Con trai bà Bùi Hằng sang Mỹ vận động trả tự do cho mẹ
Ngọc
Lan/Người Việt
5.08.2014 LOS ANGELES, California (NV) – Anh Trần Bùi Trung, con
trai bà Bùi Thị Minh Hằng, một người tham gia nhiều cuộc biểu tình chống
Trung Quốc tại Việt Nam, hiện bị giam cầm tại tỉnh Đồng Tháp, vừa đến Los
Angeles để bắt đầu hành trình đến Quốc Hội Hoa Kỳ vận động để
nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho mẹ.
Bùi Thi Minh Hằng
Chuyến bay của Trung từ Philippines đến phi trường LAX, vào lúc 9 giờ 30 tối Thứ Hai, 4 Tháng Tám, 2014 cũng trắc trở như chặng đường mà anh trải qua, kể từ khi quyết định rời khỏi Việt Nam tìm người giúp đỡ để cứu mẹ mình thoát khỏi cảnh tù tội cũng như một bản án oan sai có thể sắp xảy ra.
|
Anh
Trần Bùi Trung khi vừa đặt chân đến phi trường LAX, tối 4 tháng Tám, 2014.
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
|
Chính vì thế mà Trung cho rằng cảm nghĩ đầu tiên của anh khi đặt chân xuống phi trường LAX “thật sự rất khó tả, pha trộn nhiều cảm xúc, buồn vui, nhưng hạnh phúc.”
“Chặng đường để em được đặt chân đến đây không hề dễ dàng, phải trải qua rất nhiều nước, đặt chân đến rất nhiều phi trường quốc tế khác nhau, thậm chí bị giữ lại và có những thời điểm có cảm tưởng như sắp bị trục xuất về Việt Nam. Nhưng rất may là có sự giúp đỡ của tất cả mọi người cũng như anh Trịnh Hội thì em mới có được hôm nay, được đặt chân đến đây. Rất là vui, cảm giác hạnh phúc.” Trung nói cùng nụ cười tươi, không để lộ chút cảm giác mệt mỏi sau hành trình bay dài cùng nhiều giờ bị trì hoãn.
Cũng ngay khi vừa khỏi nơi lấy hành lý, Trung, người thanh niên 24 tuổi, nói rõ thêm về mục đích đến Mỹ của mình, “Mục đích chính của em khi đến đây ngày hôm nay là để mang vụ việc của mẹ em là bà Bùi Thị Minh Hằng ra trước công luận quốc tế để thế giới bên ngoài biết được, để có thể tranh thủ được sự ủng hộ của mọi người để giúp đỡ cho hoàn cảnh của gia đình em nói riêng cũng như hoàn cảnh của bao gia đình đấu tranh dân chủ cho Việt Nam nói chung.”
Bà Bùi Thị Minh Hằng, sinh năm 1964, mẹ của Trần Bùi Trung, được biết đến là một người tham gia tích cực trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam thời gian qua. Và đây chính cũng là nguyên nhân khiến bà bị bắt đưa vào trại cải tạo Thanh Hà ở tỉnh Vĩnh Phúc hồi Tháng 11 năm 2011, nhưng lại bị chính quyền Việt Nam gán cho tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’. Bà được thả ra vào cuối Tháng 4, 2012.
Vào ngày 11 Tháng Hai năm nay, bà Hằng lại bị bắt khi đang cùng 20 người khác đến thăm nhà cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Một ngày sau, 18 người trong số này được trả tự do, ngoại trừ bà Hằng cùng hai người khác là cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, sinh năm 1986 và anh Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1980.
Ngày 28 Tháng 2, công an huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” và Nguyễn Văn Minh về hành vi “Chống người thi hành công vụ.”
Bà Hằng phản đối hành động bị bắt giam của mình bằng cách tuyệt thực trong trại giam suốt 50 ngày. Sức khỏe của người phụ nữ này trở nên suy yếu từ đó.
Ngày 2 Tháng 7, 2014, công an Đồng Tháp đã đưa ra bản “Kết luận điều tra vụ án,” trong đó qui cả bà Hằng, cô Quỳnh và anh Minh vào tội danh “Gây rối trật tự công cộng.”
Trung cho biết từ ngày mẹ anh bị bắt đến nay anh ”đã có nhiều lần xuống thăm nhưng phía công an không cho gặp.”
Mọi tin tức liên quan đến bà Hằng đều được thông báo qua luật sư của bà là ông Trần Thu Nam.
“Tinh thần của mẹ em theo lời của luật sư gia đình là anh Trần Thu Nam thì lúc nào cũng vững vàng nhưng sức khỏe của mẹ em sau thời gian tuyệt thực hiện tại rất là yếu. Ngay thời điểm hiện tại, theo tin em nhận được mới nhất thì tình trạng mẹ em cũng đã đỡ hơn rồi nhưng mà cũng không được khỏe mấy.” Trung nói.
Nói về bản “Kết luận điều tra”, Trung cho rằng, “Đó là do phía bên công an điều tra họ đưa ra. Việc họ đưa ra là chuyện của họ, còn bên phía mẹ em và hai người bị bắt cùng thì từ đầu đến giờ và khẳng định luôn là đến lúc ra tòa là mọi người đều sẽ khẳng định là mình vô tội, không chấp nhận bất kỳ một lời cáo buộc có tội nào từ phía cơ quan công an.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=192865&zoneid=1#.U-Gjk6N3Fws
Tuyên Bố Về Sự Trở Về Của Blogger Phạm Lê Vương Các và TS Nguyễn
Quang A
|
Gia đình và bạn bè của
blogger Phạm Lê Vương Các biểu tình
đòi người tại sân bay Tân Sơn Nhất tối ngày 1-8. |
Vietnam UPR:
Hà Nội, ngày 5/8/2014
Ngày 1/8 và 3/8 vừa qua, hai thành viên của phái đoàn vận động UPR hồi tháng 6 tại châu Âu là blogger Phạm Lê Vương Các và Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã lần lượt trở về Việt Nam. Tuy hiện nay hai thành viên của phái đoàn đã an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Hà Nội, chúng tôi vẫn phản đối quyết liệt việc cơ quan công an Việt Nam giam giữ blogger Phạm Lê Vương Các trong 24 giờ đồng hồ và lo ngại cho sự an toàn của cả hai thành viên trong thời gian sắp tới.
Blogger Phạm Lê Vương Các đáp chuyến bay từ Philippines đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM lúc 0 giờ 20 phút ngày 1/8 và bắt đầu bị bắt giữ ngay sau đó khi đang làm thủ tục nhập cảnh. Trong suốt 24 giờ đồng hồ, tại sân bay Tân Sơn Nhất, sáu nhân viên an ninh đã liên tục thẩm vấn blogger Phạm Lê Vương Các về các hoạt động nhân quyền của ông ở nước ngoài và chỉ đưa ông trở về nhà vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 2/8.
Hành động bắt giữ tùy tiện này không những vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm đến những quyền và lợi ích căn bản của công dân Phạm Lê Vương Các. Không có căn cứ pháp lý nào có thể được viện dẫn để bắt và giam giữ ông Các trong 24 giờ đồng hồ. Ông Các không nhận được bất kỳ quyết định nào từ cơ quan chức năng và gia đình ông cũng không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc bắt giữ, ngay cả khi họ yêu cầu đồn Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cung cấp thông tin.
Việc bắt giữ này còn có những dấu hiệu của việc tra tấn theo định nghĩa của Công ước chống tra tấn năm 1984 của Liên hợp quốc, khi cơ quan an ninh sử dụng các biện pháp trái pháp luật nhằm gây áp lực về tinh thần cho blogger Phạm Lê Vương Các để đạt được mục đích khai thác thông tin.
Chúng tôi lo ngại rằng, những hành động tương tự hoặc có tính chất nghiêm trọng hơn sẽ được tiến hành trong tương lai với không chỉ các thành viên của phái đoàn mà còn với các nhà hoạt động nhân quyền khác. Điều này một lần nữa chứng minh chính phủ Việt Nam không có hoặc có rất ít thiện chí thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền, trong đó có 182 khuyến nghị UPR mà họ vừa chấp thuận ngày 20/6 vừa qua tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng ngay lập tức chấm dứt các hành động nêu trên và xử lý đúng pháp luật đối với những cá nhân vi phạm.
Ngày 1/8 và 3/8 vừa qua, hai thành viên của phái đoàn vận động UPR hồi tháng 6 tại châu Âu là blogger Phạm Lê Vương Các và Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã lần lượt trở về Việt Nam. Tuy hiện nay hai thành viên của phái đoàn đã an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Hà Nội, chúng tôi vẫn phản đối quyết liệt việc cơ quan công an Việt Nam giam giữ blogger Phạm Lê Vương Các trong 24 giờ đồng hồ và lo ngại cho sự an toàn của cả hai thành viên trong thời gian sắp tới.
Blogger Phạm Lê Vương Các đáp chuyến bay từ Philippines đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM lúc 0 giờ 20 phút ngày 1/8 và bắt đầu bị bắt giữ ngay sau đó khi đang làm thủ tục nhập cảnh. Trong suốt 24 giờ đồng hồ, tại sân bay Tân Sơn Nhất, sáu nhân viên an ninh đã liên tục thẩm vấn blogger Phạm Lê Vương Các về các hoạt động nhân quyền của ông ở nước ngoài và chỉ đưa ông trở về nhà vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 2/8.
Hành động bắt giữ tùy tiện này không những vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm đến những quyền và lợi ích căn bản của công dân Phạm Lê Vương Các. Không có căn cứ pháp lý nào có thể được viện dẫn để bắt và giam giữ ông Các trong 24 giờ đồng hồ. Ông Các không nhận được bất kỳ quyết định nào từ cơ quan chức năng và gia đình ông cũng không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc bắt giữ, ngay cả khi họ yêu cầu đồn Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cung cấp thông tin.
Việc bắt giữ này còn có những dấu hiệu của việc tra tấn theo định nghĩa của Công ước chống tra tấn năm 1984 của Liên hợp quốc, khi cơ quan an ninh sử dụng các biện pháp trái pháp luật nhằm gây áp lực về tinh thần cho blogger Phạm Lê Vương Các để đạt được mục đích khai thác thông tin.
Chúng tôi lo ngại rằng, những hành động tương tự hoặc có tính chất nghiêm trọng hơn sẽ được tiến hành trong tương lai với không chỉ các thành viên của phái đoàn mà còn với các nhà hoạt động nhân quyền khác. Điều này một lần nữa chứng minh chính phủ Việt Nam không có hoặc có rất ít thiện chí thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền, trong đó có 182 khuyến nghị UPR mà họ vừa chấp thuận ngày 20/6 vừa qua tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng ngay lập tức chấm dứt các hành động nêu trên và xử lý đúng pháp luật đối với những cá nhân vi phạm.
Theo:
vietnamupr.com
Tuyên Bố Về Sự Trở Về Của Blogger Phạm Lê Vương Các và TS Nguyễn
Quang A
|
Gia đình và bạn bè
của blogger Phạm Lê Vương Các biểu tình
đòi người tại sân bay Tân Sơn Nhất tối ngày 1-8. |
Vietnam UPR: Hà Nội, ngày 5/8/2014
Ngày 1/8 và 3/8 vừa qua, hai thành viên của phái đoàn vận động UPR hồi tháng 6 tại châu Âu là blogger Phạm Lê Vương Các và Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã lần lượt trở về Việt Nam. Tuy hiện nay hai thành viên của phái đoàn đã an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Hà Nội, chúng tôi vẫn phản đối quyết liệt việc cơ quan công an Việt Nam giam giữ blogger Phạm Lê Vương Các trong 24 giờ đồng hồ và lo ngại cho sự an toàn của cả hai thành viên trong thời gian sắp tới.
Blogger Phạm Lê Vương Các đáp chuyến bay từ Philippines đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM lúc 0 giờ 20 phút ngày 1/8 và bắt đầu bị bắt giữ ngay sau đó khi đang làm thủ tục nhập cảnh. Trong suốt 24 giờ đồng hồ, tại sân bay Tân Sơn Nhất, sáu nhân viên an ninh đã liên tục thẩm vấn blogger Phạm Lê Vương Các về các hoạt động nhân quyền của ông ở nước ngoài và chỉ đưa ông trở về nhà vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 2/8.
Hành động bắt giữ tùy tiện này không những vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm đến những quyền và lợi ích căn bản của công dân Phạm Lê Vương Các. Không có căn cứ pháp lý nào có thể được viện dẫn để bắt và giam giữ ông Các trong 24 giờ đồng hồ. Ông Các không nhận được bất kỳ quyết định nào từ cơ quan chức năng và gia đình ông cũng không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc bắt giữ, ngay cả khi họ yêu cầu đồn Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cung cấp thông tin.
Việc bắt giữ này còn có những dấu hiệu của việc tra tấn theo định nghĩa của Công ước chống tra tấn năm 1984 của Liên hợp quốc, khi cơ quan an ninh sử dụng các biện pháp trái pháp luật nhằm gây áp lực về tinh thần cho blogger Phạm Lê Vương Các để đạt được mục đích khai thác thông tin.
Chúng tôi lo ngại rằng, những hành động tương tự hoặc có tính chất nghiêm trọng hơn sẽ được tiến hành trong tương lai với không chỉ các thành viên của phái đoàn mà còn với các nhà hoạt động nhân quyền khác. Điều này một lần nữa chứng minh chính phủ Việt Nam không có hoặc có rất ít thiện chí thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền, trong đó có 182 khuyến nghị UPR mà họ vừa chấp thuận ngày 20/6 vừa qua tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng ngay lập tức chấm dứt các hành động nêu trên và xử lý đúng pháp luật đối với những cá nhân vi phạm.
Ngày 1/8 và 3/8 vừa qua, hai thành viên của phái đoàn vận động UPR hồi tháng 6 tại châu Âu là blogger Phạm Lê Vương Các và Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã lần lượt trở về Việt Nam. Tuy hiện nay hai thành viên của phái đoàn đã an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Hà Nội, chúng tôi vẫn phản đối quyết liệt việc cơ quan công an Việt Nam giam giữ blogger Phạm Lê Vương Các trong 24 giờ đồng hồ và lo ngại cho sự an toàn của cả hai thành viên trong thời gian sắp tới.
Blogger Phạm Lê Vương Các đáp chuyến bay từ Philippines đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM lúc 0 giờ 20 phút ngày 1/8 và bắt đầu bị bắt giữ ngay sau đó khi đang làm thủ tục nhập cảnh. Trong suốt 24 giờ đồng hồ, tại sân bay Tân Sơn Nhất, sáu nhân viên an ninh đã liên tục thẩm vấn blogger Phạm Lê Vương Các về các hoạt động nhân quyền của ông ở nước ngoài và chỉ đưa ông trở về nhà vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 2/8.
Hành động bắt giữ tùy tiện này không những vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm đến những quyền và lợi ích căn bản của công dân Phạm Lê Vương Các. Không có căn cứ pháp lý nào có thể được viện dẫn để bắt và giam giữ ông Các trong 24 giờ đồng hồ. Ông Các không nhận được bất kỳ quyết định nào từ cơ quan chức năng và gia đình ông cũng không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc bắt giữ, ngay cả khi họ yêu cầu đồn Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cung cấp thông tin.
Việc bắt giữ này còn có những dấu hiệu của việc tra tấn theo định nghĩa của Công ước chống tra tấn năm 1984 của Liên hợp quốc, khi cơ quan an ninh sử dụng các biện pháp trái pháp luật nhằm gây áp lực về tinh thần cho blogger Phạm Lê Vương Các để đạt được mục đích khai thác thông tin.
Chúng tôi lo ngại rằng, những hành động tương tự hoặc có tính chất nghiêm trọng hơn sẽ được tiến hành trong tương lai với không chỉ các thành viên của phái đoàn mà còn với các nhà hoạt động nhân quyền khác. Điều này một lần nữa chứng minh chính phủ Việt Nam không có hoặc có rất ít thiện chí thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền, trong đó có 182 khuyến nghị UPR mà họ vừa chấp thuận ngày 20/6 vừa qua tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng ngay lập tức chấm dứt các hành động nêu trên và xử lý đúng pháp luật đối với những cá nhân vi phạm.
Theo: vietnamupr.com
- See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/2014/08/tuyen-bo-ve-su-tro-ve-cua-blogger-pham.html#sthash.8pioBgug.dpuf
Tuyên Bố Về Sự Trở Về Của Blogger Phạm Lê Vương Các và TS
Nguyễn Quang A
|
Gia đình và bạn bè
của blogger Phạm Lê Vương Các biểu tình
đòi người tại sân bay Tân Sơn Nhất tối ngày 1-8. |
Vietnam UPR: Hà Nội, ngày 5/8/2014
Ngày 1/8 và 3/8 vừa qua, hai thành viên của phái đoàn vận động UPR hồi tháng 6 tại châu Âu là blogger Phạm Lê Vương Các và Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã lần lượt trở về Việt Nam. Tuy hiện nay hai thành viên của phái đoàn đã an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Hà Nội, chúng tôi vẫn phản đối quyết liệt việc cơ quan công an Việt Nam giam giữ blogger Phạm Lê Vương Các trong 24 giờ đồng hồ và lo ngại cho sự an toàn của cả hai thành viên trong thời gian sắp tới.
Blogger Phạm Lê Vương Các đáp chuyến bay từ Philippines đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM lúc 0 giờ 20 phút ngày 1/8 và bắt đầu bị bắt giữ ngay sau đó khi đang làm thủ tục nhập cảnh. Trong suốt 24 giờ đồng hồ, tại sân bay Tân Sơn Nhất, sáu nhân viên an ninh đã liên tục thẩm vấn blogger Phạm Lê Vương Các về các hoạt động nhân quyền của ông ở nước ngoài và chỉ đưa ông trở về nhà vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 2/8.
Hành động bắt giữ tùy tiện này không những vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm đến những quyền và lợi ích căn bản của công dân Phạm Lê Vương Các. Không có căn cứ pháp lý nào có thể được viện dẫn để bắt và giam giữ ông Các trong 24 giờ đồng hồ. Ông Các không nhận được bất kỳ quyết định nào từ cơ quan chức năng và gia đình ông cũng không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc bắt giữ, ngay cả khi họ yêu cầu đồn Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cung cấp thông tin.
Việc bắt giữ này còn có những dấu hiệu của việc tra tấn theo định nghĩa của Công ước chống tra tấn năm 1984 của Liên hợp quốc, khi cơ quan an ninh sử dụng các biện pháp trái pháp luật nhằm gây áp lực về tinh thần cho blogger Phạm Lê Vương Các để đạt được mục đích khai thác thông tin.
Chúng tôi lo ngại rằng, những hành động tương tự hoặc có tính chất nghiêm trọng hơn sẽ được tiến hành trong tương lai với không chỉ các thành viên của phái đoàn mà còn với các nhà hoạt động nhân quyền khác. Điều này một lần nữa chứng minh chính phủ Việt Nam không có hoặc có rất ít thiện chí thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền, trong đó có 182 khuyến nghị UPR mà họ vừa chấp thuận ngày 20/6 vừa qua tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng ngay lập tức chấm dứt các hành động nêu trên và xử lý đúng pháp luật đối với những cá nhân vi phạm.
Ngày 1/8 và 3/8 vừa qua, hai thành viên của phái đoàn vận động UPR hồi tháng 6 tại châu Âu là blogger Phạm Lê Vương Các và Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã lần lượt trở về Việt Nam. Tuy hiện nay hai thành viên của phái đoàn đã an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Hà Nội, chúng tôi vẫn phản đối quyết liệt việc cơ quan công an Việt Nam giam giữ blogger Phạm Lê Vương Các trong 24 giờ đồng hồ và lo ngại cho sự an toàn của cả hai thành viên trong thời gian sắp tới.
Blogger Phạm Lê Vương Các đáp chuyến bay từ Philippines đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM lúc 0 giờ 20 phút ngày 1/8 và bắt đầu bị bắt giữ ngay sau đó khi đang làm thủ tục nhập cảnh. Trong suốt 24 giờ đồng hồ, tại sân bay Tân Sơn Nhất, sáu nhân viên an ninh đã liên tục thẩm vấn blogger Phạm Lê Vương Các về các hoạt động nhân quyền của ông ở nước ngoài và chỉ đưa ông trở về nhà vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 2/8.
Hành động bắt giữ tùy tiện này không những vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm đến những quyền và lợi ích căn bản của công dân Phạm Lê Vương Các. Không có căn cứ pháp lý nào có thể được viện dẫn để bắt và giam giữ ông Các trong 24 giờ đồng hồ. Ông Các không nhận được bất kỳ quyết định nào từ cơ quan chức năng và gia đình ông cũng không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc bắt giữ, ngay cả khi họ yêu cầu đồn Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cung cấp thông tin.
Việc bắt giữ này còn có những dấu hiệu của việc tra tấn theo định nghĩa của Công ước chống tra tấn năm 1984 của Liên hợp quốc, khi cơ quan an ninh sử dụng các biện pháp trái pháp luật nhằm gây áp lực về tinh thần cho blogger Phạm Lê Vương Các để đạt được mục đích khai thác thông tin.
Chúng tôi lo ngại rằng, những hành động tương tự hoặc có tính chất nghiêm trọng hơn sẽ được tiến hành trong tương lai với không chỉ các thành viên của phái đoàn mà còn với các nhà hoạt động nhân quyền khác. Điều này một lần nữa chứng minh chính phủ Việt Nam không có hoặc có rất ít thiện chí thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền, trong đó có 182 khuyến nghị UPR mà họ vừa chấp thuận ngày 20/6 vừa qua tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng ngay lập tức chấm dứt các hành động nêu trên và xử lý đúng pháp luật đối với những cá nhân vi phạm.
Theo: vietnamupr.com
- See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/2014/08/tuyen-bo-ve-su-tro-ve-cua-blogger-pham.html#sthash.8pioBgug.dpuf
Ngăn thầy giáo Phạm Minh Hoàng dạy học có đúng luật?
VRNs
Hôm qua, giảng viên Phạm Minh Hoàng đã phải viết thư xin lỗi các học viên lớp Pháp văn miễn phí, vì nhà nước không cho thầy được dạy.
“Thông báo về việc ngưng dạy lớp Pháp văn.
Thưa các bạn,
Trên nguyên tắc, lớp học Pháp văn sẽ bắt đầu vào ngày hôm nay 5/8/2014. Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải thông báo cùng các bạn rằng chúng ta phải dời ngày học sang một lúc khác.
Chắc các bạn cũng biết rằng tôi hiện đang trong tình trạng quản chế, và sáng nay 5/8/2014, nhà cầm quyền đã thông báo rằng các đối tượng quản chế không được phép dạy thêm (Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012, điều 8, chương 2).
Tôi rất tiếc vì đã không được dạy lớp này như chúng ta đã chuẩn bị từ đầu.
Hạn quản chế của tôi sẽ chấm dứt vào tháng 1/2015. Tôi sẽ liên lạc với các bạn sau thời hạn này và ước mong chúng ta sẽ gặp lại nhau trong những hoàn cảnh tốt đẹp hơn.
Mong các em và các bạn thông cảm cho sự việc ngoài ý muốn này.
Sàigòn, ngày 5/8/2014
Phạm Minh Hoàng”.
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng văn phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn, sau khi đã tham khảo ý kiến luật sư cho biết:
“Theo khoản 2 Điều 2 Quy định về dạy thêm, học thêm (ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 6/5/2012) mà Thầy Hoàng trích dẫn có quy định rõ nguyên văn: “Điều 2. Giải thích từ ngữ:
1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành….”. Khoản 3 Điều 3 Quy định này cũng xác định: “Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm”.
Như vậy, nếu Thầy không thu tiền, hoặc có thu tiền nhưng Thầy dạy nội dung “không theo chương trình giáo dục” của Bộ, và/hoặc đối tượng không phải học sinh thì không bị điều chỉnh bởi quy định này.
Hơn nữa, khoản 2 Điều 92 Luật Thi hành án hình sự quy định: người chấp hành án phạt quản chế có quyền “Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án phạt quản chế không được làm theo quy định của pháp luật; được hưởng thành quả lao động do mình làm ra.”
Như vậy, Thầy hoàn toàn có quyền dạy thu tiền học phí, nhưng không dạy các “nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông ” và không dạy học sinh thì không bị cấm”.
Được biết ngày 22.07 vừa qua, thầy Hoàng đã chính thức đăng thông báo sẽ tình nguyện dạy Pháp văn miễn phí cho những ai thích học tại tư gia trên trang facebook Tin Vui. Thông báo này đã nhanh chóng được loan đi, và được cộng đồng chào đón. Có khoảng 30 người ghi danh học chính thức.
Việt Nam hiện đang là thành viên khối Pháp ngữ, và tiếng Pháp càng ngày càng ít người Việt biết hơn. Những ai dám bỏ giờ ra để dạy và học tiếng Pháp lúc này là những người thật sự đi tìm giá trị văn hóa.
PV. VRNs
Nhà cầm quyền sách nhiễu các blogger vì phiên họp thường
kì của các tổ chức XHDS sáng nay 5/8/2014
Dân
Luận tổng hợp
Dân
Luận: Sáng nay,
5/8/2014 diễn ra phiên họp thường kì của các tổ chức Xã Hội Dân Sự tại vp Công
Lý & Hòa Bình, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng Q3 Sài Gòn.
Đây là
lần thứ 3 diễn ra cuộc họp thường kì này. Tuy nhiên, để duy trì mỗi thành viên
của các tổ chức XHDS luôn phải tìm cách thoát khỏi sự ngăn cản, sách nhiễu của
nhà cầm quyền Việt Nam.
Ngày
hôm qua, lên tục thông tin về các blogger bị sách nhiễu được cập nhật trên
mạng như:
Ts Phạm Chí Dũng bị CSKV đến nhà đưa giấy triệu tập lần 2 của Cơ quan ANĐT. Tiếp đó vào lúc 15h ngày hôm qua blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) cũng nhận được giấy triệu tập lần 2 và yêu cầu 16h cùng ngày phải có mặt tại CA tỉnh Khánh Hòa với nội dung "làm việc về các bài viết có nội dung xấu trên facebook".
Trong khi đó tin từ anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết CSKV
khu ở trọ nhà anh đã đến ngay trong đêm kiểm tra hộ khẩu và yêu cầu anh sáng
nay 7h30 phải có mặt tại đồn công an trình diện. Vào lúc khoảng 22h tối hôm
qua cô Nguyễn Nữ Phương Dung (Miu Mạnh Mẽ) cũng chia sẻ trên FB cá nhân rằng
CSKV gửi giấy mời ngay trong đêm và yêu cầu cô 8h sáng mai lên phường làm việc
về vấn đề an ninh trật tự.
Giấy
triệu tập lần 2 của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh yêu cầu 1 tiếng sau có mặt
tại CA tỉnh Khánh Hòa với nội dung "làm việc về các bài viết có nội dung
xấu trên facebook".
Chiều
ngày 4/8/2014, Công an khu vực đến nhà TS Phạm Chí Dũng đưa tiếp giấy triệu
tập lần 2 của Cơ quan ANĐT , cũng với nội dung làm việc tương tự giấy triệu
tập lần 1.
Trao
đổi với blogger Phạm Lê Vương Các - sinh viên luật vừa tham dự báo cáo định kỳ
phổ quát về nhân quyền của LHQ (UPR) Thụy Sỹ, - về việc gửi giấy triệu tập tùy
tiện của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các nhà hoạt động dân chủ, anh cho
biết: Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ
Công An Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003, Khoản 1.1 Mục 1 có viết: “Điều tra viên được phân công thụ lý chính
điều tra vụ án được ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, triệu tập
và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo kế hoạch đã được Thủ
trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ
án duyệt.
Việc triệu tập bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án thực hiện theo quy định tại các điều 129, 133, 135, 136,
137 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”.
Vì vậy
hiển nhiên giấy triệu tập chỉ được gửi đến bị can, bị cáo, người làm chứng,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân dự. Nếu công an gửi giấy triệu tập không dựa
trên chứng cớ hoặc căn cứ pháp lý thì đây chính là hành vi tùy tiện trái pháp
luật của công an. Thêm nữa trong việc viết giấy mời cho công dân, hiện nay
chưa có vi luật định cho việc giấy mời này. Thông thường họ mời lên chỉ với tư
cách quản lý nhà nước khi cần làm việc gì đó với công dân. Còn việc đi hay
không là tùy , vì hoàn toàn ko có điều khoản nào quy định cho việc này.
Ngoài
việc viết giấy mời triệu tập gây áp lực, nhà cầm quyền còn huy động lực lượng
an ninh trinh sát ngoại tuyến để ngăn chặn những ai họ nghi ngờ sẽ đến tham dự
cuộc họp. Blogger Nguyễn Hoàng Vi - Đại diện cho Mạng Lưới Blogger - Điều phối
viên cuộc họp lần này cho biết, vào tối hôm qua khi cô đi taxi đến nhà thờ Kỳ
Đồng để chuẩn bị trước cho cuộc họp mặt thì bị an ninh mặc thường phục chặn
đầu xe taxi không cho đi.
An
ninh tùy tiện chặn đầu xe không cho chiếc taxi chở Nguyễn Hoàng Vi đi.
Anh
Hoàng Văn Dũng - Thành viên Con Đường Việt Nam cũng cho chúng tôi hay, sáng
nay, để đến được phiên họp anh phải tìm cách trốn chạy để thoát khỏi hơn 3 an
ninh trực ngay sát cửa nhà.
Việc
ngăn cấm công dân đi lại tự do trên đất nước của mình, nhà cầm quyền Việt Nam
đang liên tục vi phạm nghiêm trọng vào điều 13 - quyền tự do đi lại và cư trú
trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của LHQ.
Cuộc
họp các tổ chức XHDS lần đầu tiên diễn ra vào ngày 5/6/2014 tại chùa Liên Trì
với mong muốn họp mặt các tổ chức XHDS bàn thảo về những vấn đề cấp thiết của
đất nước trước tình hình xã hội rối ren hiện nay tại Việt Nam. Trước tình trạng
hàng loạt sự việc sách nhiễu các nhà hoạt động dân chủ trước phiên họp các tổ
chức XHDS vừa qua, có vẻ như nhà cầm quyền Việt Nam đang e ngại mối kiên kết
của các tổ chức XHDS và không muốn cuộc họp này sẽ diễn ra thường kỳ.
Dù bị
đàn áp sách nhiễu ngăn cản nhưng cuộc họp sáng nay vẫn diễn ra lúc 8h45 và kết
thúc tốt đẹp lúc 10h50, Dân Luận sẽ sớm tóm tắt nội dung đến cho bạn đọc theo
dõi.
Danh
sách các Hội nhóm tham gia sáng nay:
1.
Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
2. Hội Tù Nhân Lương Tâm
3. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
4. Cao Đài
5. Phật Giáo Hòa Hảo
6. Tin Lành
7. Bạch Đằng Giang Foundation
8. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền
9. Hội Anh Em Dân Chủ
10. Hội Nhà báo Độc lập
11. Mạng Lưới Blogger Việt Nam
12. Con Đường Việt Nam
13. Hội Bầu Bí Tương Thân
14. Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế
15. Liên Đới Dân Oan
16. Lao Động Việt
17. Hiệp Hội Dân Oan
18. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo
19. No - U Saigon
2. Hội Tù Nhân Lương Tâm
3. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
4. Cao Đài
5. Phật Giáo Hòa Hảo
6. Tin Lành
7. Bạch Đằng Giang Foundation
8. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền
9. Hội Anh Em Dân Chủ
10. Hội Nhà báo Độc lập
11. Mạng Lưới Blogger Việt Nam
12. Con Đường Việt Nam
13. Hội Bầu Bí Tương Thân
14. Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế
15. Liên Đới Dân Oan
16. Lao Động Việt
17. Hiệp Hội Dân Oan
18. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo
19. No - U Saigon
https://www.danluan.org/tin-tuc/20140805/nha-cam-quyen-sach-nhieu-cac-blogger-vi-phien-hop-thuong-ki-cua-cac-to-chuc-xhds
Hội
PNNQVN Viếng Thăm Các Làng Người H’ mông Tuyên Quang
|
Hội Phụ Nữ Nhân
Quyền và gia đình CTNLT Hoàng Văn Sang
|
Hai
ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2014, đại diện Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam là Huỳnh
Thục Vy đã đến Tuyên Quang. Chuyến viếng thăm này là sự nối tiếp cho chuyến đi
Tuyên Quang dở dang hồi tháng 5 năm 2014 để quan sát phiên tòa phúc thẩm ba
người H’ mông là ông Lý Văn Dinh, Dương Văn Tu và Thào Quán Mua của Nguyễn
Ngọc Lụa và Huỳnh Phương Ngọc.
Ba ông này cùng với một người nữa tên là Hoàng Văn Sang bị bỏ tù vì phản đối chính quyền nhằm bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mình. Tín ngưỡng này khuyến khích người Mông từ bỏ các tập tục ma chay hủ lậu và tốn kém để sống cùng nhau trong tinh thần tiến bộ và đoàn kết.
Được biết, có 10 ngàn người Mông đi theo sự dẫn dắt tinh thần của ông Dương Văn Mình, người đã từng bị chính quyền bỏ tù 5 năm từ 1990 đến 1995 vì tập hợp, dẫn dắt đồng bào mình thoát khỏi chế độ ngu dân và sự ngược đãi thường trực của chính quyền. Điều đó đã đe dọa sự kiểm soát của chính quyền ở các vùng núi cao có người Mông sinh sống. Vụ án bốn người H’ mông này về bản chất rất giống với vụ Bia Sơn mà Hội chúng tôi đang theo dõi. Nhiều người liên kết với nhau về tinh thần là một cái gai trong mắt đối với chính quyền độc tài.
Cũng cần phải nhắc thêm, hiện tại ông Dương Văn Mình, người lãnh đạo tinh thần của những người H’ mông trên các vùng núi cao Tuyên Quang, đang được điều trị bệnh suy thận tại một bệnh viện ở Sài Gòn vì chính quyền các tỉnh phía Bắc và Hà Nội áp lực các bệnh viện miền Bắc không chữa trị cho ông.
Vượt cả trăm cây số đường núi hiểm trở, đại diện của chúng tôi đã đến được tận nhà của những tù nhân tôn giáo trong vụ án này. Chúng tôi được anh Lý Văn Súa (con trai ông Lý Văn Dinh) và anh Hoàng Văn Nành (con trai ông Hoàng Văn Sang) cho hay: con đường độc đạo vào làng của họ luôn có người của an ninh theo dõi 24/24.
Ba ông này cùng với một người nữa tên là Hoàng Văn Sang bị bỏ tù vì phản đối chính quyền nhằm bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mình. Tín ngưỡng này khuyến khích người Mông từ bỏ các tập tục ma chay hủ lậu và tốn kém để sống cùng nhau trong tinh thần tiến bộ và đoàn kết.
Được biết, có 10 ngàn người Mông đi theo sự dẫn dắt tinh thần của ông Dương Văn Mình, người đã từng bị chính quyền bỏ tù 5 năm từ 1990 đến 1995 vì tập hợp, dẫn dắt đồng bào mình thoát khỏi chế độ ngu dân và sự ngược đãi thường trực của chính quyền. Điều đó đã đe dọa sự kiểm soát của chính quyền ở các vùng núi cao có người Mông sinh sống. Vụ án bốn người H’ mông này về bản chất rất giống với vụ Bia Sơn mà Hội chúng tôi đang theo dõi. Nhiều người liên kết với nhau về tinh thần là một cái gai trong mắt đối với chính quyền độc tài.
Cũng cần phải nhắc thêm, hiện tại ông Dương Văn Mình, người lãnh đạo tinh thần của những người H’ mông trên các vùng núi cao Tuyên Quang, đang được điều trị bệnh suy thận tại một bệnh viện ở Sài Gòn vì chính quyền các tỉnh phía Bắc và Hà Nội áp lực các bệnh viện miền Bắc không chữa trị cho ông.
Vượt cả trăm cây số đường núi hiểm trở, đại diện của chúng tôi đã đến được tận nhà của những tù nhân tôn giáo trong vụ án này. Chúng tôi được anh Lý Văn Súa (con trai ông Lý Văn Dinh) và anh Hoàng Văn Nành (con trai ông Hoàng Văn Sang) cho hay: con đường độc đạo vào làng của họ luôn có người của an ninh theo dõi 24/24.
Hội Phụ Nữ Nhân Quyền và gia đình Ông Lý Văn Dinh
Khi Huỳnh Thục Vy và chồng đang trên đường vào Làng lè, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, một chốt công an thông thông đã đặt ở đó, họ chặn tất cả mọi người lại để kiểm tra, bất chấp có phạm lỗi giao thông hay không. Một công an giao thông đã gọi ngay một người khác tới để theo dõi chúng tôi vào đến tận làng. Sau bữa cơm vội vàng, một công an huyện và một công an xã đã xuất hiện. Và sau khi chúng tôi rời khỏi làng khoảng 15 phút một xe biển số xanh đã chở 5 nhân viên an ninh ập vào nhà anh Hoàng Văn Nành để kiểm tra và có ý định sẽ bắt giữ chúng tôi nếu còn ở đó.
Những người sắc tộc này phải thường xuyên chịu những ngược đãi nghiêm trọng mà người Việt không thể nào tin được nếu không trải nghiệm. Bất cứ thư từ nào của bạ bè từ xa gởi về đều không thể qua mắt được chính quyền địa phương. Và dịch vụ chuyển tiền (bình thường vào tận nhà người nhận) từ chối vào làng để chuyển tiền tận tay những người này.
Anh Thào Văn Hồng, con trai ông Mua
Vì vậy, Hội PNNQVN chúng tôi chỉ làm trung gian chuyển món quà của Quỹ Tù nhân Lương Tâm và của ông Tưởng Năng Tiến gởi tặng họ. Mỗi gia đình, do đó, nhận 3 triệu đồng. Đây là số tiền quá nhỏ bé so với chi phí tốn kém mà họ phải lặn lội hàng chục cây số đường rừng để đi thăm các tù nhân đang bị giam giữ trong trại giam thành phố Tuyên Quang hằng tháng. Nhưng đó là tình cảm trân quý mà chị em Hội PNNQVN chúng tôi muốn chia sẻ với những nạn nhân Nhân quyền này. Chúng tôi cũng được biết, trong bốn gia đình này, gia đình ông Thào Quán Mua và ông Dương Văn Tu là khó khăn nhất.
Anh Dương Văn Tịnh, con trai ôngTu
Đây là những thông tin chúng tôi thu thập được bằng cảm nghiệm thực tế. Hội PNNQVN chúng tôi sẽ là trung gian gian cho bất cứ nhà hảo tâm nào muốn giúp đỡ những người sắc tộc đang ngày đêm chịu sự ngược đãi khốc liệt này. Chúng tôi sẽ có cách hiệu quả để sự giúp đỡ của quý vị đến tận tay người nhận.
Hội PNNQVN xin trân trọng thông báo.
Mọi liên hệ xin quý vị gởi về hộp thư vnw4hr@gmail.com
Kính,
Ban điều hành Hội PNNQVN
Nguồn: PNNQVN
Tối chiếu
phim của Hồ Cương Quyết ở IDECAF
Võ Văn Tạo
Võ Văn Tạo
Đã không xảy ra điều không ít người quan ngại cho buổi trình chiếu cuốn phim tài liệu "Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát" của Andre Menras - Hồ Cương Quyết, vào tối 5-8-2014, tại khán phòng IDECAF (28 Lê Thánh Tôn, Q1, SG). Trước giờ chiếu, không ít khách đến xem thắc thỏm bởi "sự cố" dữ dằn gần 3 năm trước (tối 29-11-2011), tại Khu du lịch Văn Thánh (SG): điện đột ngột cúp, an ninh xuất hiện - cấm buổi trình chiếu ra mắt, chĩa camera ghi hình từng mặt khán giả... SG gần một chục triệu dân, có hơn 300 người đến IDECAF xem phim, dù tự do vào cửa.
Những hình ảnh cụ thể người thật việc thật, những đối thoại mộc mạc, phản ánh chân thực nỗi cơ cực, tang thương, bi đát, bế tắc của nhiều gia đình ngư dân Lý Sơn, Bình Châu (Quảng Ngãi) làm không ít khán giả nghẹn ngào, đau thắt con tim.
Phong ba, bão tố, quân cướp biển Tàu cộng hung hãn làm nhiều người đàn ông đi biển mãi không về. Những người vợ mất chồng. Những đứa con mất cha, phải nghỉ học giữa chừng. Những khoản vay hàng trăm triệu đồng không biết lấy gì trả. Những bàn thờ đơn sơ dưới nếp nhà tôn gỉ sét. Những ngôi mộ gió - chôn hình nhân đất sét. Những ngư phủ 4 lần giặc Tàu khủng bố, quyết không rời biển cha ông. Những người vợ nghẹn ngào kể lại thảm họa kinh hoàng chồng không trở về, mối lo chông chênh chèo lái con thuyền gia đình.
Những đứa con trai không dám
nối nghề đi biển của cha. Những chiếc ghe cơ nghiệp chìm đáy biển Hoàng Sa.
Những thiết bị, máy móc, ngư cụ, mẻ cá tôm bị giặc Tàu cộng ăn cướp. Những
biên bản phạt văn tự Tàu. Những biên lai ngư dân chạy vạy vay mướn nộp hàng
trăm triệu đồng vào ngân hàng Việt Nam để chuyển sang Tàu chịu phạt chuộc ghe.
Những lời hò mênh mang ai oán...
Giữa phim, tôi hỏi Andre:
- Chút nữa giao lưu, có dành ít phút cho khán giả ủng hộ ngư dân? Có chuẩn bị thùng lạc quyên?
- Không. Một mình tôi tối tăm mặt mũi lo chuẩn bị, thương thảo nội dung, thời gian sử dụng khán phòng quá eo hẹp, chưa kịp nghĩ đến việc ấy. Tôi không thể rời khán phòng lúc này, anh ráng giúp tôi kiếm cái thùng đó nhé.
Hỏi thăm gần một chục nhân viên các bộ phận, rốt cuộc, cũng may mắn đến được khu văn phòng, khẩn khoản nhờ "chế tác" cấp tốc thùng lạc quyên, bằng cách tận dụng hộp carton chứa sách, in dòng chữ: "GIÚP BÀ CON NGƯ DÂN HOÀNG SA" trên giấy A4, dán bên ngoài.
Trong lúc tôi đi lo cái thùng, Andre điện giới chức hữu trách các bên, đề nghị "linh động" bổ sung thêm nội dung lạc quyên tại chỗ, nhưng không được chấp nhận.
Andre đành "đả thông" tôi: thôi cũng được. Biết thân phận "phản động", anh rất ngại người ta đơm đặt chuyện tiền bạc.
Tôi đề xuất phương án: lạc quyên xong, niêm phong, giao các cán bộ Ban công tác xã hội của báo Thanh Niên (đối tác cùng Andre trong kế hoạch quyên góp xây trường học cho con em ngư dân) đem về tòa soạn. Andre phải không lo...
Bỗng có nhân viên IDECAF đến rỉ tai tôi: mời chú ra ngoài có người gặp. Bên ngoài khán phòng là 2 cô gái, có một cô là phó giám đốc. Họ mong tôi thông cảm, cho xin lại thùng lạc quyên, vì trong chương trình đã ấn định, không có nội dung này. Nếu cứ thực hiện, sẽ rất khó cho Andre về sau, nếu muốn nhờ khán phòng và khó cho cả trung tâm. Tôi hỏi họ: tối mai có chiếu ở đây nữa không? (để Andre thương thảo bổ sung trước nội dung này). Họ nói không, chỉ chiếu một buổi duy nhất tối nay.
Chứng kiến chuyện lạc quyên tại chỗ không được chấp nhận, một anh bạn rỉ tai tôi: họ chẳng đồng ý đâu, vì tiền giúp ngư dân, họ đâu có được gì? Lỡ "trên" phật ý, lại mang vạ vào thân.
Giữa phim, tôi hỏi Andre:
- Chút nữa giao lưu, có dành ít phút cho khán giả ủng hộ ngư dân? Có chuẩn bị thùng lạc quyên?
- Không. Một mình tôi tối tăm mặt mũi lo chuẩn bị, thương thảo nội dung, thời gian sử dụng khán phòng quá eo hẹp, chưa kịp nghĩ đến việc ấy. Tôi không thể rời khán phòng lúc này, anh ráng giúp tôi kiếm cái thùng đó nhé.
Hỏi thăm gần một chục nhân viên các bộ phận, rốt cuộc, cũng may mắn đến được khu văn phòng, khẩn khoản nhờ "chế tác" cấp tốc thùng lạc quyên, bằng cách tận dụng hộp carton chứa sách, in dòng chữ: "GIÚP BÀ CON NGƯ DÂN HOÀNG SA" trên giấy A4, dán bên ngoài.
Trong lúc tôi đi lo cái thùng, Andre điện giới chức hữu trách các bên, đề nghị "linh động" bổ sung thêm nội dung lạc quyên tại chỗ, nhưng không được chấp nhận.
Andre đành "đả thông" tôi: thôi cũng được. Biết thân phận "phản động", anh rất ngại người ta đơm đặt chuyện tiền bạc.
Tôi đề xuất phương án: lạc quyên xong, niêm phong, giao các cán bộ Ban công tác xã hội của báo Thanh Niên (đối tác cùng Andre trong kế hoạch quyên góp xây trường học cho con em ngư dân) đem về tòa soạn. Andre phải không lo...
Bỗng có nhân viên IDECAF đến rỉ tai tôi: mời chú ra ngoài có người gặp. Bên ngoài khán phòng là 2 cô gái, có một cô là phó giám đốc. Họ mong tôi thông cảm, cho xin lại thùng lạc quyên, vì trong chương trình đã ấn định, không có nội dung này. Nếu cứ thực hiện, sẽ rất khó cho Andre về sau, nếu muốn nhờ khán phòng và khó cho cả trung tâm. Tôi hỏi họ: tối mai có chiếu ở đây nữa không? (để Andre thương thảo bổ sung trước nội dung này). Họ nói không, chỉ chiếu một buổi duy nhất tối nay.
Chứng kiến chuyện lạc quyên tại chỗ không được chấp nhận, một anh bạn rỉ tai tôi: họ chẳng đồng ý đâu, vì tiền giúp ngư dân, họ đâu có được gì? Lỡ "trên" phật ý, lại mang vạ vào thân.
Đến phần giao lưu, Andre
trả lời đầy đủ và rõ ràng các câu hỏi, kể cả các nội dung "nhạy cảm"
nhất. Một cách hài hước, anh nói phải cảm ơn sự kiện giàn khoan Trung Quốc.
Nếu không, phim của anh có thể chẳng bao giờ được chiếu tại Việt Nam. Anh kể,
Bộ ngoại giao đã đồng ý anh làm phim, còn cử cả cán bộ vào Quảng ngãi theo anh
trong quá trình tác nghiệp. Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng,
nên chiếu rộng rãi trong cả nước. Sau sự cố "Văn Thánh", anh đã đề
nghị Phó Bí thư thành ủy SG Nguyễn Văn Đua, rồi cả Bí thư Lê Thanh Hải can
thiệp. Mọi việc vẫn tắc tị. Đành mang sang Âu châu chiếu phục vụ bà con Việt
kiều và dân bản xứ. Khán giả xem phim, xót lòng, tự bảo nhau góp tiền giúp đỡ
ngư dân khốn khó.
Andre cũng cho biết, chị Nguyễn Nguyên Bình, con gái tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, rất giỏi tiếng Trung, đã nhận sẽ giúp làm phụ đề bằng tiếng Trung cho phiên bản dành cho người Trung Quốc xem trên youtube. Anh hy vọng, người dân Trung Quốc xem phim, sẽ liên tưởng, nếu ngư dân Trung Quốc cũng bị cường quốc nào đó chèn ép, khủng bố như giặc Tàu hành xử với ngư dân Việt Nam.
Kết thúc tối chiếu phim và giao lưu, Andre xúc động cảm ơn, tặng hoa khán giả, chụp ảnh lưu niệm với mọi người, không quên nhắn nhủ: những ai thương cảm và có hảo tâm với bà con ngư dân khốn khó, mai mốt xin kính mời đến trụ sở báo Thanh Niên góp tiền ủng hộ.
Nguồn: FB Võ Văn Tạo.
Andre cũng cho biết, chị Nguyễn Nguyên Bình, con gái tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, rất giỏi tiếng Trung, đã nhận sẽ giúp làm phụ đề bằng tiếng Trung cho phiên bản dành cho người Trung Quốc xem trên youtube. Anh hy vọng, người dân Trung Quốc xem phim, sẽ liên tưởng, nếu ngư dân Trung Quốc cũng bị cường quốc nào đó chèn ép, khủng bố như giặc Tàu hành xử với ngư dân Việt Nam.
Kết thúc tối chiếu phim và giao lưu, Andre xúc động cảm ơn, tặng hoa khán giả, chụp ảnh lưu niệm với mọi người, không quên nhắn nhủ: những ai thương cảm và có hảo tâm với bà con ngư dân khốn khó, mai mốt xin kính mời đến trụ sở báo Thanh Niên góp tiền ủng hộ.
Nguồn: FB Võ Văn Tạo.
Tiến tới đối thoại giữa chính quyền và xã hội dân sự
Nam Nguyên, phóng viên
RFA
2014-08-05
2014-08-05
Đại diện Mạng lưới
Bloggers Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho ông Stale Torstein Risa, Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền Vương quốc Nauy tại Việt Nam sáng 20/9/2013.
Courtesy of
tuyenbo258.blogspot.com
Giới quan sát chính trị
cho rằng, dưới chế độ toàn trị nếu nhà nước không muốn một tổ chức xã hội dân
sự nào hoạt động độc lập với chính quyền thì chắc chắn nhà nước sẽ làm được.
Luật sư Trần Quốc Thuận,
nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện sống ở Hà Nội nhận định về xu
hướng phát triển xã hội dân sự trong bối cảnh hiện nay. Ông nói:
“Đặc biệt bây giờ một số
anh em lập ra mười mấy tổ chức xã hội dân sự, nhưng tôi nhìn thấy là nó còn
mỏng lắm, khởi xướng của anh em rất là đáng khuyến khích, đáng hoan nghênh.
Nhưng mà cái để đảm bảo các tổ chức đó hoạt động chính là cơ sở pháp luật. Nếu
không có Luật lập hội thì làm sao những tổ chức đó có cơ sở phát triển được.
Cho nên người ta để như vậy nhưng lúc nào muốn dẹp là dẹp nó không có bảo đảm
gì. Cho nên việc thúc đẩy là đòi hỏi phải có luật cơ bản, có nghĩa là bây giờ
Việt Nam có một qui trình không bình thường Hiến pháp thì bị luật treo, còn
luật thì bị nghị định treo, thông tư treo, đưa ra thì có số liệu nhưng không
có hiệu lực thi hành.”
Sáng ngày 5/8/2014, đại
diện của 19 tổ chức xã hội dân sự độc lập đã nhóm họp trong vòng 2 giờ tại Văn
phòng Công lý Hòa bình, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Saigon. Đây là cuộc họp
thường kỳ lần thứ ba mà các hội đoàn độc lập tự phát này thực hiện, các cuộc
họp thường chú trọng thảo luận tình hình đất nước.
Thông tin ghi nhận một
số người bị chính quyền ngăn trở không cho đến dự phiên họp này bằng hình thức
công an gởi giấy triệu tập và lịch hẹn trùng khớp với thời gian các cuộc hội
họp diễn ra. Ít nhất có 5 thành viên của các Hội đoàn dân sự không đến được
phiên họp, trong đó có TS Phạm Chí Dũng chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, Cựu tù
nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển và blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Đã "dễ thở"
hơn
Trao đổi nhanh với chúng
tôi vào tối 5/8/2014, TS Phạm Chí Dũng người bị triệu tập tới Công an TP.HCM,
mà giấy triệu tập ghi là liên quan tới các bài viết trên Internet, đã ghi nhận
điều ông gọi là một tín hiệu đáng ghi nhận từ phía nhà cầm quyền.
Ông nói:
“Tôi làm việc với cơ
quan an ninh điều tra và tôi biết là còn nhiều khó khăn đối với các tổ chức xã
hội dân sự độc lập, nhưng dù sao so với hai năm trước thái độ của họ đã mềm đi
khá nhiều và so với một năm trước thì bớt khó khăn hơn. Tôi hy vọng trong thời
gian tới họ và chúng tôi sẽ có được mối dung hòa chung và có thể giải thích
đối thoại thậm chí là chia sẻ với nhau và chúng tôi cũng có thể có điều kiện
để chia sẻ phần nào đối với nhà nước Việt Nam về những vấn đề liên quan tới đại
sự quốc gia.”
TS Phạm Chí Dũng cho
biết ông đã thông báo cho các thành viên Hội Nhà báo Độc lập về tín hiệu mà
ông ghi nhận. Đó là ngược lại với những thông tin mà giới dư luận viên trong
gần 30 bài viết công kích Hội Nhà báo Độc lập suốt một tháng qua, thì điều tra
viên đã không hề đề cập tới “đối lập chính trị” về Hội Nhà báo Độc lập và họ
cũng không nói rằng Hội Nhà báo Độc lập ra đời là vi phạm pháp luật Việt Nam
theo cách nhìn và quan điểm thường thấy của họ. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:
Tôi
làm việc với cơ quan an ninh điều tra và tôi biết là còn nhiều khó khăn đối
với các tổ chức xã hội dân sự độc lập, nhưng dù sao so với hai năm trước thái
độ của họ đã mềm đi khá nhiều ...
- TS Phạm Chí Dũng
- TS Phạm Chí Dũng
“Tôi cho đó là một tín
hiệu mà họ dần chấp nhận xã hội dân sự và có thể kể cả việc là họ dần nhìn
thấy cái sai từ phái Quốc hội từ phía Nhà nước khi đã suốt 20 năm vừa qua đã
không ra được một Luật về tổ chức hội để có thể đảm bảo cho quyền tự do lập
hội của người dân.”
Theo TS Phạm Chí Dũng
tín hiệu mới của chính quyền xuất phát từ những cam kết quốc tế, đến từ Công
ước quốc tế cấm tra tấn, từ việc Việt Nam gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc, từ việc Nhà nước Việt Nam cam kết sẽ mở rộng xã hội dân sự có thể
liên can tới quyền lập hội. Chủ yếu là từ những tác động quốc tế nó dẫn đến
thái độ của nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức xã hội dân sự thể hiện với
cá nhân ông trong lần triệu tập ngày 5/8/2014.
Blogger Ngô Nhật Đăng,
thành viên Hội Nhà báo Độc lập từ Hà Nội phát biểu với Đài ACTD đánh dấu 1 tháng
ra đời của tổ chức xã hội dân sự này:
“Thứ nhất về phần hội
viên thì có thêm hơn 30 người nữa vào Hội trong đó có vài ba trường hợp đi ra,
còn mặt nhân sự lãnh đạo thì không có gì thay đổi. Về những việc sắp tới,
trong cuộc họp vừa rồi thì có đặt những mục tiêu rất là cụ thể. Việc thứ nhất
là tập trung xây dựng hai tờ báo có nó chuyên nghiệp hơn, các bài vở được tốt
hơn và có những nội dung cụ thể cho gần cuộc sống hơn, có những chương trình
đào tạo, hội thảo nhắm tới các bạn trẻ và việc mời thêm những nhà báo có kinh
nghiệm để viết bài cho báo.”
Một số ý kiến cho rằng
nhà nước Việt Nam trong xu thế hòa nhập cởi mở với thế giới và đang cần tới
phương tây thì không thể có cách nào khác là phải chấp nhận các tổ chức xã hội
dân sự. Hiến pháp Việt Nam qui định các quyền căn bản của công dân trong
đó có các quyền lập hội, biểu tình... việc cải cách rất dễ dàng chỉ cần Quốc
hội được Bộ Chính trị Trung ương Đảng bật đèn xanh ban hành các bộ luật thi
hành Hiến pháp là xong.
Tuy vậy sự kiện diễn ra gần đây nhất, liên quan đến
việc Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM bị khai trừ Đảng
trong quá trình tranh đấu cho tính độc lập của hoạt động Luật sư, làm cho người
ta nghi ngờ về khả năng Đảng chấp nhận cải cách một cách tích cực.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-gov-discuss-w-civic-society-nn-08052014142018.html
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền