Bùi Hằng thanh thản hát khi bước vào và bước ra
Hà Huy Sơn /FB Hà Huy
Sơn
Nhớ lại mấy điều đặc biệt
ở phiên Tòa:
1. Nhân chứng 1 bên yêu
cầu triệu tập 17 người: Tòa cho có mặt 03. Bên kia nhân chứng 32 người (trong
đó 1/3 là công an huyện, xã).
2. HĐXX (03) và VKS (02)
vẫn chưa chắc ăn bất ngờ cho thêm 01 LS là Chủ tịch Đoàn LS Đồng Tháp làm người
bảo vệ cho 01 CA huyện là người bị anh Minh đánh đúng 1 cái vào tay (a Minh nói
ko đánh ai) không có có 1 tý xây xước. Vị LS làm chức năng KSV buộc tội bị cáo
chứ ko làm chức năng bảo vệ cho thân chủ (vì người CA huyện đó ko có gì cần pải
bảo vệ).
3. Có 02 bản tường trình
đánh máy của 02 nhân chứng là CA giống hệt nhau từng chữ, chấm, phẩy, chỉ khác
ký tên.
4. Bên ngoài thì ở các
ngã tư hoặc thảm cỏ vỉa hè tập chung nhưng nhóm khoảng 4-5 người cách nhau độ
vài trăm mét. Khi có các LS đi qua thì họ cử 01 người giả đi tập thể dục ở đằng
sau, bên cạnh để xem chúng tôi nói chuyện gì. Họ là phụ nữ khoảng trên 50 tuổi,
đeo khẩu trang, đi bộ đội muc BH, chỗ tập trung nhóm của họ có nước đóng chai,
giống nhau như là được phát để trực làm nhiệm vụ. Nếu nghe được gì họ sẽ đt báo
cho lực lượng khác đại ý là chúng nó đang đi hướng về hướng nào, nó nói cái gì
ấy, bọn này như là LS... Đặc trưng này lần đầu tôi gặp ở ngoài phiên tòa.
...
5. Bà Hằng khi bước vào
phiên toà và khi ra khỏi phiên toà đều hát rất thanh thản. Trong phiên toà bà
Hằng rất bình tĩnh và mạch lạc, sau khi bị tuyên án bà Hằng tươi cười và bình
thản khi tay bị còng, bước ra xe tù, có người áp giải xung quanh.
* * *
Tôi xin chia sẻ bài bào
chữa tại phiên tòa ngày 26/08/2014 tại Đồng Tháp để mong được trao đổi và học hỏi.
BÀI BÀO CHỮA
Cho bà Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
tại phiên tòa HSST ngày 26/08/2014 tại TAND tỉnh Đồng Tháp
Về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo điểm c khoản 2 điều 245 - BLHS
Cho bà Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
tại phiên tòa HSST ngày 26/08/2014 tại TAND tỉnh Đồng Tháp
Về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo điểm c khoản 2 điều 245 - BLHS
Kính thưa HĐXX,
Tôi là Luật sư Hà Huy
Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội xin trình bày
quan điểm bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị cáo
buộc về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo điểm c khoản 2 điều 245 – BLHS, như
sau:
Điều 245. Tội gây rối
trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật
tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
...
c) Gây cản trở giao thông
nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
I. Tóm tắt vụ án:
- Khoảng 08 giờ ngày
11/02/2014, xảy ra sự việc.
- 11 giờ 45 Công an xã Mỹ
An Hưng B lập biên bản bắt người phạm tội quả tang bà Hằng, bà Quỳnh và một số
người khác.
- 19 giờ ngày 11/02/2014,
CA huyện Lấp Vò ra QĐ 15/QĐ-TGN tạm giữ bà Hằng theo thủ tục hành chính 24 giờ
(19 g 11/02/2014 – 19 g 12/02/2014); bà Quỳnh cũng vậy.
- Ngày 12/02/2014, Cơ
quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò ra Lệnh số 26/LBKC-CQĐT bắt khẩn cấp đối với bà
Hằng và bà Quỳnh cũng vậy.
- Ngày 21/02/2014, Cơ
quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò ra QĐ 20 Lệnh tạm giam bà Hằng 02 tháng 21 ngày
(21/02 – hết 12/05/2014) và bà Quỳnh cũng vậy.
II. Tố tụng hình sự:
1. Số lượng người dân
theo:
- KLĐT là 700 người dân
(trang 04),
- Cáo trạng là 500 người
dân (trang 03),
- BL 724 ghi lời khai của
Công an viên Lê Văn Huy Tin Anh cho rằng khoảng 600 người dân.
- BL 728 ghi lời khai của
CA huyện Lấp Vò, Nguyễn Thành Lai: khoảng 600 người dân,…
Đây là một căn cứ không
khách quan, nên không thể coi là chứng cứ theo như quy định của khoản 1 điều 64
“Chứng cứ” – BL TTHS.
2. Cáo trạng (trang 04)
cho rằng bà Hằng, bà Quỳnh chửi người dân địa phương là “đồ ngu dân” là không
đúng vì nếu có thì cụm từ này không ám chỉ người dân.
3. Lực lượng tuần tra
giao thông đường bộ tuyến đường liên huyện thông thường không cần thiết phải mang
theo đến 04 máy camera ghi hình, ghi âm nếu không có một mục đích được xắp đặt
trước. Việc này cho thấy có dấu hiệu Công an huyện Lấp Vò có đã chuẩn bị trước
để tìm kiếm chứng cứ nhằm ghép tội cho bà Hằng, bà Quỳnh, ông Minh và những
người cùng đi.
4. Biên bản bắt người
phạm tội quả tang hồi 11: 45 ngày 11/02/2014 của Công an xã Mỹ An Hưng B đối
với bà Hằng, bà Quỳnh và những người cùng đi được lập tại ấp An Quới là sai với
quy định của khoản 1 điều 82 – BL TTHS:
“Điều 82. Bắt người phạm
tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang
thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc
bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền
bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi
gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan
điều tra có thẩm quyền.”
5. Quyết định số
15/QĐ-TGN ngày 11/02/2014, tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với bà
Hằng (bà Quỳnh cũng vậy) 24 giờ từ 19 giờ ngày 11/02/2014 đến 19 giờ ngày
12/02/2014 là sai với quy định tại khoản 1 điều 122 Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012:
“Điều 122. Tạm giữ người
theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người
theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình
chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người
khác.”
Vì sự việc xảy ra đến 12
giờ 30 ngày 11/02/2014 trở giao thông đã được giải tỏa.
6. Bà Hằng, bà Quỳnh vừa
bị bắt theo trường hợp phạm tội quả tang (theo điều 82 – BL TTHS) lại vừa bị
bắt theo Lệnh bắt khẩn cấp (theo điều 81-BL TTHS) là vô lý nó thể hiện quyết
tâm bắt người bằng được của cơ quan công an Đồng Tháp.
III. Yếu tố cấu thành tội
phạm:
1. Mặt khách quan của tội
phạm:
Cáo trạng cho rằng ách
tắc giao thông đến 12 giờ 30, khoảng 2 giờ 30 phút. Kết luận này chỉ dựa vào lời
khai của những người làm chứng, nhưng những người làm chứng không có căn cứ nào
để chứng minh là ắch tắc giao thông từ khoảng 10 giờ đến 12 giờ 30.
1.1. Cơ quan điều tra chỉ
dựa vào các lời khai của những người làm chứng, nhưng những người làm chứng hôm
đó không có máy ghi hình, kèm đồng hồ đo thời gian để chứng minh mà chỉ khai
theo cảm tính. Người làm chứng không có bằng chứng khách quan nào để xác định
giờ nào bắt đầu ắch tắc giao thông hoặc giờ nào thì giải tỏa.
Theo khoản 2 điều 67 “Lời
khai của người làm chứng” – BL TTHS:
“Không được dùng làm
chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ
vì sao biết được tình tiết đó.”
Do vậy, các lời khai đó
không được coi là chứng cứ.
1.2. Lực lượng tuần tra
hôm đó không lập biên bản về việc ắch tắc giao thông nên không có căn cứ xác
định ắch tắc giao thông 2 giờ 30 phút.
2. Mặt chủ quan của tội
phạm:
“Tội gây rối trật tự công
cộng” theo điểm c khoản điều 245 – BLHS phải là lỗi cố ý.
2.1. Nếu xảy ra việc vi
phạm giao thông: đi xe mô tô dàn hàng ba thì bà Hằng, bà Quỳnh cũng không phải
là người có liên quan.
2.2. Cáo trạng cho rằng
đã có khoảng 500 người dân kéo đến xem và người đi đường không đi được phải dừng
phương tiện giao thông làm cho người tham gia giao thông trên đường không thể
qua lại được trên huyện lộ DH67B thuộc huyện Lấp Vò. Hay nói cách khác đây là
do hiếu kỳ của người dân địa phương chứ không phải lỗi của bà Hằng, bà Quỳnh.
Sáng ngày 11/02/2014, bà Hằng, bà Quỳnh và mọi người cùng đi đến Lấp Vò đã xuất phát từ Tp.HCM ngày 10/02.2014 để về thăm người quen ở Lấp Vò nên vô lý họ mới cố ý gây ra cản trở giao thông để để phá hỏng chuyến đi của mình.
2.3. Cáo trạng không
chứng minh được hành vi của bà Hằng, bà Quỳnh: “có lỗi hay không có lỗi, do cố
ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm
tội;” theo quy định khoản 2 điều 63 “Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án
hình sự” – BL TTHS
“Khi điều tra, truy tố và
xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng
minh:
2. Ai là người thực hiện
hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách
nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;”
2.4 Nếu ngày 11/02/2014,
có gây ra cản trở giao thông thì đối với bà Hằng, bà
Quỳnh không phải là lỗi
cố ý nên về mặt chủ quan của tội phạm không cấu thành tội theo điều 245 – BLHS.
Mặt khác lực lượng tuần tra có nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông thuộc phạm vi
địa bàn tuần tra, kiểm soát theo khoản 2 điều 4 Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012
của Bộ Công an, quy định:
“Điều 4. Nhiệm vụ
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ cụ thể sau đây:
2. Bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp
thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.”
2.5. Nếu sáng ngày
11/02/2014, lực lượng tuần tra giao thông xác định được nhiệm vụ chính là bảo
đảm an toàn giao thông trên huyện lộ DH67B, không xử phạt trường hợp đi xe mô
tô dàn hàng 3 thì đã không xảy ra ách tắc giao thông.
IV. Kiến nghị:
Kính thưa HĐXX,
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ
án và thẩm vấn tại phiên tòa hôm nay, mọi chứng cứ để cáo buộc bà Hằng, bà Quỳnh
chỉ duy nhất dựa vào lời khai của các nhân chứng do Cơ quan điều tra xắp đặt.
Lỗi gây ra ách tắc giao thong ngày 11/02/2014, nếu có không phải lỗi cố ý của
bà Hằng, bà Quỳnh mà là lỗi của lực lượng Công an tuần tra giao thông.
Thế giới ngày nay là một
thế giới phẳng, sự việc xảy ra ở nơi thì cả thế giới đều biết đến. Công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn sự ủng hộ
của cộng đồng quốc tế. Nếu phiên tòa hôm nay không khách quan, không có công lý
sẽ không thuyết phục được người dân và làm mất đi đáng kể sự ủng hộ của cộng đồng
quốc tế. Vụ án này thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong nước và quốc
tế.
Về nhân thân bà Hằng, bố
đẻ là người có công với chế độ, bản án ngày hôm nay nếu là một án oan thì sẽ là
một báo oán, vì vậy tôi mong HĐXX xem xét.
Về nhân thân bà Quỳnh,
chưa có tiền án, tiền sự; gia đình có công với chế độ.
Với các luận cứ tôi đã
trình bày ở trên:
1- Căn cứ khoản 1 điều
227 – BL TTHS tôi đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa
cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh vì các bị cáo không có tội.
2- Đề nghị Tòa trả lại
các đồ vật tạm giữ cho bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
3- Đề nghị Tòa ra quyết
định khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích và cướp giật tài sản” mà bị hại chính
là bà Hằng, bà Quỳnh và những người cùng đi.
Tôi xin chân thành cám ơn
các sự lắng nghe của các quý vị,
Tp. Cao Lãnh, ngày
26/08/2014
Người bào chữa
Luật sư Hà Huy Sơn
Người bào chữa
Luật sư Hà Huy Sơn
Theo FB Hà Huy Sơn
Luật sư Công Nhân 'xé giấy phạt quản chế'
BBC Tiếng Việt
|
Ls Lê Thị Công
Nhân
|
Bà Công Nhân hồi 2007
bị kết án tù ba năm, kèm theo lệnh quản chế tại gia ba năm sau khi
mãn hạn tù, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ
nghĩa.
Bà nói: “Họ [công an] thường xuyên canh gác bên ngoài nhà và bắt giữ tôi khi tôi ra đường, trừ khi đi chợ hay mua sắm đồ cá nhân ở quanh khu nhà.”
Theo luật định, người bị quản chế chỉ được phép đi lại trong phạm vi phường, xã nơi người đó cư trú. Nếu muốn ra khỏi đơn vị hành chính này, người bị quản chế phải làm đơn xin phép và phải được sự đồng ý của chính quyền cấp quận, huyện phụ trách phường, xã đó.
Bà Lê Thị Công Nhân nói rằng bà “hoàn toàn không chấp nhận bản án tù”, gồm cả mức phạt chính là án tù, lẫn hình phạt quản chế mà giới chức đưa ra, cho nên bà không bao giờ “xin phép” khi đi lại trong thành phố Hà Nội, tức là “vượt gấp ba lần cấp quản lý hành chính như luật định, gồm cấp phường, quận rồi thành phố”.
'Ba lần phạt tiền'
Mở bằng chương trình
nghe nhìn khác
Việc đi lại không xin phép đó đã khiến bà “bị bắt giữ tổng cộng chín lần trong số cả trăm lần” ra khỏi nhà trong thời gian một năm đầu kể từ khi ra tù, bà cho biết, trong đó có ba lần bà bị trao “lệnh phạt” với tội danh “vi phạm lệnh quản chế”, bà Công Nhân cho biết.
Hai lệnh phạt, mỗi lệnh ghi mức 1,5 triệu đồng, đã bị bà xé ngay trước mặt người đưa biên bản, còn một tờ được bà đem về nhà giữ làm kỷ niệm, bà Công Nhân cho biết thêm.
Luật sư Lê Công Định
|
Ls Lê Công Định
|
Sáng nay, tôi đến Ủy
ban nhân dân Phường nơi cư trú, cán bộ tư pháp lập hai biên bản, một về hành
vi vi phạm lệnh quản chế của tôi và một về quyết định xử phạt của chính
quyền.
Tôi ký tên cả hai biên
bản và nêu rõ ý kiến rằng tôi chấp nhận nhưng không chấp hành. Vị cán bộ tư
pháp thông báo vài ngày nữa sẽ đưa quyết định xử phạt cho tôi, nghe nói số
tiền phạt là 3 triệu đồng. Khá cao nhưng không sao.
Quan điểm của tôi vẫn trước sau như một, đối với những quy định luật pháp bất công và bất hợp lý, tôi sẽ vi phạm cho đến khi chúng được nhà cầm quyền sửa đổi.
Trước đây, trong vụ án của mình tôi đã tuyên bố rõ rằng tôi vi phạm các Điều 79 và 88 của Bộ luật hình sự, bởi vì chúng bất công. Bây giờ, đối với quy định quản chế bất hợp lý này, tôi cũng sẽ tiếp tục vi phạm cho đến khi nhà cầm quyền phải loại bỏ nó.
Tôi chấp nhận bị phạt, nhưng sẽ không chấp hành quyết định xử phạt. Đây chính là hành động bất tuân dân sự mà tôi luôn cỗ vũ và áp dụng.
Nguồn: Trang Facebook
của Luật sư Lê Công Định (ngày 26/08/2014)
https://www.facebook.com/LSLeCongDinh
“Khi tôi ra đường, công an chìm đi theo khá nhiều để theo dõi, đi rất gần sát. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng bị bắt giữ.”
Theo bà Công Nhân, những lần bị bắt giữ thường là những lần bà có cuộc hẹn gặp nhân viên các tòa đại sứ hoặc hẹn gặp trả lời phỏng vấn với phóng viên nước ngoài.
Tuy nhiên, những lần bị phạt tiền dường như do quyết định ngẫu hứng của giới chức bởi theo bà, đó là những lúc “không có gì khác biệt so với những lần khác” bà bị bắt giữ, và không phải là ba lần liên tiếp.
Địa điểm bắt giữ cũng khác nhau, có lần là ngay khi bà chưa ra khỏi địa bàn phường, có lần là khi bà đã tới địa bàn quận khác.
Tuy nhiên, có một điểm chung là bà luôn được đưa vào trụ sở công an phường nơi xảy ra việc bắt giữ.
“Cách cư xử của lực
lượng an ninh có thể nói như là ‘công an bố’ so với các công an
phường. Khi họ cùng lúc đưa tôi vào công an phường, tôi thấy họ chỉ
nói đúng một câu là “Chúng tôi bên an ninh,” hoặc “Chúng tôi bên Tổng
cục 2”, sau đó việc trưng dụng phòng làm việc của công an sở tại
được coi là mặc định."
"Họ không cần
phải chứng minh hay xuất trình giấy tờ gì.”
Về ba lần bị áp lệnh phạt tiền, bà Công Nhân nói bà sau khi bị đưa vào trụ sở công an phường nơi diễn ra vụ bắt giữ, bà đến cuối ngày đều được đưa về công an phường nơi bà cư trú và “người đưa biên bản xử phạt cuối cùng lại là công an phường nhà tôi, là những người công an mà tôi đã rất quen mặt, sau khi lực lượng an ninh đã đi về”.
|
HT Thích Quảng Độ
|
Quản chế vô thời hạn?
Một trong những
gương mặt bất đồng chính kiến bị quản chế dài hạn là Hòa thượng
Thích Quảng Độ
Ra tù vào ngày
6/3/2010, lệnh quản chế đối với bà Lê Thị Công Nhân chính thức kết
thúc vào ngày 5/3/2013.
Tuy nhiên, bà nói:
“Khoảng tháng Năm, tháng Sáu vừa rồi, ông tổ trưởng dân phố đưa tôi
giấy mời ra phường nhận quyết định đã chấp hành xong án quản
chế."
"Tôi nghĩ rằng
nếu có một quyết định như vậy thì lẽ ra nó phải được trao cho tôi
từ tháng 3/2013."
"Nếu họ trao
hơn một năm sau như vậy thì họ phải ra quyết định gia hạn án quản
chế, tuy nhiên, quyết định gia hạn đó phải đồng đẳng với bản án
hình sự của tôi, tức là phải gia hạn bằng một bản án tương ứng.”
Về phần mình, bà
nói bà “không đoái hoài tới việc ra phường nhận quyết định đó”,
và trên thực tế thì kể cả sau khi nhận được thông báo trên, cuộc
sống của bà vẫn bị theo dõi chặt chẽ.
“Kể cả khi không bị
án tù, không bị án quản chế thì những người như tôi vẫn bị giam
giữ ở nhà, biến nhà thành nhà tù, thậm chí có những người bị
khóa cả cửa nhà lại, bị nhốt trong nhà.”
“Việc này theo tôi
là sẽ còn diễn ra cho tới khi những người tranh đấu như chúng tôi
chịu từ bỏ lý tưởng mình theo đuổi, hoặc cho tới khi chúng tôi
tranh đấu đạt được mục tiêu.”
Gần đây nhất, bà cho biết việc bà cùng một số bạn bè dự định tới tham dự buổi kỷ niệm 100 ngày mất của thân mẫu bà Phạm Thanh Nghiên, một nhà hoạt động khác, cũng đã bị cản trở, với việc công an tới canh giữ không cho bà ra khỏi nhà.
“Tôi ở chung cư, trên tầng ba. Họ tới canh giữ ngay cửa nhà.”
“Hoặc mỗi khi có
sự kiện gì có thể khiến cộng đồng quan tâm, như khi chúng tôi kêu
gọi biểu tình ở Bộ Y tế về việc chống bệnh sởi chẳng hạn, công
an mật vụ đều biết hết.”
“Họ lên tận chiếu
nghỉ tầng ba chỗ nhà tôi, mang cả bàn ghế chè chén, ống thuốc
lào lên, ngồi đó để gác cửa nhà tôi."
"Tôi không thể
ra khỏi nhà mình chứ đừng nói tới việc xuống được tầng một của
tòa nhà.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/08/140828_lethicongnhan_quanche.shtml
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền