BÀI
BÀO CHỮA PHÚC THẨM
Cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy
Quỳnh tại phiên tòa HSPT ngày 12/12/2014 Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Tp.Hố
Chí Minh, xét xử tại Đồng Tháp về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo điểm c khoản
2 điều 245 – BLHS.
Kính thưa Hội đồng xét
xử,
Tôi là Luật sư Hà Huy
Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội xin trình bày
quan điểm bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị cáo
buộc về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo điểm c khoản 2 điều 245 – BLHS tại
phiên tòa phúc thẩm, như sau:
Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án
về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu
đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
…
c) Gây
cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
I. Tóm tắt vụ án:
– Khoảng 08 giờ ngày
11/02/2014, xảy ra sự việc.
– 11 giờ 45 Công an xã
Mỹ An Hưng B lập biên bản bắt người phạm tội quả tang bà Hằng, bà Quỳnh và một
số người khác.
– 19 giờ ngày
11/02/2014, Công an huyện Lấp Vò ra Quyết định số 15/QĐ-TGN tạm giữ bà Hằng theo
thủ tục hành chính 24 giờ (19 g 11/02/2014 – 19 g 12/02/2014); bà Quỳnh cũng bị
như vậy.
– Ngày 12/02/2014, Cơ
quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò ra Lệnh số 26/LBKC-CQĐT bắt khẩn cấp đối với bà
Hằng và bà Quỳnh cũng bị như vậy.
– Ngày 21/02/2014, Cơ
quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò ra Quyết định số 20 Lệnh tạm giam bà Hằng 02
tháng 21 ngày (21/02 – hết 12/05/2014) và bà Quỳnh cũng bị như vậy.
– Ngày 21/02/2014, Thủ
trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò ra quyết định số 15/CSĐT khởi tố vụ
án: Chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng.
– Ngày 04/06/2014, VKS
huyện Lấp Vò ra Quyết định số 09/KSĐT V/v chuyển vụ án hình sự đến Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Đồng Tháp.
– Ngày 25/06/2014, Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp ra Quyết định số 05 v/v đình chỉ vụ án “Chống
người thi hành công vụ” và ra Quyết định số 10 thay đổi quyết định khởi tố bị
can.
– Ngày 02/07/2014, Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp ra Bản kết luận điều tra số 14/KLĐT-PC44.
– Ngày 10/07/2014, VKSND
tỉnh Đồng Tháp ra Cáo trạng số 23/CT-VKS.
– Ngày 26/08/2014, TAND
tỉnh Đồng Tháp ra Bản án sơ thẩm số 55/2014/HSST tuyên: Bà Bùi Thị Minh Hằng 03
năm tù, ông Nguyễn Văn Minh 2,5 năm tù, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 02 năm tù.
– Ngày 05/09/2014, TAND
tỉnh Đồng Tháp ra Thông cáo 52/TB-TA về việc kháng cáo, nội dung: Bà Bùi Thị
Minh Hằng – không phạm tội; ông Nguyễn Văn Minh – không phạm tội, bà Nguyễn Thị
Thú Quỳnh – xin giảm nhẹ hình phạt.
– Ngày 19/09/2014, bà
Quỳnh có đơn kháng cáo bổ sung, nội dung: là oan, không phạm tội.
II. Tố tụng hình sự:
1. Vụ án này có dấu hiệu
được sắp đặt bởi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp và Cơ quan CSĐT Công an
huyện Lấp Vò, bằng chứng:
1.1.
BL 30: QĐ số 05/QĐ-CQĐT
ngày 11/02/2014 của Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò v/v “Quyết định phân công
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố”; căn cứ “Tin
báo về tội phạm của Công an xã Mỹ An Hưng B vụ Chống người thi hành công vụ và
gây rối trật tự công cộng, xảy ra ngày 11/02/2014, tại An Quới, xã Mỹ An Hưng
B, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp.
– Điều vô lý ở đây là:
Theo k 2 đ 3 TTLT06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/08/2013,
quy định: “Tin báo về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội
phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức cung cấp
cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết”.
Tin báo về tội
phạm là cơ quan ngoài ngành công an báo cho cơ quan công an; Công an xã báo cho
Công an huyện gọi là cấp dưới báo cáo cấp trên chứ không phải là “tin báo về
tội phạm” như TTLT06/2013.
Hơn nữa, lực lượng chức năng ngày 11/02/2012 thành phần bao gồm Công an huyện Lấp Vò và Công an xã Mỹ An Hưng B do chính Công an huyện Lấp Vò chỉ huy thì tại sao Công an huyện Lấp Vò còn phải nhận “tin báo về tội phạm” của Công an xã Mỹ An Hưng B. Như vậy có phải Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò muốn che giấu điều gì?
Hơn nữa, lực lượng chức năng ngày 11/02/2012 thành phần bao gồm Công an huyện Lấp Vò và Công an xã Mỹ An Hưng B do chính Công an huyện Lấp Vò chỉ huy thì tại sao Công an huyện Lấp Vò còn phải nhận “tin báo về tội phạm” của Công an xã Mỹ An Hưng B. Như vậy có phải Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò muốn che giấu điều gì?
BL 31: QĐ số 12/PC44
ngày 11/02/2014 của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp V/v “Quyết định phân
công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố”; “Căn cứ
tin báo của quần chúng nhân dân ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B…”
– Công an huyện thì do
Công an xã báo tin, Công an tỉnh thì do quần chúng báo tin, nhưng hồ sơ vụ án
thì không có bút lục làm chứng cứ chứng minh là “tin báo về tội phạm” bằng văn
bản hay báo trực tiếp được lập biên bản tiếp nhận.
Một vụ việc chỉ thuộc thẩm
quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện giải quyết mà ngay trong ngày được 02 cơ
quan ra quyết định cử cán bộ điều tra tham gia phối hợp giải quyết, do Phó Thủ
trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh chỉ đạo là một điều không bình thường.
1.2.
Theo ông Phạm Nhựt Thịnh
(người làm chứng), khi sự việc xảy ra khoảng 10 g sáng ngày 11/02/2014 tại hiện
trường đã có các camera trực sẵn của PC67. Nhưng BL 688: Công văn 31/PC67- Đ 1
ngày 18/02/2014 của Phòng CSGT ĐB-ĐS khẳng định khoảng 10 g 30 ngày 11/02/2014
PC67 khi nhận được tin báo của quần chúng mới di chuyển mang camera tới là
không đúng sự thật.
1.3.
Hai người (ông Nguyễn Vũ
Tâm BKS 67TA-0361, ông Võ Văn Bửu BKS 67L1-38193) đi hàng ba thì bị lực lượng
tuần tra chặn giữ để xử lý, nhưng tại sao người thứ ba không bị giữ lại để lập
biên bản với vai trò người làm chứng.
Cứ cho rằng người thứ ba kia không có lỗi
tạo nên hàng ba, nhưng không có người đó với vai trò người liên quan thì lực
lượng tuần tra lấy gì làm chứng cứ để lập biên bản việc vi phạm (vì không có băng
ghi hình ảnh). Nhân chứng cho việc vi phạm này, lúc đó không có người dân nào
làm chứng, vì khi đó chưa ách tắc giao thông. Một số câu hỏi khác được đặt ra:
– Tại sao ngay khi lực
lượng tuần tra buộc 02 người đi mô tô (đoàn 11 xe mô tô của 21 người) dừng lại
thì nhóm người mặc thường phục ở đâu xông ra đánh đập bằng gậy gộc (đập vỡ cả
nón bảo hiểm của bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh thành 03 mảnh), cướp đồ của họ?
– Đoàn của bà Hằng, ông
Minh, bà Quỳnh không hề quen biết hay có mâu thuẫn với số người mặc thường phục
đã lao vào đánh đập họ. Nội dung các băng rol không liên quan gì đến người dân,
vậy số người kia do ai chỉ huy?
– Tại sao lực lượng tuần
tra không bắt giữ một ai trong nhóm người kia mà lại bắt giữ cả đoàn người 21
người?
– Cơ quan điều tra chỉ
căn cứ vào lời khai của lực lượng tuần tra mà không xem xét các lời khai của
những người cùng đi với bà Hằng, ông Minh, bà Quỳnh là không khách quan.
2. Cơ quan điều tra đã
thu giữ của bà Hằng 03 băng rol; Cáo trạng, Bản án sơ thẩm cũng nhắc đến 03
băng rol như là “mặt khách quan của tội phạm” Tội “gây rối trật tự công cộng” –
đ 245, BLHS là không liên quan, không phải là chứng cứ buộc tội; xâm phạm quyền
bí mật cá nhân, quyền về tài sản của công dân.
3. Bản án sơ thẩm (trang
12) cho rằng bà Hằng đã “gợi lại sự tủi nhục của dân ta dưới thời mất nước” để
cáo buộc bà Hằng phạm tội là không thỏa đáng là quy chụp vô lối. Vì ở Quốc hội,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xác nhận rằng: “Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm
bằng vũ lực, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một phần Trường Sa năm
1988”.
Tuy chưa mất nước, nhưng là một người Việt Nam thì không ai được quyền
quên nỗi nhục mất nước. Vậy tại sao nhắc lại “nỗi nhục” đó lại có là tội. Năm 2011,
2012 bà Hằng chính là người đã nhiều lần tham gia tích cực các cuộc biểu tình ở
Hà Nội để phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc và giết hại ngư dân miền
Trung. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, tôi mong HĐXX hãy công minh xem xét đến
tình tiết này.
Nếu hành động đó của bà
Hằng chính là nguyên nhân bị bắt giam là điều đáng tiếc. Năm 2012, vì hành động
này mà bà Hằng bị Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội cưỡng bức đưa vào Cơ sở giáo dục
Thành Hà; bà Hằng đang kiện Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội nhưng Tòa án nhân dân Tp.Hà
Nội không thụ lý theo quy định của pháp luật, bà Hằng vẫn đang theo kiện.
4. BL 688: PC67 Công an
tỉnh Đồng Tháp có băng ghi hình sự nội dung vụ việc xảy ra ngày 11/02/2014.
Nhưng trong hồ sơ vụ án không có băng ghi hình của PC67 về toàn bộ diễn biến sự
việc. Tại phiên tòa sơ thẩm ông CSGT Lê Thanh Sang cho biết chỉ quay khoảng 06
phút.
– Vậy ai đã thủ tiêu
chứng cứ xác định vô tội của các bị cáo là vi phạm điều 10 “Xác định sự thật
của vụ án” – BL TTHS;
– Cơ quan điều tra đã
phạm vào điều 300 “Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án” – BLHS, quy định:
“Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo,
huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các
thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm
đến năm năm.”
Tại phiên tòa sơ thẩm:
Bà Hằng đã trình bày ngay sau khi xảy ra sự việc đã có CSGT tên Lê Thanh Sang
làm nhiệm vụ quay camera và bị cáo còn giao Ipad cho ông Sang giữ hộ (Biên bản
phiên tòa sơ thẩm – trang 8).
Nói đến “Tội làm sai
lệch hồ sơ vụ án” phải kể tiếp là 02 Đơn tố cáo của bà Hằng tố cáo Thượng tá,
Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT huyện Lấp Vò đánh đập bà Hằng, đã viết, gửi qua
trại tới CQĐT nhưng không có trong hồ sơ vụ án.
Chiếc áo của bà Hằng bị
xé rách, bà Hằng đã trình Chủ tọa phiên sơ thẩm là vật chứng để chứng minh họ
bị đánh đập, cướp đồ nhưng không được xem xét. Các dấu vết của đánh đập trên
người, đồ vật, tiền bạc bị cướp bà Hằng đều có khai báo với CQĐT, KSV nhưng đều
không được xem xét.
Tại phiên tòa sơ thẩm,
nhân chứng Đỗ Thị Thùy Trang cho biết: có thấy giằng co, đánh lộn bà Hằng
(trang 13). Phạm Nhựt Thịnh cho biết: “Có khoảng 100 người có cầm cây sẵn”
(trang 14).
5. Bản án sơ thẩm (trang
13): “Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho bị cáo Quỳnh thì lại đề nghị xem xét
gia đình có công cách mạng”. HĐXX sơ thẩm đã sai lầm nghiêm trọng và đắc
trí khi tách riêng câu này thành 01 dòng trong bản án, cho rằng luật sư nêu lên
nhân thân tốt của bị cáo là đồng nghĩa với việc thừa nhận bị cáo có tội.
Bộ
luật tố tụng hình sự không có quy định nào như vậy. Đây là một cơ sở gián tiếp
chứng minh bị cáo vô tội; việc chứng minh mình vô tội là quyền của bị cáo, còn trách
nhiệm chứng minh tội phạm là thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng (đ 10 – BL
TTHS).
6. Tại sao bà Hằng, bà
Quỳnh bị những người không mặc sắc phục đòi lục soát túi xách, đồ đạc, tài sản,
lao vào đánh đập họ khi lực lượng tuần tra đến, lực lượng tuần tra không thực
hiện nghĩa vụ bảo vệ an ninh trật tư, bảo vệ người dân, ngăn chặn, lập biên
bản, bắt giữ những người tấn công mà lại là bắt giữ người bà Hằng, bà Quỳnh là
mục đích gì?
Tại sao?. Nếu lực lượng tuần tra làm đúng nhiệm vụ thì bà Hằng, bà
Quỳnh có lý do gì phải phản ứng với lực lượng tuần tra? Kiểm tra giao thông tại
sao Công an đòi xét đồ của bị cáo Hằng? (Biên bản phiên tòa – trang 23)
7. Tại sao một vụ án
“Tội gây rối trật tự công cộng” thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện; nếu
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lấp Vò không tìm ra bằng chứng phạm tội
lại không áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội” để trả tự do cho các bị cáo? Mà
phải có sự chỉ đạo ngay từ đầu của Công an tỉnh, sau đó lại nâng cấp điều tra,
truy tố, xét xử lên cấp tỉnh và chỉ dựa vào chủ yếu lời khai của các nhân chứng
thuộc thành phần lực lượng tuần tra và các nhân chứng do cơ quan CSĐT triệu tập
để kết tội.
Về lời khai:
Lực lượng tuần tra là
Công an an nhân dân phải tuân theo nguyên tắc “cấp dưới phục tùng cấp trên”
(khoản 3 điều 5, Luật CAND 2005), nếu cấp trên chỉ đạo thì các lời khai của họ
không thể khách quan được.
Tại phiên tòa sơ thẩm:
Chỉ có 03 nhân chứng đi
cùng đoàn các bị cáo được tham gia phiên tòa và HĐXX đã không ghi nhận lời khai
của họ. Mặt khác thì bà Thục Anh (mẹ bị cáo Quỳnh) không phải là người tham gia
tố tụng lại được triệu tập đến tòa để chấp thuận là bị cáo Quỳnh có tội. Đây là
hành vi vi phạm nghiêm trọng TTHS, vi phạm tính nhân đạo và đạo đức, văn hóa
truyền thống.
Các cơ quan tiến hành tố
tụng đã giải quyết vụ án một cách không khách quan, không toàn diện chỉ tìm những
“chứng cứ xác định có tội, những tình tiết tăng nặng” mà bỏ qua những
“chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị
cáo.” (Điều 10 – TTHS).
8. Tại sao phiên tòa sơ
thẩm và phiên tòa hôm nay không tạo điều kiện cho người dân tham dự phiên tòa
để họ chứng kiến, phán xét cả hai phía: Người tham gia tố tụng và Cơ quan tiến
hành tố tụng. Đây là một cơ hội để lấy lại uy tín đang bị giảm sút của các cơ
quan Nhà nước.
III. Yếu tố cấu thành
tội phạm:
1. Mặt khách quan của
tội phạm:
Cáo trạng cho rằng ách
tắc giao thông đến 12 giờ 30, khoảng 2 giờ 30 phút. Kết luận này chỉ dựa vào
lời khai của những người làm chứng, nhưng những người làm chứng không có chứng
cứ vật chất để chứng minh là ắch tắc giao thông từ khoảng 10 giờ đến 12 giờ 30.
1.1. Theo khoản 2 điều
67 “Lời khai của người làm chứng” – BL TTHS:
“ Không được dùng làm
chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ
vì sao biết được tình tiết đó.”
Do vậy, các lời khai đó
không được coi là chứng cứ.
1.2. Lực lượng tuần tra
hôm đó không lập biên bản về việc ắch tắc giao thông nên không có căn cứ xác
định ắch tắc giao thông 2 giờ 30 phút.
1.3. Nội dung ghi hình
của PC67 bị bỏ ngoài hồ sơ vụ án.
2. Mặt chủ quan của tội
phạm:
“Tội gây rối trật tự
công cộng” theo điểm c khoản điều 245 – BLHS phải là lỗi cố ý.
2.1. Ba người (bà Hằng,
ông Minh, bà Quỳnh) không nằm lăn ra đường để cản trở giao thông, vậy họ làm
sao gây ra ách tắc giao thông. Việc ách tắc giao thông (nếu có) phải do nhiều
người gây ra, vậy tại sao chỉ nhằm vào 03 người này phải chịu trách nhiệm. Hơn
nữa CSGT có nhiệm vụ bảo đảm cho các phương tiện tham gia giao thông lưu thông
là chính sau đó mới là nhiệm vụ xử lý người vi phạm.
Ví dụ: Trong giờ cao
điểm có nhiều phương tiện tham gia giao thông có một số người đi mô tô không
đội nón bảo hiểm; nếu chặn họ lại để xử lý vi phạm sẽ gây ra ách tắc giao
thông, trách nhiệm đó thuộc về lực lượng CSGT. Trường hợp xảy ra sáng ngày
11/02/2014 cũng vậy, lỗi gây ra ách tắc giao thông không phải của ba người mà
là lỗi của lực lượng Công an hôm đó.
2.2. Cáo trạng không
chứng minh được hành vi của bà Hằng, bà Quỳnh: “có lỗi hay không có lỗi, do cố
ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm
tội;” theo quy định khoản 2 điều 63 “Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án
hình sự” – BL TTHS
“Khi điều tra, truy tố
và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng
minh:
Ai là người thực hiện
hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực
trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;”
Sáng ngày 11/02/2014, bà
Hằng, bà Quỳnh và mọi người cùng đi đến Lấp Vò đã xuất phát từ Tp.HCM ngày
10/02.2014 để về thăm người quen ở Lấp Vò nên không có lý do gì mà họ mới cố ý
gây ra cản trở giao thông để để phá hỏng chuyến đi của mình.
2.4 Nếu ngày 11/02/2014,
có xảy ra ách tắc giao thông thì đối với bà Hằng, bà Quỳnh không phải là lỗi cố
ý nên về mặt chủ quan của tội phạm không cấu thành tội theo điều 245 – BLHS.
Chính lực lượng tuần tra hôm đó phải chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn
giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát theo khoản 2 điều 4 Thông
tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an, quy định:
Cán bộ thực hiện nhiệm
vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh
sát nhân dân và nhiệm vụ cụ thể sau đây:
2. Bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp
thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.”
Cáo trạng cho rằng đã có
khoảng 500 người dân kéo đến xem và người đi đường không đi được phải dừng
phương tiện giao thông làm cho người tham gia giao thông trên đường không thể
qua lại được trên huyện lộ DH67B thuộc huyện Lấp Vò. Đây là do hiếu kỳ của
người dân địa phương chứ không phải lỗi của bà Hằng, bà Quỳnh.
Tại phiên tòa sơ thẩm:
Bà Quỳnh cho biết (Biên bản – trang 10) sau khi sự việc xảy khoảng 30 phút thì
bị Công an đưa về trụ sở Công an, vậy tắc nghẽn giao thông 2 g 30 họ lại phải
chịu trách nhiệm.
Nếu sáng ngày
11/02/2014, lực lượng tuần tra giao thông làm đúng chức năng bảo đảm an toàn
giao thông trên huyện lộ DH67B, thì đã không để xảy ra ách tắc giao thông.
Kết luận:
1- Về mặt tố tụng vụ án
này có nhiều vi phạm nghiêm trọng; truy tố, xét xử, kết tội oan sai cho bà Bùi
Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
2- Bỏ lọt tội phạm là
những người làm sai lệch hồ sơ vụ án; không khởi tố những người có tổ chức hành
hung, cướp đoạt tài sản của công dân.
IV. Kiến nghị:
Kính thưa HĐXX
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ
án và thẩm vấn tại 02 phiên tòa, mọi chứng cứ để cáo buộc bà Hằng, bà Quỳnh chỉ
dựa vào lời khai của các nhân chứng do Cơ quan điều tra xắp đặt. Lỗi gây ra ách
tắc giao thông ngày 11/02/2014, (nếu có) không phải lỗi cố ý của bà Hằng, bà
Quỳnh mà là lỗi của lực lượng Công an tuần tra giao thông.
Tôi cho rằng bản án sơ
thẩm là một bản án hàm oan người vô tội; các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ
thẩm đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTHS đế kết án
oan sai cho các bị cáo.
Không thể bất chấp pháp
luật để kết án tùy tiện bất cứ ai. Vì vậy, tôi kính mong HĐXX phiên tòa hôm nay
hãy công minh xem xét và như ông UVBCT, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói
“nói phải củ cải cũng nghe”, tôi đề nghị HĐXX:
1- Căn cứ điều 251 – BL
TTHS tuyên hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án và trả tự do ngay tại phiên tòa
cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh vì các bị cáo không có
tội.
2- Trả lại các đồ vật
tạm giữ cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
3- Đề nghị Tòa ra quyết
định khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích và cướp giật tài sản” mà bị hại chính
là bà Hằng, bà Quỳnh và những người cùng đi.
Tôi xin chân thành cám
ơn các sự lắng nghe của các quý vị,
Tp.Cao Lãnh, ngày
12/12/2014
Người bào chữa
Luật sư Hà Huy Sơn
HỎI:
I. Bà Hằng:
1. Chị hãy cho HĐXX biết
chị bị đánh đập, cướp tài sản như thế nào?
2. Chị đã làm đơn tố cáo
và khai báo và được giải quyết ra sao?
II. Bà Quỳnh:
1. Chị cho HĐXX biết chị
bị đánh đập và cướp tài sản như thế nào?
2. Chị đã làm đơn tố cáo
và khai báo và được giải quyết ra sao?
3. Theo Biên bản phiên
tòa sơ thẩm: Chị cho biết là sau khi sự việc xảy ra 30 phút thì bị đưa về trụ
sở CA có đúng không?
III. Hỏi Thịnh (nhân
chứng)
1. Anh có mặt ở hiện
trường từ lúc nào? Khi nào a có trông thấy máy Camera của công an chưa?
Luật sư Hà Huy Sơn gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền