Chống tham nhũng ở VN ‘là mị dân’
Anh Đức
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Nhìn lại “Đối thoại về
phòng, chống tham nhũng lần thứ 13” ngày 26/11/2014. Với nỗ lực cao của Đảng,
Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng đã đem đến
hiệu quả ít nhiều.
Với kết quả chống tham nhũng năm 2014, thu hồi 46,9 tỷ đồng từ 54 vụ tham nhũng trên toàn quốc. Giá trị khiêm tốn trên cũng chỉ tương đương chi phí % đúng giá cho giao nhận và chi phí “ bôi trơn” khác của một dự án xây dựng cơ bản với tổng mức khoảng 500 tỷ đồng.
Chống tham nhũng ở Việt Nam ngày càng đi vào bế tắc. Bởi một nghịch lý đó là người thực thi pháp luật chống tham nhũng cũng chính là người dung dưỡng tham nhũng, đã từng phụng sự tham nhũng, đã tham nhũng hoặc vẫn đang trong lợi ích nhóm, đang là hậu duệ, có ân huệ, có quan hệ… với tổ chức, cá nhân tham nhũng.
Chống tham nhũng ở Việt Nam bản chất là cuộc chiến tương tàn giữa các tầng lớp đồng chí, dòng họ, ơn nghĩa thừa kế, có quan hệ chằng chịt về kinh tế, đã hoặc đang hoạt động chung lợi ích. Ngoài ra tham nhũng trong chính trị, từ những người làm chính sách trực tiếp hưởng lợi chớp nhoáng, cũng khó mà phát hiện và chống được. Do đó hiệu quả của công cuộc chống tham nhũng cũng chỉ dừng lại ở số ít cá nhân đại diện cho một bộ máy tham nhũng có hệ thống khổng lồ “bị lộ” qua phản ánh từ nước ngoài, qua doanh nghiệp phá sản, qua đấu đá nội bộ mà thôi.
Phụng sự tham nhũng
Tham nhũng hiện nay đã là thói quen, là văn hóa, tập quán của người Việt trưởng thành khi bước vào ngưỡng cửa công chức. Việc này làm cho xã hội bị đình trệ phát triển, một nguồn nhân lực lớn của đất nước chỉ mong xây dựng cuộc sống của mình gắn liền với quan niệm phải ổn định, được nhàn hạ, ít động não, làm ra thật nhiều tiền từ những trạng thái làm việc mơ hồ, hơn là tạo ra sản phẩm vật chất lẫn sản phẩm tinh thần có cạnh tranh, có ích cho xã hội.
Một tập thể lớn tri thức
tham gia vào việc hợp thức hóa rửa tiền từ tham nhũng là công việc bình thường
hàng ngày của họ, và họ không có khái niệm phạm tội, họ coi là bình thường việc
đang tiếp tay cho tham nhũng.
Đã có nhiều quy định của chính phủ về quản lý giao dịch tiền mặt vốn là đặc trưng ở Việt Nam đến nay với mục đích chống rửa tiền, chống khủng bố. Nhưng vẫn tồn tại rất nhiều cửa để chung chi, bằng những con số tiền mặt rất lớn từ các doanh nghiệp phụng sự tham nhũng, và giá trị tham nhũng sẽ hoàn khép chứng từ để hoàn vốn một cách dễ dàng.
Hình thức giao dịch tham nhũng bằng tài sản, bằng trao đổi bổ nhiệm chức vụ, mua bán chức quyền và bằng nhiều hình thức tinh vi khác ngoài tiền thì hầu như vẫn đang diễn biến tốt đẹp.
Chắc chắn rằng không ai
tự kết tội chính mình, dòng họ mình, phe cánh mình, đưa mình vào thế phản ơn,
phản thầy một cách tự nguyện. Cho nên công cuộc chống tham nhũng hiện tại cũng
chỉ là hình thức xoa dịu lòng dân, hình thành những tổ chức chống tham nhũng
không ngoài mục đích đủ thành phần hành pháp, cân bằng quan hệ chính trị nhóm
vì lợi ích.
Tham nhũng ở Việt Nam
muôn hình vạn trạng, đang phát triển bình thường:
Hiện tại tham nhũng Việt
Nam đang phát triển ngày càng tinh vi hơn, nguy hại hơn cho nền kinh tế đang bế
tắc về phát triển với nhiều nợ công, nợ xấu. Dễ dàng nhìn thấy tham nhũng phát sinh
hàng ngày khắp nơi, mọi chốn.
Việc mua sắm tài sản công, vật tư, nguyên liệu, thiết bị, đấu thầu theo quy định cũng dễ dàng thao túng hành vi “tham nhũng nhưng đúng luật” với hình thức cung cấp hồ sơ đấu thầu, chào thầu, quân xanh quân đỏ, chính từ người trực tiếp trúng thầu thực hiện, được bật đèn xanh bởi cả hệ thống điều hành. Luật bất thành văn, thống nhất chia chác tỷ lệ tham nhũng từ trên xuống dưới vẫn đang tiếp diễn.
Tham nhũng có giá trị lớn trong xây dựng cơ bản như trước đây thông qua giao nhận các dự án. Trực tiếp tham nhũng bằng cách thu theo tỷ lệ % dự án thì hiện tại biến hóa hơn, có tổ chức hơn. Các công ty mới, lợi ích nhóm mới hình thành có sự hỗ trợ mạnh từ ngân hàng. Mượn năng lực để hợp thức hóa giao nhận làm chủ dự án, chủ đầu tư và lách luật “cấm thầu phụ”, bằng hình thức biến hợp đồng các công ty có năng lực thật sự thành những đội trực thuộc, giao khoán và thu tỷ lệ % cao hơn nhiều. Vì cần việc làm để tồn tại, các doanh nghiệp chuyên nghiệp cũng trở thành nguyên nhân tiếp tay cho tham nhũng và làm giảm đi chất lượng công trình.
Người dân hàng ngày nhận hàng hóa từ nước ngoài qua cửa hải quan sân bay cũng được thỏa thuận đóng thuế hai mức giá, tùy thuộc vào việc lấy hóa đơn nộp thuế hay không.
Thậm chí tham nhũng của
các cơ quan hành pháp, tư pháp phát sinh trên những cá nhân, tổ chức tham nhũng
cũng là chuyện không hiếm.
Rất nhiều hình thức tham nhũng khác mà người dân ai cũng biết, liên quan đến cuộc sống của mình. Họ ngoan ngoãn tiếp tay tham nhũng có thể vì lợi ích trước mắt, và ít ai dám nói ra.
Những “đồng chí chưa bị
lộ” còn lại, không phải là chưa lộ, mà hầu hết đã lộ giữa ban ngày, thể hiện
qua khối tài sản không thể biện minh, là thực tế trên cả nước.
Bằng cách nào để chống
tham nhũng một cách hữu hiệu thật sự?
Nhìn lại việc ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính Phủ. Chưa kể tham nhũng hay không, thì việc phạm luật trốn thuế thu nhập là điều chắc chắn. Và hầu hết các quan chức ở Việt Nam đều vi phạm luật thuế này.
Không riêng gì ông Truyền lúc tại vị, những phát biểu đình đám cho công tác phòng chống tham nhũng của những người đương nhiệm xét cũng chỉ thực hiện theo nhiệm vụ hơn là lương tâm và trách nhiệm.
Việt Nam đã từng tồn tại thuế thu nhập bất thường từ thời bao cấp, chủ yếu là từ việc trúng số kiến thiết. Cụ thể hơn theo Nghị định 147/2004/NĐ-CP và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định thuế suất thu nhập cá nhân (hoặc bất thường) từ 5% đến 40% với giá trị thu nhập tương ứng.
Nếu nhìn vào tài sản bề
nổi hiện tại, so sánh hồ sơ lưu trữ kê khai và nộp thuế tại các cơ quan thuế thì người dân ít nhiều là
những đối tượng trốn thuế thu nhập. Hầu hết quan chức nhà
nước lại là đối tượng trốn thuế
thu nhập lớn hơn, chưa kể
sau năm 2006 đảng viên mới được hợp thức làm kinh tế tư nhân.
Hợp thức hóa tài sản
Để hợp thức hóa tài sản,
giảm giao dịch tiền mặt cho mục đích thực thi phòng chống tham nhũng hiệu quả,
phải chăng nên làm một cuộc cách mạng “công nhận, hợp thức hóa tài sản sở hữu
hợp pháp” bằng cách “truy thu
thuế” thu nhập cá nhân hiện tại, và
nhất là tài sản lớn của quan chức nhà nước.
Phải hợp thức một mặt bằng minh bạch tài sản, từ đó làm cơ sở quản lý chống rửa tiền từ tham nhũng và chống thất thu thuế là điều kiện cần bắt buộc. Đây là việc mà hầu hết các nước phát triển đã thực hiện từ lâu, nhằm quản lý thuế nhân sự, chống rửa tiền và phòng chống tham nhũng hiệu quả.
Nếu vẫn tồn tại vòng luẩn quẩn, mập mờ về tài sản quá khứ, hiện tại và tương lai thì công cuộc hô hào chống tham nhũng ở Việt Nam phải chăng chỉ là mục đích mị dân. Đẩy mạnh thực chất chống tham nhũng đối với các đối tượng quan chức, khác nào tự tạo nên cuộc chiến huynh đệ tương tàn, thậm chí tự giết chính bản thân mình, một việc làm quá ư trừu tượng.
Thực tế hóa việc phòng chống tham nhũng:
Việc phòng chống tham nhũng chỉ hữu hiệu khi quán triệt từ tư tưởng, từ chấp pháp, chứ không phải chống tham nhũng mà vẫn cứ chấp nhận tham nhũng từ lách luật, từ những biến hóa chứng từ hợp lý và từ lạm dụng ảnh hưởng chức quyền.
Đánh chuột hay giữ bình chỉ thiết thực khi hợp thức hóa, công nhận hình thành tài sản cá nhân hợp pháp của các quan chức thông qua kê khai và truy thu thế thu nhập, làm cơ sở pháp lý. Sau đó được kiểm soát hoạt động, thu nhập quan chức bằng công cụ thuế và dễ dàng giám sát từ toàn dân.
Vẫn phải “dùng chuột để diệt chuột”, vẫn duy trì “lách luật đúng quy trình” thay cho các biện pháp “thuốc diệt chuột”, và chuột cũng chính là chủ nhà, thì công cuộc chống tham nhũng bằng tự kê khai tài sản các quan chức ở Việt Nam mãi chỉ là câu chuyện khôi hài.
Có định hướng đi theo chủ nghĩa nào đi nữa, thì việc minh bạch tài sản và lành mạnh thu nhập, tuân thủ theo các qui định thuế là điều cần thiết tối thiểu cho một xã hội. Chủ động duy trì một mớ bòng bong tài sản nhập nhằng, thực hiện phòng chống tham nhũng bằng những lý thuyết suông mãi chỉ là mơ mộng viển vông.
Anh Đức
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả.
Tù nhân lương tâm không
thực sự tự do sau mãn án
Thanh
Trúc, phóng viên RFA
2014-12-04
2014-12-04
Những thanh niên công
giáo bị cáo buộc tội âm mưu lật đổ chế độ, tại Toà án nhân dân thành phố Vinh,
Nghệ An hôm 09/1/2013
Cuộc sống sau khi mãn
hạn tù của những thanh niên Công giáo ở Vinh, bị bắt giữ hàng loạt năm 2011 vì
tội tuyên truyền chống phá nhà nước, vi phạm Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình Sự,
xem ra không còn được bình thường bởi những đeo bám sách nhiễu từ phía công an,
thậm chí bị đánh nếu dám ra khỏi địa phương như trường hợp anh Chu Mạnh Sơn,
mãn án từ ngày 2 tháng Hai năm nay:
Sau khi ra tù thì em bị
án quản chế nên không được đi đâu ra khỏi địa phương. Trước đó em học trường Y
Khoa ở Đại Học Vinh và còn một tháng nữa thi tốt nghiệp nhưng mà bây giờ em về
thì trường không cho tiếp tục học, coi như là đuổi học luôn. Công việc thì
chính quyền không cho ra khỏi địa phương nên cũng không đi làm đâu được.
Hiện tại cuộc sống của
em cứ gọi là bức bách, chưa được tự do đi ra làm ăn cũng chưa được gọi là làm
kinh tế gì mà gầy dựng cho gia đình cả. Chính quyền luôn cho người theo sát,
canh chừng, đi đâu luôn có người dòm ngó. Sơn bị triệu tập lên xuống, cho
người giám sát liên tục.
Hôm 30 tháng Mười 2014,
Chu Mạnh Sơn ra khỏi khu vực huyện Yên Thành, nơi anh đang bị quản chế, để đón
một người bạn từ Sài Gòn ra. Anh bị công an thành phố Vinh chận bắt ngay tại
phi trường và đưa về đồn công an huyện Yên Thành:
Vừa đóng cửa phòng một
cái thì bốn năm người họ đã xông đến đánh đập Sơn một trận túi bụi nhừ người
và còn bị phạt hành chính hai triệu rưỡi đồng nữa. Mình nói lý với họ là
họ không có quyền gì để đánh đập nhưng mà họ bảo “quyền gì ở đây “ và
thế là họ cứ đánh.
Nếu có phái đoàn quốc tế
nào về thăm hoặc muốn gặp anh em tù nhân hoặc những người như Sơn mà Sơn ra thì
sau về chính quyền lại gọi lên sách nhiễu, cho người khủng bố tinh thần , dọa
đánh rồi dọa giết nữa. Bởi vì Sơn trong thời gian quản chế mà tự ý ra
khỏi địa phương khi không có sự đồng ý của chính quyền.
Tháng Năm vừa rồi ông
đặc phái viên về nhân quyền và tự do tôn giáo Heiner Bielefelgt có giấy mời gặp
Sơn ngay tại Hà Nội thì Sơn ra gặp ông, rồi phía bên đại biểu quốc hội Hoa Kỳ,
đại biểu Châu Âu về nhân quyền họ muốn gặp các tù nhân hoặc những người đấu
tranh dân chủ để trao đổi mà Sơn ra gặp họ xong trở về thì bị sách nhiễu. Còn
nếu họ biết có những phái đoàn quốc tế hoặc đại diện nhân quyền của Liên Hiệp
Quốc về thì họ cấm Sơn không đi được.
Chính quyền luôn cho
người theo sát, canh chừng, đi đâu luôn có người dòm ngó. Sơn bị triệu
tập lên xuống, cho người giám sát liên tục.
- Anh Chu Mạnh Sơn
- Anh Chu Mạnh Sơn
Cuộc sống khi mới ra
tù của Trần Hữu Đức, mãn án 3 năm 3 tháng nhưng còn một năm quản chế, cũng
không có gì sáng sủa hơn. Là sinh viên cao đẳng ngành công nghệ ô tô tại Nghệ
An, vừa ra trường thì bị bắt cùng một tội danh với Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức
cho biết:
Em vừa ra ngày mùng 2
tháng Mười Một vừa rồi. Bây giờ em muốn làm hồ sơ đi học tiếp nhưng vấn
đề giấy tờ em chưa lo được. Em muốn học lại vể Luật, nói chung ngành Luật phổ
quát về dân sự và hình sự. Trước khi bị bắt thì giấy tờ ví dụ chứng minh,
hộ khẩu, bằng lái xe cũng như hộ chiếu thì em bị tịch thu vô lý lắm, họ lấy hết
rồi.
Và đương nhiên em bị coi
là đối tượng không tuân thủ những điều họ áp đặt, họ xếp mình vô thành phần đó
cho nên họ nói mình chưa phải là một công dân tốt. Nếu làm thủ tục thì có nhiều
cái cũng còn trắc trở nhưng em vẫn biết đó là cái quyền tối thiểu em phải được
làm và em sẽ đòi quyền đó.
Được hỏi về cảm giác của
người tù chính trị vừa từ sau những chấn song bước ra bên ngoài, Trần Hữu Đức
trả lời rằng cuộc sống bị tước đi những quyền căn bản đã thường xuyên tạo áp
lực tinh thần lên anh:
Nói thành thật khi ở
trong đó mình đối diện với bốn bức tường, đối diện với những cán bộ cộng sản,
với những căng thẳng khi họ nhìn mình dưới con mắt đó hay những đối xử hàng
ngày. Còn bước chân ra thì phải nói có nhiều cái còn phức tạp hơn em tưởng. Từ
cái tương quan anh em họ hàng cũng như tương quan bạn bè hàng xóm, tương quan
với chính quyền cộng sản trong xã hội này thì em thấy có những vấn đề rất khó
khăn, khác với những điều mình nghĩ.
Ra đây thì em thấy có
nhiều cái mình phải cập nhật liền, một vấn đề nữa là cộng với cái sự chèn ép
hàng ngày, họ cứ đến rồi là triệu tập này triệu tập no, bắt em đi lên xã để
trình diện để làm thủ tục này thủ tục nọ, làm báo cáo này khác.
Rồi em đi lễ họ cũng
không cho, đích thân họ lên bảo với Cha xứ là không cho em với anh Đậu Văn
Dương đi lễ.
Lý do khiến anh Trần Hữu
Đức và anh Đậu Văn Dương bị ngăn cản không cho đi lễ là vì sau khi ra tù thì
hai anh được đề cử làm trưởng và phó của nhóm trẻ trong giáo xứ:
Cho nên họ chèn ép cái
kiểu là tại sao lại đưa chúng em vào vị trí đó rồi tại sao lại cho chúng em đi
lễ. Nhưng đương nhiên quan điểm và ý chí của em thì em thấy những gì em đang
làm là đúng với sự thật, đúng với những quyền căn bản của em được hưởng, cho
nên em vẫn luôn luôn sống cái quyền của em.
Em cũng cần cuộc sống
riêng tư và cũng cần hòa nhập với cộng đồng, làm việc để có thể giúp đỡ cha mẹ
trong đời sống hàng ngày. Nhưng họ cứ đến họ hỏi, ngày này họ đến, ngày
mai họ đến, họ cứ lượn xung quanh nhà họ viết giấy triệu tập. Có khi thì đến
một lượt bảy tám người, liên tục như vậy rất là phiền hà. Đi ra khỏi xã
họ cũng không cho, rất chi là nhiều áp lực.
Đó là hai trong số mười
bảy sinh viên, thanh niên Công giáo, bị bắt trong một cuộc bố ráp tập thể ở
Vinh tháng Tám năm 2011. Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức cùng các bạn bị khởi
tố rồi lãnh án tù vì đã rải truyền đơn tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội ba cấp hồi
tháng Năm 2011, đồng thời kêu gọi đa nguyên đa đảng cho Việt Nam. Anh Chu Mạnh
Sơn nói tiếp:
Trong vụ án của bọn em
thì có tới 8 người dính líu đến Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, 16 người kia liên quan
đến Điều 79 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự là hoạt động lật đổ chính quyền. Bọn
em là 8 anh em đã rải truyền đơn tẩy chay cuộc bầu cử đó. Án cao nhất là anh
Đậu Văn Dương 42 tháng tù giam và 18 tháng quản chế tại địa
phương, rồi đến Trần Hữu Đức 39 tháng tù giam, em thì 30 tháng tù giam còn
Hoàng Phong thì án tù treo tại tòa. Hiện tại bây giờ bốn anh em đã ra khỏi nhà
tù nhưng còn lại án quản chế.
Có những trường hợp
chẳng hạn như anh Hồ Đức Hòa, anh Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đình Phương, Trần Minh
Nhật hay là những anh em khác còn đang bị tù đày về chính trị. Ngoài 17 người
bị bắt giam thì còn có bảy tám người liên quan đến vụ án trốn được. Em mong tất
cả mọi người quan tâm đến những anh em ra rồi hay còn ở trong kia.
Bỏ nước ra đi
Khi cuộc bố ráp các thanh
niên và sinh viên Công giáo xảy ra ở Vinh tháng Tám năm 2011, đã có vài người
thoát lệnh truy nã bằng cách chạy đến những thành phố khác trước khi tìm đường
ra khỏi nước.
Từ một nơi đang trú ẩn
ngoài Việt Nam, người thanh niên thứ nhất cho biết trong giai đoạn đó anh đã
chạy trốn vào Sài Gòn. Sau, vì gia đình bị làm khó dễ và bản thân bị truy lùng
gắt gao, anh tìm cách rời Việt Nam, bắt đầu cuộc sống lưu lạc:
Có bốn người trong nhóm
của em chạy thoát được. Ở bên này thì cuộc sống có nhiều mặt hạn chế. Thứ nhất
là giấy tờ không có, thứ hai nữa không có giấy tờ thì đi xin chổ này chỗ
kia thì nó khó khăn hơn . Nhưng mà hiện tại thì em thấy tạm thời đủ sống.
Đi ra đường không có
giấy tờ thì sợ công an bắt. Sợ nhất là vấn đề nó bắt nó đưa về Việt Nam thôi.
Vì đó em hạn chế vấn đề ra đường nhiều hơn.
Sau một thời gian ẩn náu
ở Huế, sinh viên thứ hai kể lại cuộc đào thoát đơn độc của mình:
Trần Hữu Đức, Đậu Văn
Dương và Chu Mạnh Sơn là những người bạn thân của em thời còn sinh viên. Lúc
biết Đức đã bị công an bắt là lúc em ở quê . Cuối tháng Tám năm 2014, cảm thấy
mình sẽ bị lộ, em bỏ nhà ra đi, em vào trong Huế đến một nhà giòng xin trú nấp
trong đó.
Từ tháng Hai năm 2014
thì công an tìm em rất nhiều lần, gây khó dễ cho gia đình, lúc đó lệnh truy nã
em cũng xuất hiện rất nhiều trên mạng. Cảm thấy không ở lại được thì em rời bỏ
đất nước. Thời gian em đi thì gia đình thất vọng về em rất nhiều. Trong quá
trình trốn chạy đôi lúc em có mượn điện thoại trong nhà giòng điện về nhưng bố
mẹ không cho gặp nữa.
Em nghĩ trên con đường
đấu tranh thì bản thân em không cô đơn. Em nghĩ có những người đấu tranh
nếu họ biết đến thì bằng cách nào đó họ sẽ giúp đỡ em.
- Lời một sinh viên
- Lời một sinh viên
Cũng như người bạn thứ
nhất, cuộc sống ly hương của người bạn thứ hai này cũng bất hợp pháp và luôn
trong tình trạng sợ bị bắt giữ:
Giấy tờ mình không
có, có nơi họ không cho em làm vì không có passport, có nơi được nhận rồi thì
họ hỏi passport để đăng ký nhưng không có lại thôi.
Em rất hạn chế vấn đề đi
ra và liên lạc với bạn bè ở Việt Nam. Cuộc sống dường như là một cuộc sống khép
kín.
Anh bỏ nước đi tháng Tư
năm nay, tính đến giờ là gần 8 tháng nhưng chỉ thời gian đầu thì có việc làm,
còn mấy tháng sau này là giai đoạn vất vả do không được nhận việc:
Nói chung cuộc sống bây
giờ cũng quá là khó khăn vì mình không có công ăn việc làm. Nhưng vì em còn trẻ
em không tuyệt vọng đâu. Em nghĩ trên con đường đấu tranh thì bản thân em không
cô đơn. Em nghĩ có những người đấu tranh nếu họ biết đến thì bằng cách
nào đó họ sẽ giúp đỡ em.
Thực tế sau hai tháng
đặt chân lên một đất nước xa lạ để tránh bị truy nã và bắt bớ của chính quyền
và công an thành phố Vinh, những thanh niên Công Giáo chạy lánh nạn này đã đến
trình diện và ghi danh với văn phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc nơi nước sở
tại. Họ đã được UNHCR tức Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc sơ vấn và cấp một giấy
tạm trong khi chờ đợi sự cứu xét để được chấp thuận qui chế tị nạn chính
trị.
Câu chuyện cập nhật về
nhóm thanh niên sinh viên Công giáo ở Vinh, Nghệ An, bị bắt vì tội rải truyền
đơn tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội và kêu gọi đa nguyên đa đảng cho Việt Nam, mà
nay người đã mãn án hay vừa được tự do tháng trước, người còn ở trong ngục thất
và người thì d94 trôn khỏi nước, kết thúc với một mẫu số chung là
chừng như chẳng nơi nào đang sống được coi là an toàn và tử tế với họ.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền