm cô đơn khốn khổ trong lao tù. Họ thậm chí còn có thể bị ngay cả những người cùng chí hướng coi thường, bỏ rơi.

Mặt khác, việc bôi nhọ này cũng khiến cho một số người đang có cái nhìn thiện cảm, biết ơn những nhân sĩ trí thức dấn thân vì công lý và sự thật nay dễ sa vào thất vọng, chán nản trước thần tượng mà họ ngưỡng mộ. Họ nghĩ rằng thần tượng của họ đã không bền chí, hèn nhát và đầu hàng trước bạo quyền bằng cách nhận tội dù bản thân vô tội.

Cũng có người đặt giả thiết: giả sử nhà văn Nguyễn Quang Lập do không chịu đựng được áp lực khắc nghiệt lên bản thân, bệnh tật và gia đình nên đã “nhận tội” dù biết rằng mình không có tội và “xin được khoan hồng”? 

Tính mạng anh đang bị đe dọa bởi bệnh hiểm nghèo nên phải tạm thời lùi bước để được tại ngoại cứu lấy mạng sống? 

Thực tế đã cho thấy nhiều tay sừng sỏ vào sinh ra tử trong giới giang hồ dù không giết người cũng phải nhận tội cho thoát khỏi áp lực bức cung, nhục hình dai dằng với đủ ngón thâm độc, dẫu biết rằng nếu nhận tội nghĩa là nhận cái chết.

 Công bằng mà nói, chúng ta, mong có một Nguyễn Quang Lập kiên cường nhưng ngay cả trong trường hợp như vậy, cũng không thể không biết ơn những gì anh đã làm, đã hy sinh vì quyền lợi cộng đồng trên con thuyền Quê Choa.

Việc Nguyễn Quang Lập không được trả tự do sau 9 ngày tạm giam mà tiếp tục bị khởi tố theo điều 88 khiến cho dư luận càng nghi ngờ việc “Nguyễn Quang Lập nhận tội và xin khoan hồng” là thông tin bịa đặt.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế (CPJ) hôm 8/12 đã ra thông báo kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà văn Nguyễn Quang Lập. Ông Shawn Crispin, đại diện của CPJ ở Đông Nam Á, nói: "Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt việc sử dụng các đe dọa pháp lý để bịt miệng các bloggers độc lập và hãy bắt đầu bảo vệ quyền tự do báo chí được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam."

Ta nợ “tiền đò” những người đã hy sinh bản thân vì lợi quyền chung
Một người đa tài, nhân cách đáng nể trọng như Nguyễn Quang Lập, nếu chọn con đường viết văn, viết báo dối trá, tụng ca cho nhà cầm quyền, hoặc thờ ơ, vô lương trước sự thật và nỗi đau của đồng bào mình thì đã có rất nhiều dịp để vơ vét vinh thân phì gia. Nhưng anh đã không chọn con đường làm một nhà văn nô lệ, mặc dù đa phần nhà văn, nhà báo và những người được gọi là có học ở VN đã chọn con đường đó.

Theo dòng thời gian, chính kiến của người đồng hành với sự thật và lên tiếng vì sự thật ngày càng rõ ràng theo sự thức tỉnh. Con đường họ đi là con đường xa thẳm và đầy chông gai, càng đi càng chuốc lấy thiệt hại cho bản thân mình và gia đình. Những điều họ nói và viết ra, thay vì sẽ bị những tin tức sự kiện mới bồi lấp và đi vào quên lãng, thì với sự đàn áp của nhà cầm quyền, với thực tế một VN đang ngày càng đàn áp tự do và nhân quyền, đi ngược lại con đường phát triển của nhân loại, những điều họ nói và viết ra lại càng có sức lay động mọi người.

Vì sao blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập lại có tới hơn một trăm triệu người đọc, trong khi anh không hề dùng những thủ pháp giật gân câu khách và anh chẳng có tiền bạc và thế lực nào để hỗ trợ cho anh trong việc làm blog này? Con người tàn tật ấy đã làm được một điều phi thường mà những người dân có lương tâm trong nước VN phải tri ân, cũng như tri ân những blogger như Ba Sàm, Hồng Lê Thọ, Điếu Cày... và nhiều người khác.

Bởi vì người đọc vốn công bằng. Họ chẳng vì Nguyễn Quang Lập. Họ hào hứng dành thời giờ quý giá đến với Nguyễn Quang Lập chỉ vì trong những bài viết, trong blog của anh có họ - những người dân thấp cổ bé họng – tầng lớp bị tổng thương nhiều nhất về quyền lợi so với giai tầng cầm quyền tham nhũng.
Và tại Quê Choa, họ được đáp ứng phần nào khao khát thông tin về sự thật. Họ được đọc những bài viết trung thực, có chất lượng từ những trang web khác, được tiếp cận những cái nhìn nhiều chiều để tự mình chọn lọc thông tin cho khách quan hơn, tránh sự việc bị bóp méo hoặc sự thờ ơ, che giấu từ phía bộ máy tuyên truyền khổng lồ chỉ phục vụ quyền lợi của những kẻ tham nhũng và bán nước.

Đã có trên một trăm triệu lượt người vào đọc Quê Choa, thì ít ra cũng có cỡ cả hàng chục triệu người nợ và hàm ơn Nguyễn Quang Lập.

Không nợ nần sao được. Chúng ta nợ anh, cũng như nợ những blogger quên mình làm ra những trang thông tin vô vụ lợi cho cộng đồng, chỉ để thể hiện một khát vọng muốn cho VN bảo vệ được chủ quyền đất nước, cải cách thể chế tiến bộ để người VN đỡ khổ, đi nhanh hơn trên con đường phát triển.

Ai đi đò mà chẳng phải trả tiền đò. Nếu không trả nghĩa là đi nhờ. Nhờ là nợ mãi.
Khi chúng ta đi trên con đò chở sự thật, chúng ta nợ người lái đò không phải tiền. Món nợ của chúng ta lớn hơn nhiều. Đó là nợ mồ hôi nước mắt và có khi cả máu của người lái đò đơn độc dưới vô vàn hiểm nguy.

Đó là loại nợ nhân tâm.
Chúng ta đã chứng kiến nhiều người làm nên những kỳ tích anh hủng. Liều mình lấy thân che cho một em nhỏ trước bom. Lao vào lửa cứu người trong đám cháy. Đó là những hành vi hết sức đáng khâm phục và hàm ơn. Nhưng thường những hành động anh hùng kiểu đó diễn ra trong khoảnh khắc. Nguy hiểm chết người trong khoảnh khắc và áp lực sẽ chấm dứt rất nhanh.

Sự lựa chọn hy sinh của những anh hùng kể trên khác với đặc thù của những nhà bất đồng chính kiến, những nhà phản biện, những người viết vì lương tri.
Thử thách đối với họ là những tháng năm dài của đời người phải đối diện với áp lực nguy hiểm của cả một bộ máy đàn áp khổng lồ đè nặng lên tâm tư và đời sống trong từng giờ giờ ngày ngày phút phút năm năm.

 Khi đã là một người viết chuyên chở sự thật tại một đất nước độc tài như VN, mỗi ngày đều có thế là ngày cuối cùng anh được sống hoặc được tự do. Mỗi người đi qua anh, ngồi trước cửa nhà anh đều có thể là một người theo dõi và hãm hại anh bất cứ lúc nào. Khi đã là một người bất đồng chính kiến, đứng về phía sự thật, không những bản thân anh mà có thể cả người thân, gia đình anh cũng sẽ bị triệt phá mọi đường sinh kế.

Tại sao một người bị tàn tật, bệnh hiểm nghèo như Nguyễn Quang Lập hoặc một số người khác phải đơn độc liều thân?

Lỗi một phần là ở chúng ta, một đám đông vố số những người thờ ơ, vờ câm điếc mù lòa, biết hết về những bất công, ấm ức trong dạ, khao khát một bến bờ công lý nhưng vì đàn áp, vì sợ hãi mà không làm bất cứ điều gì để phản đối những cái xấu, bất công, để mặc tham nhũng và lũ xẻo thịt đất nước hoành hành.
Đã biết rằng nợ, thì sao không trả? Một chữ ký vào kiến nghị yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Quang Lập và các nhà bất đồng chính kiến, các blogger khác đang bị cầm tù, truy bức khác, đó là một việc làm tối thiếu và cấp bách vào lúc này, chí ít cũng là tự an ủi lương tâm.

Nhà cầm quyền VN cần hành xử theo lẽ phải, trả tự do ngay cho Nguyễn Quang Lập, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Hữu Vinh ...và những người bất đồng chính kiến, dân oan đang bị cẩm tù khác. đồng thời hủy bỏ ngay điều 88 và 258 của Bộ Luật Hình sự hiện hành.

Võ Thị Hảo, Hà Nội 18/12/2014
Nguồn: RFA


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List