Sunday, August 31, 2014

Hai ngày đối mặt với công an





01:58:am 27/08/14
| Tác giả: Phạm Đình Trọng

Hai ngày đối mặt với công an

Nhà văn Phạm Đình Trọng trong 1 lần biểu tình chống TQ. Ảnh blog Huỳnh Ngọc Chênh

NGÀY THỨ NHẤT
Chợ nhà đất đìu hiu nên khu căn hộ cao tầng nơi tôi ở còn dải đất rộng bỏ hoang. Người dân ở trong những cái hộp bê tông chồng lên nhau cao chót vót, ít khi được đặt chân xuống mặt đất liền xin mượn mảnh đất của cỏ dại hoang vu, chia nhau mỗi nhà một vạt đất con con trồng rau, vừa có thêm rau sạch cho bữa ăn, vừa có dịp tiếp xúc với đất cát, cỏ cây, vừa có dịp vận động chân tay, cân bằng lại trạng thái hoạt động của cơ thể.

Quần lửng, áo may ô, đầu đội mũ vải rộng vành, sáng thứ bảy cuối tháng tám thất thường mưa nắng, mùa mưa và mùa khô còn đang dùng dằng tranh chấp này tôi vừa xuống mảnh vườn nhỏ của tôi cuối bãi đất, xa đường nhất, đang lúi húi cắm mấy ngọn rau lang thì người đàn ông ngoài ba mươi tuổi áo sơ mi dài tay bỏ trong quần phẳng phiu, nghiêm chỉnh, đến đầu luống đất tôi đang làm hỏi tôi những câu vu vơ. Nhìn khuôn mặt lạ, tôi hỏi: Anh không phải người trong khu nhà này? Đáp: Vâng. Cháu đi qua thấy vườn rau xanh vào xem. Tôi hỏi ngay: Anh là công an phải không? Vâng. Cháu là công an.

Nhắc đến công an tôi nhớ ngay đến mới ba tháng trước, trong buổi sáng tháng năm rất đẹp, những tia nắng rực rỡ hình rẻ quạt, xuyên qua vòm lá lao xao, lọc trong sương sớm bảng lảng, rải những vạt sáng lung linh xuống thảm cỏ, xuống lối đi trong vườn cây cổ thụ lớn và đẹp ở trung tâm Sài Gòn. 

Chân thong thả bước, mắt đắm nhìn thiên nhiên, tôi đang thả hồn trong buổi sớm trong lành và bình yên đó thì hai cánh tay như hai gọng thép từ phía sau thọc vào hai nách tôi và bàn tay nung núc chắc nịch bịt chặt miệng tôi, lôi tôi từ cuối vườn cây đẹp ra đường Lê Duẩn trước dinh Độc Lập, tống tôi vào ô tô, chạy ra Cần Giờ. 

Trong ô tô, hai thanh niên trẻ khỏe kẹp chặt hai bên sườn tôi. Tay họ thọc vào túi quần tôi lấy điện thoại và máy ảnh của tôi. Miệng họ quát tháo thóa mạ và đe dọa tôi. Bằng lời nói họ tự nhận là công an, cấm tôi ra khỏi nhà tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược. Nhưng ngôn ngữ họ dùng là thứ ngôn ngữ anh chị, mạt sát, dằn mặt, khủng bố và hành xử của họ là của xã hội đen. Sự việc này tôi đã viết trong bài Đẹp Lòng Kẻ Xâm Lược, Nỗi Đau Của Nhân Dân, Của Lịch Sử Việt Nam đã đăng trên nhiều trang mạng lề Dân.
Nhớ đến những công an hành xử phi pháp, vô lối với tôi như vậy, tôi bừng bừng phẫn nộ, căng giọng nói: Người dân đóng thuế nuôi công an để công an bảo vệ pháp luật, bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người dân. Nhưng công an lại chỉ biết có đảng. 

Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình. Đảng chỉ có ba triệu người, chỉ nhất thời. Nhân dân là chín mươi triệu người làm nên dân tộc Việt Nam, làm nên lịch sử Việt Nam, làm nên sự vĩnh hằng Việt Nam. Tự đặt mình là công cụ của đảng phái, công an đã coi người dân trung thực nói lên sự thật khác biệt với tiếng nói của đảng đều là thế lực thù địch và thẳng tay trấn áp, ngang nhiên tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người dân.

Không hiểu sao viên công an trẻ lại mang gia đình ra kể: Gia đình cháu là gia đình cách mạng. Bố cháu tham gia cách mạng từ năm mười bốn tuổi, đã có đóng góp .  .  . Tôi ngắt lời: Tôi không cách mạng à? Gia đình tôi không cách mạng à? 

Cả tuổi trẻ của tôi đã chiến đấu cho sự sống còn của nhà nước này, không là đóng góp à? Máu của người dân đã dựng lên nhà nước này nhưng có chính quyền, có nhà nước trong tay, đảng cộng sản đã phản bội lại những dòng máu ơn nghĩa đó, đã tước đoạt những giá trị làm người của người dân. Cả những quyền con người, quyền công dân bình thường, người dân cũng không có.

 Một đảng chính trị chỉ có thể tồn tại bởi hai lẽ. Một là có lí tưởng đúng. Hai là mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chủ nghĩa Mác Lê nin, lí tưởng Xã hội chủ nghĩa của đảng cộng sản đã sụp đổ, đã bị thực tế chứng minh là sai trái, đã bị lịch sử loại bỏ. Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa nhân dân Việt Nam đến hết sai lầm này đến sai lầm khác như sai lầm đẫm máu trong cải cách ruộng đất. Bây giờ đảng cộng sản Việt Nam đang kìm hãm, cản trở sự phát triển đất nước, làm cho đất nước càng ngày càng tụt lại phía sau trong sự phát triển của thế giới. Vì thế đảng cộng sản chỉ còn tồn tại bằng bạo lực của công an các anh, bạo lực chuyên chính vô sản.

Chợt nhận ra vì sao công an theo chân tôi ra tận mảnh vườn này, tôi nói: Tôi biết từ nay đến ngày phiên tòa xử chị Bùi Thị Minh Hằng, các anh sẽ theo sát tôi từng bước. Viên công an hỏi: Chú thấy bà Hằng là người thế nào? Đó là người phụ nữ Việt Nam đẹp, con cháu của bà Trưng bà Triệu. Chú có biết năm chín mốt (1991) bà ấy quan hệ bất chính.

 Năm chín bảy (1997) bà ấy chiếm đoạt tài sản của người khác không? Quan hệ tình cảm là chuyện riêng tư. Chiếm đoạt tài sản của người khác là tội hình sự phải do tòa án xét xử và định tội. Tôi không thấy có phiên tòa nào xử chị Hằng tội chiếm đoạt tài sản. Chỉ có chuyện chị Hằng kiện đòi lại tài sản mà thôi. Không có phiên tòa định tội chị Hằng chiếm đoạt tài sản mà nói như vậy là vu khống.

Viên công an lại khoe rằng vẫn đọc facebook của tôi và  bảo: Hôm nào mời chú đi uống cà phê với cháu. Cảm ơn anh, tôi bận lắm không có thời gian ngồi uống cà phê với anh. Tôi tỏ ra không muốn tiếp tục câu chuyện bằng cách không trả lời những câu hỏi chỉ để có chuyện thì người thứ hai cũng mặc đồ dân sự và trẻ hơn người thứ nhất, đến. 

Người thứ nhất nói năng nhẹ nhàng, từ tốn bao nhiêu thì người thứ hai hùng hổ bấy nhiêu. Vừa đến, anh ta nói ngay: Tôi nói cho chú biết. Chú không được đi đâu ra khỏi nhà. Tôi nhìn anh ta: Với tư cách gì mà anh nói với tôi như vậy? Buông ra câu: Tư cách người dân rồi anh ta bước theo người thứ nhất rời khỏi mảnh vườn.

Đi qua mảnh sân trở về nhà, tôi thấy hai người vừa ra vườn rau gặp tôi đang cùng người thứ ba túm tụm cạnh chốt thường trực của nhân viên bảo vệ tòa nhà. người đứng, người ngồi trên yên xe máy.


NGÀY THỨ HAI
Chỉ gặp hai ông công an một lúc nhưng bóng công an chỉ biết còn đảng còn mình, không biết đến pháp luật đã phủ bóng u ám, nặng nề trùm xuống cả ngày thứ bảy cuối tuần của tôi. Ngày chủ nhật mấy ông bạn tuổi trẻ đã qua, cái tàn tạ già nua đang tới với chúng tôi thường hẹn nhau đi ăn sáng để điểm mặt nhau, dông dài chuyện gần chuyện xa. Tưởng sẽ có buổi sáng chủ nhật thong thả, êm đềm, vui vẻ xóa đi ngày thứ bảy u ám. Nhưng ngồi trên xe máy, tôi vừa đi cách nhà hơn trăm mét thì bốn, năm chiếc xe máy ập đến chặn đầu xe tôi cùng tiếng quát: Đi đâu! Quay về!

Biết rằng lại gặp những hung thần không cần biết đến pháp luật, tôi lùi xe, vì phía trước đã bị chặn, để quay về thì đụng vào chiếc ô tô du lịch đã khóa lối về của tôi. Một bàn tay nhanh như chớp rút chìa khóa xe máy của tôi. 

Những bàn tay thành thạo nắn túi áo, túi quần tôi lấy điện thoại và máy ảnh của tôi. Những nắm tay cứng như gọng kìm lôi tôi rời khỏi xe máy, tống tôi vào ghế sau chiếc ô tô du lịch. Đến trụ sở công an xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, tôi bị dẫn vào một phòng nhỏ với bốn chiếc tủ sắt đựng hồ sơ chiếm mất nửa diện tích phòng, với ba chiếc ghế bụi bặm.

Ở đây tôi gặp lại những gương mặt đã từng tiếp xúc với tôi. Ông Sang đã làm việc với tôi về những bài viết của tôi. Ông Tâm, người chỉ huy nhóm công an bắt tôi ở vườn cây trước dinh Độc Lập rồi nhét tôi vào ô tô chạy ra Cần Giờ ba tháng trước. Và viên công an trẻ ngồi kè bên tôi trên chiếc ô tô đó. Tên Sang, tên Tâm là họ tự giới thiệu với tôi nhưng tôi không tin rằng đó là tên thật của họ. Có đến sáu, bảy gương mặt lần đầu tôi gặp, trong đó có ba người trẻ, cơ bấp chắc nịch, vẻ mặt lầm lì.

Ông Tâm chỉ thoáng vào phòng hỏi tôi một câu rồi mất hút luôn. Những người khác lần lượt vào phòng mạt sát, răn đe tôi rồi vô lối đưa ra cái lệnh phi pháp: Cấm tôi không được đi đâu. Tôi nói với họ rằng người dân chỉ có thể bị bắt khi phạm pháp quả tang hoặc là bị can trong vụ án đã có lệnh truy tố và lệnh bắt giam. Vô cớ tước đoạt quyền tự do của tôi là phi pháp và họ đang vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Họ liền lớn tiếng át lời tôi và đe đánh tôi. 

Một ông còn trẻ mắng tôi già rồi còn sống được bao lâu nữa, không biết thân ở nhà nghỉ ngơi mà cứ xông xáo cho khổ. Tôi nói với ông ta rằng con người không phải chỉ biết sống cho bản thân mình mà còn có trách nhiệm với xã hội, với đất nước, quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách . . . Tôi vừa nhắc đến câu thành ngữ Hán Việt rất hay và rất quen thuộc đó, ông công an trẻ liền cắt lời tôi: Thơ của chú là thơ con cóc, lủng củng những hữu trách với vô trách!

Người duy nhất chuyện trò bình thường với tôi là ông Thành, phó ban an ninh ấp Ba, xã Phước Kiển, địa bàn có khu căn hộ tôi ở. Ông nói quê ông ở Long An. Từ năm 1955, bố ông ra Sài Gòn làm thợ. Mảnh đất Phước Kiển là quê ngoại của ông. Ông đã có hơn mười năm sống trong quân ngũ. Năm 1980, đang có cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc, đơn vị ông được điều ra Bắc. Nhưng ra đến Nam Hà lại được lệnh quay về. Vợ ông là em ruột nhà thơ Từ Kế Tường. Nhà thơ họ Từ thứ ba và vợ ông thứ Năm.

Đầu giờ làm việc buổi chiều ông Thành trở lại gặp tôi. Thấy trên chiếc bàn con cạnh chỗ tôi ngồi suất cơm hộp và chai nước La Vie còn nguyên, ông Thanh giục tôi ăn cơm kẻo đói, mệt. Tôi bảo rằng tôi không ăn để phản đối họ bắt tôi phi pháp. Họ bắt giữ tôi một ngày, tôi không ăn cơm một ngày. Họ bắt giữ tôi cả tháng, tôi sẽ tuyệt thực cả tháng. 

Ông Thành nói: Các anh đó vừa nói với tôi rằng nếu anh hứa không đi đâu ra khỏi nhà, các anh sẽ đưa tôi về nhà ngay. Tôi bảo: Quyền đi lại cũng như quyền được sống, quyền cư trú là quyền đương nhiên, cơ bản của con người. Quyền đó đã được ghi rõ trong Hiến pháp: Công dân có quyền tự do cư trú, tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam. Tôi không thể từ bỏ quyền con người đương nhiên đó được.

 Đi dự phiên tòa công khai cũng là quyền hợp pháp của tôi. Tuy nhiên với sự phong tỏa dày đặc, sự ngăn cản quyết liệt một cách phi pháp của công an đối với tôi, tôi có muốn đi Cao Lãnh dự phiên tòa công khai xử người phụ nữ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Minh Hằng, tôi cũng không thể đi được. Vì thế tôi chỉ có thể xác định rằng tôi sẽ không đi Cao Lãnh dự phiên tòa đó. Còn tôi không thể hứa không đi đâu ra khỏi nhà. Tôi không thể tự tước bỏ quyền con người chính đáng của tôi.

Ông Thành bắt tay tôi rồi lui ra. Lúc đó là 13 giờ 40. Từ đó không ai đến sừng sộ, răn đe tôi nữa. 15 giờ 35 tôi được dẫn ra ô tô. Chiếc ôtô chạy ngược lại hướng chạy ban sáng. Người nói giọng Thanh Hóa ngồi kè cạnh tôi lớn tiếng: Ông già rồi, sống vài năm nữa rồi chết. Nhưng việc ông làm để lụy cho dòng họ, để lụy cho con cháu. Con cháu khổ vì ông, ông biết không? Tôi bảo: Mọi việc tôi làm đều đúng pháp luật, không có gì sai. Chỉ có các anh làm sai. Giọng Thanh Hóa quát cùng cánh tay rắn chắc ấn vào sườn tôi: Ông im đi. Ông nói nữa tôi đánh. Ông muốn thay đổi chế độ này à? Một ngàn năm mới có cuộc sống này. Chế độ này sẽ còn mãi cho con cháu mai sau!

Chiếc ô tô dừng lại trước khối nhà tôi ở. Họ đưa trả lại tôi điện thoại, máy ảnh. Tôi hỏi chiếc xe máy của tôi, họ bảo đã đưa xuống hầm để xe. Kiểm tra những thứ họ thu giữ của tôi thì máy ảnh bật lên, màn hình đen thui, máy ảnh không còn sử dụng được nữa. Bánh sau xe máy hết kiệt hơi. Sáng tôi đi, xe còn căng hơi và tôi mới đi được hơn trăm mét thì bị bắt. Những công an chỉ biết còn đảng còn mình không phải chỉ xúc phạm thân xác và danh dự tôi, một nhà văn khắc khoải cùng nỗi đau với dân với nước mà họ còn hủy hoại cả những vật dụng thiết thân của tôi!

Tối thứ ba, 26.8.2014, phiên tòa hốt hoảng hãm hại những khí phách Việt Nam làm nên thời đại mới Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh đã khép lại nhưng trước ngôi nhà tôi ở vẫn có đến năm công an chốt chặn.

Tác giả gửi đăng

Công An tiếp dân.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển bị 'gài' đụng xe



Nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển bị 'gài' đụng xe
Thursday, August 28, 2014 6:13:26 PM


SÀI GÒN (NV) .- Nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Bắc Truyển bị tai nạn đụng xe thương tích  nghiêm trọng theo tin thông báo trên mạng xã hội facebook, nghi ngờ công an dàn dụng để hãm hại.
Ông Nguyễn Bắc Truyển trong phòng cấp cứu bệnh viện với các thương tích sau vụ đụng xe bị những kẻ theo dõi ông dàn dựng. (Hình: Facebook)
“Anh Nguyễn Bắc Truyển đã bị những tên mật vụ theo dõi anh tông xe thẳng vào người. Anh đã được đưa đi cấp cứu, truyền dịch, và bị ói mửa nhiều lần trên đường đi!!!”
Nhiều facebooker chuyển đi tin nhắn của vợ của ông Nguyễn Bắc Truyển thông báo tai nạn xảy đến cho ông hôm Thứ Năm 28/8/2014. Tai nạn xảy đến cho ông làm người ta nhớ lại những lần những kẻ theo dõi các người đấu tranh dân chủ cố ý đụng xe để họ nếu không mất mạng thì cũng thương tật suốt đời.
LM Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Hồng Quang, LS Nguyễn Văn Đài, cô Phạm Thanh Nghiên, bà Hồ Thị Bích Khương và một danh sách rất dài những người khác từng là nạn nhân của trò 'đụng xe.'
Ông Nguyễn Bắc Truyển, 47 tuổi, từng bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù 3 năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” vì tham gia các hoạt động vận động dân chủ hóa Việt Nam. Ra tù từ Tháng 5-2010, ông can đảm tiếp tục con đường đấu tranh dù biết bị nhà cầm quyền CSVN không để yên.
Tháng Hai vừa qua, về tỉnh Đồng Tháp cưới vợ, ông đã bị Công an địa phương hành hung dã man ngay ở nhà vợ. Không những vậy, các bạn và đồng đạo Hòa Hảo thuần túy của vợ ông cũng bị đánh đập và bắt giữ. Ngày 26/8/2014, bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Túy Quỳnh vì đến thăm hỏi vợ chồng ông mà bị lôi ra tòa, vu cho tội “gây rối trật tự công cộng” với các bản án 3 năm tù, 2 năm rưỡi tù và 2 năm tù cho họ.
Hay tin các bản án quái đản này, ông Nguyễn Bắc Truyển viết trên facebook lời bình luận : “Các nhà lãnh đạo đảng CSVN thường tuyên bố với quốc tế là Việt Nam luôn tôn trọng nhân quyền, nhưng phiên tòa ngày 26/8/2014 xử Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn văn Minh đã chứng minh ngược lại.”
Ông viết tiếp rằng “Một phiên tòa chỉ đơn giảm là gây rối trật tự, cản trở giao thông ( mặc dù có sự dàn xếp từ bên trong ), nhưng chính quyền đã huy động lực lương công an trên cả nước từ Bắc, Trung, Nam để ngăn chặn, đe dọa hoặc triệu tập làm việc những người có khả năng đến dự phiên tòa. Riêng công an tỉnh Đồng tháp đã đàn áp và bắt trên 60 người đến tham dự phiên tòa trong đó có những người có giấy triệu tập của tòa án. Đặc biệt đánh trọng thương nặng đối với nhiều người khiến họ phải nằm bệnh viện, riêng Nguyễn Ngọc Lụa bị chấn thương ở đầu và đang mê mang trong bệnh viện ko biết sẽ ra sao trong những ngày sắp tới. Điều đáng nói là luật pháp của Việt Nam ko cho phép bất cứ ai hành hung người khác. Không biết những hành động côn đồ này của công an tỉnh ĐT có bị luật pháp trừng trị hay ko?”
Đồng thời, trong một entry khác trên facebook, ông viết đề nghị rằng “Ngày 26/8/2014 có một phiên tòa bất công cho 03 nhà hoạt động Nhân quyền là chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Cả 3 đã không có được sự xét xử công bằng và nhận một bản án oan sai. Tôi xin mạn phép được đưa ra ý kiến và mong tất cả mọi người quan tâm cho ý kiến.'
Và rằng ' Chúng ta có nên lấy 26/8 hàng năm là NGÀY CHỐNG PHIÊN TÒA BẤT CÔNG. Nếu được đông đảo mọi người quan tâm và đồng ý, chúng ta sẽ ủy thác cho một tổ chức Xã hội dân sự đỡ đầu cho sự kiện này hàng năm và tổ chức vẽ logo làm biểu tượng cho ngày này.”
Rất có thể dị ứng rất nặng với lời đề nghị này mà xảy ra tai nạn đụng xe cho ông trên đường Bà Hạt, khu vực phường 9 quận 10 Sài Gòn.
Ngày Thứ Hai 24/2/2014, một nhóm công an giả dạng côn đồ đã hành hung thô bạo vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển tại Hà Nội khi ông đang trên đường tới Tòa đại sứ Úc vận động cải thiện nhân quyền Việt Nam với các tòa đại sứ tây phương.  Ông bị đánh rất đau, nứt sống mũi, được người của Đại sứ quán Úc đưa vào bệnh viện điều trị .
Trong một lời thông báo trên mạng, tình trạng sức khỏe của cô Nguyễn Ngọc Lụa đã bớt nguy hiểm.

Cô Nguyễn Ngọc Lụa bị công an tỉnh Đồng Tháp bắt giữ và đánh trọng thương khi muốn đến tòa án ở thành phố Cao Lãnh tham dự phiên tòa xử 3 người bạn bị vu cho tội “gây rối trật tự công cộng”, buổi sáng ngày Thứ Ba 26/8/2014.

“Lúc bị bắt vào đồn công an Phú Mỹ chị còn rất khỏe mạnh, vui vẻ. Sau đó công an đòi làm việc với từng người một và khi đến phiên chị Lụa, 1 tên công an côn đồ đã đánh chị vào màng tang, khiến chị bị chảy máu tai và ngất xỉu . Công an gọi xe cứu thương đưa chị đến bệnh viện Hữu Nghị trong tình trạng hôn mê, nhức đầu, ói mửa, tay chân co giật nhưng chị không được chữa trị gì hết.” Facebooker Thúy Nga cho hay như vậy.

Bị Công an đánh thương tích nặng như thế nhưng bệnh viện tỉnh Đồng Tháp vẫn đuổi ra. Theo lời kể của Facebooker Thúy Nga “Chị Ngọc Lụa phải xuất viện trong tình trạng vẫn nhức đầu, ói mửa, đi đứng xiêu veo. Sáng nay 1 số anh em dân chủ và gia đình đã đưa chị vào bệnh viện 115 ở Saigon, nghi vấn chị bị chấn thương sọ não, có thể xuất huyết não, cần gấp chụp hình não nhưng bệnh viện cho biết cả 4 máy CT scan đều hư không thể chụp hình ?! Mãi đến chiều tối mới được khám và chụp hình thì cho biết chị bị chấn động não bộ, tâm thần hoảng loạn, hạ can xi, hạ đường máu, sức khỏe rất yếu”.

Cô Nguyễn Ngọc Lụa là thành viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Cô đã từng bị Công an hành hung rất nhiều lần trước đây. Cô là con gái của ông Nguyễn văn Lía, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy hiện đang bị tù giam ở nhà tù tỉnh Đồng Nai với bản án 4 năm rưỡi vì “tàng trữ và phát tán các tài liệu phản động”. (TN)

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Bùi Hằng thanh thản hát khi bước vào và bước ra

Bùi Hằng thanh thản hát khi bước vào và bước ra

Hà Huy Sơn /FB Hà Huy Sơn 

Nhớ lại mấy điều đặc biệt ở phiên Tòa:

1. Nhân chứng 1 bên yêu cầu triệu tập 17 người: Tòa cho có mặt 03. Bên kia nhân chứng 32 người (trong đó 1/3 là công an huyện, xã).
2. HĐXX (03) và VKS (02) vẫn chưa chắc ăn bất ngờ cho thêm 01 LS là Chủ tịch Đoàn LS Đồng Tháp làm người bảo vệ cho 01 CA huyện là người bị anh Minh đánh đúng 1 cái vào tay (a Minh nói ko đánh ai) không có có 1 tý xây xước. Vị LS làm chức năng KSV buộc tội bị cáo chứ ko làm chức năng bảo vệ cho thân chủ (vì người CA huyện đó ko có gì cần pải bảo vệ).
3. Có 02 bản tường trình đánh máy của 02 nhân chứng là CA giống hệt nhau từng chữ, chấm, phẩy, chỉ khác ký tên.

4. Bên ngoài thì ở các ngã tư hoặc thảm cỏ vỉa hè tập chung nhưng nhóm khoảng 4-5 người cách nhau độ vài trăm mét. Khi có các LS đi qua thì họ cử 01 người giả đi tập thể dục ở đằng sau, bên cạnh để xem chúng tôi nói chuyện gì. Họ là phụ nữ khoảng trên 50 tuổi, đeo khẩu trang, đi bộ đội muc BH, chỗ tập trung nhóm của họ có nước đóng chai, giống nhau như là được phát để trực làm nhiệm vụ. Nếu nghe được gì họ sẽ đt báo cho lực lượng khác đại ý là chúng nó đang đi hướng về hướng nào, nó nói cái gì ấy, bọn này như là LS... Đặc trưng này lần đầu tôi gặp ở ngoài phiên tòa.
...
5. Bà Hằng khi bước vào phiên toà và khi ra khỏi phiên toà đều hát rất thanh thản. Trong phiên toà bà Hằng rất bình tĩnh và mạch lạc, sau khi bị tuyên án bà Hằng tươi cười và bình thản khi tay bị còng, bước ra xe tù, có người áp giải xung quanh.
* * *
Tôi xin chia sẻ bài bào chữa tại phiên tòa ngày 26/08/2014 tại Đồng Tháp để mong được trao đổi và học hỏi.

BÀI BÀO CHỮA
Cho bà Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
tại phiên tòa HSST ngày 26/08/2014 tại TAND tỉnh Đồng Tháp
Về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo điểm c khoản 2 điều 245 - BLHS
Kính thưa HĐXX,

Tôi là Luật sư Hà Huy Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội xin trình bày quan điểm bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị cáo buộc về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo điểm c khoản 2 điều 245 – BLHS, như sau:
Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
...
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

I. Tóm tắt vụ án:

- Khoảng 08 giờ ngày 11/02/2014, xảy ra sự việc.
- 11 giờ 45 Công an xã Mỹ An Hưng B lập biên bản bắt người phạm tội quả tang bà Hằng, bà Quỳnh và một số người khác.
- 19 giờ ngày 11/02/2014, CA huyện Lấp Vò ra QĐ 15/QĐ-TGN tạm giữ bà Hằng theo thủ tục hành chính 24 giờ (19 g 11/02/2014 – 19 g 12/02/2014); bà Quỳnh cũng vậy.
- Ngày 12/02/2014, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò ra Lệnh số 26/LBKC-CQĐT bắt khẩn cấp đối với bà Hằng và bà Quỳnh cũng vậy.
- Ngày 21/02/2014, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò ra QĐ 20 Lệnh tạm giam bà Hằng 02 tháng 21 ngày (21/02 – hết 12/05/2014) và bà Quỳnh cũng vậy.

II. Tố tụng hình sự:

1. Số lượng người dân theo:
- KLĐT là 700 người dân (trang 04),
- Cáo trạng là 500 người dân (trang 03),
- BL 724 ghi lời khai của Công an viên Lê Văn Huy Tin Anh cho rằng khoảng 600 người dân.
- BL 728 ghi lời khai của CA huyện Lấp Vò, Nguyễn Thành Lai: khoảng 600 người dân,…

Đây là một căn cứ không khách quan, nên không thể coi là chứng cứ theo như quy định của khoản 1 điều 64 “Chứng cứ” – BL TTHS.

2. Cáo trạng (trang 04) cho rằng bà Hằng, bà Quỳnh chửi người dân địa phương là “đồ ngu dân” là không đúng vì nếu có thì cụm từ này không ám chỉ người dân.

3. Lực lượng tuần tra giao thông đường bộ tuyến đường liên huyện thông thường không cần thiết phải mang theo đến 04 máy camera ghi hình, ghi âm nếu không có một mục đích được xắp đặt trước. Việc này cho thấy có dấu hiệu Công an huyện Lấp Vò có đã chuẩn bị trước để tìm kiếm chứng cứ nhằm ghép tội cho bà Hằng, bà Quỳnh, ông Minh và những người cùng đi.

4. Biên bản bắt người phạm tội quả tang hồi 11: 45 ngày 11/02/2014 của Công an xã Mỹ An Hưng B đối với bà Hằng, bà Quỳnh và những người cùng đi được lập tại ấp An Quới là sai với quy định của khoản 1 điều 82 – BL TTHS:

“Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”

5. Quyết định số 15/QĐ-TGN ngày 11/02/2014, tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với bà Hằng (bà Quỳnh cũng vậy) 24 giờ từ 19 giờ ngày 11/02/2014 đến 19 giờ ngày 12/02/2014 là sai với quy định tại khoản 1 điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.”
Vì sự việc xảy ra đến 12 giờ 30 ngày 11/02/2014 trở giao thông đã được giải tỏa.

6. Bà Hằng, bà Quỳnh vừa bị bắt theo trường hợp phạm tội quả tang (theo điều 82 – BL TTHS) lại vừa bị bắt theo Lệnh bắt khẩn cấp (theo điều 81-BL TTHS) là vô lý nó thể hiện quyết tâm bắt người bằng được của cơ quan công an Đồng Tháp.

III. Yếu tố cấu thành tội phạm:

1. Mặt khách quan của tội phạm:

Cáo trạng cho rằng ách tắc giao thông đến 12 giờ 30, khoảng 2 giờ 30 phút. Kết luận này chỉ dựa vào lời khai của những người làm chứng, nhưng những người làm chứng không có căn cứ nào để chứng minh là ắch tắc giao thông từ khoảng 10 giờ đến 12 giờ 30.

1.1. Cơ quan điều tra chỉ dựa vào các lời khai của những người làm chứng, nhưng những người làm chứng hôm đó không có máy ghi hình, kèm đồng hồ đo thời gian để chứng minh mà chỉ khai theo cảm tính. Người làm chứng không có bằng chứng khách quan nào để xác định giờ nào bắt đầu ắch tắc giao thông hoặc giờ nào thì giải tỏa.

Theo khoản 2 điều 67 “Lời khai của người làm chứng” – BL TTHS:

“Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”

Do vậy, các lời khai đó không được coi là chứng cứ.

1.2. Lực lượng tuần tra hôm đó không lập biên bản về việc ắch tắc giao thông nên không có căn cứ xác định ắch tắc giao thông 2 giờ 30 phút.

2. Mặt chủ quan của tội phạm:

“Tội gây rối trật tự công cộng” theo điểm c khoản điều 245 – BLHS phải là lỗi cố ý.
2.1. Nếu xảy ra việc vi phạm giao thông: đi xe mô tô dàn hàng ba thì bà Hằng, bà Quỳnh cũng không phải là người có liên quan.

2.2. Cáo trạng cho rằng đã có khoảng 500 người dân kéo đến xem và người đi đường không đi được phải dừng phương tiện giao thông làm cho người tham gia giao thông trên đường không thể qua lại được trên huyện lộ DH67B thuộc huyện Lấp Vò. Hay nói cách khác đây là do hiếu kỳ của người dân địa phương chứ không phải lỗi của bà Hằng, bà Quỳnh.

Sáng ngày 11/02/2014, bà Hằng, bà Quỳnh và mọi người cùng đi đến Lấp Vò đã xuất phát từ Tp.HCM ngày 10/02.2014 để về thăm người quen ở Lấp Vò nên vô lý họ mới cố ý gây ra cản trở giao thông để để phá hỏng chuyến đi của mình.

2.3. Cáo trạng không chứng minh được hành vi của bà Hằng, bà Quỳnh: “có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;” theo quy định khoản 2 điều 63 “Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự” – BL TTHS

“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;”

2.4 Nếu ngày 11/02/2014, có gây ra cản trở giao thông thì đối với bà Hằng, bà

Quỳnh không phải là lỗi cố ý nên về mặt chủ quan của tội phạm không cấu thành tội theo điều 245 – BLHS. Mặt khác lực lượng tuần tra có nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát theo khoản 2 điều 4 Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an, quy định:

“Điều 4. Nhiệm vụ

Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ cụ thể sau đây:

2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.”

2.5. Nếu sáng ngày 11/02/2014, lực lượng tuần tra giao thông xác định được nhiệm vụ chính là bảo đảm an toàn giao thông trên huyện lộ DH67B, không xử phạt trường hợp đi xe mô tô dàn hàng 3 thì đã không xảy ra ách tắc giao thông.

IV. Kiến nghị:

Kính thưa HĐXX,

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và thẩm vấn tại phiên tòa hôm nay, mọi chứng cứ để cáo buộc bà Hằng, bà Quỳnh chỉ duy nhất dựa vào lời khai của các nhân chứng do Cơ quan điều tra xắp đặt. Lỗi gây ra ách tắc giao thong ngày 11/02/2014, nếu có không phải lỗi cố ý của bà Hằng, bà Quỳnh mà là lỗi của lực lượng Công an tuần tra giao thông.

Thế giới ngày nay là một thế giới phẳng, sự việc xảy ra ở nơi thì cả thế giới đều biết đến. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nếu phiên tòa hôm nay không khách quan, không có công lý sẽ không thuyết phục được người dân và làm mất đi đáng kể sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Vụ án này thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong nước và quốc tế.

Về nhân thân bà Hằng, bố đẻ là người có công với chế độ, bản án ngày hôm nay nếu là một án oan thì sẽ là một báo oán, vì vậy tôi mong HĐXX xem xét.

Về nhân thân bà Quỳnh, chưa có tiền án, tiền sự; gia đình có công với chế độ.
Với các luận cứ tôi đã trình bày ở trên:

1- Căn cứ khoản 1 điều 227 – BL TTHS tôi đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh vì các bị cáo không có tội.

2- Đề nghị Tòa trả lại các đồ vật tạm giữ cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.

3- Đề nghị Tòa ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích và cướp giật tài sản” mà bị hại chính là bà Hằng, bà Quỳnh và những người cùng đi.

Tôi xin chân thành cám ơn các sự lắng nghe của các quý vị,

Tp. Cao Lãnh, ngày 26/08/2014
Người bào chữa
Luật sư Hà Huy Sơn
Theo FB Hà Huy Sơn

Luật sư Công Nhân 'xé giấy phạt quản chế'

BBC Tiếng Việt
Ls Lê Thị Công Nhân

Bà Công Nhân hồi 2007 bị kết án tù ba năm, kèm theo lệnh quản chế tại gia ba năm sau khi mãn hạn tù, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bà nói: “Họ [công an] thường xuyên canh gác bên ngoài nhà và bắt giữ tôi khi tôi ra đường, trừ khi đi chợ hay mua sắm đồ cá nhân ở quanh khu nhà.”

Theo luật định, người bị quản chế chỉ được phép đi lại trong phạm vi phường, xã nơi người đó cư trú. Nếu muốn ra khỏi đơn vị hành chính này, người bị quản chế phải làm đơn xin phép và phải được sự đồng ý của chính quyền cấp quận, huyện phụ trách phường, xã đó.

Bà Lê Thị Công Nhân nói rằng bà “hoàn toàn không chấp nhận bản án tù”, gồm cả mức phạt chính là án tù, lẫn hình phạt quản chế mà giới chức đưa ra, cho nên bà không bao giờ “xin phép” khi đi lại trong thành phố Hà Nội, tức là “vượt gấp ba lần cấp quản lý hành chính như luật định, gồm cấp phường, quận rồi thành phố”.

 

'Ba lần phạt tiền'

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Việc đi lại không xin phép đó đã khiến bà “bị bắt giữ tổng cộng chín lần trong số cả trăm lần” ra khỏi nhà trong thời gian một năm đầu kể từ khi ra tù, bà cho biết, trong đó có ba lần bà bị trao “lệnh phạt” với tội danh “vi phạm lệnh quản chế”, bà Công Nhân cho biết.

Hai lệnh phạt, mỗi lệnh ghi mức 1,5 triệu đồng, đã bị bà xé ngay trước mặt người đưa biên bản, còn một tờ được bà đem về nhà giữ làm kỷ niệm, bà Công Nhân cho biết thêm.

 

Luật sư Lê Công Định


Ls Lê Công Định
Sáng nay, tôi đến Ủy ban nhân dân Phường nơi cư trú, cán bộ tư pháp lập hai biên bản, một về hành vi vi phạm lệnh quản chế của tôi và một về quyết định xử phạt của chính quyền.
Tôi ký tên cả hai biên bản và nêu rõ ý kiến rằng tôi chấp nhận nhưng không chấp hành. Vị cán bộ tư pháp thông báo vài ngày nữa sẽ đưa quyết định xử phạt cho tôi, nghe nói số tiền phạt là 3 triệu đồng. Khá cao nhưng không sao.

Quan điểm của tôi vẫn trước sau như một, đối với những quy định luật pháp bất công và bất hợp lý, tôi sẽ vi phạm cho đến khi chúng được nhà cầm quyền sửa đổi.

Trước đây, trong vụ án của mình tôi đã tuyên bố rõ rằng tôi vi phạm các Điều 79 và 88 của Bộ luật hình sự, bởi vì chúng bất công. Bây giờ, đối với quy định quản chế bất hợp lý này, tôi cũng sẽ tiếp tục vi phạm cho đến khi nhà cầm quyền phải loại bỏ nó.

Tôi chấp nhận bị phạt, nhưng sẽ không chấp hành quyết định xử phạt. Đây chính là hành động bất tuân dân sự mà tôi luôn cỗ vũ và áp dụng.

Nguồn: Trang Facebook của Luật sư Lê Công Định (ngày 26/08/2014)
https://www.facebook.com/LSLeCongDinh

“Khi tôi ra đường, công an chìm đi theo khá nhiều để theo dõi, đi rất gần sát. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng bị bắt giữ.”

Theo bà Công Nhân, những lần bị bắt giữ thường là những lần bà có cuộc hẹn gặp nhân viên các tòa đại sứ hoặc hẹn gặp trả lời phỏng vấn với phóng viên nước ngoài.

Tuy nhiên, những lần bị phạt tiền dường như do quyết định ngẫu hứng của giới chức bởi theo bà, đó là những lúc “không có gì khác biệt so với những lần khác” bà bị bắt giữ, và không phải là ba lần liên tiếp.

Địa điểm bắt giữ cũng khác nhau, có lần là ngay khi bà chưa ra khỏi địa bàn phường, có lần là khi bà đã tới địa bàn quận khác.

Tuy nhiên, có một điểm chung là bà luôn được đưa vào trụ sở công an phường nơi xảy ra việc bắt giữ.
“Cách cư xử của lực lượng an ninh có thể nói như là ‘công an bố’ so với các công an phường. Khi họ cùng lúc đưa tôi vào công an phường, tôi thấy họ chỉ nói đúng một câu là “Chúng tôi bên an ninh,” hoặc “Chúng tôi bên Tổng cục 2”, sau đó việc trưng dụng phòng làm việc của công an sở tại được coi là mặc định."
"Họ không cần phải chứng minh hay xuất trình giấy tờ gì.”

Về ba lần bị áp lệnh phạt tiền, bà Công Nhân nói bà sau khi bị đưa vào trụ sở công an phường nơi diễn ra vụ bắt giữ, bà đến cuối ngày đều được đưa về công an phường nơi bà cư trú và “người đưa biên bản xử phạt cuối cùng lại là công an phường nhà tôi, là những người công an mà tôi đã rất quen mặt, sau khi lực lượng an ninh đã đi về”.
HT Thích Quảng Độ

 

Quản chế vô thời hạn?


Một trong những gương mặt bất đồng chính kiến bị quản chế dài hạn là Hòa thượng Thích Quảng Độ
Ra tù vào ngày 6/3/2010, lệnh quản chế đối với bà Lê Thị Công Nhân chính thức kết thúc vào ngày 5/3/2013.
Tuy nhiên, bà nói: “Khoảng tháng Năm, tháng Sáu vừa rồi, ông tổ trưởng dân phố đưa tôi giấy mời ra phường nhận quyết định đã chấp hành xong án quản chế."
"Tôi nghĩ rằng nếu có một quyết định như vậy thì lẽ ra nó phải được trao cho tôi từ tháng 3/2013."
"Nếu họ trao hơn một năm sau như vậy thì họ phải ra quyết định gia hạn án quản chế, tuy nhiên, quyết định gia hạn đó phải đồng đẳng với bản án hình sự của tôi, tức là phải gia hạn bằng một bản án tương ứng.”

Về phần mình, bà nói bà “không đoái hoài tới việc ra phường nhận quyết định đó”, và trên thực tế thì kể cả sau khi nhận được thông báo trên, cuộc sống của bà vẫn bị theo dõi chặt chẽ.
“Kể cả khi không bị án tù, không bị án quản chế thì những người như tôi vẫn bị giam giữ ở nhà, biến nhà thành nhà tù, thậm chí có những người bị khóa cả cửa nhà lại, bị nhốt trong nhà.”
“Việc này theo tôi là sẽ còn diễn ra cho tới khi những người tranh đấu như chúng tôi chịu từ bỏ lý tưởng mình theo đuổi, hoặc cho tới khi chúng tôi tranh đấu đạt được mục tiêu.”

Gần đây nhất, bà cho biết việc bà cùng một số bạn bè dự định tới tham dự buổi kỷ niệm 100 ngày mất của thân mẫu bà Phạm Thanh Nghiên, một nhà hoạt động khác, cũng đã bị cản trở, với việc công an tới canh giữ không cho bà ra khỏi nhà.

“Tôi ở chung cư, trên tầng ba. Họ tới canh giữ ngay cửa nhà.”
“Hoặc mỗi khi có sự kiện gì có thể khiến cộng đồng quan tâm, như khi chúng tôi kêu gọi biểu tình ở Bộ Y tế về việc chống bệnh sởi chẳng hạn, công an mật vụ đều biết hết.”
“Họ lên tận chiếu nghỉ tầng ba chỗ nhà tôi, mang cả bàn ghế chè chén, ống thuốc lào lên, ngồi đó để gác cửa nhà tôi."
"Tôi không thể ra khỏi nhà mình chứ đừng nói tới việc xuống được tầng một của tòa nhà.”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/08/140828_lethicongnhan_quanche.shtml
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan

Blogger Điếu Cày được yêu cầu viết đơn xin tha tù


Blogger Điếu Cày được yêu cầu viết đơn xin tha tù

Phỏng vấn ông Trần Nhu về Đại họa diệt chủng?

http://truyenhinhcalitoday.com/van-nghe/phong-van-ong-tran-nhu-ve-dai-hoa-diet-chung.html


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-28

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Blogger Điếu Cày, mặc dầu đang bị giam giữ nhưng vẫn được quốc tế quan tâm: Trang web cua Pen Cannada đưa tin Blogger Điếu Cầy được giải thưởng “One Humanity Award” vào năm 2013.
Blogger Điếu Cày, mặc dầu đang bị giam giữ nhưng vẫn được quốc tế quan tâm: Trang web cua Pen Cannada đưa tin Blogger Điếu Cầy được giải thưởng “One Humanity Award” vào năm 2013.
 Pen Canada web



Tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người hiện đang phải thụ án tù 12 năm tại Trại giam Thanh Chương, Nghệ An hôm qua gọi điện thoại về gia đình báo là công an vào trại yêu cầu ông này viết đơn xin tha tù, nhưng ông từ chối.
Bà Dương thị Tân, vợ cũ của ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cho biết về thông tin này như sau:

Ông ấy gọi về cho con trai tôi là Nguyễn Trí Dũng vào tối hôm qua. Ngoài thăm hỏi gia đình thì ông có nói công an đã vào và yêu cầu ông viết đơn với nội dung xin tha tù trước thời hạn. Ông có nói là ông không có tội và việc bắt giữ ông là trái pháp luật. Ông đã đi tù nhiều năm mà không tống đạt bản án cho ông. Nếu bây giờ phải viết đơn thì ông viết đơn yêu cầu giải thích việc giam giữ ông trái phép và yêu cầu trả tự do, chứ không phải đơn xin, ông không xin ai những điều đó. Ông yêu cầu phải giải quyết và trả tự do cho ông.’

Trong thời gian vừa qua, sau chuyến thăm của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến Hà Nội hồi đầu tháng 8, dư luận rộ lên tin là ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải có thể được trả tự do nhân dịp kỳ lễ ngày 2 tháng 9 năm nay.

Dù việc tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được trả tự do là niềm mong mỏi của gia đình ông, cũng như nhiều người khác, tuy nhiên theo bà Dương thị Tân thì chỉ khi nào ông Hải về đến nhà mới có thể tin đó là sự thật. Bà nói:

Điều mong đợi của gia đình cũng như các anh chị em, hy vọng thì rất nhiều, nhưng ở thể chế này thì tôi luôn khẳng định không biết cái gì sẽ xảy ra trừ phi ông Hải đứng trước mặt gia đình và bạn bè thì mới khẳng định được thôi, vì từng xảy ra một số trường hợp người ta cũng làm rùm beng lên, ‘khua chiêng gióng trống’, nhưng rất lâu sau người ta cũng không trả tự do cho người đó. Hy vọng của gia đình và rất nhiều anh chị em, nhưng không đặt niềm tin tuyệt đối vào đó’.

Xin được nhắc lại blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là người đi đầu trong những cuộc biểu tình hồi năm 2008 chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ông cùng một số người khác thành lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do vào năm 2007.

Ông bị bắt vào ngày 20 tháng tư năm 2008 và bị kết án 30 tháng tù về tội trốn thuế trong phiên xử vào tháng 9 cùng năm. Nhưng khi mãn hạn 30 tháng tù, ông không được trả tự do mà bị giam giữ tiếp với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước’.

Phiên tòa sơ thẩm vào tháng 9 năm 2012 tuyên án ông 12 năm tù giam, tòa phúc thẩm vào tháng 12 giữ y án.


Tuyên bố liên hội Nhà báo độc lập VN – Cựu tù nhân lương tâm VN về việc nhà cầm quyền vi phạm quyền tự do đi lại của công dân

Một lần nữa trong rất nhiều lần, nhà cầm quyền Việt Nam lại vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân, liên quan đến phiên tòa được xem là “công khai” ở Đồng Tháp xét xử Bùi Thị Minh Hằng và hai đồng sự của bà vào ngày 26/8/2014.

Một lần nữa trong nhiều lần, thế giới và cộng đồng quốc tế, các chính phủ quan tâm đến dân chủ và nhân quyền cần biết và hiểu một cách sâu sắc về sự thật của tuyên xưng “Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người” thực chất là thế nào, ngay cả sau khi nhà nước này có được một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và đang đón chờ những dấu chỉ hy vọng từ TPP và vũ khí sát thương.

Một lần nữa, hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập thực thi quyền hiến định nhưng lại bị chính quyền và cơ quan an ninh xâm phạm nghiêm trọng khi tổ chức ngăn chặn, sách nhiễu, đánh đập nhằm không cho tham dự phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng. Nhiều người bị khống chế đã trở nên quá quen thuộc như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải, nhà báo Trương Minh Đức, nhà báo Phan Thanh Hải, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Phạm Chí Dũng…

Nhà văn và cũng cựu đại tá quân đội Phạm Đình Trọng, người đã hơn bảy chục tuổi, cũng trở thành điển hình bị bắt cóc, ngăn chặn thô bạo và vô pháp khi ông ra khỏi nhà.
Chỉ trong trong tháng 8/2014, nhà báo Phạm Chí Dũng – chủ tịch Hội Nhà báo độc lập VN – đã bị tống gửi đến 6 giấy triệu tập của Cơ quan an ninh điều tra – Công an TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến chuyến làm việc ở Việt Nam của Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo và phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.

Chưa kể nhiều trường hợp các blogger và người cảm tình đến tham dự phiên tòa tại Đồng Tháp đã bị công an bắt giữ với nhiều cớ buộc hoặc không cần nguyên cớ nào. Sơ bộ, có đến hàng trăm người bị bắt giữ, đẩy đuổi trong bầu không khí cực kỳ căng thẳng bên ngoài phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.
***

Một lần nữa trong nhiều lần, các tổ chức nhân quyền trên thế giới như Ân xá quốc tế, Quan sát nhân quyền quốc tế và cả Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phải lên tiếng, lên án hành động ngăn cản phi pháp của nhà cầm quyền Việt Nam – hành vi mà không thể khác hơn là trái ngược với Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự và với chính hiến pháp của nhà nước Việt Nam.

Nhận định nghiêm trọng hơn cho thấy hiện tại và trong tương lai, nhà cầm quyền Việt Nam đang và sẽ có xu hướng tổ chức ngăn chặn, đối xử thô bạo tàn nhẫn và không cần dựa theo luật pháp đối với Xã hội dân sự, giới dân chủ và bất đồng chính kiến, trong đó có các nhà báo độc lập và cựu tù nhân lương tâm, vào bất cứ khi nào xảy ra những sự kiện mang dấu ấn về nhân quyền, chính trị, pháp luật mà nhà cầm quyền lo sợ sẽ đe dọa đến chân đứng của chế độ.
Chúng tôi – các thành viên của Hội Nhà báo độc lập VN và Hội Cựu tù nhân lương tâm VN – thấy cần phải thông báo khẩn cấp về ý đồ, hành động và xu hướng của nhà cầm quyền VN về đối xử vi phạm quyền tự do đi lại và một số quyền tự do cơ bản khác của công dân cho các chính phủ và cộng đồng quốc tế biết để có hành động thích đáng.

Chúng tôi cũng khẩn thiết đề nghị Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ xem xét một cách cẩn trọng và có điều kiện chính sách dành cho Nhà nước Việt Nam về TPP, vũ khí sát thương, hợp tác quân sự, viện trợ không hoàn lại và cả vấn đề “đối tác chiến lược toàn diện” trong tương lai, cũng như các cuộc tiếp xúc cao cấp với giới lãnh đạo ở Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị…, nếu Việt Nam không có được độ thành tâm tối thiểu để thực thi các yêu cầu cơ bản về nhân quyền và dân chủ cho công dân của họ.

Tuyên bố này không phải là duy nhất và cũng không thể là cuối cùng về những gì mà Nhà nước Việt Nam chỉ nói mà không làm, hoặc làm và nói là hai chuyện trái nghịch.
Ngày 28  tháng 8 năm 2014
Thay mặt Hội Nhà báo độc lập VN và Hội Cựu tù nhân lương tâm VN
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Linh mục Phan Văn Lợi
Hòa thượng Thích Không Tánh
Nhà báo Phạm Bá Hải
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Nhà báo Phạm Chí Dũng
Linh mục Lê Ngọc Thanh
Nhà báo Bùi Minh Quốc
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy

Lên tiếng của Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam về tình hình đàn áp ngoài phiên tòa xử ba nhà hoạt động

Chính quyền Việt Nam liên tục làm dày thêm hồ sơ Nhân quyền tồi tệ của họ bằng cách tung một lực lượng công an, an ninh, dân phòng… dày đặc để bao vậy, khủng bố, bắt giữ và đánh đập những người quan tâm và đến tham dự phiên tòa xét xử ba nhà hoạt động Nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.

Nhiều người đối kháng và hoạt động Nhân quyền từ khắp ba miền của Việt Nam đã tập trung về thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để theo dõi phiên tòa xử ba nhà hoạt động này.
Ngày từ tối ngày 24 tháng 8 năm 2014 đã có nhiều người bị an ninh theo dõi và bắt giữ. Công an Đồng Tháp đã dàn trận khắp các ngã đường trong thành phố Cao Lãnh. Đi đâu cũng thấy an ninh thường phục, công an sắc phục và dân phòng.  Các hàng quán trong toàn thành phố được ra lệnh phải đóng cửa sớm hơn thường lệ.

Đại diện Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam chúng tôi bao gồm bà Trần Thị Hài, Nguyễn Ngọc Lụa, Huỳnh Phương Ngọc, Huỳnh Thục Vy và Nguyễn Thị Ánh Ngân đến Cao Lãnh trước một ngày và chúng tôi vẫn bình an cho đến tối ngày 25.

Tối muộn ngày 25 tháng 8, hàng chục công an sắc phục lần lượt ập đến khách sạn Bình Minh tại số 147 Hùng Vương  (nơi cô Hài, Vy, Ngọc, Ngân trú ngụ) và khách sạn Bảo Thế, số 123 Nguyễn Trãi (nơi Lụa cùng những người bạn trú ngụ) nói là để kiểm tra tình hình cư trú của hai khách sạn này.

Tại khách sạn Bình Minh, công an ập vào rất đông khủng bố tinh thần Huỳnh Phương Ngọc và Nguyễn Thị Ánh Ngân (cô này có em bé  8 tháng tuổi đi cùng). Nhưng hai cô nhất định không mở cửa để họ vào kiểm tra. Sau đó, nhiều công an vào phòng bà Trần Thị Hài lục tung hành lý rồi bỏ đi. 

Trong lúc đó, bà Hài và Thục Vy còn ở ngoài đường phố  và bị một nhóm công an khác  truy đuổi dưới trời mưa. Sau khi bà Hài và cô Thục Vy trở lại khách sạn, cả khách sạn Bình Minh bị phong tỏa cho đến 12 trưa trưa ngày 26. Tại khách sạn Bảo Thế, công an đến kiểm tra tình hình tạm trú rồi bỏ đi.

Sáng ngày 26, khi phiên tòa đang diễn ra thì Lụa và nhiều người bạn khác đi cùng cô, trong đó có cô Nguyễn Hoàng Vi đang mang thai sắp đến ngày sinh, bị bắt đưa về đồn công an phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh.

Đến trưa cùng ngày thì bà Trần Thị Hài, Huỳnh Phương Ngọc, Huỳnh Thục Vy,  Nguyễn Thị Ánh Ngân cùng chồng là Huỳnh Trọng Hiếu và con trai nhỏ bị bắt đưa về đồn công an phường 2 thành phố Cao Lãnh. Đến hơn 8 giờ tối ngày 26, nhóm bà Hài được đưa lên xe 50 chỗ ngồi áp tải về Sài Gòn  cùng nhiều nhóm khác.

Riêng tình hình cô Nguyễn Ngọc Lụa, một thành viên tích cực của Hội chúng tôi, vì không chấp nhận ký biên bản của an ninh, đã bị  một nhân viên an ninh tát mạnh vào tai. Sau khi được đưa về Sài Gòn, cô phải nhập viên tại bệnh viện 115 để điều trị vì NHỨC ĐẦU KHÔNG CHỊU ĐỰNG NỔI VÀ VÔ CÙNG MỆT MỎI.

An ninh chìm ngay lập tức vào cuộc để áp lực nhân viên bệnh viện 115 không chữa trị cho cô Lụa. Họ bỏ cô nằm rất lâu ở bên ngoài phòng chụp CT scan. Sau khi bị buộc phải đưa cô vào phòng chụp, họ lại giở trò để hệ thống máy tính điều khiển bị hỏng. Cô Lụa, trong tình trạng nhức đầu và suy nhược, phải chờ đợi rất lâu. 

Nhiều người hoạt động Nhân quyền đã đến thăm cô và áp lực bệnh viên phải điều trị kịp thời chữa trị cho cô. Hiện tại, cô Lụa đang dần khỏe lại trong sự vui mừng của nhiều anh chị em.

Trong khi đó, nhiều anh chị em hoạt động cho Nhân quyền và đại diện các tôn giáo khác từ Bắc chí Nam cũng bị bắt, có nhiều người bị đánh đập và hủy hoại tài sản như ông Trương Văn Dũng, chị Mai Phương Thảo và anh Đinh Nhật Uy…

Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam chúng tôi xin thông báo thông tin chính thức và xác thực này đến công luận trong và ngoài nước để quý vị quan tâm, hỗ trợ và lên tiếng cho những chị em của Hội chúng tôi, đặc biệt là cô Nguyễn Ngọc Lụa, cũng như những anh chị em đấu tranh khác trong nước.
Trân trọng cám ơn.

Ban điều hành Hội PNNQVN
Sài Gòn ngày 28 tháng 8 năm 2014


VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List