Con trai bà Bùi Thị Minh
Hằng gặp Freedom House vận động cho mẹ
FB Con Đường Việt Nam
|
Đại
diện tổ chức Freedom House tiếp kiến Trần Bùi Trung
và Ls. Vi K. Trần hôm 12-8-2014 tại trụ sở ở Washington D.C. |
FREEDOM HOUSE SẼ LÊN TIẾNG VỀ VỤ ÁN BÙI THỊ MINH HẰNG
Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ - Chiều 12/8/2014 (giờ địa phương), Bo Trung
(Trần Bùi Trung), con trai của bà Bùi Thị Minh Hằng, đã có cuộc gặp gỡ với tổ
chức Freedom House ở Washington DC. Đây là một phần trong chuyến đi của Bo
Trung để vận động giới chức Mỹ lưu tâm đến tình hình tù nhân lương tâm ở Việt
Nam, trong đó có trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng.
Có mặt tại cuộc gặp cùng Bo Trung là luật sư Vi K. Trần, thành
viên phong trào Con Đường Việt Nam. Thay mặt Bo Trung, luật sư Vi đã đánh giá
sơ lược với Freedom House tình hình đấu tranh bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam
những năm qua, đặc biệt là sự nổi lên của các tổ chức xã hội dân sự “ngoài
luồng”, theo nghĩa không được nhà nước thừa nhận, thậm chí còn bị coi là thế
lực thù địch, phản động.
Phía Freedom House, ông William Ford và bà Bee Shan hỏi nhiều về
vụ án Bùi Thị Minh Hằng, hoàn cảnh và lý do khiến bà Hằng bị bắt, cũng như về
phiên tòa sắp tới. Cả hai đều lấy làm ngạc nhiên, khó hiểu khi biết bà Hằng bị
bắt giam vì tội gây rối trật tự công cộng, không được gặp người nhà, cũng không
được nhận đầy đủ đồ mà Bo Trung gửi vào. Họ bày tỏ lo ngại về tình trạng sức
khỏe của bà Hằng, đặc biệt sau nhiều lần tuyệt thực.
Đại diện Freedom House cũng tỏ ra rất quan tâm đến hoạt động của
khối xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam với việc các tổ chức dân sự đã có ba cuộc
gặp từ tháng 6 đến nay.
Freedom House cho biết, họ sẽ cùng một số tổ chức nhân quyền quốc
tế ra một tuyên bố chung về vụ án Bùi Thị Minh Hằng, yêu cầu chính quyền Việt
Nam tuân thủ các chuẩn mực nhân quyền quốc tế cũng như những công ước về nhân
quyền mà Việt Nam đã ký kết, bảo đảm các thủ tục của quy trình tố tụng diễn ra
đúng luật, phiên tòa diễn ra công khai, minh bạch
Bộ Ngoại giao Mỹ: “Sẽ
theo dõi sát sao vụ án Bùi Thị Minh Hằng”
Con Đường Việt Nam
Nối tiếp cuộc gặp
với Freedom House, chiều 13/8/2014 (giờ địa phương), Trần Bùi Trung – tức Bo
Trung, con trai nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng – đã gặp gỡ hai quan
chức thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington DC.
Hai quan chức đề
nghị ẩn danh để thuận tiện cho công việc của họ với các blogger và giới hoạt
động bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Hai vị cho biết, Chính phủ Mỹ đã đưa vấn đề
trả tự do cho tù nhân lương tâm ra Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt hồi tháng 5 vừa
qua, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, Ba Sàm
Nguyễn Hữu Vinh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, và Bùi Thị Minh Hằng. Và không chỉ
trong Đối thoại Nhân quyền, mà Mỹ cũng nêu tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tại
tất cả các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa giới chức hai nước.
Đại diện Bộ Ngoại
giao Mỹ khẳng định, Hoa Kỳ coi cải thiện nhân quyền như là điều kiện mấu chốt
để Việt Nam có thể đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên
Thái Bình Dương (TPP) và mua vũ khí sát thương từ Mỹ.
Hai quan
chức cho biết họ đã, đang và sẽ tiếp tục theo dõi sát sao vụ án Bùi Thị Minh Hằng.
Về phần
mình, Bo Trung và luật sư Vi K. Trần (thành viên phong trào Con Đường Việt Nam)
đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ có tiếng nói yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tôn
trọng luật pháp của chính Việt Nam, thực thi nhà nước pháp quyền, bảo đảm tư
pháp độc lập thì mới có thể cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước. Bo
Trung bày tỏ ý muốn Bộ Ngoại giao Mỹ tìm biện pháp đối thoại với chính quyền
Việt Nam để chấm dứt trấn áp không chỉ riêng trường hợp của bà Bùi Thị Minh Hằng
mà tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam nói chung.
Một vị quan chức
của Bộ Ngoại giao hỏi Bo Trung có e ngại gì khi trở về nước sau chuyến đi vận
động cho mẹ hay không. Bo Trung đáp: “Căn cứ vào những lần chính quyền câu lưu
các blogger tại sân bay để “làm việc”, tức là để thẩm vấn, về việc đi vận động
và tham gia hội thảo quốc tế, thì có thể thấy việc tôi bị công an gây khó dễ
lần này là không thể tránh khỏi. Nhưng tôi đã xác định và chuẩn bị tinh thần từ
trước khi rời Việt Nam rồi, nên cũng không e ngại gì”.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền