Monday, August 25, 2014

Dân biểu Hoa Kỳ đòi thả Ls. Lê Quốc Quân vô điều kiện



Dân biểu Hoa Kỳ đòi thả Ls. Lê Quốc Quân vô điều kiện

Dân biểu HK

Ngày 22 tháng 8, 2014
Kính gởi:
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Qua Tòa Đại Sứ Việt Nam
1233 20th Street NW, Suite 400
Washington, DC 20036

Thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Chúng tôi viết thư này để yêu cầu thả ngay lập tức luật sư đấu tranh cho nhân quyền đang bị cầm tù Lê Quốc Quân, đã bị bắt vào tháng 12 năm 2012. Chúng tôi lo ngại rằng ông Quân, một blogger nổi tiếng và nhà tranh đấu nhân quyền, đã bị giam cầm vì bị vu khống tội trốn thuế, và đang bị giam cầm một cách vô lý vì các quan điểm ôn hòa của ông.

Như Ông đã biết, vào năm ngoái, Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) đã kêu gọi trả tự do cho ông Quân, xác nhận việc giam cầm ông là tùy tiện và vi phạm các tiêu chuẩn pháp lý bao gồm điều 9 và điều 14 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, trong đó Việt Nam là một thành viên. Mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam đã biểu lộ ý muốn thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ, chúng tôi quan ngại việc tiếp tục giam cầm các tù nhân chính trị như ông Lê Quốc Quân, cho thấy thiếu cam kết việc tôn trọng nhân quyền. 

Như Ngoại trưởng John Kerry đã nhấn mạnh vào tháng Mười Hai năm ngoái, "Việt Nam cần phải cho thấy tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và các quyền tự do, bao gồm tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội." Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng các cam kết đối với luật pháp quốc tế và thả ông Quân ngay lập tức và vô điều kiện.

Trân trọng,






HƯỚNG VỀ NGÀY XỬ 26.08.2014

Đồng bào trong cả nước cũng như khắp nơi trên thế giới đang hướng về phiên xử ba nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh sẽ diễn ra vào ngày 26/08/2014.

Nguồn: viettan.org
Hình ảnh: HƯỚNG VỀ NGÀY XỬ 26.08.2014

Đồng bào trong cả nước cũng như khắp nơi trên thế giới đang hướng về phiên xử ba nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh sẽ diễn ra vào ngày 26/08/2014.

Nguồn: viettan.org

Hướng tới phiên toà Bùi Thị Minh Hằng


Trước đây toà án nhà nước CS VN đã từng xét xử rất nhiều người với tội danh chống lại nhà nước. Từ những năm 50 của thế kỷ trước kéo dài đến những năm cuối cùng của thế kỷ, hầu hết các vụ xử án của toà án CS đều diễn ra trong sự sợ hãi của người dân và thân nhân những người bị xử.

Thậm chí có những vụ xử mà thân nhân trong gia đình đứng ra làm người bị hại để tố cáo bị cáo là anh, là cha, mẹ của mình như trong cải cách ruộng đất. Hay có những vụ toà án CS xử cha, nhưng con cái vẫn một lòng ca ngợi Cộng sản hết lời như dạng nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Nhiều tín đồ trung thành mù quáng của chế độ cộng sản vẫn mơ ước có được những phiên toà như ngày xưa. Những phiên toà mà dân chúng khép nép, sợ hãi, cúi gằm mặt khi bị lùa đến xem xử. Không ai dám nhìn bị cáo, ai cũng muốn chứng minh mình không có liên quan gì đến những bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa. Nỗi sợ hãi ngự trị và lan tràn đến tận giường ngủ và nhà bếp.


Nguyên nhân sâu xa ca ngợi chế độ Bắc Hàn của đám dư luận viên Trần Nhật Quang còn là ước vọng trong lòng mong thấy một chế độ hà khắc, chế độ có những phiên toà xử người bất đồng chính kiến mà reo rắc được sự hãi khắp dân chúng như trước kia. Bởi theo nghĩa chúng hiểu đó là nghiêm minh và trật tự. 

Vì thế chúng nỗ lực gào hét những ai chê trách chế độ Trung, Triều. Chúng luôn miệng ca ngợi và muốn đất nước Việt Nam gắn bó với những mô hình nhà nước như vậy. Bởi một chế độ như vậy thì không cần tài năng, cần đức độ. Chỉ cần trung thành cuồng tín là những kẻ như chúng có đất tung hoành.

Sự sợ hãi quyền uy của dân chúng đối với chúng ngày một giảm đi. Vì thế chúng càng cay cú, điên cuồng kêu gào thiết lập lại một xã hội trật tự. Tức một xã hội luôn khiếp đảm trước mọi lời nói, hành động của chúng. 

Chúng định nghĩa đó là từ ''ổn định''.Trật tự và ổn định không phải xây dựng bằng sự bàn bạc, thống nhất, hài hoà giữa với nhau. Trật tự và ổn định của chúng là, chúng nói thế nào tất cả phải nghe thế. Nếu ai không nghe theo thế, là gây mất trật tự và ổn định.

Thời của những người như Phạm Tuyên đã xa rồi. Ngày nay cứ mỗi phiên xử người bất đồng chính kiến nào, thì lại nảy ra một tình huống là có thêm vài người bất đồng chính kiến nữa ra đời. Trường hợp của Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Hữu Vinh, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên ... giáo dân Thái Hà, giáo dân Vinh, dân oan Dương Nội...

Người thân thích vì ruột thịt bênh nhau đã đành, giờ thì cả người dân cũng bênh vực họ.

Chế độ xử người chống lại nó, mà nó phải huy động người đi từng nhà doạ nạt, nhắn nhe từng người dân là đừng nên đi xem. Đừng đi ủng hộ bị cáo. Bằng mọi thủ đoạn cấm đoán, triệu tập, dùng áp lực chỗ làm...mọi thứ để ngăn người dân không đi được đến phiên toà.

Trước kia nó huy động người ta đi xem những phiên toà có tên là chống lại nhà nước nhân dân để người ta thấy sợ, người ta không dám làm như bị cáo. Giờ thì nó lại sợ người ta đi xem, người ta sẽ làm theo bị cáo. Phiên toà ngày xưa nó mở giữa sân đình, giữa chợ, giữa thành phố bắc loa cho dân chúng nghe các diễn biến phiên toà. Nó lôi những người nào mà nó nghĩ có vấn đề cần giáo dục, có tư tưởng lệch lạc ra ngồi dự phiên toà để răn đe họ.

Giờ thì nó cấm tiệt người có vấn đề cần giáo dục đi xem, thậm chí là cả nhân chứng khi có giấy mời của toà cũng bị khuyến cáo là không nên đi. Khi xử, nó cho người của nó đóng giả dân xem ngồi chật cái phòng xử tí ti để lấy cớ không còn chỗ ngồi. 

Nó không cho loa phát ra đường phố nữa, đã thế nó cho báo chí ngồi phòng bên, xem qua màn hình, khi nào bị cáo nói thì dùng tiểu xảo để âm thanh không rõ. Rồi nó ngăn những con đường đến phiên toà. Dưới cái danh là kiểm tra đăng ký tạm trú, nó sục vào từng nhà dân, nhà nghỉ, khách sạn để tìm những ai ở xa muốn đến chứng kiến phiên toà, để chặn người ta lại bằng lý do hành chính, theo nghị định, thông tư nào đó.

Giờ thì người ta công khai tuyên bố ủng hộ những bị cáo, người ta đến trước cổng toà không hề che giấu thái độ bênh vực cho bị cáo, người ta giơ những dòng chữ nội dung bênh vực bị cáo. Người ta khẳng định bị cáo vô tội... việc mà 20 năm về trước chưa bao giờ xảy ra.

Nếu phiên toà tới đây, không biết mức án thế nào, nhưng nếu toàn án Đồng Tháp để 3 người trong vụ án Bùi Thị Minh Hằng không phải tiếp tục ngồi tù. Có lẽ là khôn ngoan, bởi nó đưa sự giận dữ của người dân thế hụt hẫng. 

Nó cũng làm cho các đòi hỏi ngoại giao của các nhà nước quan tâm trên thế giới ngẩn ngơ không biết nói thế nào trước một phán quyết tù không ra tù, tự do không ra tự do. Đây là một vụ án với cái tên gọi là ''gây rối trật tự công cộng''.

 Cố tình xử tù giam có nghĩa đã cố tình khiến sự việc trầm trọng thành những mưu toan chính trị, vì ai cũng hiểu những bị cáo là người thế nào. Ai cũng thấy bản cáo trạng, kết luận điều tra sơ hở do chủ quan áp đặt thế nào.

Với một tình huống bày ra để khép người ta vào tội gây rối, giam giữ họ đến hơn nửa năm trời mới mang ra xử. Hồ sơ, nhân chứng, chứng cứ không có thuyết phục, về lý cũng như về tình như vụ án này. Thì toà án Đồng Tháp phán quyết mức án sao cho hợp thức hoá được những sai sót do các bộ phận trước đó làm đã là điều khó. 

Còn nếu như cay cú để đẩy thành một mức án tù giam trong trường hợp này, trái lại đó là thất bại. Vì nó khiến sự giận dữ của dân chúng sâu sắc thêm, khiến gia đình, thân nhân, bạn bè của những bị cáo có lý do thấy chế độ này là một chế độ bất công, họ cần phải tranh đấu tiếp tục cho sự công bằng của người thân. Nó cũng khiến cho các nhà ngoại giao quốc tế thấy họ bị đánh giá tầm thường ra sao trong quan hệ với chế độ này.

Tôi thì không biết những kẻ chủ mưu vụ án này có khôn như vậy không.? Có những thế lực vẫn ảo tưởng muốn đưa VN thành Bắc Hàn, vẫn thèm khát có nỗi sợ hãi gieo rắc khắp dân chúng qua những phiên toà như cách đây 50 năm về trước.

Thế nên khó mà biết được.

Nguồn: http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/08/huong-toi-phien-toa-bui-thi-minh-hang.html



Thơ cho Nguyễn Đặng Minh Mẫn








Điếu Cày, Lê Quốc Quân có tội rất nặng với ngành thuế


Trước diễn biến của tình hình mới, tôi ngồi luận lại, thấy rằng nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân có tội rất nặng với ngành thuế nước nhà.

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân là những người biểu lộ lòng yêu nước quá sớm. Các ông đi đầu trong việc biểu tình phản đối âm mưu xâm lược VN của bọn cầm quyền cộng sản Bắc Kinh. Như vậy là có tội. Điếu Cày còn lập ra câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do. Như vậy là có tội. LS Lê Quốc Quân còn tích cực đấu tranh cho nhân quyền và làm luật sư bênh vực cho những người đấu tranh cho nhân quyền bị bắt bớ. Như vậy là có tội.

Nhưng đưa các ông ra tòa để xét xử tội chống Tàu Cộng xâm lược hoặc tội đấu tranh cho nhân quyền thì không thể được. Do vậy muốn bắt tù các ông phải tìm ra một tội hình sự khác. Hai ông
đều có làm ăn, kinh doanh để sinh sống, vậy phải tìm cho ra tội trốn thuế để áp vào. Ngành thuế được giao nhiệm vụ truy xét cơ sở làm ăn của hai ông. Một lực lượng cán bộ thuế được huy động vào cuộc. Bao nhiêu tâm trí, sức lực của ngành bị thu hút vào đây. Vì từ chỗ không biến thành có không phải là chuyện dễ dàng. Rồi cuối cùng công sức cũng được đền bù, tội trốn thuế của hai ông vẫn được tìm ra.

Tuy nhiên chuyện đi tù vài năm của hai ông tưởng như đã xứng với tội của mình nếu như vừa mới đây không đổ bể ra một chuyện động trời.

Ông chủ siêu thị Metro vào năm 2002 ôm đến VN chỉ có 78 triệu đô la, mở ra siêu thị Metro để bán sỉ như luật định. Tuy vậy Metro vẫn công khai bán lẻ cho người tiêu dùng trong suốt 12 năm hoạt động. Luôn luôn báo lỗ để khỏi nộp thuế, nhưng hầu như năm nào Metro cũng mở thêm từ 1 đến 2 cơ sở mới để đến hôm nay số siêu thị của họ lên đến 19 cái, chiếm các vị trí đắc địa của hầu hết các thành phố lớn trong cả nước. Kinh doanh thì thua lỗ nhưng khi họ bán trọn gói lại cơ sở làm ăn cho ông chủ mới Thái Lan thì họ thu được 879 triệu đô la. Chưa thấy cơ sở nào làm ăn thua lỗ mà bán đi lại lời đến như vậy.

Bỏ vào gần 80 triệu đô la, thu lại được gần 900 triệu đô la mà ròng rã trong 12 năm không đóng cho VN một đồng thuế nào. Cả một đoàn 19 con voi Metro đã chui qua lỗ kim của ngành thuế VN một cách kỳ diệu như ảo thuật!!!

Không chỉ có ông Metro mà còn nhiều ông ngoại khác nữa như tập đoàn Coca cũng chui lọt qua lỗ kim dễ dàng. Đó là chưa nói những ông voi nội khổng lồ khác thu lợi nhuận khủng từ tiền chênh lệch đất, tiền chênh lệch sang nhượng dự án cũng thong thả chui lọt qua lỗ kim thuế vụ.

Tại vì ai?

Tại vì những người như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, LS Lê Quốc Quân mà ngành thuế phải dồn hết tâm trí vào nên lơ là mất cảnh giác nơi khác. 

Soi tìm vài đồng trốn thuế của một anh cựu chiến binh kiêm nhà báo tự do nghèo kiết xác như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay tìm vài chục triệu đồng trốn thuế từ cơ sở kinh doanh dịch vụ chân chính của LS Lê Quốc Quân không phải là chuyện dễ, nếu không phải là ngành thuế anh hùng của VN mà là ngành thuế của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Châu Âu thì không thể nào tìm ra. Làm được việc nầy phải mất việc khác thôi.

 Mà việc bắt thuế Điếu Cày và Lê Quốc Quân mới là việc đại sự quốc gia.

Do vậy tội của hai ông Điếu Cày và Lê Quốc Quân nặng lắm chứ không như chúng ta tưởng.

HNC
http://huynhngocchenh.blogspot.com.au/2014/08/ieu-cay-le-quoc-quan-co-toi-rat-nang.html



Nhân viên y tế mà sử dụng bằng giả có nghĩa là không có bằng cấp, không có học qua khóa nào về lãnh vực y tế, mà còn làm trong học đường, kiểu này chắc học sinh chết hết quá!
CÒN LÃNH VỰC NÀO KHÔNG HỐI LỘ?

Bình Định: 20 nhân viên y tế dùng bằng giả



(NLĐO) - Do sử dụng bằng giả, 20 nhân viên y tế học đường (NVYTHĐ) huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đang đối mặt với kỷ luật sa thải.
Chiều 19-8, ông Trần Hữu Tường - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tuy Phước - xác nhận cơ quan chức năng đã có kết luận 20 NVYTHĐ đang làm việc tại các trường tiểu học và THCS trong huyện sử dụng bằng giả.

Mua bán và sử dụng bằng giả, một NVYTHĐ Trường THCS Phước Hiệp đang đối mặt với pháp luật

Cụ thể, từ năm 2008, khi ngành GD-ĐT địa phương xét tuyển NVYTHĐ, các đối tượng trên đã mua bằng trung cấp điều dưỡng làm giả của Trường ĐH Y - Dược TP HCM rồi nộp hồ sơ xét tuyển. Sau đó, các đối tượng được nhận vào làm việc cho đến nay.

Vụ việc được phát hiện khi mới đây, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Bình Định có kết luận về 2 đối tượng mua bán bằng giả nguyên là NVYTHĐ huyện Tuy Phước, gồm Phạm Thị Xuân Mai (44 tuổi, NVYTHĐ Trường tiểu học số 2 xã Phước Hiệp) và Trình Thị Ngọc Hậu (38 tuổi, NVYTHĐ Trường THCS Phước Hiệp).

Theo đó, năm 2006, Mai và Hậu mua 2 bằng tốt nghiệp THPT giả với giá 5,5 triệu của một đường dây mua bán bằng giả từ TP HCM để sử dụng cho mình. Năm 2008, Mai mua tiếp 6 bằng trung cấp điều dưỡng giả với giá gần 60 triệu đồng, sau đó Mai và Hậu sử dụng mỗi người một bằng, còn lại giao cho 4 người khác.

Một thời gian sau, tưởng chuyện sử dụng bằng giả đã "êm", 2 đối tượng trên tiếp tục mua thêm hàng chục bằng giả từ TP HCM đưa về Bình Định bán lại để kiếm lãi. Trong đó, 20 khách hàng của hai đối tượng này hiện đang là NVYTHĐ huyện Tuy Phước.

Ông Trần Hữu Tường, cho biết: “Sắp tới, phòng GD-ĐT sẽ xin ý kiến lãnh đạo huyện để xử lý các trường hợp NVYTHĐ sử dụng bằng giả. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi là buộc cho thôi việc, trả về cho địa phương các đối tượng này”.

Ngoài ra, hiện Mai và Hậu cũng đã bị VKSND tỉnh Bình Định truy tố về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức", đang chờ ngày ra tòa xét xử.

http://tuyensinh.nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dung-bang-gia-20-nhan-vien-y-te-co-nguy-co-bi-duoi-viec-20140819162544533.htm


Hãy Tập Uống Hết Chai Nước Thừa

Thông Tin Đức Quốc - 21.08.2014 
Chai nước uống thừa của sếp Nhật và tính sĩ diện hão của người Việt
----
Khi các đại biểu chào nhau ra về, người viết nhận ra, trên bàn của những người Nhật không còn chai nước suối nào cả; trong khi bàn đối tác Việt Nam vẫn đầy các chai nước, có chai chỉ mới mở nắp.
Một cán bộ phiên dịch cũng nhìn cảnh đó và cười: “Người Nhật sẽ mang theo chai nước uống dở của họ, vì họ sẽ tự buộc mình phải uống cạn chai nước ấy”.
----
Câu chuyện này được khơi gợi từ 1 buổi hội thảo tăng cường quan hệ đối tác giữa 1 số doanh nghiệp Nhật Bản và 1 số cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam. Một hành động rất nhỏ nhưng tôi cho rằng nó rất ý nghĩa, rất đáng để mọi người suy ngẫm.

Thật vậy, nếu cứ tính kỹ mỗi chai nước chứa 1/2 lít nước, nếu sau 1 buổi họp phải đổ đi 20 – 30 chai nước bởi chẳng ai uống thừa lượng nước còn lại trong 1 chai nước mở nắp cả, rõ ràng là việc hao phí tài nguyên nước đáng suy nghĩ.
Hầu như chẳng bao nhiêu người Việt chú ý điều đó, nên gần như nạn lãng phí nước uống này ở các cơ quan, đơn vị Việt Nam là rất phổ biến.

Không phải chỉ liên quan đến vấn đề kinh doanh, mà ngay cả đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Chúng ta đừng vội chê bai người Nhật keo kiệt, mà hãy tự nhìn nhận xem chúng ta có đang lãng phí không. Sau mỗi bữa ăn, mỗi bữa tiệc người Việt mình đều thừa bao nhiêu đồ ăn, nhiều khi vì sĩ diện nên chỉ ăn một nửa, một nửa để lại. Bữa ăn không hết bữa lần không ra. Nước uống trên cơ quan, ai cũng mở nắp uống 1,2 ngụm rồi bỏ lại. Thử hỏi phần nước thừa có ai uống lại không. Nếu đổ đi thì sẽ lãng phí một năm bao nhiêu nước sạch?

Đã đến lúc ta cần phải đặt câu hỏi, phải chăng chính sự tiết kiệm, sự chỉn chu, tỉ mĩ từng chút ấy đã khiến người Nhật trở thành nét đẹp văn hóa mà nhiều nước trên thế giới ngưỡng mộ, chính sự không lãng phí ấy đã giúp nước Nhật thành nước cường thịnh phát triển? Còn người Việt mình, cái sĩ diện hảo ấy có thể nuối sống, có làm giàu cho mỗi người, cho xã hôi không?

Cho nên, muốn có được sự thành công xuất sắc của người Nhật, phải chăng cá nhân mỗi người Việt, hãy nên xem xét lại chính thói quen tiêu dùng lãng phí của mình. Hãy uống cạn chai nước của bạn, đó là lựa chọn khởi đầu tốt nhất !
Hãy tập uống cạn chai nước của bạn, dù chỉ là 1 chai nước nhỏ trên máy bay...



Ngũ Giác Đài: Máy bay TQ lượn vòng 'nguy hiểm' gần máy bay Mỹ

Phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, Chuẩn Đô đốc John Kirby

VOA - 22.08.2014
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã thực hiện một “cuộc ngăn chặn nguy hiểm” với một chiến đấu cơ của Mỹ ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, Chuẩn Đô đốc John Kirby, nói rằng máy bay của Trung Quốc đã vài lần tiến lại rất gần, chỉ cách máy bay phản lực của hải quân Mỹ khoảng 10 mét.
Hôm thứ Sáu, ông cũng cho biết chiếc máy bay của Trung Quốc lượn vòng gần chiếc máy bay P-8 Poseidon của Mỹ.
Ông Kirby cho biết vụ việc này đã xảy ra hôm thứ Ba tại vùng biển quốc tế, cách đảo Hải Nam 200 km về hướng đông. Theo lời phát ngôn viên này, chiếc máy bay của Mỹ khi đó đang làm nhiệm vụ tuần tra bình thường.
Người phát ngôn của Ngũ Giác Đài còn cho biết đã gửi kháng nghị thư đến Trung Quốc về vụ việc này.

Phi luật tân dứt khoát không đàm phán tay đôi với TQ, nói chuyện tay đôi với những loại ngang ngược thì làm sao nói chuyện được.
Các lãnh đạo VN hãy học cách của xứ người. Không nên mơ tưởng hảo huyền...

Philippines bác bỏ đàm phán song phương với TQ về tranh chấp lãnh thổ

Người biểu tình phản đối Trung Quốc bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila, Philippines 12/6/2014.

22.08.2014
Philippines cho biết họ giữ nguyên lập trường đa phương của mình trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông giữa lúc có tin tàu Trung Quốc xuất hiện ở Bãi Cỏ Rong.
Phát ngôn viên tổng thống Edwin Lacierda hôm thứ Sáu nói rằng đối với Philippines, đàm phán song phương với Trung Quốc là “bất khả thi” bởi vì tranh chấp ở Biển Đông bao gồm nhiều hơn hai bên tranh chấp, và rằng đàm phán song phương giữa hai bên tuyên bố chủ quyền gây phương hại cho nhiều hơn hai nước tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn viên này cũng cho biết Philippines sẽ tiếp tục gửi công hàm ngoại giao phản đối điều mà Philippines cho là hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với lãnh thổ của họ, mặc dù Bắc Kinh liên tục khước từ những kháng nghị này.

Ông Lacierda nói vấn đề không phải là liệu Trung Quốc sẽ chấp nhận công hàm phản đối ngoại giao hay không mà quan trọng là chính phủ Philippines tiếp tục khẳng định quyền của mình.
Đầu tuần này, Bắc Kinh đã khước từ một công hàm phản đối ngoại giao của Philippines về sự việc được cho là tàu Trung Quốc xuất hiện ở Bãi Cỏ Rong.

Philippines xem Bãi Cỏ Rong thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình vì cách đảo Palawan 80 hải lý.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng Bãi Cỏ Rong là lãnh thổ của Trung Quốc.
Nguồn: abs-cbnnews.com, gmanetwork.com

Đế quốc Trung Quốc

Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Để chống lại âm mưu bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, chỉ cần chút tỉnh táo, hầu như ai cũng nhận thấy Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất: liên minh với nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, hơn nữa, Mỹ phải là trung tâm của khối liên minh ấy.

Nhưng, cũng chỉ cần chút tỉnh táo, chúng ta không thể không phân vân: Liệu, một, Mỹ có nhiệt tình giúp Việt Nam hay không; hai, nếu nhiệt tình, liệu Mỹ có thể thắng được Trung Quốc hay không?

Việc Mỹ có nhiệt tình giúp Việt Nam hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều cần xác định ngay là: Mỹ không bắt buộc phải giúp Việt Nam trong trận chiến chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Thành thực mà nói, việc Trung Quốc công bố con đường chín khúc (hoặc con đường lưỡi bò) bao trùm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa và một phần khá lớn lãnh hải Việt Nam chỉ
có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và một số quốc gia như Malaysia, Philippines và Brunei chứ không ảnh hưởng gì đến Mỹ. Nhớ, ngày 23 tháng 11 năm 2013, Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên bầu trời biển Hoa Đông, bao trùm khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà họ và Nhật Bản đang tranh chấp. Nội dung của tuyên bố này là tất cả các máy bay bay ngang qua khu vực ấy đều phải thông báo và chấp hành mệnh lệnh của Trung Quốc. Ngay sau lời tuyên bố của Trung Quốc, Mỹ cho hai chiếc phản lực cơ chiến đấu bay vào khu vực được gọi là vùng nhận dạng phòng không ấy. Trung Quốc im thin thít. Rồi cả Nhật lẫn Hàn Quốc đều cho máy bay chiến đấu đến vùng đó để tập trận. Mấy tháng sau, Trung Quốc vẫn giữ thái độ im lìm. Dường như họ thấy họ đi quá xa. Một cảnh huống tương tự cũng có thể xảy ra ở Biển Đông: Trung Quốc tuyên bố gì thì tùy họ, nhưng tàu bè của các nước lớn, trong đó, có Mỹ, cứ thản nhiên qua lại.

Dù sao, đó cũng là biện pháp cuối cùng. Cách tốt nhất vẫn là ngăn chận ngay từ đầu để Trung Quốc không hợp pháp hóa con đường lưỡi bò ngang ngược ấy. Trong trường hợp này, họ cần đến sự đóng góp của Việt Nam. Dĩ nhiên, với một điều kiện: Việt Nam phải thực sự muốn và có quyết tâm bảo vệ biển và đảo của mình.

Vấn đề thứ hai phức tạp hơn: Liệu Mỹ có thể thắng được Trung Quốc trên Biển Đông?

Để trả lời câu hỏi ấy, không nên quên sức mạnh của Trung Quốc: Về phương diện kinh tế, Trung Quốc có tổng sản phẩm trong nước (GDP) lớn thứ nhì trên thế giới; và theo dự kiến của nhiều nhà kinh tế học, trong vòng một hai thập niên tới, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về phương diện này. Về quân sự, Trung Quốc là nước chi tiêu cho quốc phòng lớn hàng thứ hai, chỉ sau Mỹ. Về dân số, cứ một trong bảy người trên mặt đất là người…Tàu.

Hugh White, một chuyên gia về Trung Quốc tại Úc, cho chưa bao giờ Mỹ đối đầu với một địch thủ đáng gờm như Trung Quốc. Trong lịch sử, tính từ thập niên 1880 đến thời gian gần đây, Mỹ có bốn đối thủ chính: Chủ nghĩa dân tộc ở Đức trong Đệ nhất thế chiến, chủ nghĩa phát xít Đức trong Đệ nhị thế chiến, chủ nghĩa Cộng sản trong thời Chiến tranh lạnh, và các nhóm Hồi giáo cực đoan trong trận chiến chống khủng bố hiện nay. Trong bốn đối thủ ấy, chỉ có Liên Xô là ít nhiều có thể uy hiếp Mỹ, nhưng chỉ có thể uy hiếp về quân sự; còn về kinh tế và nhiều phương diện khác, Liên Xô đều thua xa Mỹ. Trường hợp của Trung Quốc thì khác: Kinh tế của Trung Quốc lớn hơn hẳn kinh tế của Đức và Nhật thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai; việc quản lý kinh tế của họ cũng giỏi hơn hẳn Liên Xô thời chưa sụp đổ.

Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc là họ không có đồng minh. Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức dù sao cũng có đồng minh (Nhật và Ý); thời Chiến tranh lạnh, Liên Xô càng có nhiều đồng minh, còn Trung Quốc hiện nay thì hầu như không có ai cả, hoặc nếu có, chỉ có một nước duy nhất: Bắc Hàn. Về phương diện này, Mỹ có ưu thế hơn hẳn. Trước, trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Mỹ có bốn đồng minh thân cận nhất: Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines và Úc. Gần đây, trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc, khả năng Ấn Độ ngả sang Mỹ là điều rất khả thi (dù giới bình luận còn phân vân vì, một, Ấn Độ có truyền thống trung lập; và hai, họ bị phân hóa rất trầm trọng về cả phương diện sắc tộc lẫn văn hóa và chính trị).

Trung Quốc có thể khắc phục tình trạng cô đơn của họ bằng hai cách: Một, nâng cấp quyền lực mềm bằng các chính sách ngoại giao văn hóa có hiệu quả (một trong các cách ấy là mở rộng các Viện Khổng Tử ở khắp nơi); và hai, vô hiệu hóa các quốc gia có khả năng chống lại họ. Khả năng thứ nhất, về quyền lực mềm, có lẽ còn lâu lắm, may ra, Trung Quốc mới có thể thành công. Một trong những điều kiện để phát huy quyền lực mềm là dân chủ, nhưng đó lại là điều Trung Quốc không có. Khả năng thứ hai gần hiện thực hơn: mua chuộc và dùng kinh tế để gây sức ép lên các quốc gia khác, đặc biệt trong khu vực châu Á để họ đừng công khai chống lại Trung Quốc. Chính sách này rõ ràng là có hiệu quả ít nhất đối với khối ASEAN: hầu như không nước nào dám công khai chống lại, thậm chí, phê phán Trung Quốc (trừ Philippines).

Tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc, do đó, tuy vẫn nghiêng về phía Mỹ, nhưng Mỹ lại không có sức mạnh áp đảo để có thể tự tin chấp nhận bất cứ một sự đối đầu nào. Một số nhà bình luận chính trị cũng cho một sự đối đầu như thế vừa nguy hiểm vừa khó thắng. Một giải pháp được đề nghị: Mỹ chấp nhận vai trò của Trung Quốc với tư cách một siêu cường và đồng ý san sẻ quyền lực của Trung Quốc, ít nhất, trong khu vực Á châu, đặc biệt ở Đông Á. Một sự thỏa thuận như vậy, nếu được thực hiện, có khi kẻ bị hy sinh đầu tiên là Việt Nam. Chắc chắn Mỹ không thể bỏ Nhật, Nam Triều Tiên và Úc - là những nước đồng minh lâu đời của Mỹ: Mỹ vẫn cần những nước ấy để kiềm chế Trung Quốc.

Nêu lên khả năng trên không phải để chúng ta tuyệt vọng. Nhưng đó là một cách nhắc nhở: Việt Nam không nên ỷ y là Mỹ cần mình. Không, để có được một liên minh cần thiết với Mỹ và các nước khác, Việt Nam cần phải cố gắng hết sức. Trong chính trị thế giới thời hiện đại, nếu chúng ta không có nhiệt tình, không ai tự dưng xông vào cứu mình cả.


Khái Niệm về Xã hội Dân Sự

FB Việt Tân

Trong thời gian vừa qua, giới lướt mạng bắt gặp khá nhiều bài viết sâu sắc về sinh hoạt Xã Hội Dân Sự (XHDS) ở Việt Nam. Đặc biệt là những bài đăng trên trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, trang Dân Luận… hoặc, trên trang blog cá nhân của nhà báo Đoan Trang.
Tất cả đã ngầm khuyến khích không ít độc giả chịu khó truy cập Wiki, hoặc truy tìm ở một số trang khác, để quay lại tìm hiểu thêm ở mức khái niệm cơ bản: Sinh hoạt XHDS là gì, với những đặc điểm nào, phát triển ở VN ra sao…
Trang nhà sẽ lần lượt gửi đến các bạn một số loạt bài liên quan đến Xã Hội Dân Sự của tác giả Lưu Tấn Đông.



Lưu Tấn Đông
Khái niệm về XHDS - Phần 1

Loạt bài này chỉ nhằm ghi chép lại những khái niệm cơ bản đó, và rất mong được bè bạn trên Facebook cùng góp ý, điều chỉnh, bổ khuyết...

1. Nguồn gốc
Có nhiều luận thuyết về nguồn gốc của thuật ngữ “XHDS”, nhưng phần lớn cho rằng nó xuất hiện ở châu Âu vào khoảng 1400.

Gần đây, XHDS được nói nhiều từ nguồn gốc tiếng Pháp là Société Civile, tiếng Anh là Civil Society, do đó, cũng có những cách diễn đạt khác nhau là Xã Hội Dân Sự và Xã Hội Công Dân.

Dù vậy, điểm chung mà nhiều người đồng ý là: Sự hình thành và phát triển của XHDS đánh dấu một bước tiến trong cách tổ chức xã hội con người, bao gồm các định chế công quyền, các luật lệ, và các quy tắc nhà nước của đời sống xã hội.

2. Định nghĩa
Theo Liên minh vì Sự tham gia của Công dân – CIVICUS: XHDS là “Diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung.

Theo Trung tâm XHDS của trường Đại học Kinh tế London: “Xã hội dân sự bao gồm các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư”.

Theo N.M.Voskresenskaia và N.B.Davletshina trong quyển Chế độ Dân chủ, Nhà nước và Xã hội, thì: “Xã Hội Dân Sự là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm,... thực hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước; không để cho nhà nước áp bức các công dân đã tạo dựng ra nó”.

Tức là có nhiều định nghĩa khác nhau tùy theo góc nhìn và lãnh vực ảnh hưởng. Nhưng từ góc nhìn đấu tranh và phát triển đất nước của các lực lượng dân chủ, thì phát triển XHDS là tiến trình hình thành các định chế và hoạt động xã hội để:

• Người dân có thêm phương tiện tự đấu tranh cho quyền lợi của chính mình trên nhiều lãnh vực, mà không cần và không phải thông qua nhà cầm quyền;
• Tạo thêm nhiều thẩm quyền trong tay người dân bằng nỗ lực chuyển dời quyền lực từ trong tay giới cầm quyền độc tài về tay quần chúng.

3. Đặc tính
XHDS có các đặc tính cơ bản sau:
• Là tổ chức ở ngoài nhà nước, là đối tác với nhà nước.
• Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện (có tổ chức).
• Tự chủ, tự quản, độc lập về tài chính (tự trang trải).
• Hình thức tổ chức các định chế này rất đa dạng.
• Mục tiêu chung là vì sự phát triển của cộng đồng, phần lớn là những tổ chức phi lợi nhuận.

4. Các nhân tố hợp thành XHDS
Các bộ phận, nhân tố của XHDS gồm có:
a. Các tổ chức xã hội có tính đại diện từng giới như : thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân lao động, cựu chiến binh v.v…

b. Các tổ chức xã hội có tính đại diện nghề nghiệp, ngành, lĩnh vực như: khoa học, văn học nghệ thuật, thương gia, luật gia v.v…

c. Các tổ chức phi chính phủ NGO (Non Governmental Organization), đây là thuật ngữ do Ngân hàng Thế giới (WB) đề xuất, được Liên Hiệp Quốc và nhiều nước sử dụng.

NGO - Tổ chức phi chính phủ.
PVO - Tổ chức tình nguyện tư nhân.
NPO - Tổ chức phi lợi nhuận.

d. Các phương tiện truyền thông đại chúng ngoài nhà nước, các nhà xuất bản, các đài, báo, … kể cả của tư nhân. Đây là bộ phận thường được gọi là quyền lực thứ tư bên cạnh 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

e. Các tổ chức từ thiện của tôn giáo và tổ chức nhân đạo.

f. Các tổ chức NGO quốc tế. Hiện nay có khoảng 200 NGO có tính toàn cầu lớn nhất, hoạt động ở rất nhiều nước với tầm ảnh hưởng quan trọng.

(Còn tiếp kỳ sau)

Lưu Tấn Đông
FB Việt Tân
https://www.facebook.com/viettan/photos/a.10151333017390620.561958.35182380619/10153147335600620/?type=1&theater



VIỆT NAM : QUỐC GIA CHUỘT NHẮT ?

Nguyễn Hoàng Đức - 22.08.2014
Việt Nam, ôi quê hương yêu dấu rừng vàng biển bạc của chúng ta, nhưng mà có phải nó đang tụt xuống hàng “hố rác” của nhân loại?

Từ Bắc chí Nam, từ Quảng Ninh đến Cần Thơ các cô gái trẻ nườm nượm đi thi để lọt qua vòng tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Với một lý do mở màn rất đơn giản, ít nhất người ta được xuất ngoại lần đầu, được đáp máy bay lên bầu trời. Trái lại, nếu không dám dứt bỏ một lần làm sao thoát cảnh lội bì bõm bên bờ ruộng để leo lên phi cơ phản lực vượt ra quốc tế? Những cô gái Việt này ao ước đàn ông Hàn Quốc chẳng khác gì “tây mũi tẹt”, giống cha ông châu Á đã từng khao khát phương Tây như thần thánh cái gì cũng có. Trời ơi, quả là một trời một vực, cùng da vàng mũi tẹt như nhau, chỉ sau vài thập kỷ, một đằng thì thành tây, đi đâu cũng leo lên xe hơi và máy bay; một đằng thì bán cả đời mình chỉ để nếm một lần leo phi cơ. Tại sao? Có phải tại trí khôn của người Việt mà rất nhiều người chúng ta lúc nào cũng thường trực tự hào?
Có nhiều người Việt phản ứng rất mạnh mẽ khi thấy ai nói về cái xấu của người Việt, như thể nói thế là chạm đến quốc hồn – quốc túy, nói xấu tổ tiên, ông cha… và họ phản đối như thể đó là thước đo chứng minh lòng yêu nước của mình rằng: tôi yêu tổ quốc, tổ tiên, dân tộc, giống nòi, và tôi phản đối lại là để bảo vệ tổ quốc. Họ có bảo vệ tổ quốc không? Thực ra, họ chỉ bảo vệ cái xấu trong chính con người họ.
Hoàng đế Napoleon có nói “Bao dung với cái xấu là sự đồng tình với nó”. Đúng vậy một kẻ ăn cắp thường có cái nhìn vô tội với một thằng ăn cắp khác. Kẻ nói dối cũng vậy. Kẻ độc ác, đố kỵ, ích kỷ cũng thế, nó không giành cho những ai giống nó một cái nhìn phán xử khác lạ…
Kết quả bao dung cũng là bao che cho cái ác tràn lan vô bờ đến vậy dẫn đến dân tộc Việt ngày nay theo các bảng sắp hạng đều không ngoi ra khỏi vị trí đội sổ, thua xa cả những nước trong khu vực từ 50 đến 100 năm. Nói đâu xa, nước Lào là nước nhỏ bé nghèo nàn bậc nhất thế giới, nhưng từ xưa đến nay luôn trở thành giấc mơ của người Việt. Thời bao cấp, mấy anh sinh viên Lào chỉ có vài cái nhẫn vàng đeo ngón tay đã trở thành niềm ao ước của nhiều cô gái Việt. Còn giờ đây, xe hơi loại bán tải của Lào nhiều như xe đạp từ quê lên phố vẫn là mơ ước của giới trung lưu Việt Nam. Còn giới cán bộ trung lưu Việt hí hửng về thu nhập cỡ dăm chục triệu đồng mỗi tháng thì vẫn còn thua loại rửa bát, làm thuê ở Singapore, một nước nằm trong khu vực.
Sự bao dung – bao che – cũng là đồng hóa đó đã gây ra vô số cái xấu cái ác ở Việt Nam: nào ăn cắp nắp cống, tháo đinh đường tầu, tháo đinh rầm cầu, cắt đường dây điện thoại, rải đinh “đa cạnh” ra đường, rồi xi măng cốt tre…đã gây ra nhiêu tai nạn khủng khiếp. Mới nhất là nạn pha trộn tạp chất vào xăng dầu đã gây ra hàng loạt vụ cháy xe gây thiệt hại tài sản và chết chóc tang thương. Đó là một thảm họa! Nhưng còn thảm họa hơn ngay khi đã tìm ra mầm mống của những vụ pha trộn, người ta vẫn triển khai sự bao dung, nghĩa là vẫn bao che cho những thứ nguy hiểm chết người rình rập ngay trong chiếc xe của người dân. Tại sao? Vì các công ty xăng dầu đều thuộc các ông lớn, chẳng lẽ ông lại muốn phơi áo sân sau của mình! Trong một buổi gặp mặt các phóng viên. Một vị quan chức nêu ra ý kiến chỉ đạo: để kích thích du lịch Việt Nam báo chí cần khai thác đưa tin về những lời nói tốt đẹp của khách thăm quan nước ngoài, như vậy mới lôi kéo được du lịch.
- Vậy những lời nói về cái xấu của người Việt thì sao? – một nhà báo hỏi lại.
Vị quan chức cười xòa “cái này thì…” – có nghĩa là không được đăng.
Tóm lại, người Việt chỉ quen với những “sự thật” được biên tập, nói thẳng ra chỉ thích lời khen mà không muốn bị chê. Như vậy là người Việt chưa trưởng thành, chỉ là những đứa trẻ thích nghe lời khen mà không muốn bị chê. Mới đây có nhiều bài báo như của học giả Vương Trí Nhàn tập hợp những bài viết của các học giả lớn như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Đặng Thái Mai … hoặc của nhà báo Hoàng Tùng… đã nêu ra từ xưa, nhiều chuyên gia phương Tây đã nhận xét người Việt rất nặng như: “nói dối”, “ăn cắp”, và “sát nhân”.

Đặc biệt có chuyên gia nói: “Việt Nam là quốc gia của những con chuột”.

Trong một phóng sự truyền hình, người ta phản ánh nạn người Việt qua các nước Tây Âu, có rất nhiều người tham gia trồng cây cần sa. Họ bị giam trong nhà kín, không được ra ngoài, suốt ngay lo chăm bón các cây cần sa dưới ánh đèn điện. Việc họ bị giam cầm trong nhà không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời liệu có phải là những con chuột?
Gần hơn, một loạt các vụ giam cầm công nhân người Việt tại Nga, ăn ở và làm việc trong nhà hầm như súc vật, đến khi cháy không có đường thoát hiểm đành ôm nhau chết. Liệu có phải họ bị đối xử như những con chuột và chết như những con chuột?
Và ai đã đối xử với họ như chuột?
Bọn thực dân ư? Không, đó chính là những người Việt mới đó vẫn còn chân lấm tay bùn nhưng đã sớm bước vào con đường lưu manh hóa tiểu nông, rồi thành tư bản đỏ học đòi. Ai mà nói về cái xấu của người Việt thì đám này uất ức đầu tiên. Tại sao? Vì đó là những cái xấu mà chính họ mới là đại biểu cao cấp nhất.

Một quốc gia muốn trưởng thành và tiến bộ thì nó phải kiện toàn pháp luật bởi vì không có pháp luật không thể thành quốc gia mà đó chỉ là sắc tộc gia đình trị bán khai. Điều kiện đầu tiên để có pháp luật là không ai cho dù là vua chúa, chủ tịch hay thủ tướng được ở trên pháp luật. Vua phạm tội xử như thứ dân. Nhưng cái điều hiển nhiên đó cho đến nay đã đầu thiên niên kỷ thứ ba người Việt vẫn không được sống trong Nhà nước pháp quyền. Cái gọi là nhà nước của chúng ta là thứ hầm bà làng, đồng nát như lãnh đạo vẫn thường cất tiếng nói cửa miệng “đảng, nhà nước, và nhân dân”. Trong câu nói này dù bao sân nhưng vẫn thiếu một cơ quan trực tiếp của pháp luật đó là “chính phủ”, và như thế chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Trong khi đó ở các nước người ta luôn phải tuyên bố: chính phủ đã làm việc này việc kia.
Việt Nam làm sao có pháp luật khi điều bốn của hiến pháp, Đảng tuyên bố “lãnh đạo tất cả”, cả quốc hội là cơ quan lập hiến, cả chính phủ là cơ quan hành pháp. Người ta nói “Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao”, nhưng mở màn kỳ họp quốc hội, người ta lại đem nghị quyết của trung ương đảng vào đọc như một định hướng bất khả biện, thì làm sao quốc hội còn là cơ quan tối cao được.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng lại chịu sự lãnh đạo cao nhất hơn của đảng, thử hỏi ai thứ nhất? ai thứ nhì?
Có một việc giản dị như vậy sao người ta vẫn ấp úng che đậy, không thể minh bạch? Vì thế ở Việt Nam, từ lập pháp đến hành pháp đều chỉ là lối tập trận giả, nhưng có một sự thực bên trong đó: là mong muốn và định vị tuyệt đối của quyền lực. Quyền lực tuyệt đối để làm gì? Để có được quyền lợi tuyệt đối! Quốc hội Việt cộng ở trình độ nào? Quốc hội đúng nghĩa là bàn của chủ tịch đoàn ngồi thấp hơn ghế của các nghị viên, được đặt ở giữa, để các nghị viên thoải mái tranh biện. Trái lại quốc hội Việt cộng thì nghị viên ngồi dưới như xem kịch, còn chủ tịch đoàn ngồi phía trên như ban giám khảo. Chủ tịch bước ra bệ nói như Mc, còn ở dưới giơ tay tán thưởng. Đúng là hình thức văn công chẳng giống ai. Đó là bằng chứng sờ sờ chứng tỏ cái gọi là quốc gia của chúng ta còn ấu nhi đến mức nào? Hội trường quốc hội đúng nghĩa của Việt nam vẫn đang xây để chờ cơ hội sánh bước với loài người.
Than ôi vào thiên niên kỷ thứ ba rồi mà người Việt vẫn chưa nhấc chân bước đầu tiên vì HIẾN PHÁP ĐÍCH THỰC. Thử hỏi người Việt là người hay là chuột?
Theo các chuyên gia, chuột là thứ sống theo bầy và thuộc loại thông minh bậc nhất, chúng không bao giờ để bị dính bẫy đến lần thứ hai. Một con bị sập bẫy, cho dù bẫy sắt, bẫy tre hay bẫy dính, thì chúng liền tụ lại họp hành rút kinh nghiệm rồi thông báo cho cả bầy trên toàn lãnh thổ cống ngầm cách thức nhận biết và tránh bẫy.
Nhưng dù bầy chuột có khôn đến mấy, chúng cũng không phải là thứ kiêu hãnh của ánh sáng. Sự khôn ngoan của chúng chỉ là chui rúc để tồn tại, mà không phải là vươn thẳng để sống minh bạch và tiến bộ.
Đó là quan lại cũng như dân chúng. Giờ đến văn hóa. Thơ là thứ phổ biến cũng như dễ nhất của Việt Nam hiện nay. Thôi thì tiểu nông, tiểu thương, các cụ hưu trí, các em mới lớn đua nhau làm thơ. Giờ hãy nhìn tập đoàn làm thơ, có đông rinh rích và rúc ríc làm thơ không? Mới đây Trung quốc lĩnh giải Nobel văn học lần hai. Tại sao họ có hai thành tựu đó? Bởi vì cách đây hơn nửa thế kỷ người Trung Quốc đã bỏ làm thơ, và coi thường thơ.

Ai chẳng yêu quê hương. Nhưng người đi xa về bao giờ cũng yêu quê hương hơn, yêu da diết và đau đáu. Tại sao? Bởi vì tình yêu của họ đã lên men rất nhiều bởi nỗi nhớ cồn cào. Người làm thơ sẽ yêu thơ hơn nếu người ta biết từ bỏ thơ để sống trong một cuộc đời toàn diện có công lý, tình yêu, tranh đấu, sám hối và cứu chuộc.

Văn là người! Thi ca là cuộc đời! Người làm thơ sẽ trở về với thơ như nước nguồn từ đỉnh cao ùa xuống, chứ không phải như tí nước mài mực rồi cọ lên giấy vòi vĩnh khúc vinh quang. Hãy viết văn làm thơ như những con đại bàng sà xuống từ lý tưởng cuộc đời, chứ không phải bằng những khúc rúc ríc lẩn trốn khôn ngoan của bầy chuột chỉ quen thủ thế trong cơ chế xin cho của bóng tối. Một chút thành công tem phiếu bao cấp chỉ là cách con chuột chui qua kẽ hở kiểm duyệt bé tí của ông chủ, đó không phải là cách con ngựa phi nước đại cùng những con khác trên thảo nguyên để tìm xem con nào mạnh nhất?!
Dám ra gió cuộc đời! Dám ganh đua minh bạch! Mới có thể tìm được giải quán quân đại bàng, hay những con chiến mã! Còn đua trong ao hợp tác ư? Chính những nhà quán quân mậu dịch đã thừa nhận “chúng ta chỉ là tép”.
Mong rằng mọi người Việt đều biết vượt qua tự ái để phấn đấu cho một xã hội tiến bộ, minh bạch và kiêu hãnh thực sự.
XIN ĐỪNG ĐỂ BỊ HẠ NHỤC VÌ LÀ THẦN DÂN CỦA VƯƠNG QUỐC CHUỘT !!
N H Đ
Nguồn: ViệtNamThờiBáo




__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

My Blog List