Tù
nhân lương tâm không thực sự tự do sau mãn án
Thanh
Trúc, phóng viên RFA
2014-12-04
2014-12-04
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Những thanh niên công
giáo bị cáo buộc tội âm mưu lật đổ chế độ, tại Toà án nhân dân thành phố Vinh,
Nghệ An hôm 09/1/2013
Cuộc sống sau khi mãn
hạn tù của những thanh niên Công giáo ở Vinh, bị bắt giữ hàng loạt năm 2011 vì
tội tuyên truyền chống phá nhà nước, vi phạm Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình Sự,
xem ra không còn được bình thường bởi những đeo bám sách nhiễu từ phía công an,
thậm chí bị đánh nếu dám ra khỏi địa phương như trường hợp anh Chu Mạnh Sơn,
mãn án từ ngày 2 tháng Hai năm nay:
Sau khi ra tù thì em bị
án quản chế nên không được đi đâu ra khỏi địa phương. Trước đó em học trường Y
Khoa ở Đại Học Vinh và còn một tháng nữa thi tốt nghiệp nhưng mà bây giờ em về
thì trường không cho tiếp tục học, coi như là đuổi học luôn. Công việc thì
chính quyền không cho ra khỏi địa phương nên cũng không đi làm đâu được.
Hiện tại cuộc sống của
em cứ gọi là bức bách, chưa được tự do đi ra làm ăn cũng chưa được gọi là làm
kinh tế gì mà gầy dựng cho gia đình cả. Chính quyền luôn cho người theo sát,
canh chừng, đi đâu luôn có người dòm ngó. Sơn bị triệu tập lên xuống, cho
người giám sát liên tục.
Hôm 30 tháng Mười 2014,
Chu Mạnh Sơn ra khỏi khu vực huyện Yên Thành, nơi anh đang bị quản chế, để đón
một người bạn từ Sài Gòn ra. Anh bị công an thành phố Vinh chận bắt ngay tại
phi trường và đưa về đồn công an huyện Yên Thành:
Vừa đóng cửa phòng một
cái thì bốn năm người họ đã xông đến đánh đập Sơn một trận túi bụi nhừ người
và còn bị phạt hành chính hai triệu rưỡi đồng nữa. Mình nói lý với họ là
họ không có quyền gì để đánh đập nhưng mà họ bảo “quyền gì ở đây “ và
thế là họ cứ đánh.
Nếu có phái đoàn quốc tế
nào về thăm hoặc muốn gặp anh em tù nhân hoặc những người như Sơn mà Sơn ra thì
sau về chính quyền lại gọi lên sách nhiễu, cho người khủng bố tinh thần , dọa
đánh rồi dọa giết nữa. Bởi vì Sơn trong thời gian quản chế mà tự ý ra
khỏi địa phương khi không có sự đồng ý của chính quyền.
Tháng Năm vừa rồi ông
đặc phái viên về nhân quyền và tự do tôn giáo Heiner Bielefelgt có giấy mời gặp
Sơn ngay tại Hà Nội thì Sơn ra gặp ông, rồi phía bên đại biểu quốc hội Hoa Kỳ,
đại biểu Châu Âu về nhân quyền họ muốn gặp các tù nhân hoặc những người đấu
tranh dân chủ để trao đổi mà Sơn ra gặp họ xong trở về thì bị sách nhiễu. Còn
nếu họ biết có những phái đoàn quốc tế hoặc đại diện nhân quyền của Liên Hiệp
Quốc về thì họ cấm Sơn không đi được.
Chính quyền luôn cho
người theo sát, canh chừng, đi đâu luôn có người dòm ngó. Sơn bị triệu
tập lên xuống, cho người giám sát liên tục.
- Anh Chu Mạnh Sơn
Cuộc sống khi mới ra
tù của Trần Hữu Đức, mãn án 3 năm 3 tháng nhưng còn một năm quản chế, cũng
không có gì sáng sủa hơn. Là sinh viên cao đẳng ngành công nghệ ô tô tại Nghệ
An, vừa ra trường thì bị bắt cùng một tội danh với Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức
cho biết:
Em vừa ra ngày mùng 2
tháng Mười Một vừa rồi. Bây giờ em muốn làm hồ sơ đi học tiếp nhưng vấn
đề giấy tờ em chưa lo được. Em muốn học lại vể Luật, nói chung ngành Luật phổ
quát về dân sự và hình sự. Trước khi bị bắt thì giấy tờ ví dụ chứng minh,
hộ khẩu, bằng lái xe cũng như hộ chiếu thì em bị tịch thu vô lý lắm, họ lấy hết
rồi.
Và đương nhiên em bị coi
là đối tượng không tuân thủ những điều họ áp đặt, họ xếp mình vô thành phần đó
cho nên họ nói mình chưa phải là một công dân tốt. Nếu làm thủ tục thì có nhiều
cái cũng còn trắc trở nhưng em vẫn biết đó là cái quyền tối thiểu em phải được
làm và em sẽ đòi quyền đó.
Được hỏi về cảm giác của
người tù chính trị vừa từ sau những chấn song bước ra bên ngoài, Trần Hữu Đức
trả lời rằng cuộc sống bị tước đi những quyền căn bản đã thường xuyên tạo áp
lực tinh thần lên anh:
Nói thành thật khi ở
trong đó mình đối diện với bốn bức tường, đối diện với những cán bộ cộng sản,
với những căng thẳng khi họ nhìn mình dưới con mắt đó hay những đối xử hàng
ngày. Còn bước chân ra thì phải nói có nhiều cái còn phức tạp hơn em tưởng.
Từ
cái tương quan anh em họ hàng cũng như tương quan bạn bè hàng xóm, tương quan
với chính quyền cộng sản trong xã hội này thì em thấy có những vấn đề rất khó
khăn, khác với những điều mình nghĩ.
Ra đây thì em thấy có
nhiều cái mình phải cập nhật liền, một vấn đề nữa là cộng với cái sự chèn ép
hàng ngày, họ cứ đến rồi là triệu tập này triệu tập no, bắt em đi lên xã để
trình diện để làm thủ tục này thủ tục nọ, làm báo cáo này khác.
Rồi em đi lễ họ cũng
không cho, đích thân họ lên bảo với Cha xứ là không cho em với anh Đậu Văn Dương
đi lễ.
Lý do khiến anh Trần Hữu
Đức và anh Đậu Văn Dương bị ngăn cản không cho đi lễ là vì sau khi ra tù thì
hai anh được đề cử làm trưởng và phó của nhóm trẻ trong giáo xứ:
Cho nên họ chèn ép cái
kiểu là tại sao lại đưa chúng em vào vị trí đó rồi tại sao lại cho chúng em đi
lễ. Nhưng đương nhiên quan điểm và ý chí của em thì em thấy những gì em đang
làm là đúng với sự thật, đúng với những quyền căn bản của em được hưởng, cho
nên em vẫn luôn luôn sống cái quyền của em.
Em cũng cần cuộc sống
riêng tư và cũng cần hòa nhập với cộng đồng, làm việc để có thể giúp đỡ cha mẹ
trong đời sống hàng ngày. Nhưng họ cứ đến họ hỏi, ngày này họ đến, ngày
mai họ đến, họ cứ lượn xung quanh nhà họ viết giấy triệu tập. Có khi thì đến
một lượt bảy tám người, liên tục như vậy rất là phiền hà. Đi ra khỏi xã
họ cũng không cho, rất chi là nhiều áp lực.
Đó là hai trong số mười
bảy sinh viên, thanh niên Công giáo, bị bắt trong một cuộc bố ráp tập thể ở
Vinh tháng Tám năm 2011. Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức cùng các bạn bị khởi
tố rồi lãnh án tù vì đã rải truyền đơn tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội ba cấp hồi
tháng Năm 2011, đồng thời kêu gọi đa nguyên đa đảng cho Việt Nam. Anh Chu Mạnh
Sơn nói tiếp:
Trong vụ án của bọn em
thì có tới 8 người dính líu đến Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, 16 người kia liên quan
đến Điều 79 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự là hoạt động lật đổ chính quyền. Bọn
em là 8 anh em đã rải truyền đơn tẩy chay cuộc bầu cử đó. Án cao nhất là anh
Đậu Văn Dương 42 tháng tù giam và 18 tháng quản chế tại địa
phương, rồi đến Trần Hữu Đức 39 tháng tù giam, em thì 30 tháng tù giam
còn Hoàng Phong thì án tù treo tại tòa. Hiện tại bây giờ bốn anh em đã ra khỏi
nhà tù nhưng còn lại án quản chế.
Có những trường hợp
chẳng hạn như anh Hồ Đức Hòa, anh Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đình Phương, Trần Minh
Nhật hay là những anh em khác còn đang bị tù đày về chính trị. Ngoài 17 người
bị bắt giam thì còn có bảy tám người liên quan đến vụ án trốn được. Em mong tất
cả mọi người quan tâm đến những anh em ra rồi hay còn ở trong kia.
Bỏ nước ra đi
Khi cuộc bố ráp các
thanh niên và sinh viên Công giáo xảy ra ở Vinh tháng Tám năm 2011, đã có vài
người thoát lệnh truy nã bằng cách chạy đến những thành phố khác trước khi tìm
đường ra khỏi nước.
Từ một nơi đang trú ẩn
ngoài Việt Nam, người thanh niên thứ nhất cho biết trong giai đoạn đó anh đã
chạy trốn vào Sài Gòn. Sau, vì gia đình bị làm khó dễ và bản thân bị truy lùng
gắt gao, anh tìm cách rời Việt Nam, bắt đầu cuộc sống lưu lạc:
Có bốn người trong nhóm
của em chạy thoát được. Ở bên này thì cuộc sống có nhiều mặt hạn chế. Thứ nhất
là giấy tờ không có, thứ hai nữa không có giấy tờ thì đi xin chổ này chỗ
kia thì nó khó khăn hơn . Nhưng mà hiện tại thì em thấy tạm thời đủ sống.
Đi ra đường không có
giấy tờ thì sợ công an bắt. Sợ nhất là vấn đề nó bắt nó đưa về Việt Nam thôi.
Vì đó em hạn chế vấn đề ra đường nhiều hơn.
Sau một thời gian ẩn náu
ở Huế, sinh viên thứ hai kể lại cuộc đào thoát đơn độc của mình:
Trần Hữu Đức, Đậu Văn
Dương và Chu Mạnh Sơn là những người bạn thân của em thời còn sinh viên. Lúc
biết Đức đã bị công an bắt là lúc em ở quê . Cuối tháng Tám năm 2014, cảm thấy
mình sẽ bị lộ, em bỏ nhà ra đi, em vào trong Huế đến một nhà giòng xin trú nấp
trong đó.
Từ tháng Hai năm 2014
thì công an tìm em rất nhiều lần, gây khó dễ cho gia đình, lúc đó lệnh truy nã
em cũng xuất hiện rất nhiều trên mạng. Cảm thấy không ở lại được thì em rời bỏ
đất nước. Thời gian em đi thì gia đình thất vọng về em rất nhiều. Trong quá
trình trốn chạy đôi lúc em có mượn điện thoại trong nhà giòng điện về nhưng bố
mẹ không cho gặp nữa.
Em nghĩ trên con đường
đấu tranh thì bản thân em không cô đơn. Em nghĩ có những người đấu tranh
nếu họ biết đến thì bằng cách nào đó họ sẽ giúp đỡ em.
- Lời một sinh viên
- Lời một sinh viên
Cũng như người bạn thứ
nhất, cuộc sống ly hương của người bạn thứ hai này cũng bất hợp pháp và luôn
trong tình trạng sợ bị bắt giữ:
Giấy tờ mình không
có, có nơi họ không cho em làm vì không có passport, có nơi được nhận rồi thì
họ hỏi passport để đăng ký nhưng không có lại thôi.
Em rất hạn chế vấn đề đi
ra và liên lạc với bạn bè ở Việt Nam. Cuộc sống dường như là một cuộc sống khép
kín.
Anh bỏ nước đi tháng Tư
năm nay, tính đến giờ là gần 8 tháng nhưng chỉ thời gian đầu thì có việc làm,
còn mấy tháng sau này là giai đoạn vất vả do không được nhận việc:
Nói chung cuộc sống bây
giờ cũng quá là khó khăn vì mình không có công ăn việc làm. Nhưng vì em còn trẻ
em không tuyệt vọng đâu. Em nghĩ trên con đường đấu tranh thì bản thân em không
cô đơn. Em nghĩ có những người đấu tranh nếu họ biết đến thì bằng cách
nào đó họ sẽ giúp đỡ em.
Thực tế sau hai tháng
đặt chân lên một đất nước xa lạ để tránh bị truy nã và bắt bớ của chính quyền
và công an thành phố Vinh, những thanh niên Công Giáo chạy lánh nạn này đã đến
trình diện và ghi danh với văn phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc nơi nước sở
tại. Họ đã được UNHCR tức Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc sơ vấn và cấp một giấy
tạm trong khi chờ đợi sự cứu xét để được chấp thuận qui chế tị nạn chính
trị.
Câu chuyện cập nhật về
nhóm thanh niên sinh viên Công giáo ở Vinh, Nghệ An, bị bắt vì tội rải truyền
đơn tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội và kêu gọi đa nguyên đa đảng cho Việt Nam, mà
nay người đã mãn án hay vừa được tự do tháng trước, người còn ở trong ngục thất
và người thì d94 trôn khỏi nước, kết thúc với một mẫu số chung là
chừng như chẳng nơi nào đang sống được coi là an toàn và tử tế với họ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền