HRW chỉ trích thông tư Bộ Công an VN
Cập nhật: 09:32
GMT - thứ năm, 21 tháng 8, 2014
Đã xảy ra nhiều vụ
công an đánh đập nghi phạm đến chết ở VIệt Nam
Thông tư 28 của Bộ
Công an Việt Nam ban hành cách nay không lâu bị cho là ‘không đạt tới
mức cần thiết để hạn chế việc công an lạm quyền’, Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) vừa ra thông cáo chỉ trích.
Tuy nhiên, tổ chức
này cũng cho rằng Thông tư đã là ‘bước tiến so với những quy định trước
đó’.
Các bài liên quan
- Thông
tư 28 cho thấy điều gì? - BBC Vietnamese - Diễn đàn
- Toà
án VN 'không nhân danh công lý'
- Xử án
ở Việt Nam 'còn nhiều oan sai'
Chủ đề liên quan
Thông tư về công tác
điều tra hình sự trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Trần Đại Quang ký ban
hành sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 25/8.
Quan ngại
Trong thông cáo của
mình, HRW bày tỏ quan ngại về việc Thông tư 28 quá đề cao vai trò của
công an khu vực mà họ cho là ‘kém chuyên nghiệp nhất trong ngành công
an’.
“Công
an khu vực có ít phương tiện nhất và được đào tạo ít nhất trong
việc thụ lý các can phạm và hỏi cung và họ thường xuyên dính vào
các vụ đánh đập can phạm trong quá trình giam giữ,”
HRW phân tích.
“Giao cho họ nhiệm vụ
điều tra với những hướng dẫn không rõ ràng chỉ càng tạo ra cơ hội cho
họ sử dụng những biện pháp bạo hành để thu thập chứng cứ và lời
khai.”
"Việt Nam không
thể mong trở thành một nước ủng hộ pháp trị nếu nước này vẫn cản
trở các luật sư làm công việc của mình."
Phil Robertson, phó giám
đốc khu vực châu Á của HRW
Ngoài ra, việc thông
tư cũng dùng danh từ ‘người phạm tội’ để gọi những nghi phạm đang bị
điều ra cũng bị HRW lên án với lý do điều này vi phạm nguyên tắc một
ai đó được xem là vô tội cho đến khi bị tòa kết tội.
Thông tư 28 cũng bị
cho là ‘hạn chế thay vì mở rộng vai trò của luật sư bào chữa’ – vốn
rất quan trọng trong việc bảo vệ quy trình tố tụng, theo HRW.
Tổ chức nhân quyền
này phân tích rằng việc công an được Thông tư 28 khuyến khích ‘thu thập
bằng chứng chứng minh cho hành động gây khó khăn cho việc điều tra’
được cho là ‘đã cho công an quá nhiều quyền lực’ để họ có thể quyết
định một tùy tiện hoạt động bào chữa nào là phù hợp hay và cái
nào là cần phải trừng phạt.
HRW cũng lên án chính
quyền Việt Nam ngăn cản Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức một hội
nghị bàn về Thông tư 28 hôm 16/8 sau khi công an can thiệp với nơi cho
thuê địa điểm tổ chức.
Ông Nguyễn Thanh Chấn
buộc phải nhận tội vì bị nhục hình?
“Các luật sư không
cần phải vất vả như vậy để mà gặp nhau thảo luận về những quy định
ảnh hưởng đến công việc và khách hàng của họ,” ông Phil Robertson,
phó giám đốc khu vực châu Á của HRW, nói.
“Việt Nam không thể
mong trở thành một nước ủng hộ pháp trị nếu nước này vẫn cản trở
các luật sư làm công việc của mình.”
HRW khuyến nghị Việt
Nam cần nói rõ về điều khoản ghi rằng ‘công an điều tra phải chịu
trách nhiệm trước cấp trên và luật pháp’. Theo HRW, cần làm rõ là
trách nhiệm trước cấp trên ở đây không được đặt trước trách nhiệm
trước luật pháp nhất là khi cấp trên có thể đã từng lạm dụng quyền
lực.
“Tình trạng công an
Việt Nam lạm dụng quyền lực đã hoành hành trong những năm qua vì
chính phủ đã không thể kiềm chế được các quan chức vi phạm nhân
quyền,” ông Robertson phát biểu trong thông cáo.
“Nếu Chính phủ Việt
Nam có ý chí chính trị để nghiêm túc thực thi (Thông tư 28) thì những
quy định mới này sẽ bắt đầu quá trình đảm bảo các vi phạm của công
an bị điều tra và khởi tố.”
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền