On Friday, 1 August 2014 12:39 PM, "ly vanxuan l.de wrote:
Hiện trạng
của tù nhân yêu nước Đinh Nguyên Kha
30/07/2014
RadioCTM - Thanh Lan
Hiện trạng của tù nhân yêu
nước Đinh Nguyên Kha
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/20140730-ctm-dacbiet_DinhNhatUy.mp3
Vào ngày 24.07.2014 gia đình
tù nhân yêu nước Đinh Nguyên Kha đã có buổi thăm gặp anh. Anh Đinh Nhật Uy, anh
trai của anh Đinh Nguyên Kha đã kể với phóng viên Thanh Lan về tình trang của
Đinh Nguyên Kha trong trại giam Xuyên Mộc như sau: http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/20140730-ctm-dacbiet_DinhNhatUy.mp3
Chuyên gia về tự do tôn giáo
của LHQ kết thúc chuyến thăm VN
Gia Minh, biên tập viên RFA,
Bangkok
2014-07-31
2014-07-31
Báo cáo viên đặc
biệt về tự do tôn giáo- tín ngưỡng của Liên hiệp quốc, ông Heiner Bielefeldt
UN.org
Báo cáo viên đặc
biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo- tín ngưỡng hôm nay họp báo tại Hà
Nội về chuyến công tác suốt 11 ngày qua ở Việt Nam.
Tin lề phải và lề
trái
Truyền thông trong
nước loan tin về việc tiếp đón của những bộ ngành và các tổ chức tôn giáo nằm
trong hệ thống Nhà nước đối với phái đoàn do báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn
giáo- tín ngưỡng của Liên hiệp quốc, ông Heiner Bielefeldt, dẫn đầu đến làm
việc ở Việt Nam từ ngày 21 đến 31 tháng 7.
Đó là những cuộc
gặp ở Hà Nội vào các ngày đầu làm việc của phái đoàn với đại diện Bộ Tư Pháp,
Bộ Giáo dục- Đào tạo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ. Và tiếp đó là gặp Ủy ban
Đoàn Kết Công giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, thông
tin về những cuộc gặp của báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc với đại diện của
những giáo hội không chịu sự quản lý của Nhà Nước chỉ có thể tìm thấy trên
những trang mạng thông tin ‘lề trái’.
Từ ngày 28 đến 30
ông (Heiner Beilefeldt) không được gặp những tôn giáo đó vì ông ta khẳng
định là bị an ninh, công an theo dõi, ông nhấn mạnh đó là sự vi phạm nguyên tắc
giữa đôi bên khi mời ông đến Việt Nam.
anh Paolo Thành Nguyễn
Tại Sài Gòn, phái
đoàn có cuộc gặp với đại diện của Hội đồng Liên tôn gồm các tôn giáo như Phật
giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành Mennonite Tư
gia, Công giáo. Một số vị thuộc hội đồng này đã không đến được cuộc gặp vì bị
lực lượng an ninh ngăn chặn ngay tại nhà họ từ ngày hôm trước như các mục sư
Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Hoàng Hoa…
Ngăn chặn gặp những
nhóm giáo hội ngoài quốc doanh
Thông tin cho biết
phái đoàn muốn về An Giang để gặp nhóm Phật giáo Hòa Hảo không theo Nhà Nước
nhưng rồi phải quay về. Điều này được chính ông Heiner Beilefeldt nêu ra tại
cuộc họp báo ngày 31 tháng 7 và anh Paolo Thành Nguyễn, một người tham dự, cho
biết lại:
Ban Tôn giáo Chính
phủ tiếp Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên hợp
quốc ngày 22/7/2014, tại trụ sở Ban Tôn giáo Chính phủ (danluan.org)
Từ ngày 28 đến 30
ông không được gặp những tôn giáo đó vì ông ta khẳng định là bị an ninh, công
an theo dõi, ông nhấn mạnh đó là sự vi phạm nguyên tắc giữa đôi bên khi mời ông
đến Việt Nam.
Chuyến đi thăm bà
vợ của mục sư Tin Lành Lutheran Nguyễn Công Chính, người hiện đang phải thụ án
tù 11 năm, cũng không thể thực hiện được như thông tin từ luật sư Nguyễn Văn
Đài cho biết:
Vợ của mục sư
Nguyễn Công Chính theo kế hoạch được ông đặc sứ Liên hiệp quốc về tự do tôn
giáo tới thăm, nhưng chính quyền Gia Lai đã ngăn không cho ông này đến nhà bà
mục sư Nguyễn Công Chính. Họ đe dọa những vùng như vậy còn Fulro…, nên không
thể đến được.
Chúng tôi gặp và
cũng nói nhận định chung về tình hình tôn giáo VN trong bối cảnh xã hội VN hiện
nay. Đặc biệt là việc thực thi pháp luật và các điều ước quốc tế liên quan đến
các quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà Việt Nam đã cam
kết...nhưng không chịu thực hiện
Mục sư Nguyễn Hồng
Quang
.....Chúng tôi gặp
và cũng nói nhận định chung về tình hình tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh xã
hội Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là việc thực thi pháp luật và các điều ước quốc
tế liên quan đến các quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà
Việt Nam đã cam kết...nhưng không chịu thực hiệnMục sư Nguyễn Hồng Quang
Trình bày của
những nhóm ngoài nhà nước
Tuy nhiên những
người gặp được báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo- tín ngưỡng của Liên
hiệp quốc đã thẳng thắn trình bày với ông này về những hành xử của nhà cầm
quyền đối với những giáo phái không chịu sự kiểm soát của Hà Nội.
Mục sư Nguyễn Hồng
Quang thuộc hội thánh Tin lành Mennonite Tư gia cho biết lại trình bày của ông
với phái đoàn:
Chúng tôi gặp và
cũng nói nhận định chung về tình hình tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh xã
hội Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là việc thực thi pháp luật và các điều ước quốc
tế liên quan đến các quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà
Việt Nam đã cam kết, đã ký kết, đã nói rất nhiều hơn 60 năm qua từ năm 1946,
trong Hiến Pháp, nhưng không chịu thực hiện hoặc thực hiện nửa vời, và thực
hiện với chủ đich riêng của họ. Sự thực đó còn tồn tại những nhức nhối, đau khổ
cho cộng đồng Tin Lành Mennonite nói riêng, và các cộng đồng tôn giáo thuần túy
không có pháp nhân, không có liên hệ với chính quyền như giáo hội Mennonite,
Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
Nhất nói chung.
Mục sư Nguyễn Hồng
Quang cũng cho biết quan tâm của phái đoàn do ông Heiner Beilefeldt dẫn đầu nêu
ra trong cuộc gặp với những đại diện thuộc Hội đồng Liên Tôn:
Ông và phái đoàn
có Phủ Cao ủy Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan và Châu Âu, cũng rất quan tâm làm thế
nào để những cộng đồng Tin Lành hay Phật Giáo tồn tại trong bối cảnh Nhà nước
không hoan nghênh, đặt ra ngoài vòng pháp luật, cho là bất hợp pháp và thường
xuyên có những đụng chạm nảy lửa ở các địa phương giữa các giáo hội không có
pháp nhân với phía chính quyền. Và làm thế nào để huấn luyện các chức sắc tôn
giáo để ra phục vụ trong những bối cảnh khắc nghiệt như vậy. Đó là những điều
ông quan tâm nhất.
Lâu lắm rồi nói
chung có những cái nhìn không tốt. Tức các cha làm việc xây dựng giáo hội, xây
dựng quê hương nên có lòng ganh tỵ. Cuối cùng có những việc làm không muốn có
ảnh hưởng của linh mục trong đời sống dân chúng, không chỉ người Công giáo mà
cả lương dân
Linh mục Nguyễn
Minh Sáng
Họ có phổ biến cho
chúng tôi một tờ bướm nói lên những hành vi nào là sỉ nhục, phân biệt đối xử
với tôn giáo, xâm hại những nguyên tắc quốc tế, những hiến chương, điều luật
quốc tế.
Chuyện đoàn chưa biết
Trong khi đoàn của
báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo- tín ngưỡng đang còn có
mặt tại Việt Nam, một sự việc xảy ra tại giáo xứ Đá Nện, huyện Tuyên Hóa, tỉnh
Quảng Bình vào chiều tối ngày 29 tháng 7 là linh mục chánh xứ Trương Văn Vút
của giáo xứ này trên đường đi làm lễ đã bị chặn đánh. Trong số những kẻ đánh vị
linh mục này có một người trưởng thôn.
Linh mục Nguyễn
Minh Sáng cùng giáo hạt Minh Cầm với linh mục Trương Văn Vút cho biết nguyên do
sự việc và biện pháp mà các linh mục thuộc giáo hạt Minh Cầm, giáo phận Vinh
đang tiến hành:
Lâu lắm rồi nói
chung có những cái nhìn không tốt. Tức các cha làm việc xây dựng giáo hội, xây
dựng quê hương nên có lòng ganh tỵ. Cuối cùng có những việc làm không muốn có
ảnh hưởng của linh mục trong đời sống dân chúng, không chỉ người Công giáo mà
cả lương dân.
Vừa qua ngài có
làm một nghĩa trang cho ông bà, tổ tiên trong vùng xứ đạo đó; có những nhìn
nhận về phía chính quyền ‘không như ý’. Thì có những nhìn nhận như thế…bởi vì
như riêng giáo xứ mà tôi đến làm mục vụ ở đây cũng vậy: trước đây cũng có việc
ném đá, vào phá tán trong nhà thờ, rồi có những vụ đổ máu xảy ra.
Phía các cha trong
giáo hạt có văn bản gửi cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh cũng như
chính quyền huyện Tuyên Hóa, yêu cầu thứ nhất đây là hành động có tổ chức, có
dự kiến trước thì yêu cầu phía chính quyền phải làm ra sự việc này để tránh sự
mất đoàn kết lương- giá, cũng như cái nhìn về phía chính quyền. Trong giáo hạt
và tại Quảng Bình đã có nhiều việc như thế rồi nên bây giờ các cha trong giáo
hạt họp lại cực lực phản đối vấn đề này, cũng như làm tờ trình yêu cầu tỉnh,
huyện giải quyết sự việc rõ ràng.
Nhiều người hẳn
còn nhớ vụ việc tại giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hồi
năm 2009. Lúc đó một linh mục do được chính quyền địa phương yêu cầu đến để
giúp giải quyết vụ việc là linh mục Ngô Thế Bính cũng bị đánh trọng thương.
Sau chuyến làm việc tại Việt
Nam, ông Heiner Beilefeldt-báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do
tôn giáo- tín ngưỡng- sẽ có văn bản trình cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp
quốc tại kỳ họp vào năm tới về những kết luận và khuyến nghị của ông qua chuyến
làm việc tại Việt Nam từ ngày 21 đến 31 tháng 7 vừa rồi..
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/exp-religi-n-visi-to-vn-07312014053429.html
Khám và điều trị mắt cho quý
ông thương phế binh VNCH
Chương trình khám và điều trị mắt sẽ mở đầu cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế cho quý ông thuơng phế binh VNCH, sau hoạt động giao lưu và tri ân, đã diễn ra hồi tháng tư vừa qua.
Dòng Chúa Cứu Thế sẽ tổ chức khám và điều trị mắt cho quý ông thương phế binh, tại 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn như sau:
1. Thứ hai, ngày 11.08.2014 sẽ khám mắt, sau đó lên kế hoạch điều trị. Trường hợp bị cườm sẽ tiến hành mổ
2. Sau khi khám xong, mỗi ông sẽ nhận được giấy hẹn có ghi thời gian và nơi sẽ điều trị. Khi nhận được giấy này (trong ngày khám bệnh), các ông sắp xếp thời gian để đến đúng địa điểm và đúng giờ như giấy hẹn để tiến hành điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ khi khám.
3. Các ông sẽ được điều trị và mổ (nếu có) hoàn toàn miễn phí. Các ông chỉ lo chi phí đi lại, ăn ở mà thôi.
Để tham gia chương trình khám và điều trị mắt, xin quý ông thương phế binh gọi điện thoại đến một trong hai số điện thoại sau đây để ghi danh: 09399.877.80 và 0938.428.634 gặp cô Phượng hoặc nhân viên trực.
Thông tin cần khi ghi danh:
- Họ và tên
- năm sinh
- địa chỉ
- số điện thoại liên lạc
- số quân
Nếu chương trình này diễn ra tốt đẹp, chúng tôi sẽ tiến hành ngay chương trình khám bệnh tổng quát sau đó.
Xin quý ông thương phế binh ghi danh sớm, trước ngày 09.08.2014.
Xin Chúa Yêsu ban phúc lành cho quý ông.
Dinh Huu Thoai
Chủ nhiệm luật sư đoàn Sài Gòn
bị khai trừ đảng
31.07.2014 SÀI GÒN
(NV).- Nguyễn Đăng Trừng, chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Sài Gòn, vừa bị khai
trừ khỏi đảng CSVN vì bị cáo buộc 'vô kỷ luật' với những dấu hiệu có vẻ là một
chuyện đấu đá nội bộ.
|
Ông Nguyễn
Đăng Trừng, chủ nhiệm luật sư đoàn Sài Gòn, vừa bị khai trừ khỏi đảng CSVN.
(Hình: Lao Động)
|
“Chiều 31/7, Ban
Tuyên giáo Thành ủy TP HCM đã họp báo công bố quyết định của Ban Thường vụ
Thành ủy thi hành kỷ luật với hình thức khai trừ Đảng đối với ông Nguyễn Đăng
Trừng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP do một số khuyết điểm, vi
phạm trong quá trình công tác.” Bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN)
loan báo và các tờ báo chính thống ở Việt Nam đều nhất loạt loan tin này.
TTXVN kể tội ông
Nguyễn Đăng Trừng rằng “Theo thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy, từ
năm 2012, ông Nguyễn Đăng Trừng trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của Đảng
đoàn đã có khuyết điểm, vi phạm: xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với
hoạt động của Đoàn Luật sư Thành phố; không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn theo quy chế làm việc đã ban hành;
phân công, bổ nhiệm, đề bạt một số cán bộ tại Đoàn Luật sư Thành phố vi phạm
nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng, vi phạm quy chế
làm việc của Đảng đoàn”.
Bản tin TTXVN cáo
buộc ông Trừng “đã chỉ đạo chuẩn bị nhân sự Đại hội Đoàn Luật sư TP HCM nhiệm
kỳ VI (2013-2018) không đúng quy trình, thiếu công khai, minh bạch; không tổ
chức cho Đảng đoàn Đoàn Luật sư TP thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm điểm tự phê
bình và phê bình theo quy định của Đảng...”
Hồi tháng 1/2014
vừa qua, ông Nguyễn Đăng Trừng “đã kiểm điểm, nhận các khuyết điểm, vi phạm và
xin tự phê bình, rút kinh nghiệm trước tập thể Đảng đoàn Đoàn Luật sư TP...”
nhưng “không những không khắc phục các khuyết điểm, vi phạm mà còn tiếp tục có
những vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn.”
Bản tin vừa kể đổ
tội cho ông Trừng là “không thực hiện nghị quyết, quyết định, kết luận của
tập thể Đảng đoàn, của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP; lợi dụng chức vụ Chủ
nhiệm Đoàn Luật sư, không thông qua Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP, tự ý ký 4
văn bản để phản bác ý kiến chỉ đạo của UBND TP, của Liên đoàn Luật sư Việt
Nam.” Bản tin còn cáo buộc ông Trừng “đã nói không đúng sự thật về ý kiến
chỉ đạo công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư TP nhiệm kỳ VI
(2013-2018) đối với một số cán bộ lãnh đạo trong Ban Thường vụ Thành ủy và Chủ
tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam”.
* Đấu đá nội bộ
Trên trang mạng
của Đoàn luật sư thành phố Sài Gòn mà ông là chủ tịch, ông Trừng phổ biến các
văn bản phản bác các văn bản “chỉ đạo” từ ông Lê Thúc Anh, chủ tịch Liên đoàn
Luật sư Việt Nam, và các văn bản “chỉ đạo” của Ủy ban Nhân dân thành phố, liên
quan đến việc tổ chức bầu cử ban chấp hành mới cho Đoàn luật sư Sài Gòn nhiệm
kỳ 2013-2018 cũng như đòi những người cầm đầu tổ chức đó, đặc biệt là chủ nhiệm
“không quá 70 tuổi” và “chỉ được bầu là chủ nhiệm nhiều nhất 2 nhiệm kỳ liên
tiếp”.
Nếu cả hai điều
ràng buộc này được thi hành thì đồng nghĩa với việc gạt ông Nguyễn Đăng Trừng
ra ngoài. Nguyễn ĐăngTrừng, sinh năm 1942, vừa quá tuổi đó lại đã ngồi lỳ trên
ghế chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn suối từ năm 1995 đến nay, tức đã 19 năm rồi.
Một điều khác
không được nhiều người để ý là ông Nguyễn Đăng Trừng, trước 1975 từng là sinh
viên Đại học Luật khoa Sài Gòn, từng với các sinh viên thân Cộng hay cán bộ
Cộng sản nằm vùng khác nằm lấy Tổng hội Sinh Viên Sài Gòn để biểu tình chống
chính phủ, chống chiến tranh. Nguyễn Đăng Trừng là chủ tịch Tổng hội sinh viên
Sài Gòn nhiệm kỳ 1967-1968 nhưng khi cộng sản vi phạm thỏa thuận lệnh ngưng bắn
ăn tết, tổng tấn công tết Mậu Thân thì ông Trừng rút ra bưng.
Sau 1975, Nguyễn Đăng
Trừng trở thành đại úy an ninh, giống như Huỳnh Bá Thành, thẩm vấn, bắt giam
rất nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo thời VNCH. Bị đẩy ra khỏi ngành công an vì phạm
lỗi thì chuyển sang ngành tòa án rồi trở thành “Bào chữa viên nhân dân” ở thời
kỳ không có luật sư được huấn luyện bài bản và cũng không công nhận nghề luật
sư.
Tới khi chế độ Hà
Nội “đổi mới” muốn hội nhập với thế giới thì nghề luật sư mới được tái lập, đại
học luật được thành lập, và ông “bào chữa viên nhân dân” Nguyễn Đăng Trừng được
“biên chế” thành “luật sư” dù không có bằng cử nhân luật. Chủ nhiệm Đoàn luật
sư Sài Gòn đầu tiên là ông Triệu Quốc Mạnh và người kế nhiệm ông Mạnh là Nguyễn
Đăng Trừng suốt từ năm 1995 đến nay.
Trong văn thư phản
bác lại đòi hỏi của ông Lê Thúc Anh, chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, cũng
như các cấp chỉ huy đảng ở Sài Gòn, ông Trừng lập luận rằng tổ chức luật sư ở
Việt Nam là “kết hợp sự quản lý của nhà nước với chế độ tự quản của đoàn luật
sư”. Sự tự quản được ông hiểu là tổ chức và hoạt động độc lập không bị nhà nước
cũng như đảng đoàn chi phối, ra lệnh.
Bởi vậy, ông đả
kích cái công văn đòi giới hạn tuổi và giới hạn nhiệm kỳ của chủ nhiệm đoàn
luật sư của ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch liên đoàn luật sư CSVN, là “Không phù hợp
với Luật Luật Sư, điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, điều lệ đoàn luật sư
thành phố Sài Gòn”. Ông Trừng gọi ý kiến của ông Lê Thúc Anh là “không có cơ sở
pháp lý và thực tế”.
Ông Trừng đả kích
ông Lê Thúc Anh là “tiếp tay cho sự áp đặt không dân chủ và sự can thiệp trái
pháp luật” mà như vậy “càng không xứng đáng là chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt
Nam”. Một số phiên họp do Ban Nội Chính thành ủy Sài Gòn tổ chức về vấn đề tổ
chức bầu bán đoàn luật sư địa phương với những thay đổi theo ý “ở trên” đã bị
ông Trừng phản bác, tẩy chay và trình bày trong các văn bản phổ biến trên mạng.
Khi ông Lê Thúc
Anh được “cơ cấu” từ Tòa án nhân dân tối cao sang ngành luật sư để chuẩn bị nắm
liên đoàn luật sư, ông nộp đơn xin gia nhận Đoàn luật sư Sài Gòn, năm 2006, thì
bị ông Nguyễn Đăng Trừng gạt ra ngoài.
Cái thẻ đảng là
cái bùa hộ mạng cho những ai dựa vào cái tổ chức này để tiến thân, câu cơm và
tham nhũng, khi bị khai trừ thì đồng nghĩa với những quyền lợi và cơ hội trong
đảng không còn. Việc ông Nguyễn Đăng Trừng bị hất ra khỏi đảng không đi xa hơn
là chuyện cái ghế mà ông muốn giữ. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=192637&zoneid=1#.U9r3NqN3Fws
Trách nhiệm của “những đảng viên cộng sản
vì dân vì nước” đến đâu ?
Tiêu Dao Bảo Cự
|
Tiêu Dao
Bảo Cự
|
Trách nhiệm của “những đảng
viên cộng sản vì dân vì nước” đến đâu?
(qua Thư ngỏ ngày
28/7/2014 gởi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam.)
Nhiều người có thể
nhìn thấy Thư ngỏ ngày 28/7/2014 gởi Ban Chấp hành
Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thư
ngỏ) của 61 đảng viên là một bước ngoặt lớn trong nội bộ những người cộng sản.
Tiếp theo việc một số người tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản có tính lẻ tẻ, cá nhân
và lời kêu gọi bỏ đảng cộng sản, thành lập đảng mới của Lê Hiếu Đằng chưa được
đáp ứng thì việc xuất hiện Thư ngỏ này quả là một bước đột phá.
Những đảng viên ký Thư ngỏ là những đảng viên kỳ cựu, từ hơn 20 cho tới 70 tuổi đảng, đã từng giữ những chức vụ quan trọng trên nhiều lãnh vực hoặc là những trí thức ưu tú có uy tín trong xã hội, đã kinh qua chiến đấu và góp phần xây dựng đảng. Đây là cuộc tập hợp chưa từng có trước đây.
Những vấn đề Thư ngỏ nêu lên thực ra không mới, người ta, nhất là phía “lề dân” và ngay cả một số đảng viên cộng sản đã nói nhiều, nhưng đây là lần đầu một tập thể khá đông đảng viên minh nhiên nói ra. Hai vấn đề cốt tử được nêu lên là chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ và “thoát Trung”, bằng những lời xác quyết ngắn gọn, rành mạch. Thư ngỏ đã nhận định tình hình, phê phán và cảnh báo nghiêm khắc đối với đảng, đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể chứ không phải chỉ nói chung chung.
Những người ký Thư ngỏ đã không ngần ngại xác định, chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng của đảng cộng sản và không né tránh trách nhiệm của chính mình. Đó là một thái độ trung thực, thẳng thắn và can đảm.
Cho đến nay, trên phạm vi toàn thế giới, nhiều quốc gia và người dân, ngay cả tại những nước từng theo chế độ cộng sản, đánh giá chủ nghĩa cộng sản, nhất các chế độ cộng sản, như một tội ác lớn chống lại loài người, đã giết vài chục triệu người và đày đọa hàng trăm triệu người khác trong cảnh khốn cùng, mất tự do. Tuy nhiên cũng đã có một thời kỳ, lý tưởng cộng sản được xem như khát vọng và lương tri của một nửa phần nhân loại. Không chỉ những công nhân dưới chế độ tư bản man dã, những người bị bóc lột, áp bức, nhân dân các nước bị nô lệ, mà cả những trí thức có lương tri cũng đã tán thành và đấu tranh cho lý tưởng cộng sản. Nhưng rồi thực tế lịch sử cho thấy khi những người cộng sản đã nắm được quyền lực, mọi sự đều đã quay ngược chiều cho đến khi sai lầm trở nên nghiêm trọng, tan rã toàn hệ thống và trở thành tội đồ của lịch sử. Đây là một bi kịch của chủ nghĩa cộng sản và cũng là bi kịch của nhân loại trong thế kỷ 20.
Ngay từ những ngày đầu thành lập và suốt lịch sử của mình, đảng cộng sản Việt Nam có không ít những người thực sự có lý tưởng cộng sản, chống áp bức bóc lột, vì độc lập dân tộc và đã hi sinh không ít máu xương cho cuộc chiến đấu của mình. Hiện nay trước tình hình suy thoái toàn diện của đảng, những người ký Thư ngỏ tự nhận là “những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng” đã lên tiếng.
Đọc Thư ngỏ, người dân có thể hỏi và cũng là vấn đề đương nhiên được đặt ra cho chính người trong cuộc, là nếu đảng không đáp ứng những yêu cầu của quý vị (mà xem ra tình hình sẽ như thế) thì quý vị sẽ làm gì? Có thể nghĩ đến hai cách:
- Tiếp tục cuộc vận động mạnh mẽ trong toàn đảng để lôi kéo những đảng viên còn “vì nước vì dân” làm một cuộc chuyển hóa mạnh mẽ trong đảng. Đây là việc không hề dễ dàng với sức ỳ và sự cố kết của các thành phần bảo thủ đang nắm quyền lực và quyền lợi trong đảng.
- Ra khỏi đảng hay thành lập một đảng mới và đứng về phía nhân dân tiến hành một cuộc đấu tranh cho tổ quốc và dân quyền. Đây cũng là việc mà một số trong thành phần những người ký Thư ngỏ đã và đang làm.
Với sự xuất hiện của Thư ngỏ, một số người dân và đảng viên có thể có chút hi vọng vì sự chuyển hóa trong đảng liên quan đến vận mệnh đất nước. Tuy nhiên đại đa số người dân có thể tán thành và hoan nghênh nhưng không thể trông chờ hoàn toàn về điều này mà vẫn phải luôn tiến hành cuộc đấu tranh của mình, trước hết thông qua những hoạt động và tổ chức xã hội dân sự đang dần khởi sắc để đạt đến mục tiêu dân chủ hóa, phát triển đất nước và thoát vòng nô lệ của Trung quốc.
Còn về phía những đảng viên ký Thư ngỏ, những người tự nhận là vì dân vì nước và không chối bỏ trách nhiệm của mình về những sai lầm của đảng, nếu không tiếp tục làm gì tích cực tiếp theo, thì cũng chỉ khác với những đảng viên đang cầm quyền là họ đã về hưu.
Đà lạt 31/7/2014
TDBC
nguồn: http://huynhngocchenh.blogspot.com/2014/07
Quyền được biết
Nguyễn Hưng Quốc
31.07.2014
Vụ giàn khoan
HD-981 hiệp 1 coi như đã kết thúc. Nói hiệp 1 vì hầu như, trên thế giới, ai
cũng biết là Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ ý định lấn chiếm Biển Đông. Một
ngày nào đó, có thể rất gần, khi mùa bão đã qua, không chừng họ sẽ sang thăm dò
tiếp, và sau đó, có thể khai thác dầu khí ở ngay trên thềm lục địa Việt Nam.
Hơn nữa, họ cũng có thể tuyên bố vùng kiểm soát hàng không ngay trên con đường
lưỡi bò để bất cứ chuyến bay nào, kể cả của Việt Nam, đi ngang qua vùng không
phận ấy, đều phải xin phép chính quyền Trung Quốc!
Tất cả những việc
đó đều có thể xảy ra. Chỉ là vấn đề thời gian sớm hay muộn. Tuy nhiên, điều
đáng nói ở đây là về phía Việt Nam: Họ sẽ phản ứng như thế nào trước các hành
động xâm lấn càng lúc càng ngang ngược của Trung Quốc?
Suốt mấy tháng vừa
qua, trong khi trên thế giới, người ta đưa tin và bình luận rất nhiều về các âm
mưu lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc, thì ở Việt Nam, dân chúng được biết
rất ít. Không ai biết chính quyền Việt Nam có chiến lược hay chiến thuật gì để
đối phó với Trung Quốc. Không ai biết Việt Nam có kiện Trung Quốc ra trước tòa
án quốc tế hay không. Không ai biết Việt Nam sẽ làm gì với những khẩu hiệu “4
tốt” và “16 chữ vàng”. Không ai biết Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam có
thống nhất với nhau được về vấn đề gì hay không; nếu không thống nhất, thì ai ở
phe nào và động cơ thực sự của việc không thống nhất ấy là gì. Không ai biết
Việt Nam có ý định liên minh với nước nào để tạo thành sức mạnh nhằm cân bằng
sức uy hiếp đến từ Trung Quốc hay không.
Tất cả những việc
ấy đều là bí mật. Gần như là bí mật tuyệt đối.
Cũng nhân vụ giàn
khoan HD-981, người ta biết rõ hơn về công hàm của Phạm Văn Đồng, thủ tướng
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gửi Chu Ân Lai vào năm 1958 trong đó chính
quyền miền Bắc thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Không có nhà lãnh đạo nào của Việt Nam lên tiếng về cái công hàm ấy
cả. Không xác nhận. Mà cũng không phủ nhận. Người dân cũng tò mò muốn biết
thêm: cái công hàm ấy có ảnh hưởng gì đến việc mang Trung Quốc ra trước tòa án
quốc tế hay không. Không có người nào giải đáp cái thắc mắc ấy cả.
Có thể nói, một
cách tóm tắt, trong suốt mấy tháng vừa qua, người dân Việt Nam hoàn toàn bị
bưng bít mọi thông tin. Thảng hoặc một vài nhà lãnh đạo Việt Nam có tuyên bố gì
đó, họ cũng chỉ nói với thế giới bên ngoài chứ không hề nói với dân chúng trong
nước.
Không còn hoài
nghi gì nữa, đó chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chính quyền Việt Nam
hoàn toàn coi thường nhân dân của họ: Họ không thèm đối thoại với nhân dân.
Không thèm cung cấp thông tin cho nhân dân dù đó là những vấn đề ai cũng thấp
thỏm lo lắng và muốn được biết. Đó là chính là dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy
Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ.
Nói đến dân chủ là
nói đến quyền của người dân. Những cái quyền ấy phong phú và đa dạng vô cùng,
từ quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do lập hội đến các
quyền đi lại, quyền cư trú, quyền biểu tình, quyền ứng cử, quyền đối lập, v.v…
Nhưng người ta thường quên một quyền đơn giản hơn và cũng căn bản hơn: quyền
được biết.
Dân chúng không
thể suy nghĩ hay phát biểu về những vấn đề họ hoàn toàn không có thông tin. Dân
chúng không thể chọn lựa các ứng cử viên trong các cuộc tuyển cử nếu không có
thông tin về các ứng cử viên ấy. Dân chúng không thể làm được gì cho đất nước
nếu họ hoàn toàn bị bưng bít mọi thông tin, ngay cả những thông tin quan trọng
và có ảnh hưởng sâu rộng đến số phận của toàn dân tộc. Dân chúng cũng không thể
ủng hộ chính quyển nếu họ không biết chính quyền đang nghĩ gì và làm gì.
Ở Tây phương,
người ta xem quyền được biết của dân chúng là một trong những quyền căn bản
nhất. Cái gọi là quyền được biết ấy bao gồm rất nhiều khía cạnh. Ví dụ liên
quan đến thực phẩm, chẳng hạn, tất cả các công ty sản xuất phải ghi rõ các
thành phần hoá chất trên nhãn để đáp ứng quyền được biết của người tiêu thụ. Về
phương diện xã hội, ví dụ để sửa một khúc đường vốn sẽ có ảnh hưởng đến vấn đề
giao thông, các công ty phải thông báo trước ngày bắt đầu khởi công về thời hạn
của công việc theo quyền muốn biết của dân chúng.
Nhưng quan trọng
nhất là trong lãnh vực chính trị. Hầu hết những toan tính và những dự án lớn
của chính phủ đều phải được thông báo cho dân chúng. Dân chúng, đặc biệt giới
truyền thông và giới đối lập đều có quyền đòi hỏi các chi tiết chung quanh các
toan tính và các dự án ấy. Theo luật về quyền tự do thông tin, chính phủ hoàn
toàn không thể từ chối.
Các nhà phân tích
chính trị và luật pháp đều cho quyền được biết của dân chúng là một thứ dưỡng
khí của dân chủ. Không có quyền được biết, mọi thứ quyền khác đều bất khả thực
hiện.
Không chừng ở Việt
Nam hiện nay những người tranh đấu cho dân chủ nên đặt vấn đề về quyền được
biết của dân chúng và của chính mình. Để không có cảnh ngoại xâm đang rình rập
ngay trước ngõ mà chính quyền cứ im thin thít như vậy mãi.
http://www.voatiengviet.com/content/quyen-duoc-biet/1968327.html
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền