Dọc, Ngang
và Chéo
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 4 tháng
12, 2014
Cà Phê Tối- Công lý ở VN chỉ là anh hề!, ngày
19.11.2014
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Chúng ta đang có cơ hội rất lớn
để đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải thực sự tôn trọng tự do tôn giáo như một
nhân quyền phổ quát toàn xã hội. Muốn biến cơ hội thành hiện thực thì chúng ta
phải phối hợp chặt chẽ giữa trong và ngoài.
Trong mấy ngày qua, một phái đoàn nhỏ
của chúng tôi đã tiếp xúc với nhân viên lập pháp của nhiều vị dân biểu và
thượng nghị sĩ sẽ nắm trọng trách trong Quốc Hội khoá 2015-2016. Họ đều đồng ý
rằng tự do tôn giáo phải là trọng tâm trong chính sách đối ngoại với Việt Nam.
Kế hoạch quốc tế vận
Mục tiêu là tăng tối đa mức thiệt hại
cho chế độ ở Việt Nam nếu họ tiếp tục vi phạm tự do tôn giáo. Cách thực hiện là
cài tự do tôn giáo với Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà chính
quyền Việt Nam đang cầu cạnh từng ngày để hòng cứu vãn nền kinh tế đang tiến
sát bờ vực thẳm.
Năm 2013-2014 chúng ta đã thành công
trong việc cài quyền lao động thành điều kiện tiên quyết để Việt Nam tham gia
TPP. Hiện nay chính phủ Hoa Kỳ dứt khoát đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng quyền
lập nghiệp đoàn tự do và độc lập như là điều kiện bất khả nhượng.
Cũng vậy, chúng ta sẽ cài vấn đề tự do
tôn giáo vào TPP. Chúng ta làm được điều này vì luật Hoa Kỳ không cho phép phát
triển mậu dịch với quốc gia nào vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng.
Theo luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được Quốc Hội thông qua năm 1998, quốc gia nào
vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng thì phải bị chỉ định là "quốc gia phải
quan tâm đặc biệt" (CPC) và chịu chế tài. Một trong các biện pháp chế tài
là cấm tăng mậu dịch với quốc gia ấy.
Thời điểm để Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ chỉ định CPC thường là tháng 7 mỗi năm.
Từ giờ đến đó chúng ta sẽ liên tục thách
đố Bộ Ngoại Giao chứng minh rằng Việt Nam không vi phạm tự do tôn giáo một cách
trầm trọng nếu muốn không phải đưa Việt Nam vào danh sách CPC.
Cuộc thách đố
Muốn tạo cuộc thách đố,
chúng ta sẽ phải liên tục chỉ ra thực trạng vi phạm quyền tự do tôn giáo tiếp
tục diễn ra một cách trầm trọng và có hệ thống ở Việt Nam.
Muốn vậy, chúng ta phải
có những chứng cớ không thể chối cãi, và càng nhiều càng tốt, để cùng lúc nộp
cho Bộ Ngoại Giao, cho Quốc Hội, cho Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế,
và cho Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Chúng ta nộp cho Bộ
Ngoại Giao để họ phối kiểm trực tiếp với các nạn nhân là nhân chứng ở Việt Nam.
Chúng ta nộp cho Quốc
Hội để họ theo dõi sự phối kiểm và báo cáo trở lại của Bộ Ngoại Giao cho từng
vụ đàn áp một.
Chúng ta nộp cho Uỷ Hội
Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế để họ phối kiểm độc lập và phúc trình trực tiếp
với Quốc Hội vào tháng 4, 2015. Quốc Hội sẽ đối chiếu bản phúc trình này với
các báo cáo của Bộ Ngoại Giao.
Chúng ta nộp cho Báo Cáo
Viên Đặc Biệt của LHQ để họ phối kiểm độc lập và tường trình trong bản phúc
trình chính thức sẽ công bố tháng 3, 2015.
Như vậy, bản báo cáo của
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể quá sai biệt với bản phúc trình của LHQ, bản
phúc trình của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo và những gì mà các thành viên
Quốc Hội đều đã biết. Khi ấy, nếu tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam vẫn trầm
trọng, vẫn có hệ thống thì rất khó để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tránh không đưa Việt
Nam vào danh sách CPC.
Vai trò của người ở
trong nước
Tất cả những bước kể
trên đều tuỳ thuộc vào một yếu tố: Chúng ta phải có những chứng cớ không thể
chối cãi, và càng nhiều càng tốt.
Muốn đáp ứng được yếu tố
này thì các cộng đồng tôn giáo bị đàn áp ở trong nước phải có khả năng báo cáo
các vi phạm mà họ gánh chịu, một cách chính xác, cụ thể, và đầy đủ. Theo tôi
ước tính, mỗi cộng đồng tôn giáo sẽ phải có ít ra 2 nhân sự với kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm để chuyên thực hiện các bản báo cáo vi phạm theo đúng thủ
tục và tiêu chuẩn của LHQ.
Các nhận sự này liên tục
theo dõi mọi động thái của chính quyền đối với cộng đồng tôn giáo của mình và
nhanh chóng báo cáo mỗi khi có hành động vi phạm. Đấy là báo cáo dọc, nghĩa là
dọc theo chiều thời gian.
Đối với các cộng đồng
tôn giáo có hoạt động trải rộng, các nhân sự này toả ra để báo cáo vi phạm xảy
ra ở các nơi khác nhau. Đấy là báo cáo ngang, nghĩa là theo chiều ngang địa dư.
Khi cả một cộng đồng tôn
giáo bị đàn áp và phong toả chặt chẽ, nhân sự từ cộng đồng khác sẽ báo cáo hộ.
Đấy là báo cáo chéo, nghĩa là chéo từ cộng đồng này sang cộng đồng khác. Trong
vụ đàn áp nhắm vào Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Bình Dương, 3 người đã cùng
nhau thực hiện các bản báo cáo đều thuộc hội thánh khác, hoặc thuộc tôn giáo
khác.
Từ đầu năm đến giờ chúng
tôi đã huấn luyện khoảng 170 nhân sự chuyên báo cáo vi phạm tự do tôn giáo. Họ
đã thực hiện được gần 100 bản báo cáo gửi cho Bộ Ngoại Giao, Quốc Hội, Uỷ Hội
Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và LHQ.
Tuy nhiên con số 170 còn
rất ít ỏi. Có lẽ phải có khoảng 1,000 nhân sự mới đủ rải ra khắp đất nước để
nhất nhất hành vi vi phạm nào, xẩy đến cho bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào, cũng
lập tức được báo cáo nhanh chóng và đúng tiêu chuẩn và thủ tục quốc tế.
Khi ấy, chính quyền Việt
Nam càng đàn áp thì càng tạo thuận lợi và dễ dàng cho việc báo cáo và càng khó
cho Bộ Ngoại Giao tránh đưa Việt Nam vào danh sách CPC.
Các bước thực hiện
Từ giờ đến tháng 3,
2015, chúng tôi phối hợp với các nhân sự ở trong nước đã được huấn luyện và có
kinh nghiệm để theo dõi mọi diễn biến và báo cáo lập tức, liên tục và ồ ạt.
Song song, chúng tôi huấn luyện thêm nhiều nhân sự trong nước để ngày càng tăng
số hồ sơ báo cáo. Mục tiêu là trưng dẫn số lượng chứng cớ mang tính cách áp đảo
để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tha hồ phối kiểm.
Cuối tháng 3 là thời điểm Báo Cáo Viên
Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng công bố bản phúc trình về
tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nếu từ giờ đến khi ấy, chỉ còn cỡ 3
tháng, tình trạng đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam không được cải thiện đáng kể
thì chắc chắn bản phúc trình này sẽ là cái gông đeo cổ mà chính Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ dù muốn cũng khó thảo gỡ cho Việt Nam.
Cuối tháng 4 là thời điểm Uỷ Hội Hoa Kỳ
về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế công bố bản phúc trình. Nếu vẫn không có gì thay đổi
thì cái gông càng thêm nặng.
Tháng 5 sẽ là cuộc Đối Thoại Nhân Quyền
giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, diễn ra ở Hà Nội. Đây là cơ hội để Việt Nam chứng minh
những thay đổi về chính sách và trong thực tế. Nếu vẫn không có những cải thiện
đáng kể thì Bộ Ngoại Giao không thể phản biện 2 bản báo cáo ở trên.
Giữa tháng 6 sẽ là cuộc tổng vận động do
Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ tổ chức. Mục đích là chỉ
ra cho Quốc Hội hiểu rõ thực trạng của chính sách tôn giáo ở Việt Nam chiếu
theo 2 bản báo cáo rất khả tín này, và chứng minh cho Quốc Hội thấy rằng Việt
Nam rất xứng đáng được để tên vào danh sách CPC, theo đúng luật Hoa Kỳ. Chúng
tôi cầu mong thật đông đảo đồng hương nhập cuộc và đồng hành trong cuộc tổng
vận động mang tính cách quyết liệt này.
Điều này sẽ đặt Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào
thế khó chống chế để không đưa Việt Nam vào danh sách CPC, thường được công bố
vào tháng 7.
Bài liên quan:
Ghi danh tham gia Ngày
Vận Động Cho Việt Nam 2015
Posted on Thursday,
December 04 @ 23:15:12 EST by ngochuynh
Muốn hiệu quả, có khi phải âm thầm
Ts. Nguyễn Đình Thắng
ngày 2 tháng 12, 2014
Người Mỹ có câu: "Nếu bạn vẫn làm như trước, thì đừng mong
kết quả sẽ khác đi."
Áp dụng phương châm này vào tình trạng của Hội Thánh Tin Lành
Mennonite ở Bến Cát, Bình Dương thì chúng ta thấy rằng:
(1) Đã có nhiều bài tri hô, lên án, chạy tin trên các phương tiện
truyền thông Việt ngữ từ tháng 6 đến giờ;
(2) Càng lên tiếng thì càng bị đàn áp.
Nếu tiếp tục cách thức ấy thì không thể mong chờ kết quả tốt hơn.
Nhiều triển vọng kết quả sẽ xấu đi. Tri hô, lên án, chạy tin không những vô
hiệu mà còn phản tác dụng.
Chúng ta cần làm cách khác.
Cách làm khác
Cách ấy là như thế này:
(1) Tuyệt nhiên không lên tiếng tri hô, lên án, chạy tin như trước
nữa.
(2) Thay vào đó, báo cáo với các cơ quan Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ, Quốc Hội Hoa Kỳ, các toà đại sứ Tây Phương ở Hà Nội, và các tổ
chức nhân quyền quốc tế.
Nếu thực hiện đúng thủ tục, các cơ chế kể trên sẽ gửi công văn đến
chính quyền trung ương ở Hà Nội để yêu cầu phối kiểm, hoặc thừa nhận hoặc phủ
nhận, các điểm trong bản báo cáo. Các công văn này chính thức nhưng
không công bố.
Khi nhận được công văn, chính quyền trung ương biết rằng đang bị
quốc tế "sờ gáy", không thể đổ thừa là không biết việc xẩy ra ở địa
phương. Như vậy, nếu sự đàn áp hay sách nhiễu vẫn tiếp diễn thì rõ ràng đó là
chính sách của nhà nước trung ương.
Tuần rồi chúng tôi, BPSOS, đã nộp hồ sơ về vụ đàn áp Hội Thánh Tin
Lành Mennonite ở Bình Dương cho các nơi sau đây:
(1) Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng
(2) Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
(3) Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ
(4) Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội
Chúng tôi cũng đã gửi gắm ông tân đại sứ Hoa Kỳ, qua Dân Biểu Ed
Royce, hồ sơ này để ông ta nắm vững tình hình trước khi đến Việt Nam.
Kế đến chúng tôi sẽ gửi hồ sơ đến Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo
Quốc Tế.
Việc gì sẽ xảy ra?
Thứ nhất, các nơi này sẽ lên tiếng với chính quyền Việt Nam ở Hà
Nội.
Nếu tình trạng đàn áp tiếp diễn thì nó chắc chắn sẽ được đưa vào
bản báo cáo chính thức mà Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ sẽ công bố
tháng 3 tới đây.
Đối mặt với bản báo cáo này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ không thể
không báo cáo tương tự.
Và đã báo cáo tương tự thì sẽ rất khó để không đưa Việt Nam vào
danh sách Quốc Gia Phải Quan Tâm Đặc Biệt (CPC).
Vào CPC rồi thì triển vọng để Việt Nam tham gia Hiệp Ước Mậu Dịch
Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giảm hẳn đi vì theo luật, Hoa Kỳ không được nới
rộng mậu dịch với các quốc gia trong danh sách CPC.
Nghĩa là chế độ ở Việt Nam sẽ bị tổn hại. Họ sẽ phải cân nhắc lợi, hại khi quyết
định có nên tiếp tục đàn áp hay phải ngưng tay.
Tại sao cách cũ không hiệu quả?
Khi tri hô, lên án hay chạy tin trên các phương tiện truyền thông
Việt ngữ thì đó là ta nói cho ta nghe và... cho công an nghe. Chế độ biết rằng
chẳng có quốc tế nào đọc tiếng Việt để can thiệp. Họ tha hồ leo thang đàn áp,
vừa để bịt miệng nạn nhân vừa để dằn mặt tất cả quần chúng rằng, đấy, càng tri
hô thì càng khốn đốn. Chúng ta phải chọn đối tượng khác: nói với quốc tế.
Hơn nữa, thủ tục báo cáo vi phạm để có sự can thiệp của quốc tế có
những điều kiện và tiêu chuẩn rất khác với một bản tin hay lời ta thán. Các cơ
chế LHQ và quốc tế nêu trên không dùng được loại thông tin mà chúng ta phổ biến
trên các diễn đàn. Chúng ta phải viết cách khác: phải phù hợp với tiêu chuẩn
của quốc tế để họ có thể lên tiếng.
Đây là bản báo cáo về Hội Thánh Mennonite Bình Dương tình đến ngày
2 tháng 11 mà chúng tôi đã gởi đi, tiếng Anh và tiếng Việt:
Chúng tôi sẽ đưa ra bản báo cáo bổ túc về những sự việc xẩy ra từ
ngày ngày 3 trở đi, để làm ví dụ về cách báo cáo khi đàn áp tiếp diễn.
Lợi ích của sự âm thầm
Chúng ta cần tâm niệm là chỉ làm những gì có hiệu quả. Nếu hô hoán
ầm ĩ mà không đạt hiệu quả thì hô hoán làm gì?
Hơn nữa, khi chúng ta lên tiếng đúng chỗ, đúng cách nhưng trong sự
yên ắng thì chế độ sẽ không biết là cú đánh từ đâu đến, sẽ đến lúc nào, để mà
chống đỡ. Dù không tăm hơi, nhưng không có nghĩa là chúng ta không đang ra tay.
Có những khi chúng ta cần âm thầm nếu muốn đạt hiệu quả.
Thế nhưng ở đây tôi phá lệ vì muốn dùng trường hợp Hội Thánh
Mennonite ở Bình Dương làm dẫn chứng cho một cách làm khác.
Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi để xem hiệu quả đến đâu.
Posted on Tuesday,
December 02 @ 01:24:17 EST by ngochuynh
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền