UNHCR quan tâm số phận
người Thượng Tây Nguyên ở Campuchia
Người Thượng Tây nguyên đã từng chạy sang tỉnh Ratanakiri để
lánh nạn cách nay một thập niên.
·
·
·
Tin liên hệ
04.12.2014
Tình cảnh của người Thượng ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam một lần
nữa lại thu hút sự chú ý của quốc tế, hơn một thập niên sau một chiến dịch đàn
áp thô bạo chống nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống tại cao nguyên trung phần Việt
Nam.
Báo The Diplomat hôm thứ Năm đăng một bài báo nêu lên hoàn cảnh
của một nhóm ít nhất 13 người đang bị chính quyền Campuchia truy lùng và đe doạ
trục xuất về Việt Nam.
Cách đây hơn một thập niên, thế giới biết tới người Thượng sau khi
có thông tin về chính sách đàn áp người Thượng tại Tây Nguyên, đặc biệt là
những vụ tịch thu đất đai truyền thống của họ để biến thành những đồn điền cà
phê, và chính sách bất khoan dung về tôn giáo trong bối cảnh đa số người Thượng
theo Đạo Tin Lành.
Tuần này, 13 người Thượng đã chạy sang Campuchia, trốn trong các
khu rừng trong các điều kiện vô cùng khó khăn, để tránh bị nhà chức trách sở
tại bắt và trục xuất về Việt Nam, giữa lúc Hà nội tăng sức ép với Phnom Penh để
cưỡng ép những người chạy nạn phải trở về.
Báo The Diplomat viết, thái độ của Hà Nội đối với hoàn cảnh đáng
thương của các nhóm sắc tộc thiểu số của Việt Nam thật là quá đáng, xét Việt
Nam chiếm được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cách đây hơn
một năm. Việc Việt Nam được nắm chiếc ghế này trong nhiệm kỳ ba năm, bên cạnh
Trung Quốc và Nga, đã bị lên án là “không thích hợp”, và đã có những lời cảnh
giác rằng sự hiện diện của các nước này gây phương hại tới uy tín của Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Hôm 2 tháng 12, Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, UNHCR, đã cảnh báo
Campuchia chớ nên cưỡng bức nhóm 13 người Thượng phải hồi hương.
Người phát ngôn của UNHCR Babar Baloch nói:
“Việc cưỡng ép các cá nhân ấy trở về Việt Nam, trái với ý nguyện
của họ, là một hành động vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà vương quốc
Campuchia đã tình nguyện tham gia.”
Ít nhất một người trong nhóm cho hay ông đã chạy khỏi Việt Nam sau
khi bị đe doạ bắt giữ vì ông ủng hộ Hội Degar, tức Hội Người Thượng Tây Nguyên
có trụ sở ở Hoa Kỳ.
Ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ
chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nhận định:
“Gửi trả người Thượng về lại Việt Nam cho thấy là ở Campuchia, các
quyền của người tỵ nạn chẳng có nghĩa lý gì, đây là một cuộc trắc nghiệm rõ rệt
chứng minh liệu những cam kết của người Campuchia sẽ tôn trọng Công ước Liên
Hiệp Quốc về Người Tỵ nạn có thực lòng hay không.”
Ông Robertson nhấn mạnh Campuchia không nên gửi trả nhóm người
Thượng về Việt Nam trong bất cứ trường hợp nào, bởi vì làm như vậy là “vi phạm
về căn bản những cam kết mà Pnom Penh đã đưa ra khi gia nhập công ước về người
tỵ nạn.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ VOA, Chủ tịch Hội
Degar Kok Ksor bày tỏ quan ngại nếu nhóm người này bị trả về Việt Nam. Ông Kok
Ksor:
“Nếu bị trục xuất về Việt Nam, chắc chắn họ sẽ bị hãm hại. Họ sẽ
bị tống giam trở lại, có thể sẽ chết ở trong tù, hoặc sẽ bị giết. Nhưng ai cũng
biết là Việt Nam sẽ không giết họ trước mắt mọi người, mà sẽ tìm cách thực hiện
diều đó trong bí mật, như họ đã từng làm với đồng bào của tôi trong quá khứ. ”
Ông Kok Ksor cho biết lý do, theo ông, vì sao người Thượng ở Tây
Nguyên bị ngược đãi:
“Về phần lớn, họ chỉ muốn tiêu diệt chúng tôi như đã cố làm hai
lần trong quá khứ. Đó là điều mả họ muốn làm đối với đồng bào chúng tôi, vì sao
à? Vì họ muốn chiếm đất đai của chúng tôi cho chính họ. Ngay trong lúc này,
chúng tôi không có quyền sử dụng đất của chúng tôi, chúng tôi không có quyền
chung sống bên cạnh họ. Đối với họ, chúng tôi không là gì cả, chỉ như những con
vật mà họ có thể giết hại bất cứ lúc nào mà họ muốn.”
Báo Pnom Penh Post hôm thứ Năm tường thuật rằng các đại diện của
Liên Hiệp Quốc hôm qua đã tới tỉnh Ratanakiri để thẩm định tình hình của nhóm
người tỵ nạn, nhưng các giới chức địa phương đã từ chối, không gặp các đại diện
của Liên Hiệp Quốc.
Phối hợp viên của nhóm bênh vực nhân quyền Adhoc Chhay Thy đã găp
các đại diện Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư, tìm gặp tỉnh trưởng tỉnh Ratanakiri và
đề nghị hợp tác với nhà chức trách địa phương để giúp nhóm người tỵ nạn, nhưng
tỉnh trưởng Thong Savon đã từ chối gặp họ.
Cả Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và Cao Ủy Nhân quyền đều viết thư
cho chính phủ Campuchia, kêu gọi giới hữu trách hãy cho phép nhóm người Thượng
tiến hành và đệ nạp hồ sơ xin tỵ nạn.
Hôm thứ Hai, người đứng đầu lực lượng cảnh sát tỉnh Nguon Kươn
nói:“về mặt pháp lý, những người này là những di dân bất hợp pháp. Họ chỉ được
coi là người tỵ nạn, nếu họ trốn chạy để tránh một cuộc chiến tranh.”
Trường hợp người Thượng Tây Nguyên chạy từ Việt Nam sang Campuchia
lánh nạn đã khiến quốc tế chú ý tới quan hệ giữa Hà Nội và Pnom Penh.
Ông Kok Ksor, Chủ tịch Hội Degar, chỉ trích rằng Thủ Tướng Hun Sen
bị Hà nội kiểm soát. Ông nói người Thượng đã đấu tranh từ lâu, mãi từ năm 1958,
chống lại chính phủ Việt Nam Cộng hoà thời đó, và tiếp tục cuộc đấu tranh chống
lại nhà nước cộng sản Việt Nam bây giờ . Ông Kok Ksor chia sẻ mục tiêu tối hậu
của cuộc đấu tranh trường kỳ của đồng bào Thượng.
“Chỉ để được quyền được sống chung, được hưởng quyền tự do, tự do
đi lại, tự do sống cuộc sống của riêng mình và không phải sợ hãi chính quyền,
đại khái là thế. Nhưng họ không chấp nhận đòi hỏi đó, họ chỉ muốn tiêu diệt
chúng tôi. Và chúng tôi không thể làm gì để có thể tự bảo vệ.”
Nguy cơ kịch bản đã xảy ra cách đây hơn một thập niên, khi hàng
trăm người Thượng bị cưỡng bức trở về Việt Nam để rồi bị ngược đãi, có thể lặp
lại, theo tờ The Diplomat, chỉ phương hại tới uy tín của Campuchia hơn nữa,
dưới con mắt của cộng đồng quốc tế.
Campuchia là một trong chỉ có 2 nước ở Đông Nam Á ký Công ước quốc
tế về người tỵ nạn, và theo tinh thần công ước này, có nghĩa vụ phải đối xử tử
tế và tạo điều kiện để họ được tiếp xúc với các giới thẩm quyền quốc tế, để quy
chế tỵ nạn của họ được quyết định, chứ không nên trả họ về Việt Nam nơi họ có
thể bị hãm hại.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền