HRW chỉ trích thông tư Bộ Công an VN
Cập nhật: 09:32
GMT - thứ năm, 21 tháng 8, 2014
Đã xảy ra nhiều vụ công an đánh đập nghi phạm đến chết
ở VIệt Nam
Thông tư 28 của Bộ
Công an Việt Nam ban hành cách nay không lâu bị cho là ‘không đạt tới
mức cần thiết để hạn chế việc công an lạm quyền’, Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) vừa ra thông cáo chỉ trích.
Tuy nhiên, tổ chức
này cũng cho rằng Thông tư đã là ‘bước tiến so với những quy định
trước đó’.
Các bài liên quan
- Thông
tư 28 cho thấy điều gì?
- Toà
án VN 'không nhân danh công lý'
- Xử
án ở Việt Nam 'còn nhiều oan sai'
Chủ đề liên quan
Thông tư về công tác
điều tra hình sự trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Trần Đại Quang ký ban
hành sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 25/8.
Quan ngại
Trong thông cáo của
mình, HRW bày tỏ quan ngại về việc Thông tư 28 quá đề cao vai trò của
công an khu vực mà họ cho là ‘kém chuyên nghiệp nhất trong ngành công
an’.
“Công an khu vực có
ít phương tiện nhất và được đào tạo ít nhất trong việc thụ lý các
can phạm và hỏi cung và họ thường xuyên dính vào các vụ đánh đập
can phạm trong quá trình giam giữ,” HRW phân tích.
“Giao cho họ nhiệm vụ
điều tra với những hướng dẫn không rõ ràng chỉ càng tạo ra cơ hội
cho họ sử dụng những biện pháp bạo hành để thu thập chứng cứ và
lời khai.”
"Việt Nam không
thể mong trở thành một nước ủng hộ pháp trị nếu nước này vẫn cản
trở các luật sư làm công việc của mình."
Phil Robertson, phó
giám đốc khu vực châu Á của HRW
Ngoài ra, việc thông
tư cũng dùng danh từ ‘người phạm tội’ để gọi những nghi phạm đang bị
điều ra cũng bị HRW lên án với lý do điều này vi phạm nguyên tắc một
ai đó được xem là vô tội cho đến khi bị tòa kết tội.
Thông tư 28 cũng bị
cho là ‘hạn chế thay vì mở rộng vai trò của luật sư bào chữa’ – vốn
rất quan trọng trong việc bảo vệ quy trình tố tụng, theo HRW.
Tổ chức nhân quyền
này phân tích rằng việc công an được Thông tư 28 khuyến khích ‘thu thập
bằng chứng chứng minh cho hành động gây khó khăn cho việc điều tra’
được cho là ‘đã cho công an quá nhiều quyền lực’ để họ có thể quyết
định một tùy tiện hoạt động bào chữa nào là phù hợp hay và cái
nào là cần phải trừng phạt.
HRW cũng lên án chính
quyền Việt Nam ngăn cản Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức một hội
nghị bàn về Thông tư 28 hôm 16/8 sau khi công an can thiệp với nơi cho
thuê địa điểm tổ chức.
Ông Nguyễn Thanh Chấn buộc phải nhận tội vì bị nhục
hình?
“Các luật sư không
cần phải vất vả như vậy để mà gặp nhau thảo luận về những quy định
ảnh hưởng đến công việc và khách hàng của họ,” ông Phil Robertson,
phó giám đốc khu vực châu Á của HRW, nói.
“Việt Nam không thể
mong trở thành một nước ủng hộ pháp trị nếu nước này vẫn cản trở
các luật sư làm công việc của mình.”
HRW khuyến nghị Việt
Nam cần nói rõ về điều khoản ghi rằng ‘công an điều tra phải chịu
trách nhiệm trước cấp trên và luật pháp’. Theo HRW, cần làm rõ là
trách nhiệm trước cấp trên ở đây không được đặt trước trách nhiệm
trước luật pháp nhất là khi cấp trên có thể đã từng lạm dụng quyền
lực.
“Tình trạng công an
Việt Nam lạm dụng quyền lực đã hoành hành trong những năm qua vì
chính phủ đã không thể kiềm chế được các quan chức vi phạm nhân
quyền,” ông Robertson phát biểu trong thông cáo.
“Nếu Chính phủ Việt
Nam có ý chí chính trị để nghiêm túc thực thi (Thông tư 28) thì những
quy định mới này sẽ bắt đầu quá trình đảm bảo các vi phạm của công
an bị điều tra và khởi tố.”
Nạn bức cung, dùng
nhục hình ở VN
Cập nhật: 17:15
GMT - chủ nhật, 24 tháng 8, 2014
Media Player
Thông tư mới của Bộ
Công an "không có gì mới" trong việc đưa ra các quy định về
cấm nhục hình, bức cung, mớm cung trong quá trình điều tra hình sự,
luật sư Trần Vũ Hải nói với BBC Tiếng Việt.
"Thông tư này
không giúp hạn chế được tình trạng mớm cung, bức cung và nhục
hình," ông Hải nhận xét.
Vị luật sư từ Hà
Nội nói các quy định chung chung, vốn đã được nêu trong các văn bản
pháp luật trước đây, lẽ ra cần được cụ thể hóa trong Thông tư 28/2014
về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân (Thông tư 28).
"Họ cần phải
liệt kê ra các trường hợp thế nào được coi là mớm cung, bức cung,
thế nào là dùng nhục hình. Họ phải định nghĩa về mớm cung, bức
cung, dùng nhục hình một cách cụ thể hơn trên cơ sở các vụ việc từ
trước tới nay đã được kê khai ra trong các vụ án để các điều tra viên
tránh vi phạm," ông nói.
Về lý do khiến cho
các điều tra viên của ngành công an sử dụng "biện pháp nghiệp
vụ" này, ông Hải cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất là bởi các
điều tra viên chưa nhận thức tốt về quyền tự do của con người, thậm
chí "lười biếng" và "nghiệp vụ kém, đạo đức kém"
khi tiến hành điều tra.
Theo luật sư Hải,
tình trạng mớm cung, bức cung và dụ cung vẫn tồn tại mà không có
dấu hiệu cải thiện.
Ông nói: "Đây là
những vấn đề chỉ có điều tra viên với bị cáo biết, khó để lại dấu
tích, rất khó phát hiện."
Thông tư 28 được Bộ
Công an ban hành hôm 7/7 và bắt đầu có hiệu lực từ 25/8/2014.
Ngay từ lúc mới ra
đời, Thông tư 28 đã khiến giới luật sư phản ứng mạnh mẽ trước quy
định của điều 38, được cho là dễ dẫn đến việc các điều tra viên lạm
dụng và gây bất lợi cho luật sư.
Xử án ở Việt Nam
'còn nhiều oan sai'
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn
BBC Tiếng Việt
Cập nhật: 14:27
GMT - thứ hai, 14 tháng 7, 2014
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn được xem là ví dụ của án oan sai
Ngày 24/6 Quốc hội Việt
Nam thông qua nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát năm 2015, một nội
dung chuyên đề được lựa chọn giám sát là tình hình oan sai trong việc giải
quyết các vụ án hình sự.
Kêu oan thường có hai
loại
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Mỗi loại có tính chất
mức độ nghiêm trọng khác nhau và quá trình xử lý giải quyết cũng khác nhau.
Loại thứ nhất, oan vì bị
xử nặng. Theo đó đúng là bị cáo có hành vi phạm tội, bị cáo thừa nhận nhưng họ
cho rằng tòa tuyên án quá nặng, mức án không tương xứng với hành vi, xử như thế
cũng là oan và họ xin giảm nhẹ hình phạt.
Thường bị cáo bị xử oan
sẽ làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt để tòa phúc thẩm xem xét. Nếu tòa
phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm cho rằng xử như thế là đúng rồi không oan
thì thực tế bị cáo thường buông xuôi không kêu oan nữa mà cam chịu chấp nhận.
Loại thứ hai, bị cáo kêu
oan vì cho rằng mình không thực hiện hành vi phạm tội, cơ quan điều tra đã bắt
nhầm người và yêu cầu được giải quyết minh oan.
Những trường hợp này bị
cáo rất cương quyết và rất bức xúc, trong mọi dịp gặp gỡ với những người tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng họ đều kêu oan và mong được giúp đỡ minh
oan. Trong mọi trường hợp họ đều theo đuổi việc kêu oan tới cùng kể cả sau khi
đã ra tù.
Nhưng không phải trường
hợp kêu oan nào cũng được may mắn xem xét giải quyết, lý do là việc kêu oan
phải trình ra được các chứng cứ hoặc cơ sở thuyết phục, điều này muốn có được
thì phải nhờ luật sư giỏi có chuyên môn sâu.
Các cơ quan tư pháp cấp
cao muốn xét lại sự việc thì lại phải nghe báo cáo từ cấp dưới mà nhiều khi
những người báo cáo lại chính là người đã giải quyết án.
Vậy lãnh đạo phải tin ai
giữa một bên là thuộc cấp của mình đã được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp
vụ và quá trình giải quyết đã được sàng lọc kiểm soát qua nhiều cơ quan khác
nhau, với một bên là tội phạm với bản chất thường bị cho là gian manh xảo quyệt?
Điều đó có thể hơi bi
quan tiêu cực, vì thực tế cũng đã có những trường hợp việc kêu oan được quan
tâm lắng nghe và giải quyết minh oan.
Ví dụ trường hợp ông
Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang bị ngồi tù oan 10 năm, ngần ấy thời gian tù oan
cũng là ngần ấy thời gian ông Chấn và gia đình liên tục kêu oan và cuối cùng
được minh oan. Ở Bắc Giang còn có vụ án Hàn Đức Long có cơ sở oan sai rõ ràng
mà bị cáo và gia đình cũng đã liên tục kêu oan tròn 9 năm nay.
Chiếc xe không phanh
Các cơ quan tiến hành tố
tụng tham gia giải quyết một vụ án hình sự gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
và Tòa án. Khởi điểm của một vụ án hình sự là hoạt động điều tra, oan hay không
cơ bản cũng xuất phát từ cơ quan này. Để đảm bảo hoạt động điều tra đúng pháp
luật tránh nhầm lẫn sai sót, luật đã quy định Viện kiểm sát là cơ quan giám sát
hoạt động điều tra.
Viện kiểm sát có vai trò
kiểm sát điều tra, mối quan hệ giữa hai cơ quan là cân bằng và kiểm soát. Vai
trò của viện kiểm sát giống như vai trò của chiếc phanh hãm, giúp cho hoạt động
điều tra dừng lại trước sai sót.
Nhưng thực tế lâu nay,
vì nhiều lý do khác nhau viện kiểm sát đã không làm tốt vai trò kiểm soát ngăn
chặn của mình.
"
"Vô hình chung, vì những lý do không có gì
liên quan đến công tác chuyên môn mà chỉ do các vấn đề đời sống thường nhật đã
làm vô hiệu hóa mối quan hệ cân bằng kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan, vai
trò của chiếc phanh hãm bị mất tác dụng."
Hầu như ở tất cả các
huyện ở Việt Nam, người ta bố trí xây dựng trụ sở các cơ quan công an, viện
kiểm sát và toàn án ở rất gần nhau, nhiều trường hợp là liền kề nhau. Dẫn đến
cán bộ của các cơ quan này biết rất rõ về nhau.
Số lượng nhân sự thì
cũng có hạn, ví dụ một tòa án huyện có khoảng 5 thẩm phán, 5 thư ký và vài ba
nhân viên hành chính tạp vụ. Một viện kiểm sát huyện có khoảng 5 đến 7 kiểm sát
viên. Theo thời gian công tác và thông qua các sinh hoạt đoàn thể địa phương,
qua các dịp lễ tết hoặc ma chay hiếu hỉ, các điều tra viên, kiểm sát viên và
thẩm phán có điều kiện biết rõ về thói quen sở thích, về công việc của vợ con,
các vấn đề gia đình.v.v.
Đây là một nguyên nhân
khiến cho các cán bộ tư pháp nể nang, xuê xoa, dĩ hòa vi quý trong công tác mà
nhiều trường hợp pháp luật bị gạt sang một bên, dẫn đến bao che bảo vệ nhau
trước các sai phạm.
Vô hình chung, vì những
lý do không có gì liên quan đến công tác chuyên môn mà chỉ do các vấn đề đời
sống thường nhật đã làm vô hiệu hóa mối quan hệ cân bằng kiểm soát lẫn nhau
giữa các cơ quan, vai trò của chiếc phanh hãm bị mất tác dụng.
Quyền tư pháp yếu
Quốc hội đã chọn chuyên
đề giám sát oan sai trong tố tụng hình sự, dù sao cũng hy vọng sẽ có thêm nhiều
trường hợp kêu oan được minh oan.
Tuy nhiên tình trạng oan
sai không thể được giải quyết chỉ trong một kỳ họp quốc hội, do vậy cần đưa ra
được các chính sách mới để tạo hiệu quả lâu dài.
Một giải pháp là cần
nâng vị thế chính trị của Viện kiểm sát và Tòa án lên bằng việc để Chánh án tòa
án nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao làm ủy viên
Bộ chính trị. Ở địa phương thì nâng Viện trưởng viện kiểm sát và Chánh án tòa
án lên thành Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, huyện ủy thay vì ủy viên thường như
hiện nay.
"Viện kiểm sát tối
cao và Tòa án tối cao không có chân trong Bộ chính trị, trong khi một bộ thuộc
Chính phủ như Bộ quốc phòng hay Bộ công an đều có chân trong cơ quan cao nhất
này."
Thực tế lâu nay, quyền
lực tư pháp yếu và yếu rất nhiều so với các thiết chế khác trong hệ thống chính
trị. Viện kiểm sát tối cao và Tòa án tối cao không có chân trong Bộ chính trị,
trong khi một bộ thuộc Chính phủ như Bộ quốc phòng hay Bộ công an đều có chân
trong cơ quan cao nhất này.
Về số lượng có mặt trong
Ban chấp hành Trung ương thì chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao và Chánh
án tòa án tối cao là Ủy viên trung ương, tức là mỗi cơ quan chỉ có một đại
diện. Trong khi tất cả các thành viên Chính phủ gồm 27 người đều là Ủy viên
Trung ương, hay 6 thứ trưởng Bộ công an cũng đều là ủy viên trung ương. Bộ quốc
phòng có 19 người trong Trung ương Đảng.
Vị thế chính trị yếu như
thế nên các cơ quan tư pháp không có được quyền hạn pháp lý lớn mạnh. Và khi
quyền tư pháp không mạnh thì nó không có khả năng chứng tỏ pháp luật nghiêm
minh, không cổ vũ được sức mạnh niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp.
Để thấy được sự yếu kém
của hệ thống tư pháp Việt Nam có thể đối chiếu với động thái tư pháp ở một số
quốc gia. Ví như trường hợp nước Thái Lan, mới đây Tòa án nước này đã phế truất
Thủ tướng đương nhiệm và tiến hành điều tra về các sai phạm.
Hoặc như ở nước Pháp vừa
đây đã tạm giữ để thẩm vấn cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và điều tra về hành
vi lạm dụng ảnh hưởng khi còn đương nhiệm. Hay như nước láng giềng Philippines
năm 2012 đã bắt cựu bà Arroyo là cựu Tổng thống từ năm 2001 đến 2010.
Vai trò của thiết chế
giám sát
Muốn giảm tránh sai sót
oan sai thì phải tăng cường giám sát và củng cố các thiết chế giám sát. Đặc
biệt là cần khai phóng tiềm năng hoạt động của thiết chế Hội đồng nhân dân, đây
là một kho năng lượng vô cùng to lớn mà bấy lâu nay đã bị làm cho suy yếu lãng
phí.
Lâu nay đại biểu hội
đồng nhân dân hầu hết hoạt động kiêm nhiệm vì vậy thiết chế này bị suy yếu rất
nhiều so với tiềm năng. Nếu đại biểu hội đồng nhân dân được hoạt động chuyên
nghiệp sẽ tạo áp lực giám sát mạnh mẽ lên các thiết chế chính quyền, thúc đẩy
hiệu năng của các cơ quan này, giúp giải quyết tốt các vấn đề đời sống xã hội
trong đó bao gồm cả tình trạng oan sai.
Ngoài ra điều này sẽ
giúp giảm tải áp lực công việc cho Quốc hội và các cơ quan tư pháp trung ương.
Lâu nay hầu như không thấy trường hợp kêu oan nào gửi đơn kêu cứu nhờ giúp đỡ
tới đại biểu hội đồng nhân dân.
"Nếu giới luật sư
được chính quyền tôn trọng sẽ giúp cho hội luật sư phát triển, từ đó nâng cao
vị thế của thiết chế luật sư bên cạnh các thiết chế tư pháp khác, góp phần vào
việc xử lý tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự."
Một thiết chế giám sát
khác có khả năng ngăn ngừa oan sai đó là tổ chức luật sư. Đây là lực lượng có
vai trò đối trọng giám sát các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Giới
luật sư cũng có tác dụng như phanh hãm giúp cho cỗ máy tư pháp dừng lại trước
nguy cơ gây nạn.
Chính quyền cần giúp đỡ
tổ chức luật sư lớn mạnh, ủng hộ việc nâng cao các tiêu chí tổ chức hoạt động
của hội luật sư. Ủng hộ việc bầu cử phải dân chủ minh bạch không áp đặt về nhân
sự. Ủng hộ nguyên tắc những người giữ vai trò lãnh đạo phải là những người có
thâm niên kinh nghiệm hành nghề, có uy tín trong giới luật sư, có tâm huyết với
nghề nghiệp.
Liên đoàn luật sư Việt
Nam được thành lập năm 2009 là tổ chức ở cấp độ toàn quốc của giới luật sư Việt
Nam, trước đó mấy nghìn luật sư hoạt động theo các đoàn luật sư mỗi tỉnh..
Ngay khi thành lập năm
2009, chính quyền đã cơ cấu để mấy người hầu như chưa bao giờ hành nghề luật sư
lại đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư cả nước, đứng trên cả những luật sư với
mấy chục năm kinh nghiệm hành nghề.
Đó thực sự là việc làm
coi thường thiếu tôn trọng của chính quyền đối với giới luật sư. Nó khiến cho
nhiều luật sư cũng tự hạ thấp mình khi cam chịu chấp nhận sự trái ngang đó.
Việc làm áp đặt của
chính quyền gây hại cho cả giới luật sư và xã hội. Đối với giới luật sư thì
những người chưa từng nhỏ một giọt mồ hôi lên các trang tài liệu hồ sơ, chưa
từng khóc thầm khi chứng kiến những trái ngang của cơ chế thì không có được khả
năng vạch đường tìm lối để nghề luật sư phát triển.
Đối với xã hội thì do
thiếu chuyên môn và trình độ cho nên đứng trước các vấn đề pháp lý nổi cộm
trong đời sống xã hội, rất hiếm khi thấy có tiếng nói của những người đứng đầu
tổ chức luật sư.
Tổ chức luật sư thực sự
là một thiết chế giám sát giúp giảm tránh oan sai. Nếu giới luật sư được chính
quyền tôn trọng sẽ giúp cho hội luật sư phát triển, từ đó nâng cao vị thế của
thiết chế luật sư bên cạnh các thiết chế tư pháp khác, góp phần vào việc xử lý
tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự.
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng
trong tay Tầu
Preview by Yahoo
|
|||||
Bà
con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn
Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị
ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong
tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung
cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền