Bản
lên tiếng của MLBVN về trường hợp blogger Hồng Lê Thọ (Người Lót Gạch) bị bắt
giữ
DieuCayCPJ2014
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
MLBVN - Ngày 29 tháng 11 năm 2014, Cơ quan An ninh điều tra
(CQANĐT) Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khám xét khẩn cấp nhà riêng và tạm
giữ hình sự đối với blogger Hồng Lê Thọ (65 tuổi) tại Sài Gòn. Cơ quan này cho
rằng blogger Hồng Lê Thọ đã “đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội
dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại điều 258 - BLHS nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Trước thông tin bắt giữ blogger theo “tin tố
giác của quần chúng”, đăng trên website Bộ Công an, Mạng lưới Blogger Việt Nam
(MLBVN) tuyên bố:
1. Việc CQANĐT mượn “tin tố giác của quần
chúng” để xâm phạm nhà riêng, khám xét và tạm giữ hình sự blogger Hồng Lê Thọ
là vi phạm trắng trợn Hiến pháp Việt Nam, vi phạm Công ước nhân quyền của Liên
hiệp quốc, chà đạp thô bạo quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của người dân.
2. Mạng lưới Blogger Việt Nam khẳng định
blogger Hồng Lê Thọ chỉ thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, được quy
định bởi Hiến pháp Việt Nam, được công nhận bởi các điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia ký kết, bởi những giá trị phổ quát của nhân loại mà Việt Nam -
thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc - đã cam kết tôn trọng và thực
thi. Sau các blogger Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hữu
Vinh… blogger Hồng Lê Thọ là nạn nhân mới nhất của điều luật 258 mơ hồ và hành
vi bắt giữ tùy tiện của công an.
3. Đối với những blogger đã từng bị bắt giữ và
bị đưa ra xét xử như Blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy…,
CQANĐT, Viện Kiểm Sát và Tòa án đã không thể chỉ rõ và chứng minh một cách khách
quan những bài viết nào của những công dân trên có "nội dung xấu",
cũng như không thể đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ cho kết luận đó.
Các cơ quan tố tụng trên cũng đã không thể
chứng minh uy tín của "cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội" bị giảm đi
vì các bài viết được đăng tải bởi những công dân này. Càng không chứng minh
được lòng tin trong nhân dân về "cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội" đã
bị mất chỉ vì các bài viết được đăng tải bởi những blogger đó. Bởi vì nếu có
thì chính “Cơ quan, nhà nước, tổ chức xã hội” này đã tự làm mất đi chứ không
phải do các bài viết trên làm mất. Hơn nữa, những phiên tòa xét xử các công dân
trên tuy đựoc loan báo là “công khai” nhưng thực tế là những phiên “tòa kín”.
Do đó, đối với trường hợp blogger Hồng Lê Thọ cũng sẽ là một nạn nhân của những
vi phạm nghiêm trọng nêu trên.
4. Mạng Lưới Blogger Việt Nam hết sức quan
ngại trước nạn bắt giam tùy tiện vẫn tiếp diễn, bất kỳ công dân Việt Nam nào
thể hiện quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam cũng có nguy cơ bị sách nhiễu, khủng
bố, bắt bớ, giam cầm vì sự lạm quyền và tùy tiện của công an.
Mạng lưới Blogger Việt Nam kêu gọi các
blogger:
1. Kịch liệt lên án hành vi khám xét, bắt giữ
các blogger, coi đó chính là hành động tấn công vào quyền tự do ngôn luận của
tất cả chúng ta; là mối đe dọa tiềm tàng đối với mỗi cá nhân blogger nhất là
những blogger dũng cảm, dám thể hiên quan điểm bất đồng với chính quyền và chỉ
trích những sai lầm, yếu kém của chính phủ. Mỗi blogger Việt Nam đều có thể trở
thành tù nhân như blogger Hồng Lê Thọ… bất cứ lúc nào.
2. Sát cánh tranh đấu cho tự do của blogger
Hồng Lê Thọ, như tranh đấu cho tự do của chính mỗi chúng ta. Không thể chấp
nhận số phận của những “người tù đang chờ bị bắt” bất cứ lúc nào.
3. Cùng nhau phối hợp, huy động quần chúng tranh
đấu cho tự do của các blogger thông qua những chiến dịch truyền thông lớn, vận
động quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Hãy làm tất cả để
người dân Việt Nam và thế giới nhận rõ: Điều 258 là vi Hiến; công an Việt Nam
đang thực thi chính sách bưng bít thông tin, trấn áp tự do ngôn luận. Tất cả
blogger Việt Nam cực lực phản đối và sẽ tranh đấu đến cùng chống lại những sai
trái, bất công, vi Hiến, lạm dụng tùy tiện, bẻ cong và chà đạp pháp luật.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Tự cái con C...
Vô tri khi bắt ông
Hồng Lê Thọ
Nguyễn Ngọc
Già (Danlambao) - Vừa rồi CA dùng cách "tố cáo" để sách nhiễu cô Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, bây giờ họ dùng cái gọi là "tố giác" để vô nhà ông
Hồng Lê Thọ thộp cổ người ta.
Các khái niệm và nội dung căn bản về "tố
cáo", nếu quý độc giả chưa đọc, xin mời tham khảo lại bài "Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh bị công an sách nhiễu" [1]. Phạm vi bài này, xin nói về
vụ bắt ông Hồng Lê Thọ - chủ trang blog Người Lót Gạch.
Hình thức tố giác.
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an
[2], việc bắt ông Thọ xuất phát:
- Từ tin tố
giác của quần chúng
- Nên lúc 10 giờ 30
phút ngày 29/11/2014, ANĐT công an Tp.HCM vô nhà ông Thọ bắt quả tang.
- Rồi sau đó khám xét
khẩn cấp và tạm giữ hình sự "đối tượng" Hồng Lê Thọ.
Trước hết, phải nói giới công an nên từ bỏ
thói hỗn ẩu với dân, bằng cách hủy bỏ chữ "đối tượng" đối với ông
Hồng Lê Thọ và bất cứ người dân nào khác. Cần nhắc lại, cho tới khi nào có
quyết định khởi tố, truy tố, công an (và cả những người mang danh "nhà
báo") cũng chỉ được phép dùng chữ: bị can, bị cáo. Người CS nên học lại
phép văn minh tối thiểu này, cho phù hợp tinh thần hội nhập toàn cầu(!).
Nếu tố cáo là quyền của công dân đối với người
làm việc cho "nhà nước" và các tổ chức khác (sản xuất - kinh doanh,
hội đoàn v.v...) thuộc "nhà nước", thì tố giác là trách nhiệm của
công dân đối với an toàn xã hội, an ninh quốc gia, trước các loại tội phạm nói
chung, không phân biệt "dân nhà nước" hay... dân thường.
Nói cách khác, phạm vi tố giác rộng hơn tố
cáo. Khi tố giác, người đó phải sử dụng TRỰC TIẾP VÀ ĐỒNG THỜI một hoặc vài
trong số 5 giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) trước
một hay vài hành vi/sự việc của một người/nhóm người nào đó, mà họ cho rằng có
thể đã và đang xâm phạm an ninh trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Nhấn mạnh,
người tố giác phải trực tiếp sử dụng ngũ quan [3] để "làm việc".
Cần phân biệt tố giác không phải là mách lẻo
vì tư thù cá nhân hay xuất phát từ ý nghĩ chủ quan mang tính áp đặt. Hay vì lợi
ích được hứa hẹn nào đó mà đi rình mò để hãm hại người vô tội. "Gài
bẫy" để "tố giác" hữu hiệu là đòn bẩn thỉu vốn có của người CS.
Nếu chấp nhận điều 258 là "tội", khi
đặt nó trong sự việc cụ thể của ông Hồng Lê Thọ, có lẽ vài suy nghĩ dưới đây,
quá khó cho giới công an phải làm rõ trước dư luận?:
- Người tố giác ắt hẳn phải ngồi... rình ngay
trong nhà ông Thọ để chứng kiến việc ông Thọ điểm tin, gõ phím và đăng lên blog
cá nhân chứ? Không thể nói người tố giác là nhà sát cạnh hay đối diện, dù cho
tạm giả thiết, bàn làm việc của ông Thọ đặt trong tầm ngắm của nhà hàng xóm,
bởi không tài nào có thể dùng thị giác để biết ông Thọ đang viết nội dung gì
(nếu có thì chắc người đó có "thiên lý nhãn" - một khái niệm thần
thoại).
- Ai là người đó? Sao người đó rảnh vậy?! Tại
sao "tự nhiên" ông Thọ rước người đó vô nhà để ngồi... rình chính bản
thân mình?!
- Ông Thọ rước người đó vô nhà lúc nào mà 10
giờ 30 phút ngày 29/11/2014 công an nắm tin và thực hiện "bắt quả
tang" nhanh thế?!
- Tố giác chỉ có giá trị khi và chỉ khi: Hành
động mà người đó phát hiện, phải xảy ra trong thời gian ngắn mang tính tức
thời, bởi không cần trình tự thủ tục (như Luật tố cáo quy định). Tố giác mất đi
ý nghĩa vốn có, một khi sự việc trôi qua lâu, bởi kéo theo dấu vết tội phạm bị
xóa nhòa theo thời gian.
- Tạm gọi người tố giác là bên thứ ba,
người/nhóm người bị tố giác là bên thứ hai, người/nhóm người nhận lãnh hậu quả
là bên thứ nhất. Vậy, bên thứ ba không có trách nhiệm và không có đủ chuyên môn
như một an ninh hay gián điệp để thực hiện cả quá trình theo dõi xuyên suốt, có
hệ thống, có kế hoạch đối với tội phạm.
- Nói cách khác,bên thứ ba chẳng qua là một
người bất chợt nhìn thấy hành vi/sự việc của bên thứ hai một cách ngẫu nhiên
với nguy cơ khá rõ về hậu quả xảy ra tức thì cho bên thứ nhất.
Những lý giải trên nhằm diễn giải: ông Hồng Lê
Thọ lập blog Người Lót Gạch đã vài năm qua. Sao giờ này "ai đó" mới
"tố giác"??? Hoàn toàn phi lý khi công an dùng khái niệm "tố
giác" để xông vào nhà ông Hồng Lê Thọ.
Vậy, về hình thức gọi là "tố giác",
giới công an hoàn toàn sai về học thuật cũng như vi phạm pháp luật.
Nội dung về thuật ngữ
"tố giác".
Nội dung "Tố giác" mặc định bất kỳ
ai cũng có thể làm việc đó, với điều kiện trực tiếp sử dụng ngũ quan đối với
hành vi/sự việc mà mình chứng kiến & chứng thực, rồi báo cho nhà chức trách
một cách rõ ràng: địa điểm và thời gian xảy ra, về hành vi đã và/hoặc đang thực
hiện của bên thứ hai
Vậy, bên thứ ba phải là người ngoài cuộc với
tư cách khách quan và những người này đáng trân trọng, ngưỡng mộ và vinh danh
bởi đầy tinh thần trách nhiệm công dân, trong ao ước thực hành pháp luật cho
một xã hội bình an.
Bên thứ ba thực hiện trách nhiệm cao quý của
mình, nhất định luôn đi kèm trình bày hành vi của bên thứ hai đang hay đã thực
hiện, mà hành vi đó phải gây ra hậu quả tức thời cho bên thứ nhất. Nghĩa là hậu
quả phải ở dạng vật chất, nhận thấy được rõ ràng (Ví dụ: giết người, cướp của,
hiếp dâm, bạo hành v.v... dù thành công hay thất bại).
"Tố giác" đặt trong sự việc cụ thể,
đối với ông Hồng Lê Thọ (tức bên thứ hai) theo nội dung điều 258 và theo cáo
buộc ban đầu từ phía công an, trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Nói cách khác, tố
giác lúc này chỉ có ý nghĩa, khi bên thứ ba chứng kiến ông Thọ dùng bàn phím,
laptop, CPU như là vũ khí nhằm tấn công bên thứ nhất trong tư gia của ông Thọ.
Như vậy, khái niệm "tố giác" mới hình thành vào lúc bấy giờ.
Đối tượng bị xâm phạm theo điều 258, như giới
công an cho biết, chính là "nhà nước" - nó không tồn tại như là một
dạng vật chất hữu hình. Do đó, phía công an đã hiểu sai hoàn toàn học thuật căn
bản của triết học khi ứng dụng vào luật học và luật pháp.
Trong học thuật "hình sự", không có
khái niệm "tố giác bộ não" người khác. Không ai & không tổ chức
nào có đủ khả năng và có quyền kết tội "não người", cho đến khi nó
biến thành hành động dưới dạng vật chất. Những gì được viết ra, không phải là
sản phẩm vật chất, nó là sản phẩm tinh thần, tức thuộc về tư tưởng, không phải
là hành động.
Người CS đồng nhất quan điểm = hành động, nên
nhớ từ quan điểm đi đến hành động là một khoảng cách rất xa. Từ đó, hệ quả tất
yếu kéo theo tính đồng nhất giữa ý thức và vật chất là một. Đó là một nhận thức
sai lầm trầm trọng bấy lâu nay, khi ứng dụng Triết học vào việc soạn luật [4].
Não bộ không hành động, vai trò của nó là suy nghĩ, điều khiển và chỉ huy.
Vì thế, điều 19 khoản 1 trong "Công ước
quốc tế về các quyền dân sự & chính trị" (ICCPR) nói rõ:
Mọi người đều có quyền
giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
Tóm lại, khi viện đến khái niệm "tố
giác", bắt buộc bên thứ ba phải chứng kiến và chứng thực về hành vi mà bên
thứ hai gây ra và hành vi đó buộc phải ở dạng vật chất nhận thức được bằng ngũ
quan, tác động rõ ràng cho bên thứ nhất - cũng phải tồn tại dưới dạng vật chất
(chứ không phải nhà nước - khái niệm ý thức).
Đến đây, đủ kết luận cả hình thức cho đến nội
dung của cái gọi là "tố giác", qua phân tích trên, cho thấy công an
hoặc là chẳng hiểu gì về "tố giác" hoặc là dùng "tố giác"
như một cái bẫy với "ai đó tố giác" thật vu vơ để "bắt quả
tang" ông Thọ.
Bắt quả tang
Khái niệm tố giác sẽ mất đi ý nghĩa, nếu như
không đề cập đến khái niệm "bắt quả tang" đi cùng với nó.
Bắt quả tang, theo người đời hay gọi nôm na:
"bắt tại trận" hay "bắt tận tay day tận cánh" v.v... với ví
dụ minh họa dưới đây [5].
Bắt quả tang, nghĩa là bắt với kết quả tang
vật (tồn tại dưới dạng vật chất, không chỉ là vũ khí, công cụ trấn áp khi bên
thứ hai bị bắt).
Trong pháp lý, người ta hay nói về: nhân
chứng, vật chứng. Cũng vì thế, khi điều tra, tranh tụng, người CS tiếp tục sai
lầm khi trọng cung (ý thức) hơn trọng chứng (vật chất), vì thế gây ra biết bao
oan trái ngút trời cho dân lành. Mới đây, "vụ án giết người" mà mẹ
của tử tù Hồ Duy Hải kêu oan khắp nơi cho con trai [6] là thêm một ví dụ sống
động và quan trọng cho khái niệm "bắt quả tang".
Kết
Người CS hàng chục năm qua đã dùng trò
"tố giác" để chia rẽ nhân tâm người Việt. Đi cùng với nó là trò không
sạch sẽ lắm mang tên "bắt quả tang" nhằm để cố tình nghiêm trọng hóa
sự việc, vốn chẳng có gì trầm trọng cả, đôi khi là ngớ ngẩn.
Chính những trò bẩn thỉu đó, nó bôi nhọ tư
cách công vụ của chính họ, đồng thời hủy hoại nhân cách của dân tộc Việt Nam.
Chính người CS luôn làm hình ảnh "người
tố giác" không khác kẻ ngôi lê đôi mách, như ông bà Việt Nam có câu
"nhàn cư vi bất thiện". Do đó, trách sao người Việt Nam luôn nghi kỵ
và luôn nghĩ xấu về nhau từ ngày "đời ta có đảng" (?!)
Vậy, những thủ đoạn "tố giác",
"bắt quả tang" đã bị phía công an áp dụng sai quấy đối với ông Hồng
Lê Thọ. Do vậy, không cần thiết bàn luận thêm khái niệm "bắt khẩn
cấp", "khám xét" v.v...
Người CS lẽ ra cần nhận thấy, tội ác và tính
vô luân của mình đối với dân tộc Việt Nam, chất chồng suốt 70 năm qua với các
khái niệm "tố giác", "bắt quả tang" mà mỗi khi nhớ lại làm
sao người Việt Nam quên được trò "đấu tố" trong CCRĐ - hậu quả đớn
đau cho đến nay còn để lại di lụy dai dẳng, bởi chính người CS phá nát đạo đức,
triệt diệt luân lý và vùi dập phẩm giá người Việt Nam.
Hỡi người CSVN! Hãy nhìn ra thế giới để hổ
thẹn, để tủi nhục để hiểu về liêm sỉ nếu các ông, các bà còn nghĩ bản thân xứng
với chữ: Người Việt Nam!
Vì sao CA bắt giam
giáo sư Hồng Lê Thọ?
Anh Hồng Lê Thọ bị bắt
vì lý cớ gì?
Phạm
Chí Dũng -
Sáng sớm ngày 30/11/2014, tôi đến nhà anh Hồng Lê Thọ ở 32 Cửu Long, Phường 15,
quận 10, TP.HCM. Sau khi anh Thọ bị bắt vào hôm trước, ở nhà chỉ còn chị Nga
(vợ anh Thọ). Tôi muốn gặp chị để bàn việc sẽ đi thăm nuôi anh Thọ và thu xếp
luật sư bảo vệ anh như thế nào.
Quen biết đã nhiều năm, cho đến giờ tôi vẫn
không thể hình dung khác hơn rằng Hồng Lê Thọ là một trí thức ôn hòa chính trị
và rất chừng mực về cách cư xử. Là một Việt kiều Nhật hồi hương, anh lặng lẽ
sống và làm việc ở Sài Gòn, mở trang blog Người Lót Gạch như một kênh tổng hợp
thông tin phản biện xã hội. Rất nhiều lần ngồi cà phê với anh, tôi luôn được
thuyết phục bởi tình cảm quá nặng lòng với dân tộc của anh, về tất cả những gì
mà tâm trí anh thường trực nỗi bức xúc trước hiện tình rối ren đổ nát của xã
hội và nền chính trị. Với tôi, anh cũng là một trong những trí thức có cái nhìn
sắc sảo và tách bạch nhất về quan hệ quốc tế và quan điểm “thoát Trung”.
Tuy lặng lẽ, Hồng Lê Thọ không hề là một nhân
vật “nhỏ”. Anh có chỗ đứng được tôn trọng trong giới kiều bào Việt Nam ở hải
ngoại. Anh cũng được nhiều người trong giới tranh đấu dân chủ và nhân quyền ở
Việt Nam biết đến.
Nhưng cũng bởi thế, điều có vẻ khó hiểu là Cơ
quan an ninh điều tra lại “chọn” bắt anh, thay vì hành xử tương tự đối với một
nhân vật nào đó ít tên tuổi và uy tín xã hội.
Chưa biết họ sẽ “điều tra” ra những gì, chỉ có
thể hiểu rằng việc Hồng Lê Thọ bị bắt sẽ lập tức gây phát sinh phản ứng ở mức
độ căng thẳng của số đông kiều bào người Việt đối với Nhà nước Việt Nam. Rồi tất
yếu cũng dẫn đến phản ứng có thể không hề trầm lắng của Hoa Kỳ, một số nước
phương Tây và các tổ chức quốc tế về nhân quyền dành cho ngành công an và chính
quyền Việt Nam, vô hình trung sẽ càng làm khó hơn lối thoát lận đận của nhà
nước này nhờ vào TPP và các lợi ích khác về ngoại giao và chính trị.
Một lần nữa, điều luật 258 về “lợi dụng các
quyền tự do dân chủ…” được Cơ quan an ninh điều tra ngành công an áp chế. Từ
giữa năm 2013, thay cho các điều luật 88 về “tuyên truyền chống nhà nước” và
điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”, người ta đã “vận dụng” điều luật 258 để
bắt hàng loạt người bất đồng chính kiến như blogger Phạm Viết Đào, Đinh Nhật
Uy, nhà báo Trương Duy Nhất, và gần đây nhất là bắt blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu
Vinh vào tháng 5/2014.
Tuy nhiên cũng có vài khác biệt đáng để ý
trong động thái bắt blogger Hồng Lê Thọ. Khác với những trường hợp trước đây,
cơ sở để tuyên truyền cho việc bắt giữ anh Thọ là “theo tin tố giác của quần
chúng”. Trong thực tế điều tra xét hỏi tội phạm, cơ sở này thường áp dụng với
đối tượng hình sự chứ không phải đối tượng chính trị.
Mặt khác, Cơ quan an ninh điều tra cũng sử
dụng hình thức “Lệnh khám xét và tạm giữ hình sự” mà không phải là “bắt khẩn
cấp, tạm giam” hay “bắt giam”, và chưa kèm theo lệnh khởi tố bị can.
Hai tuần trước khi anh Hồng Lê Thọ bị bắt,
chúng tôi đã gặp nhau nói chuyện phiếm. Cũng như những lần gặp nhau trước đó,
tôi không nghe anh Thọ nói về một dấu hiệu cảnh báo “sẽ bị bắt” nào từ phía cơ
quan an ninh.
Vụ việc bắt giữ anh Hồng Lê Thọ khiến tôi có
cảm giác không khí bắt bớ bất đồng chính kiến có những dấu hiệu đang quay trở
lại gần giống với trường hợp bắt luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào cuối tháng
12/2012, sau khi Quân nhiều lần xuống đường phản đối Trung Quốc can thiệp Biển
Đông.
Còn lần này, Nhà nước và ngành công an Việt
Nam liệu có trưng ra được nguyên cớ nào đủ “thuyết phục” đối với hành động bắt
giữ blogger Hồng Lê Thọ, hay là không?
Nguyên nhân và hậu quả
của việc giá dầu thế giới giảm mạnh
Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) - Trong vài tuần lễ vừa qua, giá dầu thô trên thị trường
quốc tế giảm gần 25%, tạo ra những chấn động lớn trên toàn thế giới và đặt ra
nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế và chiến lược. Kể từ tháng Sáu vừa qua, giá
dầu thô trên thị trường quốc tế đã giảm từ $115/thùng xuống còn $85 vào cuối
tháng 10. Giá dầu tiếp tục giảm xuống còn gần $82/thùng vào ngày bầu cử của Hoa
Kỳ 4-11, giá thấp nhất trong vòng 4 năm qua, sau khi Saudi Arabia hạ giá dầu
xuất cảng qua Mỹ theo hãng tin Reuters.
Những lý do nào khiến
giá dầu thế giới giảm mạnh?
Có nhiều lý do khiến giá dầu giảm mạnh. Những
lý do bất ngờ và ngắn hạn bao gồm việc Lybia vào tháng 9 tăng sản xuất 40% so
với một tháng trước. Saudi Arabia cũng gia tăng sản xuất dầu (0.5%) để bảo vệ
thị phần (market share) đặc biệt tại Ấn Độ và Trung Quốc, chèn ép những nhà sản
xuất dầu đá phiến và việc khai thác dầu ở Bắc Cực. Iraq và Iran theo gương
Saudi Arabia cũng gia tăng sản xuất dầu. Ngoài ra vào đầu tháng 10, Saudi
Arabia giảm giá dầu bán cho những nước tiêu thụ chính ở Á châu. Thêm vào đó,
những tổ chức đầu cơ dầu trước đây đã tích trữ một số dầu để chờ giá dầu tăng
kiếm lời. Nay họ bán tống bán tháo số dầu này ra để tránh lỗ thêm.
Việc giá dầu giảm mạnh có những lý do căn bản.
Thứ nhất nhu cầu về dầu giảm vì kinh tế phát
triển bị chậm lại ở nhiều nơi như Âu châu, Trung Quốc, Brazil, và Nam Dương.
Thứ nhì là tiết kiệm nhiên liệu ngày càng hiệu
quả hơn vì giá dầu gia tăng trước đây và luật bảo vệ môi trường. Trung bình xe
hơi ngày nay tiêu thụ săng 25% cho mỗi dặm (mile) ít hơn 10 năm trước đây.
Thứ ba là số xe hơi tại các quốc gia giàu có
đã đạt tới mức cao nhất.
Thứ tư là ảnh hưởng của việc sản xuất dầu và
hơi đốt từ đá phiến tại Hoa Kỳ. Đây là lý do quan trọng nhất và chúng ta đang
bắt đầu thấy hiệu quả của cuộc cách mạng kỹ thuật khai thác dầu này. Hoa Kỳ
đang tiến sâu vào kế hoạch tự lập về năng lượng trong vòng 15-20 năm tới. Hoa
Kỳ đã gia tăng sản xuất dầu từ 3 triệu thùng mỗi ngày từ đầu năm 2010 lên đến
8.5 triệu thùng mỗi ngày hiện nay. Từ 2009 đến nay, Hoa Kỳ tiếp tục đều đặn
giảm nhập cảng dầu và hơi đốt. Tiến trình này đang phát triển tương tự tại Canada.
Việc cải tổ cấu trúc của khu vực năng lượng của Mễ Tây Cơ cũng sẽ giúp gia tăng
khả năng sản xuất. Theo nhận định vừa rồi, chúng ta có thể tóm tắt rằng một mặt
mức tiêu thụ dầu chậm lại. Mặt khác sản xuất gia tăng. Luật cung cầu tạo áp lực
cho giá dầu đi xuống.
Công nghiệp dầu đá
phiến và năng lượng tái tạo (còn gọi là năng lượng xanh) bị ảnh hưởng ra sao?
Như ở phần trên chúng ta đã nói đến, Saudi
Arabia hỗ trợ giá dầu hạ để cản trở việc khai thác dầu đá phiến và cả năng
lượng tái tạo dùng sức gió, sức nước và ánh sáng mặt trời. Sản xuất dầu đá
phiến từ những giếng dầu nhỏ khá tốn kém. Nếu giá dầu xuống dưới $US 80/thùng,
1/3 số giếng dầu đá phiến sẽ lỗ. Kỹ nghệ dầu đòi hỏi một kế hoạch đầu tư lâu
dài. Tới một thời điểm nào đó, những nhà đầu tư không thể đóng cửa nhà máy sản
xuất dễ dàng. Trong trường hợp giá dầu xuống thấp hơn, việc sản xuất dầu đá
phiến sẽ điều chỉnh và sẽ vẫn tiếp tục kiếm lời như kinh nghiệm cho thấy những
trường hợp giá dầu xuống thấp trước đây. Trong những bốn năm qua, kỹ nghệ dầu
đá phiến đã tăng năng suất của các giếng dầu 300%. Kỹ thuật khai thác dầu đá
phiến tiếp tục cải thiện. Giá dầu giảm sẽ không đình chỉ việc sản xuất dầu đá
phiến.
Trên thị trường tự do, khi giá đi xuống, người
bán sẽ bị thiệt và người mua sẽ được lợi. Trong trường hợp giá dầu giảm mạnh,
những nước nào bị thiệt hại và những nước nào được lợi?
Những nước sẽ chịu nhiều hậu quả nhất là
Venezuela, Iran, và Nga. Venezuela là nước sẽ bị rạn nứt trước tiên. Ngân sách
của Venezuela dựa vào dầu ở giá $120/thùng. Ngay cả trước khi giá dầu giảm,
Venezuela đã gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ. Khối ngoại tệ dự trữ bớt dần.
Mức lạm phát gia tăng. BBC trong tháng 9 vừa qua báo cáo rằng mức lạm phát của
một năm qua là 63.4%. Venezuela đang bị khan hiếm về hàng hóa tiêu thụ hàng
ngày như bột mì và giấy vệ sinh. Quốc gia này đang ở ven bờ phá sản.
Iran cũng đang gặp khó khăn. Nước này cần giá
dầu ở mức $140/thùng để cân bằng ngân sách phung phí với những chi tiêu quá
mức. Thêm vào đó, nạn cấm vận chống lại chương trình nguyên tử của Iran làm cho
quốc gia này chịu nhiều rủi ro. Iran chủ yếu dùng lợi tức dầu xuất cảng vào
những chương trình bao cấp để duy trì ổn định xã hội. Nguồn tài chánh này giảm
mạnh vì giá dầu giảm mạnh sẽ tạo ra nguy cơ hỗn loạn.
Nga đang ở ven bờ suy thoái kinh tế. Hơn 50%
ngân sách của nước này lấy từ lợi tức xuất cảng dầu và nền kinh tế của Nga rất
nhạy cảm với giá dầu thay đổi. Dầu và khí đốt chiếm 70% lợi tức xuất cảng. Tuy
nhiên Nga có thể chịu đựng giá dầu thấp trong một thời gian dài hơn từ 18 tháng
cho đến hai năm, nhưng tiền dự trữ cũng sẽ hết. Cấm vận của Tây Phương làm kinh
tế Nga khốn đốn và làm cho nước này không thể vay nợ dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều
nhà phân tách đồng ý rằng hậu quả của giá dầu giảm mạnh còn tệ hại hơn nhiều.
Theo tờ báo Vzglad của Nga, khi giá dầu giảm $1/thùng, ngân sách của Nga sẽ bị
thiệt hại $2 tỉ.
Mặc dù Ngân Hàng Trung Ương Nga đã bán ra US$7
tỉ trong tháng 10, 2014 để trợ giá đồng Rúp (Rouble) của Nga nhưng giá tri của
Rúp vẫn xuống thấp còn 43 Rúp/US$ so với 35 Rúp/US$ vào tháng 5 vừa qua một
phần vì giá dầu giảm. Chương trình hiện đại hóa quân đội chiếm 20% ngân sách
của khu vực công. Ngân sách quốc gia thiếu hụt ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngân
sách quốc phòng. GS Konstantin Sonin của Trường Cao Học Kinh Tế tại Moscow nói
rằng “Giá dầu giảm xuống sẽ khiến chi tiêu giảm. Đó là những hồi chuông báo
động cho các doanh gia.” Bank of America tiên đoán Nga sẽ lâm vào tình trạng
khủng hoảng kinh tế và giảm 1.5% vào năm 2015.
Những nước sản xuất dầu bị thiệt hại về giá
dầu xuống thấp chỉ là thiểu số. Những nước có lạm phát cao như Thổ Nhĩ Kỳ và
những nước tiêu thụ dầu chiếm đa số, đặc biệt là những nước tiêu thụ nhiều dầu
như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, và Indonesia là những nước được hưởng lợi ích
của giá dầu thấp.
Trong trường hợp giá
dầu giảm như hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ lời hay lỗ?
Việt Nam là một nước xuất cảng dầu thô nhưng
nhập cảng xăng dầu và nhiều sản phẩm chế biến từ dâu thô như phân hóa học,
thuốc diệt trừ sâu bọ, tơ sợi nhân tạo, đồ nhựa. Theo sự phân tách của TS Lê
Đăng Doanh, dầu thô xuất cảng chiếm 20-25% tổng số lợi tức xuất cảng hàng hóa
của Việt Nam. Khi giá dầu giảm 25%, lợi tức thu về cũng giảm theo. Việt Nam trợ
giá xăng là 300-500 đồng/lít.
Theo Cơ Quan Quản Trị Số Liệu Năng Lượng của
Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration), Việt Nam là một nước nhập siêu
về dầu. Tính trung bình cho năm 2013, số dầu nhập siêu là 59,326 thùng/ngày.
Như vậy mặc dù Việt Nam sẽ thất thu 25% lợi tức về dầu xuất cảng, nhưng cộng
chung với số dầu nhập cảng, Việt Nam là nước hưởng lợi từ giá dầu giảm. Trong
thời gian gần đây giá xăng ở Việt Nam đã giảm 8 lần tính đến ngày 4-11-2014 với
mức giảm tổng cộng là 3,300 đồng/lít xuống còn khoảng 23,000 đồng/lít. Mức lạm
phát tiếp tục giảm theo. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (Consumer
price index) tính từ đầu năm chỉ tăng tổng cộng 2.36%, cách khá xa so với lạm
phát tiêu chuẩn đặt ra cho năm 2014 ra là 6%.
Hoa Kỳ là một trong những nước tiêu thụ dầu
nhiều nhất thế giới và cũng là một nước nhập siêu về dầu. Do đó Hoa Kỳ là một
nước chính hưởng lợi nhiều từ việc giá dầu giảm mạnh. Trong năm 2013, Hoa Kỳ đã
nhập cảng 3.6 tỉ thùng dầu thô và sản phẩm dầu. Nhiều nhất từ Canada, Mexico,
Saudi Arabia, Venezuela, Kuwait, Iraq và Nga. Theo một ước tính của Moody, giá
xăng giảm 1% trong một năm sẽ giúp những người tiêu thụ xăng ở Mỹ tiết kiệm
được $1.2 tỉ.
Vì lý do chiến lược, luật của Hoa Kỳ hiện nay
không cho phép các công ty sản xuất dầu xuất cảng dầu thô. Nhưng trong tương
lai, Hoa Kỳ có thể bãi bỏ việc cấm xuất cảng dầu thô, nếu việc khai thác dầu đá
phiến trong nước giúp Hoa Kỳ thặng dư dầu thô đáng kể.
Giá dầu giảm năm nay
có những ảnh hưởng nào về phương diện kinh tế và chánh trị?
Giá dầu giảm đã làm cho kinh tế thế giới phát
triển sau Thế Chiến Thứ Hai và trong thập niên 1990. Trái lại giá dầu cao trong
thập niên 1970 đã làm cho kinh tế thế giới trì trệ. Những nước chịu hậu quả
khốc liệt của giá dầu giảm mạnh hiện nay sẽ phải đối phó với những bất an xã
hội và chính trị.
Giá dầu xuống thấp giúp giảm lạm phát và sẽ
kích thích phát triển kinh tế trên toàn cầu, ngoại trừ một số nước xuất cảng dầu.
Theo tờ báo The Economist của Anh, Liên Bang Sô Viết sụp đổ vào năm 1991, một
phần vì giá dầu giảm 2/3 trong khoảng thời gian từ 1980-1986. Mặt khác, giá dầu
tăng gấp ba đã giúp củng cố chính quyền của Tổng Thống Vladimir Putin trong
thời gian 14 năm. Dầu là hàng xuất cảng chính của Nga trước đây và hiện nay.
Giá dầu xuống cũng sẽ gây bất mãn trong quần chúng Nga và khó khăn cho chính
quyền Putin.
Giá dầu giảm làm tình hình chính trị căng
thẳng giữa một số nước. Sự đối nghịch giữa Shia Iran và Sunni Saudi Arabia sẽ
gia tăng thêm, vì hai nước cùng là thành viên của OPEC nhưng Iran muốn giảm sản
xuất dầu để giữ giá, trong khi Saudi Arabia lại muốn tăng sản xuất. Một số
người nhận định rằng Saudi Arabia liên kết với Hoa Kỳ để thao túng chính trị và
làm hại Iran. Ô. Masoud Mirkazemi, một đại biểu của Nghị Viện Iran, nguyên là
bộ trưởng dầu hỏa, nói rằng “Saudi Arabia, có ý muốn kiềm chế OPEC, phục vụ
quyền lợi của G20.” Tổng Thống Nicholas Maduro của Venezuela đổ lỗi cho Hoa Kỳ
làm hạ giá dầu để làm suy yếu Nga và những nước sản xuất dầu.
Một lý thuyết cho rằng giá dầu giảm sẽ buộc
Nga phải có một giải pháp hòa dịu đối với Ukraine và Iran phải tìm cách thỏa
hiệp về chương trình hạt nhân.
Chuyện gì sẽ xảy ra
trong năm 2015?
Dầu hỏa là nguồn năng lượng chính vô cùng quan
trọng trong đời sống của chúng ta và trong mọi ngành công nghiệp sản xuất. Nó
cũng là một võ khi chiến lược vô cùng lợi hại.
Như đã được tiên đoán trước đây, tổ chức những
quốc gia xuất cảng dầu (Organization of Oil Exporting Countries - OPEC) đã nhóm
họp vào ngày 27-11-2014 ở Vienna để tìm giải pháp đối phó với giá dầu giảm. Một
trong những biện pháp OPEC đã thảo luận là giảm mức sản xuất dầu. OPEC đã quyết
định tiếp tục giữ nguyên mức sản xuất hiện nay là 30 triệu thùng dầu mỗi ngày
áp dụng kể từ tháng 12, 2011. Sau khi quyết định của OPEC được công bố, giá dầu
thô (Brent) giảm xuống còn US$72/thùng. Ông Igor Sechin, Tổng Giám Đốc của tập
đoàn quốc doanh dầu khí Nga Rosneft, dự đoán dầu sẽ xuống tới dưới $60 một
thùng trong nửa đầu năm 2015.
Hầu hết những quốc gia xuất cảng dầu, kể cả
Nga lẫn Việt Nam, đều phải tiếp tục sản xuất và bán dầu dù ở bất cứ giá nào, vì
áp lực của ngân sách. Kỹ nghệ dầu đá phiến của Hoa Kỳ cũng ở trong tình trạng
này, dù chưa được phép xuất cảng. Trong khi đó nhu cầu về dầu tiếp tục ở mức độ
thấp. Do đó thị trường dầu hỏa sẽ có thể tiếp tục chứng kiến giá dầu thấp trong
nhiều tháng tới.
30-11-2014
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền