Tuyên
bố về hai vụ án tử hình Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải
Kính gởi:
– Toàn thể Đồng bào Việt
Nam trong và ngoài nước
– Chính phủ và Quốc hội
các quốc gia dân chủ
– Các tổ chức nhân quyền
quốc tế và các hãng thông tấn hoàn vũ
– Các cơ quan tư pháp
tại các nước văn minh.
Từ 6-7 năm nay, có hai
tù nhân là Nguyễn Văn Chưởng (sn 1983) và Hồ Duy Hải (sn 1985), bị tòa án sơ
thẩm lẫn phúc thẩm Việt Nam kết án tử hình, đã liên tục kêu oan và sống trong
khắc khoải. Gia đình họ cũng phải bỏ công ăn việc làm, thậm chí tán gia bại sản
để đi đòi công lý cho người thân trong đau khổ và tuyệt vọng. Nỗi bất hạnh tột
cùng này lên đến đỉnh điểm khi bản án tử được thông báo sẽ thi hành cuối năm
nay (đối với NVC) và có thể đầu năm tới (đối với HDH). Tin tức này cũng khiến công
luận và báo chí đòi xét lại toàn bộ hai vụ án, vì có vô số điều phi lý, mâu
thuẫn, mờ ám, oan ức do chính các luật sư, gia đình lẫn công luận nêu ra.
1- Sự kiện
a- Vụ án Nguyễn Văn Chưởng.
Đây là việc 1 thiếu tá
công an ở Hải Phòng bị giết chết đêm 14-7-2007. Vụ án có 3 bị cáo gồm Vũ Đoàn
Trung, ở Hải Phòng, nhận tội, 23 năm tù giam; Đỗ Văn Hoàng, ở Hải Phòng, không
nhận tội, tù chung thân; và Nguyễn Văn Chưởng, ở Hải Dương (bị Vũ Đoàn Trung tố
cáo là chủ mưu), không nhận tội, tử hình.
Tháng 7 năm ấy, bị cáo
Nguyễn Văn Chưởng cùng với em trai đang lao động ở Hải Phòng. Tuy nhiên, cả 2
không có mặt tại đó vào thời điểm xảy ra án mạng (vì họ thường về thăm nhà ở
thôn 1, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương mỗi cuối tuần). Nhiều
người thân lẫn người dân trong thôn đã làm chứng về sự có mặt của 2 anh em đêm
14-7-2007, xa phạm trường tới 40km. Thế nhưng lời khai của các nhân chứng bị cơ
quan điều tra hoặc xuyên tạc (như bà Nguyễn Thị Bích, mẹ bị cáo) hoặc dùng tra
tấn để phải rút lại (như chị Nguyễn Thị Bảy, vợ bị cáo hoặc nhiều người dân trong
làng). Các nhân chứng ấy lại không được ghi lời khai trong bản án cũng chẳng
được triệu tập đến tòa trong ngày xử.
Nhiều tình tiết cho thấy
công an đã áp đặt tội cho Nguyễn Văn Chưởng ngay từ khi khởi sự điều tra. Đó là
bắt giam Nguyễn Trọng Đoàn (em của Chưởng) khi anh này đem đơn của mẹ kêu oan
cho con (10-08-2007), sau đó kết án anh 2 năm tù vì “che giấu tội phạm”. Đó là
tra tấn dã man bị cáo Chưởng và nhiều chứng nhân để hủy bằng cớ ngoại phạm của
anh. Đó là trong hồ sơ vụ án, giấy tờ giám định thương tích của Chưởng, lời
khai của nhiều nhân chứng không có; chữ ký của Đoàn bị giả mạo; lời khai của hai
bị cáo Vũ Toàn Trung và Trần Thị Lan Phương (người yêu) rất mâu thuẫn nhau; yêu
cầu của Chưởng xin được khôi phục các cuộc điện thoại của mình tối ngày 14 và
sáng ngày 15-07-2007 cũng bị lờ hẳn.
Ngoài ra, cơ quan điều
tra còn gây khó khăn và chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa
(hơn 3 tháng so với qui định là 3 ngày) khiến nhiều cuộc thẩm vấn bị cáo và
nhiều biên bản lời khai không có luật sư tham dự (hay nếu có thì công an chẳng
giới thiệu là luật sư). Đến ngày xét xử, tòa án chẳng triệu tập nhân chứng nào
cũng không cho các bị cáo đối chất với nhau. Chưởng kêu bị tra tấn nhục hình
thì Hội đồng xét xử bác bỏ vì cho rằng trong biên bản không ghi điều đó.
Nhận thấy vụ án bất
công, gia đình thuê luật sư bào chữa thì được trả lời: “VN không có luật!
Nếu thực hiện đúng luật thì chúng tôi có thể cãi cho ông.
Luật như các nước
khác thì chúng tôi cãi được còn VN không có luật nào cả. Luật của ‘chúng nó’
nên chúng tôi chịu thua” (RFA 3-12-2014). Sau đó, thấy bản án oan ức, thân
phụ bị cáo cho biết: đã làm “đơn gửi
văn phòng Chủ tịch nước hàng ngàn lá. Tôi cũng đã lên tận nhà riêng ông Trương
Tấn Sang, đã gửi kể cả đơn bằng máu mà báo Người Đưa Tin chụp tung lên mạng…
nhưng hiện nay không có phản hồi nào” (RFA 3-12-2014). Hiện cả gia đình và
nạn nhân không làm đơn xin ân xá mà chỉ kêu oan vô tội.
b- Vụ án Hồ Duy
Hải.
Đây là vụ 2 nữ nhân viên
bưu điện bị hãm hiếp, giết chết đoạn cướp của ngày 14-01-2008 ở bưu cục Cầu
Voi, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An mà chẳng có ai chứng kiến. Khoảng 3 tháng
sau, cơ quan công an điều tra tỉnh bắt sinh viên Hồ Duy Hải. Rồi cả hai cấp tòa
sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình cho anh về các tội “giết người”,
“cướp tài sản”.
Tuy trong các bản khai,
Hồ Duy Hải có thừa nhận tội lỗi, nhưng trước hai tòa và khi gặp thân nhân, anh
đều kêu oan và cho biết mình đã bị tra tấn dã man nên phải ký nhận những bản
khai viết sẵn. Trong phiên sơ thẩm ngày 28-11-2008, luật sư bào chữa Nguyễn Văn
Đạt đã đưa ra đến 41 điểm sai phạm trong quá trình tố tụng và điều tra xét hỏi,
như không có vật chứng (các dấu vân tay tại phạm trường chẳng phải là của bị
cáo, con dao và tấm thớt gây nên cái chết cho 2 nạn nhân là đồ đi mua ở chợ về sau,
mẫu máu và tóc lại để tới 5 tháng sau đó mới xét nghiệm), cũng không có nhân
chứng xác nhận bị cáo có mặt tại phạm trường. Không chi tiết nào trong 41 chi
tiết này được cơ quan điều tra giải đáp. Đến phiên xử tiếp, luật sư chỉ định
Nguyễn Thành Quyết đã không bào chữa, lại còn “xin nhận tội” và “xin được
hưởng” án chung thân giùm cho bị cáo !?!
Trong đơn đề nghị giám
đốc thẩm viết ngày 11-01-2012, luật sư Trần Hồng Phong cũng chỉ ra vô số điểm
mâu thuẫn (đặc biệt các lời khai của nhiều nhân chứng trong bút lục đã bị sửa
chữa mà chẳng có chữ ký xác nhận của họ) để rồi nhận định: “Việc xét xử
phiến diện, thiếu khách quan, bất chấp kết quả giám định khoa học, bỏ qua tình
tiết ngoại phạm của bị cáo; kết luận trong bản án không phù hợp với các tình
tiết khách quan của vụ án; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm sai lệch
hồ sơ vụ án; áp dụng pháp luật không đúng, xét xử sai tội danh”. Ngoài ra,
sau khi vụ án xảy ra, nhiều tờ báo đã có bài viết, nêu nhiều tình tiết cho thấy
hung thủ có thể là một kẻ khác và đã được cơ quan điều tra lấy lời khai ngay từ
khi mới phát hiện vụ việc (như Thanh Niên ngày 16-01-2008; Người Lao Động ngày
17-01-2008). Thế mà toàn bộ các tình tiết ấy đã không nằm trong hồ sơ. Đó là
chưa kể có mật lệnh cấm nhiều tờ báo không được viết gì về vụ Hồ Duy Hải !?!
Sau khi có bản án tử
hình, bị cáo Hải và gia đình không viết đơn xin ân xá (dù có bị ép) gửi đến Chủ
tịch nước mà chỉ liên tục kêu oan vì họ cho rằng anh không có tội. Sáu năm
qua, gia đình đã gửi đơn khắp nơi đề nghị giám đốc thẩm để giải oan
cho anh, nhưng đều chỉ nhận được trả lời là “đã đúng người đúng tội”
hay “hết thẩm quyền xử lý vụ án”. Bà mẹ còn tìm đến Quốc hội, nhà riêng của các
lãnh đạo cao cấp để kêu cứu nhưng vô vọng. Thậm chí bà còn bị dọa đổ keo vào
miệng để không la được nữa, còn dì ruột của Hải thì bị công an côn đồ đánh cho thâm
tím tay chân khi hai bà căng băng-rôn biểu tình trước cổng Tòa án tối cao ngày
28-11-2014.
2- Nhận định và tuyên bố
Trước những vụ việc trên đây, các tổ chức xã hội dân sự nhận định và tuyên bố:
a- Vì tại Việt Nam chỉ
có tam quyền phân công chứ không phân lập, nền tư pháp hoàn toàn nằm dưới sự
lãnh đạo tuyệt đối, chi phối toàn diện của đảng Cộng sản, nhằm bảo vệ sự tồn
tại của đảng bằng mọi giá chứ không nhắm bảo vệ tính mạng và quyền lợi người
dân, nên nhiều vụ án oan khốc đã xảy ra xổ toẹt luật pháp, thách thức công
luận, với những bức cung, nhục hình, với cáo trạng dối, chứng cứ giả, với âm
mưu cá nhân và ý đồ tập thể… Ở hai vụ án trên, hai chàng thanh niên bị bắt một
cách tình cờ (vì không có mặt tại hiện trường), kết tội chỉ bằng “lời khai” là chủ
yếu, không cần những vật chứng, lý chứng, nhân chứng có sức thuyết phục. Cũng
như “nhà nước được đẻ ra từ nòng súng”, lời khai đó đã được đẻ ra từ đấm
đá đòn vọt, theo thói “không có tội thì đánh cho có, có tội thì đánh cho
chừa“. Biện pháp dùng tra tấn, nhục hình để mớm cung, ép cung là chuyện
chẳng ai lạ ở VN, khi mà cơ quan điều tra luôn cho mình có quyền hành động bí mật,
loại bỏ vai trò luật sư trong tiến trình thẩm vấn.
b- Việc công an nhất
quyết cho hai bị cáo là thủ phạm dù giữa bản thân và gia đình họ với công an
chẳng có tư thù, điều ấy có thể lý giải bằng hai cách. Một là sau thời
gian không tìm ra thủ phạm (vụ HDH) hoặc không tìm ra bằng chứng nơi kẻ bị coi
là thủ phạm (vụ NVC), rồi bị áp lực đạt chỉ tiêu phá án để bảo vệ thành tích
của đơn vị, công an đã bắt đại một người nào đó để kết tội hay kết tội đại một
người nào đó đã bắt. Chẳng may HDH và NVC trở nên vật tế thần. Hai là công an biết rõ thủ phạm thật
của vụ việc, nhưng thủ phạm này lại là kẻ có quyền hoặc có tiền và đã biết dùng
tiền hoặc quyền để khuynh đảo công lý. Việc đề nghị khởi tố hai nạn nhân với án
tử hình nếu thành công thì vừa cứu thoát người được che chở vừa tránh hậu họa,
vì một lý do nào đó, thủ phạm đích thực bị bắt hay ra đầu thú, sẽ khiến công an
bị kết tội gây án oan sai như vụ “tù oan 10 năm Nguyễn Thanh Chấn”.
c- Khi hồ sơ điều tra
chuyển lên viện kiểm sát, viện này có hai chọn lựa: hoặc miễn tố 2 bị cáo với
lý do không đủ chứng cớ, hoặc giúp công an bảo vệ thành tích phá án bằng cách
khởi tố họ dựa trên biên bản điều tra. Kiểm sát và công an là hai cơ quan cùng
thuộc bộ tư pháp, dưới quyền chỉ đạo của cùng một đảng, nghĩa là có quan hệ
“người nhà”. Cho nên việc kiểm sát giúp công an bảo vệ thành tích phá án là
điều dễ hiểu. Khi hồ sơ được viện kiểm sát chuyển sang tòa án để xét xử, quan
hệ “người nhà” giữa tòa án và công an cùng viện kiểm sát lại được vận dụng. Tòa
án cũng có hai chọn lựa, hoặc xét thấy không đủ yếu tố buộc tội nên trả nội vụ
về công an điều tra lại, hoặc kết án bị cáo theo hồ sơ điều tra. Thực tế, việc
chuyển hồ sơ về lại công an chỉ mất thì giờ chứ kết quả điều tra lại thường
không thay đổi, nên khuynh hướng của tòa án là căn cứ trên hồ sơ của công an để
xét xử và luận tội. Mà một khi chọn giải pháp kết án thì cũng do lo sợ hậu quả
là sẽ có thể bị khuyết điểm xử sai, mất thành tích công tác, nên tòa án sẽ đồng
lõa với công an và kiểm sát kết án tử hình cho xong chuyện, chưa kể là còn
hưởng mối lợi từ thủ phạm thật đang có quyền hoặc có tiền. Rồi để chắc chắn bản
án không bị bác bỏ, tòa sơ thẩm đã hội ý trước với tòa phúc thẩm để thống nhất bản
án. Việc này mang tính cách “thông đồng”, trái với nguyên tắc độc lập của việc
xét xử. Nhưng đó là trình tự thông thường diễn ra đằng sau các vụ án quan trọng
của hệ thống tư pháp Việt Nam.
d- Do đó chúng tôi mạnh
mẽ yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải xét lại toàn bộ hai vụ án (và nhiều vụ án tử
hình khác nữa). Không thể chấp nhận việc bắt người vô tội chết thế cho thủ phạm
đích thật hoặc đem sinh mạng dân đổi lấy thành tích cho ngành và giữ lấy quyền
lực cho đảng.
Chúng tôi cũng kêu gọi quốc dân và quốc tế ý thức rõ ràng để hợp
lực xóa bỏ tình trạng một nhóm người chiếm độc quyền cai trị cả nước, tự tung tự
tác hơn nửa thế kỷ, đang sinh ra những đám mafia thao túng tất cả các lãnh vực,
từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến tư pháp, bất chấp đạo đức lẫn công lý, lương
tâm lẫn tình người.
Nếu ai cũng im lặng mà bỏ qua thì rồi có thể một ngày nào
đó, bất cứ công dân Việt vô tội nào cũng sẽ là một nạn nhân như Nguyễn Văn
Chưởng và Hồ Duy Hải. Chúng tôi cũng kêu gọi “Các bà mẹ bà vợ bị oan ức, hãy
đoàn kết lại!” (như “Các bà mẹ Thiên An Môn” bên Tàu) để
đứng lên tranh đấu, ngõ hầu bảo vệ mạng sống và tự do của con, của chồng mình,
cứu bao nhiêu nạn nhân vô tội có thể bị nền tư pháp mafia giết trong tương lai.
Làm tại Việt Nam ngày 10
tháng 12 năm 2014, Ngày Nhân quyền Quốc tế lần thứ 66.
Các tổ chức xã hội dân
sự đồng ký tên:
1- Bach Dang Giang
Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải
2- Diễn đàn Xã hội Dân
sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
3- Giáo hội Cao Đài. Đại
diện: Các CTS Hứa Phi, Nguyễn Bạch Phụng, Nguyễn Kim Lân.
4- Giáo hội Liên hữu
Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
5- Giáo Hội PGHH Thuần
túy. Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm
6- Hiệp hội đoàn kết Công – Nông Việt Nam. Đại
diện: Ông Nguyễn Mai.
7- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt
Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.
8- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Ls Nguyễn Văn
Đài
9- Hội Bảo vệ Quyền tự do tôn giáo. Đại diện: Cô
Hà Thị Vân.
10- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn
Lê Hùng
11- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam. Đại
diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
12- Hội Phụ nữ Nhân
quyền Việt Nam. Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy
13- Hội thánh Mennonite Chuồng bò. Đại diện: Ms
Nguyễn Mạnh Hùng và Ms Lê Quang Du.
14- Khối Tự do Dân chủ
8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải.
15- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện:
Linh mục Phan Văn Lợi.
16- Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu. Đại
diện: Bà Trần Ngọc Anh.
17- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa
thượng Thích Không Tánh
18- Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT Sài Gòn. Đại
diện: Linh mục Đinh Hữu Thoại.
Hải ngoại
19- Đài + báo Việt Nam Tự Do. Đại diện: Giáo sư
Vương Kỳ Sơn.
20- Liên mạng truyền thông Báo Động. Đại diện:
Ông Huỳnh Tâm
21- Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 New Orleans,
HK. Đại diện: Giáo sư Vương Kỳ Sơn.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền