Sunday, August 3, 2014

VỢ ÔNG NGUYỄN HỮU VINH: HÃY TRẢ TỰ DO NGAY CHO CHỒNG TÔI!

 

VỢ ÔNG NGUYỄN HỮU VINH: HÃY TRẢ TỰ DO NGAY CHO CHỒNG TÔI!

Posted by adminbasam on 10/07/2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
———————————-
TP.Hà Nội, ngày  05 tháng 06 năm 2014

 ĐƠN KHIẾU NẠI

V/v:  khởi tố bắt oan sai đối với chồng tôi là Nguyễn Hữu Vinh,  
đề  nghị trả tự do ngay.
                       
Kính gửi:
-         Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban cải cách tư pháp;
–         Ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
–         Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban nội chính Trung ương;
–         Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao;
–         Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm ủy ban tư pháp Quốc Hội.
Tôi là Lê Thị Minh Hà, sinh 1958. Trú tại: 5/2/4D phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, TP.Hà Nội; là vợ của anh Nguyễn Hữu Vinh đang bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam theo điều 258 Bộ luật hình sự: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Kính thưa các Quý vị đại diện của các Cơ quan có thẩm quyền
Tôi nguyên là: học sinh khóa D8 – Đại học an ninh nhân dân,  cán bộ Viện nghiên cứu khoa học Công an; là người vợ tuy tôi không tham gia vào các công việc của chồng tôi đã và đang làm nhưng tôi hiểu tấm lòng của chồng tôi là một người yêu nước, hết lòng vì Tổ quốc, vì nhân dân. 

Chồng tôi, nguyên là học sinh khóa D6 – Đại học an ninh, đã từng công tác tại Bộ Công an; Ban Việt kiều Trung ương -Bộ Ngoại giao; xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có nhiều công lao với Nhà nước và nhân dân (bố đẻ là ông Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Giám đốc Công an khu IV, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Cộng hòa Liên bang Nga).
Theo tôi, trang thông tin Anh Ba Sam của chồng tôi chỉ là trang thông tin cá nhân, ghi nhận thông tin từ các trang thông tin báo chí chính thống và thông tin công khai bên ngoài với tính chất như điểm tin với mong muốn cung cấp cho Bạn đọc có được nhiều luồng thông tin khác nhau về một vấn đề để có nhìn nhận khách quan, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến đóng góp thiết thực hữu ích cho đất nước và cho nhân dân.
Các nội dung chính trang thông tin này tập trung đăng tải là:
Cảnh báo về tình hình biển Đông, biên giới để Nhà nước, nhân dân nêu cao cảnh giác đối phó với tình hình Trung Quốc xâm lấn, thôn tính đất nước.
Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng thực tế xảy ra  trên nhiều lĩnh vực để Nhà nước và nhân dân được biết  góp phần làm trong sạch Bộ máy Nhà nước, trả lại niềm tin cho nhân dân.
Cung cấp những bài viết liên quan đến việc thực thi đúng Hiến pháp về nhân quyền, tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng; chống bè phái, cục bộ địa phương đơn vị; chống lợi ích nhóm; chống bè phái độc quyền; chống đàn áp nhân dân, cần lắng nghe ý kiến nhân dân; quan tâm hơn nữa đời sống nhân dân (nhất là các vùng nông thôn, miền núi, dân tộc).
Nêu và kiến nghị về đường lối đối ngoại của đất nước phải rõ ràng, rành mạch, không được lấp lửng, không dĩ hòa vi quý, không định kiến. Trang thông tin như muốn nói rõ : cần  hợp tác toàn diện với nước Mỹ, các nước trong cộng đồng Châu Âu, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Âu (cũ, mới) và Ấn Độ;… Có như vậy mới không lệ thuộc kinh tế của Trung Quốc , bảo vệ được chủ quyền của đất nước.

Do đó, việc chồng tôi làm là hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp, trong khuôn khổ pháp luật cho phép (pháp luật không cấm) về quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền tự do ngôn luận; quyền được đưa ra và thể hiện chính kiến của mình. Đồng thời quán triệt lời dạy của Bác Hồ: “Dân chủ là để cho dân được mở miệng ra nói”.
Như vậy: buộc tội và bắt giam chồng tôi, một người thực hiện đúng pháp luật, đúng lời dạy của Bác của Cơ quan ANĐT có đúng người, đúng tội và đúng luật không?

Yêu cầu Cơ quan ANĐT khi áp Điều 258 Bộ luật hình sự để bắt chồng tôi phải đưa ra các chứng cứ chứng minh: chồng tôi lợi dụng cái gì? Lợi ích bị xâm phạm cụ thể là  gì? Định lượng ra sao? Nhà nước, tổ chức, công dân nào tố cáo chồng tôi với tư cách chủ thể bị hại? Cơ quan tổ chức nào giám định thiệt hại để lượng hình? Ngoài ra, những việc chồng tôi đăng tải các bài định hướng dư luận theo chiều hướng tích cực có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho công cuộc bảo vệ đất nước, đối ngoại, chống bè phái, lợi ích nhóm, chống tham nhũng,… thì tại sao lại bỏ qua? Thành tích và thiếu sót (nếu có) phải được xác định rõ ràng, minh bạch.

Từ những nội dung nêu trên, tôi tin rằng chồng tôi hết lòng hết dạ vì Tổ quốc và dân tộc,  không vì động cơ cá nhân, không làm thiệt hại quyền lợi ích hợp pháp của bất cứ  ai kể cả tổ chức hay cá nhân.
Tôi đề nghị trả tự do ngay cho chồng tôi và đình chỉ vụ án !
Kính mong các vị đại diện cao nhất của Nhà nước và của các Cơ quan hành pháp có liên quan nhanh chóng giải quyết yêu cầu chính đáng nêu trên của tôi.
Đề nghị trả lời kết quả xử lý thỏa đáng cho tôi bằng văn bản trong vòng 15 ngày theo luật định từ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Kính đơn.
Người làm đơn  
Ký tên
LÊ THỊ MINH HÀ
___________
Nơi nhận:
-  Như trên;
-  Ông Tô Lâm (Thứ trưởng Bộ Công an);
-  Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I và II;
-  A83, A87,A92 Bộ Công an;
-  Luật sư Hà Huy Sơn;
-  Lưu  

Dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu nhạc sĩ Việt Khang

31st July, 2014
By Tú Trinh

Thêm 3 tù nhân vừa được các dân biểu Mỹ đỡ đầu là nhạc sĩ Việt Khang (tức Võ Minh Trí), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Như vậy là tổng cộng đã có 13 tù nhân lương tâm Việt Nam nhận được sự đỡ đầu.

Văn phòng của Dân Biểu Michael McCaul (đảng Cộng Hòa, Texas) vừa cho biết vị dân biểu này nhận "đỡ đầu" tù nhân lương tâm Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang). Đồng thời, văn phòng của Dân Biểu Chris Van Hollen (đảng Dân Chủ, Maryland) cũng thông báo là ông nhận đỡ đầu cùng lúc hai tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Giám Đốc BPSOS và Phát Ngôn Nhân của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết thêm chi tiết.


Bài liên quan:
DB Hoa Kỳ đỡ đầu thêm 3 tù nhân lương tâm Việt Nam

Phản ứng trước báo cáo nhân quyền của LHQ

Posted by adminbasam on 01/08/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
01-08-2014
Quan sát phản ứng của Chính phủ VN trước báo cáo về tôn giáo của đặc phái viên Liên hiệp quốc Heiner Bielefeldt cũng thú vị. Báo chí thì tự khen ngợi qua những cái tít như “Việt Nam nghiêm túc thực hiện cam kết quốc tế về nhân quyền”, hay có phần khiêm tốn hơn như “Báo cáo viên LHQ đánh giá cao tiến triển của VN về tôn giáo”. Nhưng tất cả hai cái tít tiêu biểu đó không nói lên sự thật khác là báo cáo chỉ ra rằng VN đã và đang vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của người dân!
Thật vậy, báo cáo của LHQ có đoạn viết: “những vi phạm nghiêm trọng đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam – nhất là ở các vùng nông thôn, tuy không phải chỉ có ở nông thôn.” Đoạn báo cáo ngắn nhưng quan trọng này hầu như không được nhắc đến!
Nhưng quan sát phản ứng của Chính phủ VN trước những phàn nàn của đặc phái viên LHQ tôi chỉ biết lắc đầu. Đó là một loại phản ứng chối cãi. Trong buổi họp báo, ông Bielefeldt tường thuật rất rõ rằng: “Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định.”
Và ngay cả cá nhân ông cũng bị theo dõi và bị xâm phạm riêng tư:
“Ngoài ra, việc di chuyển của tôi cũng bị giám sát chặt bởi ‘những cán bộ an ninh hoặc công an: mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào’.”
Vậy mà trong bản tin báo chí của Bộ Ngoại giao (2), trích lời của một người tên là Phạm Hải Anh, nói rằng: “Về một số vấn đề ông Beilefeldt nêu tại cuộc họp báo ngày 31/7, tôi cho rằng đã có sự hiểu lầm, chưa trao đổi hết thông tin. Theo nghị quyết 5/2 của Hội đồng Nhân quyền, nước chủ nhà có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Báo cáo viên đặc biệt trong suốt chuyến thăm. Luật pháp Việt Nam bảo đảm mọi người dân có quyền tự do tiếp xúc, gặp gỡ với bất cứ ai họ muốn. Thời gian qua, Năm Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền đã thăm Việt Nam, tiếp xúc với rất nhiều cá nhân, tổ chức và thành công tốt đẹp.”

Hình như cũng quan chức này phát biểu rằng “Và chúng tôi cam đoan rằng, tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng” (3), trong buổi họp báo của đặc phái viên LHQ.

Tôi không hiểu nỗi: hiểu lầm gì ở đây?! Ông ấy nói chuyến đi không thành là do chính quyền địa phương đe doạ, sách nhiễu, ngăn cản. Ngay cả cá nhân ông ấy cũng bị làm phiền. Người ta nói rõ như thế, mà gọi là hiểu lầm thì quả là khó hiểu? Vấn đề là có hay không có việc ngăn cản, sách nhiễu, đe doạ như ông ấy nói? Yes hay là No? Nếu có thì nói là có, và giải thích cho ông ấy hiểu; nếu không thì nói là không. Tôi nghĩ phản ứng “hiểu lầm” của phía VN là hơi lạc đề.
Nói chung, phản ứng của Chính phủ VN có phần trốn tránh vấn đề và thiếu tự tin.
Phản ứng của chính quyền VN rất khác với phản ứng của Chính phủ Úc. Năm ngoái, khi bản báo cáo về tình hình nhân quyền của Úc của LHQ được công bố, mà trong đó bản báo cáo liệt kê 150 vi phạm luật pháp quốc tế về người tị nạn mà Úc vi phạm. Mặc dù báo cáo có nhiều điểm tốt cho Úc, nhưng báo chí họ chỉ quan tâm đến những điểm xấu. Hệ thống truyền thông của Úc như vớ được vàng, họ làm ầm ĩ suốt cả tuần. Kể cả đài ABC và SBS là hai đài của Nhà nước cũng vớ lấy bản báo cáo và không tiếc lời phê phán Chính phủ Úc. Báo Sydney Morning Hereald (nhật báo có uy tín nhất của Úc) chạy cái tít “Australia violated refugees’ human rights, UN says” (tạm dịch: Liên hiệp quốc nói Úc vi phạm nhân quyền của người tị nạn). Nhật báo này còn mỉa mai Úc là đạo đức giả: suốt ngày đi phê phán người khác về nhân quyền, trong bản thân mình thì đối xử tệ với người tị nạn!
Tôi nhớ có lần một báo cáo của LHQ phê phán Chính phủ Úc về tình trạng người thổ dân. Trong báo cáo phần lớn là khen Úc có chính sách tích cực với người thổ dân, nhưng có đoạn đặt vấn đề tuổi thọ của người thổ dân còn quá thấp. Tuổi thọ trung bình của người thổ dân hiện nay là 69 ở nam giới và 74 tuổi ở nữ giới (so sánh với Úc da trắng: 80 ở nam và 84 ở nữ). Tôi biết Chính phủ Úc chi rất rất nhiều tiền để lo cho người thổ dân, nhưng tình hình cải tiến rất chậm. Đối với LHQ, sự chênh lệch 10 năm về tuổi thọ giữa người da trắng và thổ dân là một vấn đề: vấn đề nhân quyền! Báo chí cũng được một phen làm lớn chuyện về vấn đề này.
Trước những công kích của LHQ và báo chí như thế, Chính phủ Úc phản ứng ra sao? Rất bình thản. Các bộ trưởng liên quan cũng lên đài và báo chí để trình bày quan điểm của Chính phủ. Trước hết, họ cám ơn và ghi nhận những phê phán của đặc phái viên LHQ. Họ đồng ý rằng một số vi phạm là có xảy ra, một số thì còn trong vòng điều tra, một số thì họ không đồng ý. Nhưng sở dĩ Chính phủ Úc bình thản là vì họ nói tất cả những điều gọi là “vi phạm” đó họ đều biết, mà không chỉ biết, họ ĐÃ có biện pháp khắc phục vấn đề. Úc có sẵn tất cả các thiết chế để đáp ứng bất cứ vấn đề nào. Do đó, tất cả những gì LHQ đề nghị không hề mới với Úc vì Chính phủ Úc đã làm. Nói cách khác, họ bình thản vì họ chủ động, chứ không để người ngoài vào chỉ họ phải làm gì.
Tôi nghĩ phản ứng của Chính phủ Úc là một phản ứng của người trưởng thành, của một Chính phủ đầy tự tin. Vì trưởng thành nên họ không dấu diếm, sẵn sàng đương đầu với sự thật. Sự tự tin làm cho họ bình thản đối phó với bất cứ phê phán nào.
Tôi nghĩ những gì ông đặc phái viên LHQ mô tả những khó khăn của ông trong khi công tác ở VN không làm ai ngạc nhiên. Công việc của ông và những người ông tiếp xác thuộc vào nhóm “tế nhị” đối với Nhà nước, nên họ dè dặt và nều cần cấm đoán. Các chuyên viên nước ngoài khi đến VN làm việc, thậm chí các nhóm làm từ thiện thuần tuý, đều bị theo dõi chặt chẽ. Có người chưa quen thì ngạc nhiên, nhưng những ai quá quen rồi thì họ chỉ mỉm cười [khinh bỉ]. Dĩ nhiên, những việc làm như thế của chính quyền chẳng giúp gì cho VN, mà còn làm cho hình ảnh VN xấu đi trên trường quốc tế. Mỗi khi nói đến sự kiểm soát mang tính Mao-Stalin người ta sẽ lấy VN ra làm ví dụ tiêu biểu để làm chuyện cười.
Việc theo dõi người nước ngoài có lẽ xuất phát từ một tâm trạng bất an và thiếu tin tưởng vào con người. Tôi nghĩ giới an ninh hay chính quyền VN nói chung thiếu khẳ năng tin vào con người; họ nhìn ai cũng đáng nghi ngờ hay có tiềm năng gây tác hại cho họ (chế độ), và từ đó họ thấy ai cũng đáng bị theo dõi. Ngay cả người dân trong nước cũng bị làm khó vì cách nhìn này. Có lẽ quan điểm này xuất phát từ tâm lí “suy bụng ta ra bụng người” (ngày xưa mình vậy, bây giờ chắc nó cũng vậy). Do đó, một người phương Tây đại diện cho LHQ (lại một tổ chức phương Tây), mà phương Tây có khi được xem là kẻ thù, nên việc làm và đi lại của ông đặc phái viên đều đặt dưới sự giám sát của an ninh. (Chỉ có điều sự giám sát đó quá lộ liễu đến nỗi ông ấy phải phàn nàn, và điều đó nói lên năng lực của phía VN. Tôi nghĩ nên tạo điều kiện cho giới công an và an ninh sống và làm việc ở các nước phương Tây một thời gian để họ làm quen với những văn hoá ngoài đó và có hành xử “văn minh” hơn).
Một lí do khác có lẽ là do tư duy địch – ta cũng làm cho nhà cầm quyền VN cảm thấy ngại với các đặc phái viên từ phương Tây. Trên thế giới chỉ còn có vài nước theo XHCN hay cộng sản (trên danh nghĩa), và họ cảm thấy cô độc. Từ cô độc đến nhìn người khác như là địch. Mà, địch là xấu, nên phải theo dõi. Với tư duy loại thời tiền sử này thì VN sẽ tự làm khổ mình về lâu dài. Theo tôi, không nên phân biệt dựa trên tiêu chuẩn địch ta nữa, mà nên đánh giá dựa trên tiêu chuẩn vì lợi ích quốc gia dân tộc.
Kể từ ngày VN “mở cửa” đến nay cũng đã gần 30 năm (nếu tính từ 1986). Trong 3 thập niên dài như thế mà cách ứng xử của VN đối với các đoàn công tác của nước ngoài hình như chẳng có gì thay đổi nhiều. Thoải mái hơn thì tôi nghĩ có, tự do hơn cũng có, nhưng nhìn chung thì vẫn còn rất hạn chế. Đến hôm nay mà sự giới hạn vẫn còn, qua lời kể của ông Heiner Bielefeldt, thì quả là một điều đáng tiếc. Còn cách đối phó với những báo cáo bất lợi, tôi nghĩ nên Chính phủ nên lịch sự cảm ơn họ, và thành thật nhìn nhận có vấn đề và chủ động giải quyết, thay vì nói người ta “hiểu lầm” hay phớt lờ những chỉ trích của người ta. Một Chính phủ tự tin và trưởng thành phải thừa bản lĩnh để hứng chịu — chứ không trốn tránh — những chỉ trích.
—-
(1) Thông cáo báo chí về tự do tôn giáo tại VN (bảng tiếng Anh):
http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=14914&LangID=E
(2) Phản ứng của Bộ Ngoại giao VN:
http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/ns140731095455


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

My Blog List